Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3171
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. III. Đề bài Đề 1: Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở trong vách” và trong đêm đông: “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”. (Tô Hoài– Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2015) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản của sức sống tiềm tàng trong hai lần miêu tả ấy. * Đáp án Nội dung a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả; sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy. c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài - tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” và diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông. 1. Khái quát TP “Vợ chồng A Phủ” và nhân vật Mị (ngắn gọn) 2. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả: - Trong đêm tình mùa xuân: + Nội dung: mùa xuân đến (thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu ), Mị đã thức tỉnh (kỉ niệm sống dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân phận ) và muốn đi chơi (thắp đén, cuốn tóc ). Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị. + Nghệ thuật: đặt nhân vật trong hoàn cảnh éo le; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo - Trong đêm mùa đông: + Nội dung: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng vô cảm. Nhưng khi nhìn thấy dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má xám đen lại, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mạnh liệt đã thôi thúc Mị cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình. + Nghệ thuật: đặt nhân vật trong hoàn cảnh éo le; miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, diễn biến phù hợp với quy luật tự nhiên; trần thuật linh hoạt, dẫn dắt tình tiết khéo léo; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo 3. Sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy - Trong đêm tình mùa xuân: Đó là sự trỗi dậy của khát vọng hạnh phúc và sức sống tiềm tàng trong Mị sau nhiều năm sống trong “bão táp” của khổ đau. Tuy nhiên, sự trỗi dậy đó chưa đưa đến sự giải thoát về thể xác và tâm hồn cho Mị. - Trong đêm mùa đông: Sự trỗi dậy sức sống mãnh liệt hơn trong đêm tình mùa xuân, thể hiện thành hành động quyết liệt, táo bạo, Mị tự giải phóng cho mình và mở ra tương lai tươi sáng. => Sự trỗi dậy sức sống trong đêm tình mùa xuân là tiền đề cho sự tự giải phóng trong đêm mùa đông.
  2. * Đánh giá chung - Ý nghĩa của hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy trong Mị. - Tài năng nghệ thuật, phong cách và cái nhìn nhân đạo mới mẻ của nhà văn Tô Hoài. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. CÁCH LÀM BÀI DẠNG ĐỀ SO SÁNH - Bước 1: Nhận dạng kiểu bài, xác định yêu cầu trọng tâm (lệnh chính – lệnh phụ của đề và phạm vi dẫn chứng cần sử dụng) bằng cách gạch chân từ - cụm từ quan trọng trong đề. - Bước 2: Lập dàn ý đại cương (khung ý cần có): * Mở bài: Giới thiệu chung, dẫn dắt vào vấn đề nghị luận, nêu cảm nhận khái quát về vấn đề. * Thân bài: - Với lệnh đề chính: cảm nhận về hai ngữ liệu được đưa ra từ đề bài + Khái quát thêm về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác phẩm, sơ lược nội dung tư tưởng tác phẩm. + Phân tích ngữ liệu thứ nhất: nêu vị trí và bối cảnh xuất hiện, làm nổi bật đặc sắc nội dung và nghệ thuật => Chốt ý, nâng cao bình giá. + Phân tích ngữ liệu thứ hai: nêu vị trí và bối cảnh xuất hiện, làm nổi bật bật đặc sắc nội dung và nghệ thuật => Chốt ý, nâng cao bình giá. + So sánh điểm giống – khác giữa hai ngữ liệu vừa phân tích (vị trí, nội dung, nghệ thuật, vai trò ý nghĩa trong toàn bộ văn bản ) - Với lệnh đề phụ: Dựa vào đặc sắc về cảm hứng, quan điểm sáng tác, đặc trưng phong cách nghệ thuật tác giả hoặc căn cứ vào diễn biến, qúa trình thay đổi của các ngữ liệu để đánh giá, nhận xét, lí giải phù hợp. * Kết bài: - Khái quát lại vấn đề nghị luận và đánh giá sau cùng; nêu ấn tượng bản thân về vấn đề Lưu ý học sinh về kiến thức cần có, kĩ năng trình bày, diễn đạt: - Về kiến thức cơ bản: cần nắm chắc nội dung tác phẩm, vị trí ngữ liệu được đề cập đến, nắm chắc kĩ năng kiểu bài so sánh hai đối tượng - Cấu trúc 3 phần cân đối, chặt chẽ; Mở bài phải nêu được vấn đề, Thân bài triển khai vấn đề và Kết bài kết thúc, nêu ấn tượng về vấn đề. Phần Thân bài phải chia thành nhiều luận điểm (nhiều đoạn văn) mạch lạc, rõ ràng, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng phù hợp, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận. - Phân bố thời gian giải quyết mỗi lệnh đề cho phù hợp, tránh tình trạng đầu voi - đuôi chuột.