Đề ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 9 trang Hàn Vy 02/03/2023 2691
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_giua_ki_1_ngu_van_lop_8_de_1_nam_hoc_2022_2023_co.docx

Nội dung text: Đề ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 8 I. ĐỌC – HIỂU: (5.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. (Ngữ văn 8, tập một) Câu 1(1.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1.0 điểm): Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Câu 3(1.0 điểm) : Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ? Câu 4(1.0 điểm) : Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 5(1.0 điểm) : Qua đoạn văn trên, em suy nghĩ gì về tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) : Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ I
  2. MÔN: Ngữ văn - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Đáp án và thang điểm I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung, yêu cầu cần đạt Điểm HS trả lời đúng tên văn bản, tác giả 1.0 Câu 1 -Trong lòng mẹ 0.5 - Nguyên Hồng 0.5 HS chỉ ra được các từ thuộc trường từ vựng chỉ “bộ phận của 1.0 Câu 2 cơ thể con người” đùi, đầu, cánh tay, da thịt, miệng. 1.0 *HS tìm được 04 từ thì ghi 1.0 điểm( mỗi từ ghi đúng đạt 0.25điểm) Câu 3 HS xác định ngôi kể, người kể chuyện 1.0 -Ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” 0.5 -Người kể: chú bé Hồng 0.5 Câu 4 Hiểu được nội dung chính của đoạn trích? 1.0 Niềm sung sướng, hạnh phúc vô bờ của bé Hồng khi được ở 1.0 trong lòng mẹ. HS trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử 1.0 -Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 1.0 Chúng ta phải biết yêu quý, trân trọng tình mẹ trong bất kỳ hoàn Câu 5 cảnh nào của cuộc sống. * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. II. TẠO LẬP VĂN BẢN(5.0 điểm) Hãy kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. Tiêu chí đánh giá Điểm *Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự.
  3. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cách kể chuyện hấp dẫn, diễn đạt mạch lạc; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với các yếu tố miêu tả và biểu cảm. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân 0.25 bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu chung được câu chuyện; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau, có mở đầu – diễn biến – kết thúc; phần kết bài: thể hiện được ấn tượng, cảm xúc của cá nhân. b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: kể về một việc em đã làm khiến bố 0.25 mẹ vui lòng. c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố 3.75 miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý: c1. Mở bài: 0.5 Giới thiệu về việc làm của em. Nêu khái quát ý nghĩa của việc làm đó. c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. 2.75 -Thời gian, hoàn cảnh diễn ra sự việc. -Lí do khiến em làm việc đó. -Diễn biến của việc làm tốt. -Kết quả của việc làm. (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) c3. Kết bài: 0.5 Suy nghĩ của em sau khi làm được việc tốt khiến bố mẹ vui lòng. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.5 rút ra từ câu chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2) MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết
  4. thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu ” (SGK Ngữ văn 8-Tập 1) Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1.0 điểm): Chỉ ra các từ tượng hình được tác giả sử dụng trong hai câu sau: “Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 5 (1.0 điểm): Từ cái chết của Lão Hạc em hãy nêu lên suy nghĩ của bản thân về số phận người nông dân Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm khiến em xúc động và nhớ mãi. Hết ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 8 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 1,0 1 - Lão Hạc 0.5 - Nam Cao 0.5 Chỉ rõ bốn từ tượng hình được tác giả sử dụng trong hai câu sau: 1.0 “Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ 2 rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” Hs tìm đúng bốn từ tượng hình ( trong 5 từ sau) : vật vã, rũ rượi, xộc 1,0 xệch, sòng sọc, xồng xộc. (Mỗi từ cho 0,25 điểm) Đoạn văn trên kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ? 1,0 3 - Ngôi thứ nhất xưng “tôi” 0.5
  5. - Người kể chuyện là Ông giáo 0.5 Nêu nội dung chính của đoạn trích trên 1.0 4 Đoạn trích kể về cái chết đau đớn, vật vả và thương tâm của Lão Hạc. 1,0 Suy nghĩ của em về số phận người nông dân Việt nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 -Suy nghĩ của em về số phận người nông dân Việt nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945: 5 +Cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám vô cùng khốn khổ, họ bị dồn vào đường cùng nhưng vẫn giữ được nhân 1,0 phẩm cao đẹp. +Quý trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của họ. * Lưu ý: Giám khảo cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm khiến em xúc động và nhớ mãi. Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí: - Trình bày đầy đủ các phần MB, TB, KB: + Phần mở bài: biết dẫn dắt, giới thiệu sự việc nhân vật 0,25 + Phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau của diễn biến câu chuyện, theo một trình tự nhất định, kết hợp miêu tả và biểu cảm + Phần kết bài: nêu kết cục và cảm nghĩ. b.Xác định đúng câu chuyện cần kể: kể về một kỉ niệm khiến em xúc động và 0,25 nhớ mãi. c.Triển khai câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, 3.75 sau đây là một số gợi ý: c.1.Mở bài -Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ 0.5 -Ấn tượng của em về kỉ niệm đó c2. Thân bài: Diễn biến câu chuyện. 2.75 -Thời gian, hoàn cảnh của kỉ niệm đó.
  6. -Lí do khiến em xúc động và nhớ mãi. -Diễn biến về kỉ niệm (Chú ý kể sinh động, hấp dẫn; kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí) c.3. Kết bài 0.5 Suy nghĩ của em sau khi làm được việc tốt khiến bố mẹ vui lòng. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề rút 0.5 ra từ câu chuyện. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 3) MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 8 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” (Trích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 2: Chỉ rõ bốn từ tượng hình được tác giả sử dụng trong hai câu sau: “Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.” Câu 3: Tìm phương tiện liên kết hai đoạn văn trong đoạn trích trên ?
  7. Câu 4: Chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông Giáo nghĩ “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.”Theo em “nghĩa khác”của cái đáng buồn ấy là gì? Câu 5: Từ cái chết của Lão Hạc em hãy nêu lên suy nghĩ của bản thân về số phận người nông dân Việt nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 ? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn (người thân, thầy cô giáo ) khiến em xúc động và nhớ mãi. -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá bài làm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Tôn trọng những bài làm có tính sáng tạo của học sinh. - Điểm lẻ tính đến 0,25 điểm. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. 1,0 1 (Mỗi phương thức cho 0,25 điểm) Hs tìm đúng bốn từ tượng hình ( trong 5 từ sau) : vật vã, rũ rượi, 1,0 2 xộc xệch, sòng sọc, xồng xộc. (Mỗi từ cho 0,25 điểm) Hs tìm được phương tiện liên kết hai đoạn văn trong đoạn trích: 1,0 3 - là từ “nhưng” -Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa: Con người có nhân cách cao đẹp như Lão Hạc mà không được sống. Sao ông lão 4 1,0 đáng thương, đáng kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vả, dữ dội đến thế này ! -Suy nghĩ của em về số phận người nông dân Việt nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945: +Cuộc đời của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng 5 tháng Tám thật vô cùng khốn khổ. 1,0 +Ta thấy họ đẹp bởi tình yêu thương, đức hi sinh, ý thức về nhân cách, lòng tự trọng vượt lên hoàn cảnh khổ nghèo +Ta lại vô cùng quý trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của họ. II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm)
  8. Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn tự sự. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí: - Trình bày đầy đủ các phần MB, TB, KB: + Phần mở bài biết dẫn dắt, giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy 0,5 ra câu chuyện. + Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau của diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. + Phần kết bài thường nêu kết cục và cảm nghĩ. b.Lựa chọn sự việc chính, lựa chọn ngôi kể đúng. 0,25 c.Tạo lập thành văn bản kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách . Dưới đây là một số gợi ý định hướng cho việc chấm bài. I.Mở bài -Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ 0,5 -Ấn tượng của em về kỉ niệm đó II. Thân bài 1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với em -Hình dáng, tuổi tác 2,5 -Đặc điểm mà em ấn tượng -Tính cách và cách cư xử của người đó 2. Giới thiệu kỉ niệm -Đây là kỉ niệm buồn hay vui -Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào 3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. -Kỉ niệm đó liên quan đến ai -Người đó như thế nào? 4. Diễn biến của câu chuyện -Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào -Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện -Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện 5. Kết thúc câu chuyện -Câu chuyện kết thúc như thế nào -Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện. III. Kết bài 0,5
  9. Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp Nó đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này. d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng 0.5 từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động, ) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng tự sự. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu. - Hết-