Đề ôn tập học kỳ I môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ I môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_hoc_ky_i_mon_dia_li_7_nam_hoc_2021_2022.docx
Nội dung text: Đề ôn tập học kỳ I môn Địa lí 7 - Năm học 2021-2022
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: ĐỊA LÍ 7 A. TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây? A. Công nghiệp và dịch vụ. B. Nông - lâm - ngư nghiệp. C. Công nghiệp và nông - lâm - ngư nghiệp. D. Dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp. Câu 2. Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua: A. Mật độ dân số. B. Tổng số dân. C. Gia tăng dân số tự nhiên. D. Tháp dân số. Câu 3. Vị trí phân bố của đới nóng trên Trái Đất là: A. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam. B. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40o Bắc. C. Từ vĩ tuyến 40oN - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc. D. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20o Bắc - Nam. Câu 4. Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là: A. Lạnh, khô. B. Nóng, ẩm. C. Khô, nóng. D. Lạnh, ẩm. Câu 5. Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là: A. Xa van, cây bụi lá cứng. C. Rừng rậm xanh quanh năm. B. Rừng lá kim. D. Rừng thưa. Câu 6. Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào? A. Ôn đới lục địa. B. Nhiệt đới gió mùa. C. Địa trung hải. D. Cận nhiệt đới. Câu 7. Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là: A. Khí hậu mát mẻ quanh năm. B. Nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm. C. Nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn D. Mưa quanh năm và độ ẩm lớn. Câu 8. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào? A. Môi trường xích đạo ẩm. C. Môi trường nhiệt đới. B. Môi trường hoang mạc. D. Môi trường vùng núi. Câu 9. Vị trí trung gian đã ảnh hưởng đến đặc điểm thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào? A. Thời tiết thay đổi thất thường. C. Quanh năm chịu ảnh hưởng của các đợt khí lạnh. B. Thời tiết quanh năm mát mẻ. D. Nhiệt độ quá nóng. Câu 10. Váng dầu tràn ra biển hoặc các vụ tại nạn của tàu chở dầu trên biển gây ra hiện tượng: A. Thủy triều đen. B. Thủy triều đỏ. C. Triều cường. D. Triều kém. Câu 11. Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm: A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất. B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất. C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất. D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất. Câu 12. “Ốc đảo” trong các hoang mạc là: A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó. B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc. C. Nơi có các loài sinh vật chịu được khô hạn sinh sống D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó Câu 13. Thực vật ở vùng núi thay đổi theo những yếu tố nào? A. Hướng sướn đón nắng hoặc khuất nắng C. Hướng gần hoặc xa biển B. Hướng kinh độ D. Hướng sườn đón gió hoặc khuất gió E. Đáp án A và D
- Câu 14. Các vùng núi thường là: A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo. B. Nơi cư trú của phần đông dân số. C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người. D. Nơi cư trú của người di cư. Câu 15. Châu lục nào vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên? A. Châu Á B. Châu Âu C. Châu Úc D. Châu Nam Cực Câu 16. Đại dương rộng lớn nhất thế giới là: A. Đại Tây Dương B. Thái Bình Dương C. Ấn Độ Dương D. Bắc Băng Dương. Câu 17. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về: A. Lịch sử. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Tự nhiên. Câu 18. Trên thế giới có các châu lục: A. Châu Á, châu Âu, châu Nam Cực, châu Phi và Châu Đại Dương. B. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. C. Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ và châu Nam Cực. D. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực. Câu 19. Để phân chia các quốc gia trên thế giới thành nhóm phát triển và đang phát triển không dựa vào tiêu chí nào dưới đây? A. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. B. Tỉ lệ tử vong trẻ em. C. Chỉ số phát triển con người. D. Thu nhập bình quân đầu người Câu 20. Châu lục có diện tích lớn nhất trong các châu lục là: A. Châu Mỹ B. Châu Á C. Châu Âu D. Châu Phi. Câu 21. Đặc điểm nào không phải của đường bờ biển châu Phi? A. Ít bán đảo và đảo. B. Ít vịnh biển. C. Ít bị chia cắt. D. Có nhiều bán đảo lớn. Câu 22. Sông dài nhất châu Phi là: A. Nin. B. Ni-giê. C. Dăm-be-di. D. Công-gô. Câu 23. Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô-it B. Nê-grô-it C. Ơ-rô-pê-ô-it D. Ô-xtra-lô-it Câu 24. Trong nông nghiệp các nước châu Phi chủ yếu chú trọng: A. Trồng cây lương thực C. Trồng cây ăn quả B. Trồng cây công nghiệp D. Trồng rừng Câu 25. Hãy điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các đặc điểm của môi trường và nơi cư trú của con người vùng núi - Khí hậu ở vùng núi thay đổi theo (1) thực vật cũng thay đổi theo độ cao. Sự phân tầng thực vật theo độ cao cũng giống như (2) lên vùng vĩ độ cao. Hướng và (3) sườn núi ảnh hưởng đến môi trường sườn núi. - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc (4) vùng núi thường có dân cư thưa thớt. Người dân ở vùng núi khác nhau trên Trái Đất có đặc điểm cư trú khác nhau. Câu 26. Nối cột A sang cột B sao cho vị trí phù hợp với từng đới, môi trường sau: Vị trí Nối Đới, kiểu môi trường 1. Từ vĩ tuyến 5⁰ về 2 đường chí tuyến của hai bán C A. Môi trường hoang mạc cầu 2. Nơi có đường chí tuyến đi qua, nằm sâu trong A B. Môi trường đới lạnh nội địa và chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh là điều kiện hình thành môi trường 3. Nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh E C. Môi trường nhiệt đới 4. Từ 2 vòng cực về 2 cực của hai bán cầu B D. Môi trường xích đạo ẩm E. Môi trường đới Ôn hòa B. TỰ LUẬN:
- Câu 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa châu lục và lục địa? Kể tên các châu lục và lục địa? Câu 2. Trình bày nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí đới ôn hòa. Câu 3. Nêu sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi? Câu 4. Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới? Câu 5. Cho Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa sau: Biểu đồ trên thuộc kiểu khí hậu nào của đới nóng? Vì sao?