Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 07

docx 9 trang thaodu 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 07", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_07.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 07

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH - ĐỀ 07 Câu 1: Phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử A. ADN mạch kép sang phân tử ADN mạch kép. B. ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép. C. ARN mạch đơn sang phân tử ARN mạch đơn. D. ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực? A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêthionin. B. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại. C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại. D. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mARN. Câu 3: Ở một loại côn trùng, gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Gen A: thân xám; gen a: thân đen; Gen B: mắt đỏ; gen b: mắt vàng. Các gen nói trên phân li độc lập và tổ hợp tự do trong giảm phân. Bố mẹ có kiểu gen, kiểu hình nào sau đây sinh ra con lai có 50% thân xám, mắt đỏ và 50% thân xám, mắt vàng? A. AAbb (thân xám, mắt vàng) × aaBb (thân đen, mắt đỏ). B. AaBB (thân xám, mắt đỏ) × aabb (thân đen, mắt vàng). C. Aabb (thân xám, mắt vàng) × AaBB (thân xám, mắt đỏ). D. aaBB (thân đen, mắt đỏ) × aaBb (thân đen, mắt đỏ). Câu 4: Cho các hoạt động sau của con người: (1) Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh. (2) Bảo tồn đa dạng sinh học. (3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. (4) Khai thác sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững là: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 2, 4. D. 3, 4. Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Định luật Hacđi-Vanbec nghiệm đúng cho mọi quần thể sinh sản hữu tính. B. Định luật Hacđi-Vanbec nghiệm đúng cho quần thể tự thụ phấn bắt buộc. C. Định luật Hacđi-Vanbec không đúng khi có tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Định luật Hacđi-Vanbec có thể xác định được quy luật di truyền của tính trạng. Câu 6: Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và cây trồng nhằm mục đích: A. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của loài dại. B. Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường của loài dại. C. Khắc phục tính bất thụ trong lai xa. D. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa. Câu 7: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt. (2) Tạo cừu sản sinh prôtêin người trong sữa. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β-carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. (5) Nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo nên quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen. (6) Tạo giống nho quả to, không hạt, hàm lượng đường tăng. (7) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người. (8) Tạo giống bông kháng sâu hại.
  2. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp công nghệ gen? A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. Câu 8: Hiện nay, liệu pháp gen được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là: A. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành. B. Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành. C. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh. D. Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh. Câu 9: Đặc điểm chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên là: A. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. B. Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể. C. Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ. D. Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể. Câu 10: Suy ngẫm về 2 tình huống sau đây: Tình huống 1: Con chim 1 được ấp và phát triển đến khi trưởng thành, giao phối 2 lần trong suốt quá trình sống → đẻ 5 quả trứng → 3 trong số đó sống sót đến trưởng thành. Tình huống 2: Con chim 2 được ấp và phát triển đến khi trưởng thành, giao phối 4 lần trong suốt quá trình sống → đẻ 6 quả trứng → 1 trong số đó sống sót đến trưởng thành. Con chim 2 có tuổi thọ gấp 2 lần con chim 1. Kết luận nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên tác động đến chim 1 không tác động đến chim 2. B. Chim 1 tiến hóa thích nghi hơn chim 2. C. Chọn lọc tự nhiên tác động đến chim 2 không tác động đến chim 1. D. Chim 2 tiến hóa thích nghỉ hơn chim 1. Câu 11: Trong thí nghiệm của mình, Miller và Urey đã mô phỏng khí quyến nguyên thủy của Trái đất trong phòng thí nghiệm để tổng hợp hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ, vậy những khí nào được hai ông sử dụng? A. H2O, CO2, CH4, N2. B. H2O, CO2, CH4, NH3. C. H2O, CH4, NH3, H2. D. H2O, O2, CH4, N2. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? A. Mỗi quần thể thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh nhất định. B. Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện. C. Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối. D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn được duy trì qua các thế hệ. Câu 13: Theo tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều nào sau đây giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất: A. Năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh khối tạo được ở bậc cao hơn sẽ ít đi. B. Sinh vật bị phân hủy tại mỗi bậc, và vì vậy bậc cao hơn sẽ có ít sinh khối hơn. C. Khi sinh vật chết tại bậc cao hơn sẽ ảnh hường tới sự phát triển của sinh vật ở cấp dưới và làm cho sinh khối của bậc phía dưới cao hơn.
  3. D. Sinh vật ở bậc cao hơn sẽ chết nhiều hơn sinh vật ở bậc thấp, vì vậy sinh khối sẽ giảm dần. Câu 14: Dạng đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hoá của hệ gen là: A. chuyên đoạn NST. B. lặp đoạn NST. C. đảo đoạn NST. D. mất đoạn NST. Câu 15: Khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen, nhận định nào sau đây không đúng? A. Đột biến trong cấu trúc gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B. Đột biến thành gen lặn qua một số thế hệ giao phối sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến. C. Đột biến ở tế bào xôma chỉ biểu hiện ở một phần cơ thể. D. Đột biến tiền phôi có khả năng tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể và truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính. Câu 16: Bệnh bạch tạng do một gen gồm 2 alen quy định. Một cặp vợ chồng bình thường, bên phía chồng có em gái bị bệnh bạch tạng, bên phía vợ có anh trai của mẹ và em trai của bố bị bệnh bạch tạng. Tất cả các người khác trong gia đình đều bình thường. Tính theo lý thuyết, xác suất cặp vợ chồng trên sinh con gái mắc bệnh bạch tạng là: A. 4. 1 B. . 24 1 C. . 12 1 D. . 27 Câu 17: Nội dung nào đúng với chu trình các chất khí? A. Các chất tham gia vào chu trình có nguồn dự trữ từ vỏ Trái Đất. B. Phần lớn các chất tách ra đi vào vật chất lắng đọng nên gây thất thoát nhiều. C. Phần lớn các chất đi qua quần xã ít bị thất thoát và hoàn lại cho chu trình. D. Phần lớn các chất đi qua quần xã bị thất thoát và không hoàn lại cho chu trình. Câu 18: Ở người, gen M quy định mắt nhìn bình thường, gen m quy định mù màu. Gen nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y. Bố mẹ có khả năng sinh con trai và con gái mắt nhìn bình thường, con trai và con gái mù màu. Kiểu gen của bố mẹ là: A. mẹ XmXm, bố XMY. B. mẹ XMXM, bố XmY. C. mẹ XMXm, bố XMY. D. mẹ XMXm, bố XmY. Câu 19: Chọn phát biểu sai: A. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) trong một đơn vị diện tích hoặc thể tích. B. Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể. C. Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đường cong tăng trưởng dạng chữ S. Câu 20: Xét một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội có hàm lượng ADN nhân là y. Tế bào này đang thực hiện quá trình giảm phân, hàm lượng ADN trong tất cả các tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là: A. 1y. B. 0,5y.
  4. C. 4y. D. 2y. Câu 21: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là; A. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. Mất một cặp G-X. C. Mất một cặp A-T. D. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. Câu 22: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: (1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb x Aabb. (5) AAaaBBbb x aabb. (6) AAaaBBbb x Aabb. Theo lí thuyết, trong 6 phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 9 kiểu gen, 4 kiểu hình? A. 2 phép lai. B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 1 phép lai. Câu 23: Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội không hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì tỷ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. (1:2:1)n, (3:1)n. B. (3:1)n, (3:1)n. C. (1:2:1)n, (1:2:1)n. D. (1:1)n, (1:2:1)n. Câu 24: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F 1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai cặp gen, thu được F a. Biết rằng không xảy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì tần số hoán vị là 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây (1) Tỉ lệ 9:3:3:1. (2) Tỉ lệ 3 :1. (3) Tỉ lệ 1:1. (4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1: 1. (5) Tỉ lệ 1: 2 :1. (6) Tỉ lệ 1:1:1:1. có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa? A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 25: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen qui định và trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Có bao nhiêu phép lai cho đời con phân li theo tỷ lệ kiểu hình 1:1:1:1:1:1:1:1? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
  5. Câu 26: Xét 3 gen của một loài, mỗi gen đều có 3 alen. Gen thứ nhất và thứ hai cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, gen còn lại nằm trên vùng tương đồng của X và Y. Số kiểu giao phối nhiều nhất có thể trong quần thể là: A. 190350. B. 16350. C. 600. D. 109350. Câu 27: Một quần thể cây có 0,4AA; 0,1aa và 0,5Aa. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh 1 sản bằng so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA 2 và aa có khả năng sinh sản như nhau. A. 16,67%. B. 25,33%. C. 15,20%. D. 12,25%. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên thì nguồn biến dị trong quần thể có thể đa dạng phong phú hơn hoặc nghèo đi. (2) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra, đến một ngày nào đó các sinh vật sẽ hình thành nên đặc điểm thích nghi hoàn hảo. (3) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỷ lệ của các alen khác. (4) Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian. (5) Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền. (6) Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa. Các cơ chế cách li có vai trò làm cho quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra với tốc độ nhanh hơn. (7) Quần thể nào có kích thước cá thể càng lớn, thì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 29: Hiện tượng khống chế sinh học dẫn đến: (1) Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã. (2) Sự tiêu diệt một loài nào đó trong quần xã. (3) Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã. (4) Sự điều chỉnh khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã. (5) Làm cho số lượng các cá thể trong quần thể giảm. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Khi nói về kích thước của quần thể, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị tuyệt diệt.
  6. (2) Kích thước tối thiểu của quần thể thuộc các loài khác nhau là khác nhau. (3) Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được. (4) Kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tùy từng loài sinh vật. (5) Khi tăng số lượng loài trong quần xã thì kích thước quần thể sẽ tăng lên. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Trong vườn cây có múi người ta thường thả kiến đỏ vào sống. Kiến đỏ này đuổi được loài kiến hôi (chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non. Nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn). Đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa: 1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi. 2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi. 3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi. 4. Quan hệ giữa kiến đỏ và rệp cây. Câu trả lời theo thứ tự sau: A. 1. Quan hệ kí sinh 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi B. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hội sinh 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi C. 1. Quan hệ kí sinh 2. hội sinh 3. động vật ăn thịt con mồi 4. Cạnh tranh D. 1. Quan hệ hỗ trợ 2. hợp tác 3. cạnh tranh 4. động vật ăn thịt con mồi Câu 32: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây: (1) Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt. (2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài. (3) Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ. (4) Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.  Hướng dẫn giải Câu 33: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định. (2) Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. (3) Mức sinh sản và mức tử vong luôn có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. (4) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
  7. (1) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu, cho đời sống và công nghiệp. (3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Số phương án đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 35: Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở moi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây? A. AAA, AO, aa. B. Aaa, AO, AA. C. AAA, AO, Aa. D. AAa, aO, AA. Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A: thân cao, gen a: thân thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả vàng; gen D: quả tròn, gen d: quả dài (các gen trội hoàn toàn). Cho cây thân cao, quả đỏ tròn giao phấn với cây thân thấp, quả vàng, dài thu được F 1 gồm: 81 cây thân cao, quả đỏ, dài; 80 cây thân thấp, quả vàng, tròn; 80 cây thân cao, quả vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả đỏ, tròn. Biết không xảy ra hoán vị gen. Sơ đồ lai nào dưới đây là phù hợp: AB ab A. Dd Dd . ab ab Ad ad B. Bb bb . aD ad BD bd C. Aa aa . bd bd AD ad D. Bd bb . ad ad Câu 37: Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F 1 gồm toàn cây hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F 2 gồm 56,25% cây hoa đỏ; 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần lượt giao phấn với từng cây hoa đỏ thì ở đời con có thể bắt gặp những tỉ lệ phân li kiểu hình nào trong số các tỉ lệ phân li kiểu hình dưới đây? (1) 9 đỏ : 7 trắng. (2) 1 đỏ : 3 trắng. (3) 3 đỏ : 1 trắng. (4) 100% đỏ. (5) 1 đỏ : 1 trắng. Có bao nhiêu tỷ lệ kiểu hình có thể bắt gặp? A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 38: Trong một quần thể động vật có vú, tính trạng màu lông do một gen qui định nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y, đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Trong đó, tính trạng lông màu nâu do alen lặn (kí hiệu a) qui định được tìm thấy có 40% con đực và 16% con cái. Những nhận xét nào sau đây chính xác:
  8. (1) Tần số alen a ở giới cái là 0,4. (2) Trong số cá thể cái, tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a là 48%. (3) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 48%. (4) Tần số alen A ở giới đực là 0,4. (5) Tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a so với tổng số cá thể của quần thể là 24%. (6) Không xác định được tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp tử mang alen a. Số nhận xét đúng là: A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 39: Sơ đồ sau đây mô tả quá trình điều hoà hoạt động của opêron Lac ở E. coli khi môi trường không có đường lactose. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng. (1) Chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản sự trượt của enzim ARN pôlimeraza đến nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), dẫn đến nhóm gen cấu trúc này không thể thực hiện quá trình phiên mã. (2) Nếu vùng vận hành (O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra có thể không liên kết được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã. (3) Chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra được sự xúc tác của enzim ARN pôlimeraza nên có thể liên kết với vùng vận hành (O). (4) Do môi trường không có đường lactose nên gen điều hoà (R) mới có thể tạo ra được chất ức chế để ngăn cản quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A). (5) Gen điều hoà luôn tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ. (6) Ở Vi khuẩn E. coli gen điều hoà không thuộc cấu trúc của ôperôn và nằm trên một NST khác. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 40: Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do đột biến. Điều giải thích nào là đúng về sự di truyền của bệnh này trong phả hệ?
  9. A. Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể X qui định. B. Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. C. Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định. D. Bệnh do gen trội trên nhiễm sắc thể thường qui định.