Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 25

pdf 6 trang thaodu 5050
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_so_25.pdf

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Đề số 25

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THPT MÔN SINH 25 Câu 1 : Trong các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể, sợi siêu xoắn có đường kính A. 300nm B. 11nm C. 30nm D. 70nm Câu 2 : Tại một bệnh viện phụ sản, khi thực hiện kĩ thuật chẩn đoán trước sinh bằng phương pháp tế bào, người ta phát hiện tế bào của thai nhi có 47 nhiễm sắc thể. Thai nhi này đã mắc phải dạng đột biến A. thể một nhiễm. B. thể ba nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 3 : Một gen ở vi khuẩn mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoàn chỉnh gồm 248 axit amin. Do đột biến đã tạo ra một gen có chiều dài không đổi so với gen ban đầu nhưng mã hóa cho một chuỗi polipeptit hoản chỉnh chỉ gồm 125 axit amin. Dạng đột biến nào đã xảy ra ở gen ban đầu? A. Đột biến thêm một cặp nucleotit. B. Đột biến thay thế một cặp nucleotit. C. Đột biến mất một cặp nucleotit. D. Đột biến mất một đoạn nucleotit. Câu 4 : Để tạo ra tế bào đột biến tứ bội từ tế lưỡng bội bình thường, theo lí thuyết cần dùng consixin tác động vào giai đoạn nào trong chu kì tế bào? A. Kì giữa của nguyên phân B. Pha G2 của kì trung gian. C. Kì sau của nguyên phân D. Pha S của kì trung gian Câu 5 : Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit. B. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành. C. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’. D. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại protein khác nhau. Câu 6 : Trong trường hợp mỗi gen qui định một tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu hình bằng nhau? A. Aabb × Aabb B. AaBB × aabb C. AaBb × AaBb D. Aabb × aaBb. Câu 7 : Một loài thực vật, cho cây thân cao, lá nguyên giao phấn với cây thân thấp, lá xẻ (P), thu được F1 gồm toàn cây thân cao, lá nguyên. Lai phân tích cây F1, thu được Fa có kiểu hình phân li
  2. theo tỉ lệ: 1 cây thân cao, lá nguyên : 1 cây thân cao, lá xẻ : 1 cây thân thấp, lá nguyên : 1 cây thân thấp, lá xẻ. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 1/3 số cây thân cao, lá xẻ. B. Cây thân cao, lá nguyên ở Fa và cây thân cao, lá nguyên ở F1 có kiểu gen giống nhau. C. Cây thân cao, lá xẻ ở Fa đồng hợp tử về 2 cặp gen. D. Cây thân thấp, lá nguyên ở Fa giảm phân bình thường tạo ra 4 loại giao tử. Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây của mã di truyền chứng minh tính thống nhất của sinh giới? A. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin. B. Một số bộ ba có thể cùng mã hóa 1 axit amin. C. Các loài đều dung chung một bộ mã di truyền. D. Mã di truyền được đọc liên tục theo một chiều. Câu 9 : Dạng đột biến cấu trúc nào sau đây không làm thay đổi nhóm gen liên kết? A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ. B. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ. C. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể D. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 10 : Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở mức A. dịch mã. B. sau dịch mã. C. trước phiên mã D. phiên mã. Câu 11 : Ở người, tóc quăn là trội hoàn toàn so với tóc thẳng. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen dị hợp tử dự định sinh hai người con. Khả năng họ sinh được cả con trai, con gái, cả tóc quăn và tóc thẳng là A. 37,5% B. 18,75% C. 9,375% D. 6,25% Câu 12 : Dạng đột biến nào sau đây không phải đột biến điểm? A. Mất một cặp nucleotit. B. Thêm một cặp nucleotit. C. Thay thế một cặp nucleotit D. Đảo vị trí các cặp nucleotit. Câu 13 : Người ta chuyển một số vi khuẩn E. coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Số phân tử ADN ban đầu là 16. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880. 3 - Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1056. 4 - Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992.
  3. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14 : Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường? A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôzơ. B. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôzơ. C. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào. D. Opêron Lac sẽ không hoạt động ngay cả khi môi trường có lactôzơ. Câu 15 : Nhận xét nào sau đây đúng với quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ? A. Cả hai mạch của gen có thể được dùng làm khuôn phiên mã. B. mARN tạo ra ngắn hơn nhiều so với gen qui định nó. C. Sản phẩm phiên mã chỉ tạo ra phân tử mARN. D. mARN tạo ra mang thông tin của 1 hoặc một số gen. Câu 16 : Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng là A. đảo đoạn B. mất đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 17 : Cho biết: alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Cho P thuần chủng cây thân cao hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp hoa trắng, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho toàn bộ F2 tự thụ phấn tạo ra F3. Theo lí thuyết, trong số cây F3 thì tỉ lệ kiểu hình thân cao hoa đỏ thu được là A. 9/64 B. 15/64. C. 36/64 D. 25/64 Câu 18 : Từ 4 loại nucleotit (A, U, G, X) có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba mã hóa chứa 3 loại nucleotit khác nhau trong đó có 1 nucleotit loại A? A. 16 B. 17 C. 15 D. 18 Câu 19 : Phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đa bội? A. Đột biến đa bội làm thay đổi số nhóm gen liên kết. B. Cơ thể đa bội không có khả năng sinh sản hữu tính. C. Lai xa và đa bội hóa tạo cơ thể thuần chủng về tất cả các gen. D. Thể đột biến đa bội lẻ không có ý nghĩa cho sản xuất. Câu 20 : Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Đột biến gen chủ yếu phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN. B. Đột biến gen luôn được di truyền cho thế hệ sau.
  4. C. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. D. Không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen. Câu 21 : Một đột biến điểm xảy ra đã biến gen A thành gen a, sự thay đổi nào sau đây không thể xuất hiện ở gen a? A. Gen g dài hơn gen G 3,4 Å. B. Gen g nhiều hơn gen G 3 liên kết hidro. C. Gen g nhiều hơn gen G 2 liên kết hóa trị Đ – P. D. Gen g ít hơn gen G 2 liên kết hidro. Câu 22 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với đột biến gen? A. Làm biến đổi vật chất di truyền, có thể làm xuất hiện kiểu hình mới. B. Luôn được di truyền cho đời sau, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. C. Xảy ra vô hướng, mang tính cá thể. D. Giá trị của đột biến thay đổi tùy thuộc vào môi trường và tổ hợp gen. Câu 23 : Xét các nhận xét sau đây về quá trình dịch mã: 1– Số lượt tARN tham gia dịch mã bằng số bộ 3 của mARN. 2– Tiểu phần lớn đến gắn với tiểu phần nhỏ tạo ribôxôm hoàn chỉnh trước khi tARN mang axit amin mở đầu đến. 3– tARN đóng vai trò đọc mã di truyền. 4– Sản phẩm của giai đoạn hoạt hóa axit amin là phức hệ tARN – aa đặc hiệu. 5 – Các ribôxôm khác nhau bắt đầu trượt trên mARN từ những điểm khác nhau. Số nhận xét đúng là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 24 : Đặc điểm nào sau đây không có ở cá xương? A. Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều. B. Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. C. Trao đổi khí hiệu quả cao. D. Máu đi từ tim là máu giàu oxi. Câu 25 : Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C4. B. Chu trình Canvin chỉ có ở thực vật C3. C. CO2 được sử dụng cho pha tối của của quang hợp. D. Quang hợp xảy ra ở mọi tế bào thực vật. Câu 26 : Ở thực vật, các nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
  5. A. Co, Mo, N, B, Mn B. B, Mg, Cl, Mo, Cu. C. Ca, Mo, Cu, Zn, Fe D. B, Mo, Cu, Ni, Fe. Câu 27 : Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể dị hợp tử về ba cặp gen đang xét? A. AaBbDd. B. AaBBDd. C. AABbDd. D. AAbbDd. Câu 28 : Xét các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1– Trao đổi khí ở chim diễn ra tại các phế nang. Ở chim và cá có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều. 3– Trao đổi khí ở côn trùng diễn ra nhờ hệ thống ống khí. 4– Người trao đổi khí hiệu quả hơn các loài động vật khác. A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 29 : Ở một loài, trong quá trình giảm phân bình thường nếu có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST khác nhau có thể tạo ra tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Có 4 hợp tử bình thường của loài này thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau. Khi quan sát các tiêu bản tế bào vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 10240 NST đơn trong 248 tế bào. Biết rằng trong 1 lần nguyên phân đã xảy ra một lần thoi vô sắc không hình thành ở 1 tế bào. Số lượng tế bào bình thường (2n) sau khi kết thúc quá trình nguyên phân và lần nguyên phân bị xảy ra đột biến lần lượt là A. 480 và 3. B. 480 và 2 C. 240 và 2 D. 240 và 3. Câu 30 : Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, số thể ba nhiễm (tam nhiễm) khác nhau có thể được tạo ra là A. 12 B. 13 C. 24 D. 25 Câu 31 : Loại đơn phân không có trong cấu trúc của ADN là A. Timin B. Xitozin C. Guanin D. Uraxin. Câu 32 : Phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen? A. DD × dd B. DD × Dd C. Dd × Dd D. dd × dd. Câu 33 : Quá trình nhân đôi ADN sử dụng bao nhiêu loại bazơ nitơ? A. 6 B. 5 C. 8 D. 4 Câu 34 : Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách cho F1 A. lai với bố (mẹ) B. lai phân tích. C. giao phấn với nhau. D. tự thụ phấn. Câu 35 : Trong quá trình dịch mã,
  6. A. trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động. B. mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau. C. mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào. D. mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại mARN. Câu 36 : Loại axit nucleic nào sau đây có ở cả virut, vi khuẩn và sinh vật nhân thực? A. ADN kép, mạch thẳng B. ARN kép, mạch vòng C. ADN kép, mạch vòng D. ARN đơn, mạch vòng. Câu 37 : Xét 5 tế bào có cùng kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo tinh trùng. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử nào không thể được tạo ra? A. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 B. 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1. C. 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 D. 4 : 4 : 1 : 1. Câu 38 : Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 1 - Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. 2 - Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tần số phát sinh đột biến. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 39 : Nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 1– Cả hai mạch mới trong các ADN con đều được tổng hợp gián đoạn. 2– Quá trình nhân đôi xảy ra ở nhiều đơn vị tái bản. 3– Số liên kết hóa trị Đ – P được hình thành gấp đôi số liên kết bị phá vỡ. 4– Sau mỗi lần nhân đôi, luôn có 2 phân tử ADN con chứa nguyên liệu từ ADN ban đầu. A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 40 : Ở vi khuẩn E. coli, khi nói về hoạt động của các gen trong opêron Lac, những kết luận nào sau đây đúng? 1 - Khi môi trường có lactôzơ thì các gen này có số lần phiên mã bằng nhau. 2 - Khi môi trường không có lactôzơ thì các gen sẽ không phiên mã. 3 - Khi môi trường không có lactôzơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã 4 - Khi môi trường có lactôzơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau, nhưng có số lần phiên mã khác nhau. A. (2), (3) B. (2), (4) C. (1), (2) D. (1), (3).