Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 09

docx 8 trang thaodu 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 09", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_09.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 09

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH - ĐỀ 09 Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì: A. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn nuclêôtit vào đầu 3’OH của chuỗi polynuclêôtit con và mạch polynuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3’ - 5’. B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5’ của polynuclêôtit ADN mẹ và mạch polynuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 - 3’. C. Enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 của polynucleotit ADN mẹ và mạch polynuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’- 3’. D. Hai mạch của phân tử ADN mẹ ngược chiều nhau và enzim ADN polymerata chỉ có khả năng gắn nuclêôtit vào đầu 3’OH của mạch mới tổng hợp hoặc đầu 3’OH của đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung. Câu 2: Chức năng của mARN là: A. như "một người phiên dịch" tham gia dịch mã. B. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm. C. mang thông tin mã hóa một phân tử tARN. D. làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm. Câu 3: Cặp NST giới tính của cá thể đực là XX, của cá thể cái là XY gặp ở các loài: A. Người, thú, ruồi giấm. B. Châu chấu, gà, ếch nhái. C. Chim, bướm, bò sát. D. Ong, kiến, tò vò. Câu 4: Điều không đúng về sự khác nhau trong chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái tự nhiên với hệ sinh thái nhân tạo là: A. Lưới thức ăn phức tạp. B. Tháp sinh thái tự nhiên có hình đáy rộng. C. Tháp sinh thái tự nhiên có hình đáy hẹp. D. Tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái. Câu 5: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ. B. Số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ. C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. Câu 6: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là: A. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhận. B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên. C. Được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục. D. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó. Câu 7: Cho các thành tựu: (1) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người. (2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường. (3) Tạo ra giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia. (4) Tạo ra giống dưa hẩu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao. Số nội dung đúng nói về thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là: A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
  2. Câu 8: Phương pháp dùng để xác định một tính trạng ở người phụ thuộc vào kiểu gen hay phụ thuộc nhiều vào điều kiện của môi trường là phương pháp nào? A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Phương pháp nghiên cứu tế bào. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể. Câu 9: Sự kiện quan trọng nhất của kỉ Xilua thuộc đại cổ sinh là: A. Tảo ở biển phát triển. B. Tôm bò cạp phát triển. C. Xuất hiện cá giáp. D. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần. Câu 10: Điều mô tả nào dưới đây phù hợp với quan niệm của học thuyết Đacuyn? A. Các đột biến có lợi cho con người, sẽ được chọn lọc nhân tạo giữ lại cho các thế hệ sau. B. Nhưng biến dị cá thể làm tăng khả năng sống sót thì biến dị đó mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho các thế hệ sau. C. Những biến dị tổ hợp làm tăng khả năng sống sót thì biến dị đó được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho các thế hệ sau. D. Chỉ có đột biến gen xuất hiện lẻ tẻ trong quá trình sinh sản mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho các thế hệ sau. Câu 11: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tao bộ xương, phát triển phôi, ). B. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng. C. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ). D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng, não bộ, ). Câu 12: Khi nói về nhân tố tiến hóa di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây không đúng? A. Là nhân tố là thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể. B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt. C. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. D. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể. Câu 13: Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là: A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác. B. Vật ăn thịt - con mồi, hợp tác, hội sinh. C. Cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác. D. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác. Câu 14: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là: A. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly. B. Một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. C. Một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. D. Tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân. Câu 15: Gen A bị đột biến thành gen a, gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 aa. Quá trình dịch mã của 1mARN do gen a phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp
  3. 1495 aa, nếu mỗi ribôxôm chỉ tham gia dịch mã 1 lần thì đã có bao nhiêu ribôxôm tham gia dịch mã? A. 6 ribôxôm B. 4 Ribôxôm C. 5 ribôxôm D. 10 ribôxôm Câu 16: Một người phụ nữ tuổi trên 40, trong quá trình phát sinh tế bào trứng đã xảy ra sự không phân li của cặp NST giới tính ở kì sau giảm phân II ở một tế bào. Người chồng giảm phân cho tinh trùng bình thường. Trong trường hợp này thì hợp tử có khả năng mang đột biến lệch bội ở cặp NST giới tính với tỉ lệ bao nhiêu? A. 50%. B. 100%. C. 75%. D. Không xác định được. Câu 17: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là gì? A. Chọn lọc tự nhiên, biến động di truyền và các cơ chế cách ly. B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. C. Di nhập gen, biến động di truyền và các cơ chế cách ly. D. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly. Câu 18: Tế bào ban đầu có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AaBbDd tham gia nguyên phân. Giả sử một NST của cặp Aa và một NST của cặp Bb không phân li. Có thể gặp các tế bào con có thành phần nhiễm sắc thể là: A. AAaaBBDd và AaBBbDd hoặc AAabDd và aBBbDd. B. AaBbDđ và AAaBbbdd hoặc AAaBBbDd và abDd. C. AaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và AaBbbDd. D. AAaBBbDd và abDd hoặc AAabDd và aBBbDd. Câu 19: Chọn phương án trả lời sai cho nội dung sau: Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do: A. Số lượng cá thể trong quần thể ít, nguồn dinh dưỡng dồi dào, sinh vật thừa dinh dưỡng nên khả năng sinh sản giảm. B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, khả năng chống chọi quần thể kém. C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ít. D. Số lượng cá thể ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra đe dọa sự tồn tại của quần thể. Câu 20: Mô tả nào dưới đây là không đúng về điểm giống nhau giữa thể đa bội và thể dị bội? A. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi. B. Đều do rối loạn phân ly của NST trong quá trình phân bào. C. Tạo ra các giống cây trồng không hạt. D. đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu 21: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng: A. Một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa. B. Một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa. C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thông tin quy định một loại aa. D. Quá trình tiến hóa làm giảm dần số mã di truyền của các loài sinh vật. Câu 22: Ở một loài, alen H quy định cây cao, alen h quy định cây thấp; alen E quy định chín sớm, alen e quy định chín muộn. Hai cặp gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể di truyền liên kết với nhau. Phép lai nào dưới đây không ở thế hệ sau không xuất hiện đồng loạt thân cao, chín sớm? HE HE A. . he HE
  4. HE HE B. . hE HE HE HE C. . He hE HE He D. . he He Câu 23: Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây tứ bội có kiểu gen AAaa với cây tứ bội có kiểu gen Aaaa. Tính theo lí thuyết, loại kiểu gen Aaaa xuất hiện ở F1 với tỉ lệ là: 1 A. . 12 1 B. . 3 1 C. . 8 5 D. . 12 Câu 24: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời F 1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu tất cả các cây hoa hồng ở F 1 cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là: A. 100% cây hoa hồng. B. 5 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. C. 3 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. D. 8 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng Câu 25: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBBDd x AaBbdd có tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình lần lượt là: A. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1. B. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 : 1. C. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 3 : 3 : 1 :1. D. 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 và 9 : 3 : 1 : 1. Câu 26: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Lai cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài, chín muộn (P) thu được F 1 gồm 85 cây quả tròn, chín muộn; 84 cây quả dài, chín sớm; 23 cây quả tròn, chín sớm; 22 cây quả dài, chín muộn. Biết rằng không xảy ra đột biến. P có thể có kiểu gen nào sau đây? A. AABb x aabb. AB ab B. . ab ab Ab ab C. . aB ab D. AaBb x aabb. Câu 27: Ở 1 loài thực vật sinh sản theo lối ngẫu phối, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thực vật cân bằng di truyền ở thế hệ ban đầu có 25% hoa trắng. Cho các phát biểu sau: (1) Đem toàn bộ hoa đỏ cho sinh sản thì đời con thu được số lượng hoa đỏ gấp 8 lần hoa trắng. (2) Đem toàn bộ các cây hoa đỏ thụ phấn cho các cây hoa trắng thì đời con thu được tỉ lệ hoa đỏ gấp 2 lần hoa trắng. (3) Nếu cho các cây ở thế hệ ban đầu tự thụ phấn bắt buộc thì đời con có tỉ lệ hoa đỏ bằng hoa trắng. Sổ phát biểu đúng là:
  5. A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 28: Khi nói về tiến hóa theo quan niệm của Đacuyn, có các nội dung sau: (1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa mức độ thành đạt khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. (2) Giao phối ngẫu nhiên mặc dù không làm thay đổi tần số alen, nhưng giúp huy động một lượng lớn nguồn biến dị trong quần thể đang ở trạng thái dị hợp. (3) Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa. (4) Những biến dị cá thể xuất hiện một cách riêng rẽ trong quá trình sinh sản không theo hướng xác định là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. (5) Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. (6) Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định có ý nghĩa lớn cho quá trình tiến hóa. (7) Nguyên nhân làm quá trình tiến hóa diễn ra là do chọn lọc tự nhiên tác động. (8) Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đến từng cá thể, mà còn tác động đến cả quần thể. (9) Di nhập gen có thể làm cho vốn gen của quần thể nghèo đi, nhưng cũng có thể làm cho vốn gen của quần thể giàu có lên. Số nội dung đúng là: A. 2. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 29: Cho các phát biểu sau: (1) Giới hạn sinh thái là một khoảng giá trị xác định của một hay một số nhân tố sinh thái mà tại đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. (2) Loài có mức độ tiến hóa càng cao thì khả năng phân bố càng rộng vì giới hạn sinh thái càng hẹp. (3) Nhìn chung cây ở vùng nhiệt đới hẹp nhiệt hơn cây ở vùng ôn đới. (4) Ngoài khoảng thuận lợi của giới hạn sinh vật có thể tồn tại. (5) Để duy trì một số nhân tố sinh thái nông nghiệp ở khoảng thuận lợi, con người thường cầy bừa đất, bón phân, tưới nước ở mức độ phù hợp cho cây trồng. Số phát biểu đúng là: A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai? A. Động vật đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới có tai, đuôi và các chi thường lớn hơn so với ở vùng ôn đới. B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường có khí hậu lạnh, có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể nhỏ hơn so với động vật ở xứ nóng. C. Động vật đẳng nhiệt ở xứ lạnh thường có lông xoăn, dài, rậm, da và mỡ dày hơn so với ở xứ nóng. D. Tai và đuôi của thỏ vùng nhiệt đới nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng ôn đới lạnh. Câu 31: Nhận xét không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo là:
  6. A. Thành phần loài phong phú và lưới thức ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản. B. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. C. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ mặt trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng mặt trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón, ). D. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái. Câu 32: Cho các nhận định sau: (1) Quần xã là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất. (2) Chuỗi thức ăn chất mùn bã → động vật đáy → cá chép → vi sinh vật được mở đầu bằng sinh vật hóa tự dưỡng. (3) Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh vật. (4) Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho biết mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã. (5) Một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ hợp tác. (6) Thông qua việc quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Những nhận định không đúng là: A. 1, 2, 3, 5, 6. B. 2, 3, 5, 6. C. 1, 2, 3, 6. D. 1, 2, 4, 5, 6. Câu 33: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, có các phát biểu sau: (1) Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong. (2) Khi mật độ cá thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể sẽ cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. (3) Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. (4) Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm. (5) Các cá thể trong quần thể đều có quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh chỉ xảy ra khi nơi ở chật hẹp. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 1. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 34: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau: (1) Số lượng cá thể qua ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của điều kiện môi trường. (3) Khả năng sinh sản giam do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. (4) Sự cạnh tranh cùng loài giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 3. B. 2. C. 1.
  7. D. 0. Câu 35: Ở một loài, có 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một so đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều chuyển qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% nên đã tạo ra 128 hợp tử lưỡng bội bình thường. Các hợp tử được chia làm 2 nhóm A va B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn lúc chưa nhân đôi. Cho các phát biểu sau: (1) Bộ NST của loài là 2n = 24. (2) Cá thể tạo nên các giao tử trên mang giới tính đực. (3) Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm A là 2 đợt. (4) Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B là 4 đợt. Số phát biểu đúng là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 36: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng (P) thu được F 1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 cây hoa trắng : 6 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là A. 1 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa vàng. B. 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa vàng. C. 2 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Câu 37: Ở một loài thú, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Giả sử một quần thể ơ the hệ xuất phát (P) có 5 kiểu gen với tần số bằng nhau. Cho các cá thể P giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: A. 75% ruồi mắt đỏ, 25% ruồi mắt trắng. B. 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. C. 62,5% ruồi mắt đỏ, 37,5% ruồi mắt trắng. D. 37,5% ruồi mắt đỏ, 62,5% ruồi mắt trắng. Câu 38: Ở gà, gen A nằm trên NST thường quy định lông hoa mơ trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng. Trong 1 trại chăn nuôi có 20 con trống lông trắng và 150 con mái lông mơ. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 76% con lông hoa mơ, 24% con lông trắng. Trong số 150 con gà mái trên có bao nhiêu con có kiểu gen đồng hợp tử? A. 72 B. 78 C. 114 D. 36 Câu 39: Trong giảm phân I, thấy ở bố có 20% số tế bào sinh tinh có 1 cặp NST không phân li, ở mẹ cũng có 20% số tế bào sinh trứng có 1 cặp NST không phân li. Các cặp NST khác phân li bình thường va không có đột biến nào khác xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 1 người con trai mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Patau là? A. 0,6957%. B. 0,3478%. C. 0,0576%.
  8. D. 0,1152%. Câu 40: Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là: 4 A. . 9 1 B. . 6 1 C. . 8 1 D. . 3