Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
- Đề 1 Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở dưới CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. (Quà tặng cuộc sống) Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2 ( 0,5 điểm): Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. Câu 3 (1,0 điểm): Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? Câu 4 (1,0 điểm): Qua câu chuyện trên anh/chị rút ra được những thông điệp sống gì cho mình? Phần 2: Làm văn(7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Qua ngữ liệu phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề: Thử thách trong cuộc sống? Câu 2. ( 5,0 điểm) Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu.” Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi ” Đến khi bị trói: “ Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Em không yêu, quả pao rơi rồi – Em yêu người nào, em bắt pao nào . Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.” (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 , tập 2, NXBGD, 2008) Cảm nhận của anh (chị) về âm thanh tiếng sáo được miêu tả trong đoạn trích. Hết 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM Đề 1: Phần I: Đọc hiểu văn bản 1,Văn bản sử dụng phương thức tự sự. 2. Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên:lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên ca, lóc cóc chạy 3. Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa: – Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc – Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng. 4. Những thông điệp có ý nghĩa (hs nếu ít nhất 2 thông điệp) (0,5điểm) - Thử thách, khó khăn tôi luyện con người - Đề cao vai trò của ý chí, nghị lực - Cách mỗi con người vượt qua hoàn cảnh Phần II: Làm văn Câu 1: Đoạn văn cần đạt được những ý sau: * Phân tích,hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa vấn đề: thông qua chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về cách ứng xử đối với khó khăn hoạn nạn của con người trong cuộc sống. – Giải thích vấn đề: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. Trong cuộc sống, thử thách luôn luôn tồn tại như một quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội. * Phân tích, chứng minh – Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Không có ai sống mà không phải đối diện với những thử thách trong cuộc đời. – Con người cần phải có những thử thách để phát triển. Thử thách là một đòi hỏi tất yếu, là động lực để con người phấn đấu và vươn lên trong cuộc sống. – Những thử thách trong cuộc sống có thể do khách quan hoặc chủ quan mang lại, nó có thể là hữu hình và cũng có thể vô hình. Thử thách xuất hiện ở mọi mặt đời sống và tồn tại dưới mọi hình thức. – Xét về mức độ và phạm vi thì thử thách có thể là nhỏ hoặc lớn, có thể là đối với cá nhân, cũng có thể là đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc, thậm chí là đối với nhân loại. * Bàn luận – Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Ngược lại, nếu không biết đương đầu và vượt qua thử thách thì con người sẽ thất bại và không thể tồn tại để phát triển được. – Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm. – Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, có không ít người đã đầu hàng 2
- trước thử thách, có khi chỉ là thử thách rất nhỏ và chấp nhận thất bại, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. * Liên hệ bản thân: bài học nhận thức và hành động. +Về nhận thức:hãy dũng cảm, lạc quan. Bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công. + Về hành động:Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc, , nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận Câu 2: 1. Yêu cầu về kĩ năng – HS biết cách làm bài nghị luận văn học về một đoạn thơ. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp . 2. Yêu cầu về kiến thức – Giới thiệu vài nét về tác phẩm ‘ Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài và giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (0,5đ) – Tiếng sáo là một trong những yếu tố ngoại cảnh quan trọng nhất có sức lay động và làm thức tỉnh tâm hồn Mị (0.25đ) – Tiếng sáo trước hết là biểu tượng cho mùa xuân là nơi gọi bạn tình. Nó được miêu tả từ gần đến xa, được tái hiện qua nhiều cung bậc: Tiếng sáo lấp ló đầu núi, tiếng sáo văng vẳng đầu làng, tiếng sáo bay lơ lửng ngoài đường, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị.-Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về.(0,75đ) – Tiếng sáo chính là tiếng ca hạnh phúc, là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, cho tình yêu và khát vọng tự do ; nó đã lay gọi, đánh thức, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mị (0.5đ) – Tiếng sáo có sự tác động mạnh mẽ đến diễn biến tâm lí của nhân vật Mị (0.75đ) + Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất. + Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người. – Tiếng sáo là chất xúc tác làm cho chuỗi phản ứng tinh thần của Mị diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn để rồi đi đến hành động cắt day trói cho Aphủ, tự giải thoát cho bản thân Mị sau này (0.5đ) – Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị dẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên . Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm (0.5đ) – Chi tiết thể hiện tài năng miêu tả tinh tế, sinh động diễn biến tâm lí của nhân vật, góp phần làm nên giá trị tác phẩm và tên tuổi của nhà văn Tô Hoài (0.75đ). 3