Đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020

doc 24 trang thaodu 5440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề ôn thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020

  1. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản saụ và thực hiện các yêu cầu: “Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!” Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói: – Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. – Mỗi vết cắt trong trải tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đắp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tối vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tối mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đẩy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nện một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh ” (Dẫn theo Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. Nêu chủ đề của văn bản trên? Đặt nhan đề cho văn bản? Câu 3. Anh chị có đồng tình với câu nói: “một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đây khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi” . Vì sao? LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) : Từ nội dung của phần đọc- hiểu, hãy nêu quan niệm của anh/chị về một trái tim hoàn hảo? ( Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ) Câu 2 (5,0 điểm) : Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau ? Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi NĂM HỌC : 2019 – 2020
  2. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, 2014, tr.149) HẾT Nội dung cần đạt 1. Phương thức tự sự 2. Chủ đề: Gieo nhân nào gặt quả nấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương. Đặt tên: Yêu cầu hợp lí. VD: Câu chuyện của những trái tim 3. Đồng tình. Vì: Khi ta trao yêu thương và hạnh phúc cho người khác thì cũng có ai đó sẽ lại trao cho chúng ta yêu thương và hạnh phúc. Sống phải biết nhận và biết cho, đó là một cách sống cao đẹp. Câu 1: HS viết một đoạn văn NLXH (khoảng 200 chữ) thể hiện được ý cơ bản: 1. Giải thích ý nghĩa của câu nói: – Trái tim hoàn thiện là gì? Trái tim hoàn thiện: là trái tim của con người giàu lòng nhân ái, vị tha, là trái tim biết yêu thương và chia sẻ, chấp nhận hi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực cho những người xung quanh. – Trái tim ấy có thể vì người khác mà làm tổn thương chính bản thân mình, biết lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình. Niềm hạnh phúc ấy có thể xem là mảnh vá lỗ thủng vừa tổn thương. 2. Nâng cao mở rộng vấn đề của câu nói: “Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá”. – Để có một trái tim hoàn thiện thì phải biết dung hoà tất cả phẩm chất tốt đẹp của con người, bao gồm: tất cả những tình cảm, cảm xúc của con người đích thực. – Phải biết chia sẻ hạnh phúc của mình với mọi người xung quanh, và biết lấy hạnh phúc của mọi người làm niềm hạnh phúc của mình. – Phải biết phấn đấu để có thể trở thành một con người chân chính với bao tình cảm mãnh liệt. – Dẫn chứng: Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – Phê phán những lối sống ích kỉ, vụ lợi NĂM HỌC : 2019 – 2020
  3. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 3. Bài học nhận thức và hành động Bài làm Tình thương là nơi bắt đầu của một trái tim nhân hậu, trái tim ấy là bãi cát ngày ngày đón nhận những đợt sóng tình thương dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Vì lẽ đó, thật đẹp biết bao nhiêu nếu như những đợt sóng ấy cứ âm thầm vỗ nhịp, hoà cùng nhịp đập với những trái tim nhân từ. Cuộc đời con người lấy tình thương nuôi dưỡng tâm hồn, từ tâm hồn xây dựng nên một trái tim của tình yêu, lẽ sống và dần dần trái tim ấy chợt sáng long lanh trở thành một trái tim hoàn thiện. Và không biết từ bao giờ mọi người cho rằng: “Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá”. “Trái tim hoàn thiện”? Phải chăng đó là trái tim đang hoà nhịp đập, mang trên mình dòng máu đỏ là trái tim đẹp nhất trong những trái tim? Đúng vậy, chắc hẳn trái tim ấy là một trái tim hoàn thiện, nhưng trong một khía cạnh nào đó. Tồn tại trong mối quan hệ xã hội đời sống loài người này, “trái tim hoàn thiện” là trái tim biết dung hoà tất cả phẩm chất tốt đẹp của con người. Phẩm chất ấy bao gồm tất cả những tình cảm, cảm xúc của một con người đích thực. Như bao lâu nay vẫn vậy, con người là tạo vật vĩ đại và hoàn thiện nhất của tạo hoá, để cho ai đó phải thốt lên rằng: “Con người - tôi xin cúi đầu trước Người”. Sự vĩ đại ấy không chỉ riêng là trí tuệ với lí trí sắc bén mà còn là một tình cảm thánh thiện bên trong một trái tim hoàn thiện. Một trái tim hoàn thiện luôn ngự trị trong con người giàu lòng nhân ái, vị tha, cả một cuộc đời luôn cống hiến, dâng mình tất cả, luôn biết dung hoà giữa cho và nhận vì một lẽ, vì một điều duy nhất, đó là vì tình yêu thương giữa người với người. Những con người ấy lúc nào cũng tồn tại một trái tim luôn luôn biết lắng nghe, luôn luôn biết thấu hiểu, biết yêu thương và sẻ chia chấp nhận hi sinh bản thân mình để mang đến niềm vui đích thực cho những người xung quanh. Trái tim có nhiều mảnh vá là trái tim chịu nhiều tổn thất, chịu nhiều nỗi đau và chia sẻ, hi sinh vì những cuộc đời khác. Xung quanh ta, mọi người trao yêu thương cho nhau bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, một lần trao yêu thương là một lần con tim lại mớ lòng, thổn thức đến kì lạ. Có được sự hoàn thiện của trái tim, lòng nhân ái, vị tha là liều thuốc mạnh, hoá giải từng mật mã khó nhất để giải thoát một trái tim đang ngập trong lầm lỗi, trong ganh đua, ích kỉ. Hành động sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm mà ai đó mắc phải, nếu có thể ta hãy mở lòng mình đón nhận hành động sửa sai cho dù lỗi lầm ấy có vô tình tổn thương cho ta. Có thể vẫn còn đau khổ, vẫn còn tổn thương nhưng thời gian sẽ mang đi tất cả, lau đi những vết thương lòng và sẽ là hạnh phúc biết bao nhiêu khi ta trao trọn sự tin yêu cho người khác, để người ấy luôn biết rằng họ đã có một lối đi riêng trong trái tim của chính chúng ta. Lòng nhân ái, vị tha bao giờ cũng đưa con người vào thiên đường của ước vọng, của tình yêu thương con người trao đến nhau. Nó bao giờ cũng đem đến cho trái tim một tinh thần thương yêu, chia sẻ, biết cúi mình xuống đón nhận bao nỗi đau bất hạnh, san sẻ những gì có thể dù cho rất nhỏ, nhưng cái nhỏ nhoi đó chính là “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Những ngày bận rộn cuối cùng của năm, gạt đi tất cả công việc bận rộn, mọi người cùng hướng trái tim vào bao người còn nghèo khổ, gom góp từng tình yêu thương xây dựng nên “toà lâu đài hạnh phúc” cho những linh hồn bé nhỏ, cho bao nhiêu người không có mái ấm gia đình. Con người việt Nam trải qua muôn ngàn gian khổ, đau thương và mất mát mới gây dựng được một đất nước thanh bình như ngày nay. Đau thương là thế, mất mát là thế, họ đã gạt đi đau thương của mình, tự tìm đến hạnh phúc đích thực và đột nhiên lại rơi lệ trước bao nỗi đau của người khác kém hạnh phúc hơn. Bao con người ấy, bao người Việt Nam ấy, họ đều có trái tim Việt Nam hoàn thiện nhất. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  4. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Những trái tim hoàn thiện ấy đã chứng minh một điều rằng họ là những con người chân chính. Có ai đó đã từng khẳng định rằng “con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành con người chân chính". Để phấn đấu trở thành con người chân chính là phải dấn bước trên một con đường lâu dài. Con người chân chính là phải có trái tim và trí tuệ luôn hướng thiện. Biết sống đúng nghĩa, luôn đeo đuổi mục đích hướng thiện và ấp ủ trong tim rằng phải biết mang đến và chia sẻ hạnh phúc của mình cho mọi người, biết tự làm mình cảm thấy hạnh phúc. Một trái tim hoàn thiện bao giờ cũng lấy những điều ấy làm kim chỉ nam cho hành động và mục đích sống cho riêng mình. Trái tim ấy có thể vì người khác mà chính lòng mình cũng cảm thấy tổn thương, rồi tự hoá giải những tổn thương ấy bằng cách lấy hạnh phúc của mọi người làm hạnh phúc của mình. Niềm hạnh phúc ấy có thể xem như là mảnh vá lỗ thủng vừa tổn thương và dần dần trái tim ấy có nhiều mảnh vá - một trái tim có chiều sâu của bao lần thổn thức vì mỗi lần đau. Bằng cuộc, đời của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, ta có thể thấy được rằng tất cả những điều ấy đều là sự thật. Một cuộc đời bôn ba đến những vùng đất lạ, tìm kiếm bao lí tưởng tuyệt vời nhất để rồi suốt một đời Người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, thậm chí là cả một cuộc đời để tìm đến những ngày sống độc lập tự do cho toàn dán tộc. Những ngày mà toàn dân tộc được hạnh phúc là những ngày mà cuộc đời Người cảm thấy hạnh phúc nhất mặc dù Người đã đi xa không thể chứng kiến được những ngày ấy, nhưng mãi mãi tấm chân dung của Người vẫn mỉm cười hạnh phúc. “Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót Chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả? Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?” Noi gương Người ta cũng phải sống làm sao để có được hạnh phúc. Sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đă tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Karl Mark từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh” và “người nào mang đến hạnh phúc cho nhiều người nhất chính là người hạnh phúc nhất”, một con người khó bao giờ đến được với sự hoàn thiện tuyệt đối nhưng con người luôn sống và hướng đến sự hoàn thiện ấy. Mỗi bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời, hướng về đó nó có thể cảm nhận được ánh nắng mặt trời đang toả ấm để nó biết rằng nó vẫn còn tồn tại. Và con người cũng vậy, chừng nào con người còn sống, họ cũng hướng thiện trái tim họ sẵn sàng hướng đến mọi trái tim, sần sàng xích lại gần nhau hơn khi mọi cần tới nhau. Sống như vậy mới xứng đáng đúng nghĩa với hai chữ “con người”, xứng đáng là một trái tim hoàn thiện trong vô vàn cái hoàn thiện. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  5. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Câu 2: Tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong đoạn trích sau ? *Yêu cầu chung Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, cú pháp * Yêu cầu cụ thể Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, sau đây là một số ý cơ bản: 1. Mở bài – Giới thiệu tác giả, tác phẩm. – Giới thiệu nội dung của đoạn trích nêu trong đề bài. 2. Thân bài – Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của tác phẩm Chí phèo, diễn tả một phần tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo trong buổi sáng sau đêm gặp thị Nở, ăn nằm với thị, đau bụng và nôn mửa. – Tâm trạng của Chí: + Được diễn tả trực tiếp qua các từ ngữ chỉ cảm giác. Ngôn ngữ kết hợp lời kể của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những câu hỏi và câu cảm thán. + Biểu hiện: Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí Phèo sau khi tính rượu: • Đầu tiên là tâm trạng “bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. Đó là sự luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng. • Tiếp theo là cảm giác: “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”. Đó là những cảm giác thực của một người đang ở vào một trận ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn. • Rồi “Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí”. Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn “sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm”. • Sau đó, Chí nhận thấy: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi NĂM HỌC : 2019 – 2020
  6. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn!”. Đó là những âm thanh rất bình thường của cuộc sống nhưng giờ đây là mới mẻ đối với Chí. Những âm thanh ấy đã nhắc Chí nhớ lại những ước mơ bình dị mà giờ đây đã trở nên rất đỗi xa xôi – ước mơ về một cuộc sống lao động bình thường và được sống dưới một mái nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực mà Chí đang sống. => Những cảm giác này cho thấy Chí thực sự đã tỉnh táo về tâm lí cho dù người còn đang rất mệt. Khi triền miên trong những cơn say, Chí không hề cảm nhận thấy những cảm giác đó của mình cũng như những âm thanh vui vẻ của cuộc sống. Thường trực trong Chí luôn là cảm giác uất hận, muốn gây sự, muốn chém giết; âm thanh mà Chí nghe thấy chính là giọng nói của mình, là tiếng chửi mỗi khi Chí say là tiếng của những con chó cắn xao lên trong xóm mỗi khi nghe thấy những tiếng chửi ấy. 3. Kết bài Miêu tả những cảm giác, tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo sau cơn say dài để từ đó nhận ra tình trạng bi đát của mình và khát khao trở lại làm người lương thiện, Nam Cao đã thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận và miêu tả tâm trạng nhân vật đồng thời bộc lộ tinh thần nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm Phần 1: ĐỌC- HIỂU(3 ĐIỂM) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ. (Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo ngày 26/8/2011) Câu 1: Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ(0,5 điểm) Câu 2: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn? (0,75 điểm) Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý?(0,75 điểm) NĂM HỌC : 2019 – 2020
  7. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Câu 4: Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?(1,0 điểm) LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Câu 2(5.0 điểm) Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau để thấy được tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch của mình: Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ( Chí Phèo– Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, Trang 146) PHẦN THANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1: HS nêu được 05 trong số các cụm từ: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, 0,5 “hãy cό gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ” Câu 2: HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau – Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng PHẦN I: vẫn thất bại. ĐỌC – HIỂU 0,75 – Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại. Câu 3: Tham khảo cách trả lời sau 0,75 NĂM HỌC : 2019 – 2020
  8. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn. Câu 4: HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với mình. Tham khảo một số thông điệp sau: – Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm. – Phải yêu quý những công việc mình làm. 1.0 – Không được bỏ cuộc khi thất bại. – Hãy kiên trì và cố gắng liên tục. – Học sinh viết một đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, đảm bảo đúng yêu cầu về nội dung và hình thức của một đoạn văn. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có lập luận hợp lí, thuyết phục, bày tỏ quan điểm rõ ràng, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Sau đây là gợi ý: – Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là những việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt (tuyệt vời). – Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ 0.5 có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó, ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công LÀM việc. VĂN – Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên. 1.5 - Giới thiệu vấn đề - Giải thích Phân tích vấn đề: Những việc tuyệt vời là những việc con người khao khát, ước mong được thực hiện. Khi con người được làm những điều tốt đẹp mà mình mong ước sẽ là thành công thật sự. - Phân tích vấn đề: + Cuộc sống thường ẩn chứa nhiều khó khăn, trở ngại dễ khiến người ta gục ngã, thất bại. chính tình yêu dành cho những gì chúng ta mong muốn làm sẽ giúp ta có thêm sức mạnh, nghị lực tiếp tục vươn lên để thành công + Khi con người được làm những điều mình mong muốn sẽ khiến con người vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là thành công thật sự. - Bài học nhận thức, hành động: Xác định mục tiêu sống tốt đẹp, cố gắng thực hiện NĂM HỌC : 2019 – 2020
  9. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 điều đó sẽ đem lại thành công cho bản thân. Steve Jobs là một trong số những doanh nhân thành đạt nhất trên thế giới .Ông từng nói : " Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời." Câu nói truyền cảm hứng thật đúng và ý nghĩa . "Thành công" là đạt được kết quả mình mong muốn ." Việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời " là việc mà bạn yêu thích , đam mê, có hứng thú . Công việc yêu thích ấy là chìa khóa mở ra cánh cổng thành công thực sự .Khi bạn tin tưởng, yêu thích công việc của mình , bạn sẽ có động lực để thực hiện , hoàn thành tốt công việc , trở thành người có trách nhiệm và có thể sáng tạo nhiều điều mới lạ trong công việc đó . Bạn sẽ luôn có tinh thần thoải mái , thái độ làm việc nghiêm túc , hăng say . Bạn có động lực để vượt qua khó khăn , thử thách trên con đường mình đã chọn . Niềm tin và tình yêu với công việc là sức mạnh để bạn luôn phấn đấu đi lên . Steve Jobs từng đi làm thuê, đổ vỏ chai nước ngọt để kiếm tiền vẫn luôn ấp ủ niềm tin với tiềm năng thương mại của máy tính cá nhân và cố gắng không ngừng . Giờ đây , ông đã thành công với niềm đam mê ấy .Bà Oprah Winfrey từng nói : " Bạn sẽ trở thành những gì bạn tin vào . Vị trí của bạn ngày hôm nay xuất phát từ những gì bạn đã đặt niềm tin ." Khởi đầu cho sự thành công là sự tin yêu việc mà mình đã lựa chọn . Vì vậy , trước hết hãy tìm ra việc bạn yêu thích thực sự , hãy lắng nghe con tim của mình để tìm đến với "việc bạn cho là việc tuyệt vời". Trong xã hội , bên cạnh những người tìm ra được việc yêu thích của mình và lựa chọn việc ấy thì vẫn có những người không thật sự theo đuổi đam mê, nghe theo gia đình , bạn bè mà không nghĩ đến niềm đam mê cá nhân. Những người như vậy sẽ không bao giờ thành công thực sự được . Bản thân mỗi chúng ta hãy tìm kiếm cho mình việc yêu thích để theo đuổi nó. Hãy luôn nhớ " Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời . " Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0,5 a.Khái quát chung 0,5 – Hắn chửi tất cả : từ trời đời cả làng Vũ Đại “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”=> đối tượng chửi đã được xác định : xã hội thực dân nửa phong kiến đã sinh ra cái thằng Chí Phèo, đối tượng chửi qua đó cũng 1.5 thu hẹp dần chứng tỏ Chí đang rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc. 2 – Cái mà Chí nhận được là : “trời có của riêng nhà nào” “đời là tất cả nhưng chẳng là ai” “không ai lên tiếng cả” “không ai ra điều” “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Đáp lại tiếng chửi ấy trớ trêu thay lại là “tiếng chó cắn lao xao”. – Ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo + Chí chửi tức là Chí muốn giao tiếp với mọi người nhưng tất cả đều im lặng, chỉ có “ba con chó dữ với một thằng say rượu”, Chí đã bị đánh bật ra khỏi xã hội loài người, tiếng chửi trở nên vật vã, tuyệt vọng. + Tiếng chửi của Chí là tiếng nói đau thương của một con người ý thức về bi kịch NĂM HỌC : 2019 – 2020
  10. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 của mình: sống giữa cuộc đời nhưng đã mất quyền làm người ->Đó chính là sự đau xót của nhà văn đối với nhân vật của mình 1.5 – Nghệ thuật 0,5 – Khẳng định lại vấn đề 0,5 Phần I. Đọc – hiểu (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng bao nhiêu là chất độc, đày đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Chí Phèo - Nam Cao) Câu 1. (1,0 điểm): Điều khiến Chí Phèo buồn và sợ nhất khi tỉnh rượu là gì? Câu 2. (1,0 điểm): Đoạn văn trên được viết theo hình thức ngôn ngữ gì? Tác dụng ? Câu 3. (1,0điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 câu) bàn về tác hại của rượu. Phần II. Làm văn (7 điểm): Trước cái chết của cụ cố tổ thái độ của những thành viên trong gia đình được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” - Vũ Trọng Phụng ? Qua đó, anh/chị có suy nghĩ gì về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội hiện nay. Câu ý Nội dung Điểm I. Phần 1. Yêu - Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản; đọc hiểu cầu về kĩ năng - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (3 điểm) 2. Yêu Câu 1. Điều khiến Chí Phèo buồn và sợ nhất khi tỉnh rượu là cô 1,0 cầu về độc . kiến thức Câu 2. Đoạn văn trên được viết theo hình thức ngôn ngữ độc thoại 1,0 nội tâm. Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận sâu sắc diễn biến NĂM HỌC : 2019 – 2020
  11. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 tâm trạng của Chí Phèo sau khi tỉnh rượu. Câu 3. Nêu một vài tác hại của rượu: - Ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ 1,0 - Phạm tội trong khi say không kiểm soát được hành vi - Xung đột trong gia đình, mất sự kính trọng của người khác Nghị luận về tác hại của rượu bia - Bài số 1: Việc sử dụng rượu trong xã hội Việt Nam từ lâu đã trở thành nét văn hóa, thành phong tục, lễ nghĩa. Ở đâu chúng ta cũng có thể gặp người uống rượu, từ thành thị cho đến nông thôn, từ đám cưới đến đám ma, trong những dịp bạn bè, người thân lâu ngày mới gặp, rượu cũng thường được sử dụng trong việc ngâm rượu thuốc để chữa một số bệnh. Có thể thấy rằng rượu có rất nhiều công dụng nếu chúng ta biết dùng đúng lúc, đúng chừng mực, đúng liều lượng: thể hiện sự hiếu kính của con trẻ với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thể hiện sự quan tâm chia sẻ của bạn bè dành cho nhau khi vui cũng như lúc buồn, thậm chí rượu còn có thể dùng để chữa bệnh. Người ta uống rượu để lấy tinh thần vươn lên, vượt qua những nỗi buồn, chia sẻ niềm vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, có một bộ phận người trong chúng ta đã lạm dụng rượu, biến bản thân thành những “con ma men” mà cứ ngỡ mình là những “tiên tửu”. Hẳn là chúng ta cũng sẽ giật mình, sợ hãi khi biết những tác hại mà rượu mang lại khi con người sử dụng một cách quá đà. Đầu tiên, chúng ta cần biết thế nào là rượu? Rượu là thức uống được tạo ra từ ngũ cốc như: gạo, ngô, sắn hoặc từ các loại trái cây, được lên men tự nhiên bằng cách ủ sau đó đem đi chưng cất và thu được một lượng nhất định. Mỗi loại rượu có mùi hương đặc trưng, đem lại cho người sử dụng cảm giác thích thú, sảng khoái trong một thời gian nhất định, việc sử dụng lâu dài, thường xuyên có thể gây nghiện, vì thế rượu cũng được xếp vào một trong những thứ chất kích thích, chất gây nghiện. Việc ai đó lạm dụng rượu trong thời gian dài có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, không chỉ vậy nó còn kéo theo hàng loạt vấn đề về xã hội. Như vậy, bản chất của rượu không hề xấu, quan trọng là con người sử dụng chúng như thế nào. Và nếu nói đến tác hại của rượu, trước tiên ta phải nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe người uống. Trong thực tế, chúng ta thấy những người say rượu không bao giờ thừa nhận là mình say, như vậy việc dùng rượu quá đà, đầu tiên sẽ khiến người ta rơi vào trạng thái ảo giác, tạm thời mất đi ý thức tự chủ, sau đó rượu tác động lên hệ thần kinh gây ra tình trạng choáng váng. Lâu dài rượu làm khiến cho con người mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm như: huyết áp cao, ung thư dạ dày, xơ gan, ung thư gan, tim mạch, thậm chí nhiều người còn trở thành bệnh nhân trong những bệnh viện tâm thần và trại tâm thần. Nói đến vấn đề này, có nhiều kiểm chứng khoa học NĂM HỌC : 2019 – 2020
  12. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 cho thấy rượu ảnh hưởng lên tất cả hệ thống cơ quan trên cơ thể chúng ta. Trước tiên là hệ thần kinh là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Rượu làm giãn mạch máu não, tăng khối lượng não, sinh ra nói nhiều, tiếp đến là làm tăng độ ức chế gây mất thăng bằng dễ gây tai nạn giao thông, thậm chí còn có thể làm giảm nhịp tim, hạ thân nhiệt, thiếu oxy dễ dẫn đến tình trạng đột tử do tai biến hoặc đứt mạch máu não. Cơ quan chịu ảnh hưởng tiếp theo là hệ tiêu hóa. Việc uống quá nhiều rượu làm giảm tiết dịch ở dạ dày, lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn, có thể gây tình trạng viêm và ung thư dạ dày. Kế tiếp là tim mạch, một người thường xuyên dùng bia rượu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao gấp 3 đến 4 lần so với người bình thường, khả năng người nghiện rượu bị đột tử do tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Một cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dùng bia rượu là gan. Có đến 90% lượng rượu hấp thụ vào máu được chuyển hóa ở gan. Vì thế người thường xuyên uống rượu các tế bào gan sẽ bị tàn phá gây ra hiện tượng xơ gan, viêm gan, nặng hơn là ung thư gan. Không chỉ thế rượu còn làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, làm thoái hóa giống nòi, phá hủy những mầm non tương lai của chúng ta. Thai phụ tốt nhất nên tránh xa các loại bia rượu vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, làm thai nhi không nhận được oxy và chất dinh dưỡng, có thể gây dị tật thai nhi như các dị tật trên khuôn mặt hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của em bé sau này. Tác hại của rượu chưa dừng lại ở đó. Bởi vì, rượu cũng đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề đạo đức trong xã hội, chúng phá hủy dần nếp sống cũng như nhân cách con người. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những con sâu rượu nhếch nhác, bê tha nơi vỉa hè, quán nhậu. Chúng ta cũng không còn lạ lẫm khi đi đường bắt gặp những “tiên tửu” đang trong tình trạng loạng choạng, mất kiểm soát, lè nhè mắng chửi, thậm chí là đánh đuổi mọi người xung quanh, điều đó gây tình trạng mất đoàn kết trong gia đình và chòm xóm, làm gia tăng tình trạng bạo lực gia đình, mất an ninh thôn xóm, đã có rất nhiều vụ án thương tâm xảy ra bên bàn tiệc sau những “chén chú chén anh” đầy khí thế. Và đã có biết bao vụ tai nạn giao thông đau lòng khiến bao người trở nên tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, thậm chí đã cướp đi những người cha, người chồng, những trụ cột gia đình để cho những người ở lại những nỗi đau cùng khó khăn chồng chất. Việc mê mải bên những cuộc vui bàn nhậu kéo theo sự lười lao động khiến cho kinh tế gia đình và xã hội ngày càng đi xuống. Câu nói “rượu làm đỏ mặt nhưng làm đen nhân cách” thật chẳng sai. Có lẽ khó mà kể hết những tác hại mà rượu gây ra đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Vì thế, dẫu vẫn biết sống là phải có tập thể, phải có bạn bè, phải có những cuộc vui thì đời mới thực sự có nghĩa, thế nhưng chúng ta cần phải luôn nhớ rằng những cuộc vui là cái trước mắt nhưng phía sau chúng ta là cả một tương lai dài với biết bao dự định, ước mơ cùng gia đình, cha mẹ cần NĂM HỌC : 2019 – 2020
  13. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 chúng ta khi tuổi cao sức yếu, con cái cần chúng ta làm điểm tựa cả về vật chất và tinh thần để lớn lên. Không nên vì niềm vui trước mắt mà biến mình thành tấm gương xấu cho người khác và hủy hoại cuộc đời của chính mình. Đặc biệt, chúng ta cũng không nên kích bác, châm chọc, hay ép ai đó uống rượu trong những cuộc vui vì họ cũng giống như chúng ta vậy, có tương lai cần dựng xây, có gia đình cần chăm sóc. Cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu chúng ta biết chừng mực, “biết uống rượu chứ không để rượu uống chúng ta”. II. Phần * Yêu cầu về kỹ năng: làm văn - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội. Biết cách vận dụng kiến thức văn học và kiến thức xã hội để giải quyết yêu cầu của đề bài. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; - Khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả, tác phẩm và những kiến thức xã hội về vấn đề, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: 1. Niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình: * Giới thiệu chung về vấn đề: - Giới thiệu khái quát về tác giả Vũ Trọng Phụng, nội dung đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. 1 - Vấn đề cần làm sáng tỏ: vui của những thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trước cái chết của cụ cố tổ. 0,5 - Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: lòng hiếu thảo của con người trong xã hội hiện nay. - Niềm hạnh phúc chung: sung sướng vì được chia gia tài 0,5 - Niềm hạnh phúc riêng: 2,0 + Nhân vật cố Hồng, ông con trưởng quý tử của người chết. / ông ta “ nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ trầm trổ, chỉ trỏ: úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa”. / Ngôn ngữ, hành động vô nghĩa được lặp lại nhiều lần ở cố NĂM HỌC : 2019 – 2020
  14. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Hồng: “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi.” => Biểu hiện của một kẻ ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, một đứa con bất hiếu mong cha chết để chiếm đoạt quyền lực điều khiển gia đình, coi cái chết của cha là một cơ hội để được thiên hạ ngưỡng mộ gia đình có phúc, đại hiếu. - Cháu đích tôn Văn Minh: + Anh ta mang vẻ mặt đăm chiêu rất hợp với những gia đình nhà có đám. Vì anh ta đang phải đắn đo xem nên phạt hay thưởng công cho Xuân tóc đỏ. Tội của Xuân là đã quyến rũ một em gái hắn, tố cáo một em gái khác hoang dâm, hư hỏng. Nhưng Xuân lại có công gây ra cái chết của cụ tổ - một ông cụ già “ đáng chết” vì đã để lại cho con cháu một gia tài kếch xù cùng lời dặn dò: chỉ được chia khi cụ chết. + Và Văn Minh còn khấp khởi mừng thầm vì từ nay “cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kỳ thực hành chứ không còn là lý thuyết viển vông nữa. => đứa cháu bất hiếu, vô đạo, giả tạo, tham lam. - Bà Văn Minh: + Nôn nao, sốt ruột, bối rối + Vui mừng: Có cơ hội mặc đồ xô gai tân thời và lăng xê các trang phục tang gia của tiệm may Âu Hoá. => Bất hiếu, hám lợi, chạy theo lối sống văn minh rởm, lố lăng. - Ông Phán mọc sừng: + Được bố vợ nói nhỏ vào tai là sẽ chia thêm cho con gái, con rể một số tiền là vài nghìn đồng. Chính ông ta không ngờ giá trị đôi sừng vô hình trên đầu mình lại lớn đến như vậy. Có lẽ niềm vui của ông cháu rể quý hóa không gì che dấu nổi bởi một nhà tư sản quan trọng lợi ích kinh doanh hẳn không ngờ vụ áp phe danh dự của mình lại lãi những vài ngàn đồng. + Đây là một chi tiết đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng. Nó chỉ ra sâu sắc rằng: chính nhu cầu của xã hội bịp bợm là cơ sở nảy sinh tình trạng tha hóa về nhân tính con người. =>Không khó khăn lắm Vũ Trọng Phụng đã lột trần được chân tướng của một tên tư sản nói riêng, một giai cấp tư sản hám tiền, tham lợi, vô liêm sỉ, coi tiền bạc hơn danh dự. Quả là một tên bất nhân, bất nghĩa nhưng luôn tự nhủ mình “ phải giữ chữ tín làm NĂM HỌC : 2019 – 2020
  15. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 đầu. - Cô Tuyết +“ được mặc bộ y phục ngây thơ để cho thiên hạ phải biết mình chưa đánh mật cả chữ trinh”. Đồng thời cô ta còn được mang bộ mặt “hơi đượm buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”. + Song điều làm Tuyết buồn đến “muốn tự tử được” như kim châm vào lòng không phải vì thương tiếc ông nội vừa chết, mà chỉ vì không thấy bạn trai là Xuân Tóc Đỏ đâu cả. => Trang phục lố lăng, kệch cỡm, cô gái hư hỏng. - Tú Tân: + Bên ngoài: sung sướng phát điên lên + Nguyên nhân: vì sắp được phô diễn tài năng chụp ảnh. + trong cảnh hạ huyệt => đứa cháu bất hiếu, ích kỷ coi cái chết của ông là một cơ hội thể hiện thú chơi, sở thích chụp ảnh của mình. => Tiểu kết: Như vậy, chương XV của Số đỏ không chỉ xây dựng được những chân dung trào phúng đặc sắc tuy khác nhau về tuổi tác, diện mạo, động cơ nhưng đều giống nhau ở bản chất bất hiếu, vô đạo, nhố nhăng, đồi bại mà còn tạo dựng được những cảnh tượng trào phúng độc đáo. - Đặc sắc nghệ thuật: + Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác; + Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. + Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, được sử dụng một cách linh hoạt; + Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, miêu tả trúng nét riêng của từng nhân vật. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  16. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 0,5 *Đánh giá khái quát: - Bằng việc miêu tả thái độ của đám con cháu tác giả đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả, hám tiền hám lợi, đại bất hiếu của gia đình cố Hồng - Qua đó, phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi 0,5 bại của xã hội thượng lưu ở thành thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám. 2. Bàn luận về vấn đề: * Giải thích: 2 - Hiếu thảo là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Nó 0,5 thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của bản thân mỗi người với những ai đã có công ơn to lớn với chúng ta. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  17. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 * Bàn luận: - Hiếu thảo rất cần thiết trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là đối với những thế hệ trẻ ngày nay – những con người đang dần hòa nhập vào nhịp sống của thế giới hiện đại. - Lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Từ xa xưa ca dao đã có câu: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” - Tại sao cần có lòng hiếu thảo? +Cha mẹ là người đã có công rất lớn trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ ta nên người. Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc những đứa con của họ một cách vô điều kiện, luôn bên cạnh, chia sẻ, quan tâm trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn, gian khổ hay lúc thành công hạnh phúc. + Đối với cha mẹ, “con dù lớn vẫn là con của mẹ - đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Công ơn cha mẹ là vô cùng to lớn như 1,5 như “núi Thái Sơn”, như dòng nước bao la, mênh mông và vô tận. - Lấy dẫn chứng những câu chuyện, tấm gương về lòng hiếu thảo - Lên án những hành vi ngược đãi với ông bà, cha mẹ. cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. * Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Khẳng định lòng hiếu thảo là một đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. - Cần tôn trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn trong xã hội và đặc biệt là lòng hiếu thảo trong gia đình. - Mỗi người có ý thức nhìn nhận lại đạo đức của bản thân, hướng về gia đình, thấm thía lời răn của Đức Phật:“ Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu” -> Chúng ta cần thể hiện lòng hiếu thảo từ những việc làm nhỏ nhất như: ra sức học tập, rèn luyện tốt, sống sao cho có ý nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội Bài Mẫu: Phân Tích Tiếng Chửi Của Chí Phèo NĂM HỌC : 2019 – 2020
  18. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. "Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết." Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung. Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch. Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  19. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn". Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi. Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó. Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi. Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý: "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? NĂM HỌC : 2019 – 2020
  20. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách. Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe. Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm. Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp", cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ. Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn. Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó, Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá. NĂM HỌC : 2019 – 2020
  21. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 Phân Tích Tâm Trạng Chí Phèo Sau Khi Gặp Thị Nở Nam Cao viết văn từ những năm 30 cuả thế kỉ XX nhưng đến năm 1941 ông mới khẳng định vị trí của mình trong nền văn học nước nhà bằng truyện ngắn Chí Phèo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao, thuộc đề tài người nông dân nghèo. Tác phẩm viết về tấm bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Trước hết là bi kịch tha hóa từ một người lương thiện trở thành kẻ bất lương, thậm chí thành quỷ dữ. Tiếp nối là bi kịch bị từ chối làm người lương thiện. Đoạn mô tả từ buổi tối sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch từ chối quyền làm người. Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ không. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho nhà lí Kiến. Đây là một canh điền khỏe mạnh, nhưng hiền lành như đất, không những hiền lành anh ta còn nhút nhát, chính Bá Kiến khi đó là lí Kiến đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí Phèo vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run. Anh ta cũng có những ước mơ rất giản dị và lương thiện như trăm ngàn người nông dân khác là có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua thì mua dăm ba sào ruộng làm. Ở một xã hội bình thường, những con người như thế hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện và yên ổn. Nhưng chỉ vì ghen tuông vu vơ, bá Kiến đã nhẫn tâm đẩy người thanh niên hiền lành, chất phác ấy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào, sau 7- 8 năm đã biến một nông dân hiền lành, khỏe mạnh, lương thiện và tự trọng thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Từ đây, Chí Phèo bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo đã bị cướp mất hình hài của con người: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ Không những thế tính cách Chí cũng khác hẳn khi xưa. Chí không còn là một anh canh điền ngày xưa mà bây giờ Chí là một thằng liều mạng. Hắn có thể làm tất cả mọi việc như một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, rạch mặt ăn vạ, đập phá, đâm chém Cứ tưởng Chí Phèo mãi mãi sống kiếp thú vật, rồi sẽ kết thúc bằng cách vùi xác ở một bờ bụi nào đó nhưng bằng tài năng và nhất là bằng trái tim nhân đạo của một nhà văn lớn, Nam Cao đã để Chí Phèo trở về sống kiếp người một cách tự nhiên. Dưới ngòi bút sắc sảo của chủ nghĩa hiện thực, quá trình thức tỉnh lương tâm, nhân tính của một con người bị tha hóa, lầm lạc đã diễn ra không hề đơn giản, một chiều, dễ dãi mà do hoàn cảnh khá đặt biệt. Trong một lần say rượu không bình thường đã vô tình đưa Chí Phèo đến gặp thị Nở - một người đàn bà xấu xí và quá lứa lỡ thì. Lần say rượu đặc biệt ấy cùng với trận ốm thập tử nhất sinh đã khiến Chí Phèo có những biến đổi mạnh mẽ về cả tâm lí lẫn sinh lí. Thêm nữa, chút tình thương yêu mộc mạc, cử chỉ giản dị chân thành của thị Nở đã đốt cháy lên ngọn lửa lương tri còn sót lại nơi đáy sâu tâm hồn Chí, đánh thức bản chất lương thiện vốn có bên trong con NĂM HỌC : 2019 – 2020
  22. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 người lầm lạc. Lúc đầu, thị chỉ hấp dẫn Chí vì đơn giản thị là đàn bà, còn Chí là thằng đàn ông say rượu. Hai người ân ái với nhau thế rồi nửa đêm Chí Phèo đau bụng nôn mửa. Thị Nở dìu Chí Phèo vào nhà và đi nhặt nhạnh tất cả những manh chiếu rách đắp cho hắn. Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy khitrời đã sáng từ lâu. Và kể từ khi mãn hạn tù trở về đây là lần đầu tiên con quỷ dữ của làng Vũ Đại hết say và hoàn toàn tỉnh táo. Chí thấy miệng đắng, chân tay uể oải và lòng mơ hồ buồn. Lâu lắm hắn mới cảm nhận cuộc sống đời thường với những cảnh sắc, âm thanh bình dị: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng chim hót Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, vì chỉ đến hôm nay hắn mới hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo Khi tỉnh táo, Chí Phèo nhìn lại cuộc đời của mình cả trong quá khứ, hiện tại, tương lai. Trước hết, hắn nhớ lại những ngày rất xa xôi hắn mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm sào ruộng làm. Mơ ước của Hắn thật nhỏ bé và giản dị nhưng suốt ba năm qua nó vẫn chưa trở thành hiện thực. Thì ra, những ước mơ tốt đẹp của Chí Phèo không hề bị mất đi mà nó chỉ chìm sâu vào một góc tăm tối nào đó của tâm hồn Chí. Hiện tại của hắn thật đáng buồn. Buồn vì Chí Phèo thấy mình đã già đã sang cái dốc bên kia cuộc đời, có thể đã hư hỏng nhiều thế mà hắn vẫn đang cô độc. Tương lai của hắn lại đáng buồn hơn, bởi hắn có quá nhiều sự bất hạnh đói rét ốm đau và cô độc. Đối với Chí, cô độc còn đáng sợ hơn nhiều đói rét và ốm đau. Từ khi đi tù về, Chí bao giờ cũng say, say vô tận. Giờ đây lần đầu tiên hắn tỉnh táo suy nghĩ nhận thấy tình trạng bi đát, tuyệt vọng của cuộc đời mình. Đúng lúc Chí đang vẩn vơ nghĩ mãi thì Thị Nở mang một nồi cháo hành còn nóng nguyên vào. Việc làm này của Thị Nở đã khiến Chí rất ngạc nhiên và xúc động đến mức trào nước mắt bởi vì đây là lần đầu tên trong đời hắn được một người đàn bà cho. Hắn thấy cháo hành của thị Nở không như bát cháo hành bình thường mà trong đó còn hàm chứa tình yêu thương chân thành của thị dành cho hắn. Và như vậy, cũng có nghĩa hàm chứa cả hạnh phúc lứa đôi mà lần đầu tiên Chí cảm nhận được. Còn đối với Thị Nở, đây là bát cháo hành tình nguyện, bát cháo hành đem cho, đem tặng, bát cháo hành tình yêu, mở đầu cho hạnh phúc gia đình. Một mặt, bát cháo hành thể hiện tình cảm chan chứa nhân đạo của nhà văn. Mặt khác, nó cũng thể hiện tài năng nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao. Nếu như ban đầu, người đàn bà xấu xí, quá lứa lỡ thì, lại dở hơi ấy chỉ khơi lại cái bản năng ở Chí Phèo thì sau đó điều kì diệu đã xảy ra, sự săn sóc đầy ân tình và yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện tiềm ẩn trong con người Chí Phèo. Bát cháo hành của Thị Nở là món quà quý giá nhất mà lần đầu tiên Chí cảm hận được trong đời mình. Hắn ăn và nhận thấy rằng cháo hành rất ngon. Hương vị cháo hành hay hương vị của tình yêu thương chân thành cảm động, của hạnh phúc giản dị mà có thật, lần đầu tiên đến với Chí Phèo? Khi ăn bát cháo hành, Chí Phèo trở lại là anh canh điền ngày xưa và thấm thía nỗi đau của con người biết tự trọng khi bị vợ Bá Kiến sai làm những việc nhục nhã. Điều này chứng tỏ một lần nữa Chí Phèo có bản tính tốt lành, NĂM HỌC : 2019 – 2020
  23. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 nhưng cái bản tính này trước đây bị lấp đi đến nay mới có cơ hội được thể hiện, bởi vì Chí Phèo vốn là người nông dân lương thiện có bản tính tốt đẹp. Mặc dù bị xã hội tàn ác - đại diện là bá Kiến và nhà tù thực dân dẫu có ra sức hủy diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi nhân vật này tưởng chừng đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp Thị Nở và cảm nhận được tình yêu mộc mạc chân thành của thị trong lúc yếu đuối và cô đơn, lại trong hoàn cảnh vừa qua một trận ốm thì bản chất ấy có cơ hội hồi sinh và nó đã hồi sinh. Từ đây, Chí sống đúng với con người thật của mình: khao khát tình thương và muốn trở thành những người lương thiện. Con đường trở lại làm người lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo đã bị đóng sầm lại. Sự mong ước được sống hiền lương của Chí Phèo một lần nữa lại không thành sự thật. Thị Nở không thể giúp gì thêm cho hắn, bởi lẽ bà cô thị kiên quyết ngăn cản mối tình này. Bà không thể đồng ý cho cháu bà đâm đầu đi lấy thằng Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bấy lâu nay chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ, hắn mãi mãi chỉ là con quỷ dữ, không bao giờ có thể làm người. Cách nhìn nhận của bà cô thị cũng chính là cách nhìn của mọi người làng Vũ Đại lâu nay đối với Chí. Tất cả quen coi anh là quỷ dữ mất rồi. Nên hôm nay lương tri anh thức tỉnh, linh hồn người của anh đã trở về nhưng nào có ai nhận ra? Cho nên Chí Phèo thực sự rơi vào một bi kịch tinh thần vô cùng đau đớn - bi kịch bị cự tuyệt làm người lương thiện. Các hy vọng được sống với Thị Nở, sâu xa hơn là hy vọng được quay về với cuộc đời lương thiện như một đóm lửa vừa mới được nhóm lên thì đã bị ngay một gáo nước lạnh dội vào cho tắt ngấm. Mặc dù, khi nghe những lời bà cô mắng thì thị Nở thấy lộn rột nhưng cũng phải nghe theo. Và thị đã giận dữ nói lại với Chí Phèo tất cả những lời của bà cô. Điều này khiến Chí ngẩn người vì thất vọng nhưng nhưng này có lẽ hắn chưa tuyệt vọng vì lúc đó hắn lại như hít thấy hơi cháo hành. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua xót trước một sự thật phũ phàng: mọi người đã cự tuyệt, không chấp nhận, dứt khoát không con hắn là một con người. Mùi cháo hành vẫn thoang thoảng đâu đây khiến hắn lại càng thêm đau xót, thấm thía. Hắn thấy rõ mọi con đường đều đang đóng chặt trước mặt hắn. Khi thị ra về, hắn đuổi theo thị, nắm lấy tay nhưng thị gạt ra. Điều đó chứng tỏ Chí luôn luôn khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở, đến với cuộc đời lương thiện. Từ đây, Chí đã thấm thía sâu sắc bi kịch của con người sinh ra làm người nhưng không được làm người. Chí vật vả, đau đớn và tuyệt vọng. Thật là lạ khi thấy Chí ôm mặt khóc rưng rức. Những giọt nước mắt đau đớn, hối hận nhưng đã quá muộn màng. Không còn cách nào khác, Chí lại tìm đến rượu. Nhưng vì ý thức đã trở về, lần uống rượu này của Chí khác biết bao nhiêu lần uống rượu trước. Hắn càng uống lại càng tỉnh ra, hắn không ngửi thấy mùi rượu mà chỉ nghe thoang thoảng mùi cháo hành, càng uống càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận. Trong cơn khủng hoảng và bế tắc, Chí Phèo lại càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi của mình cả bộ mặt và linh hồn con người. Chí đã xách dao ra đi. Hành động muốn đi trả thù của Chí rất dữ dội, quyêt liệt khiến Chí đi đén một hành động đâm chết cả nhà nó. Nhưng nó là ai? Tiềm thức mách bảo Chí đó là Bá Kiến. Trước đó, Chí không định đến nhà bá Kiến mà định đến nhà Thị Nở để đâm chết thị và bà cô thị cho hả giận nhưng cuối cùng Chí NĂM HỌC : 2019 – 2020
  24. ÔN THI HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 11 lại quên đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến. Khi đến nhà bá kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt lão, đanh thép kết tội tên cáo già này đòi làm người lương thiện, đòi một bộ mặt lành lặn. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? là câu hỏi chất chứa niềm phẫn uất, đau đớn, còn làn day dứt người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Thế rồi, Chí đâm chết kẻ thù. Hành động của Chí đã vượt khỏi suy nghĩ của tên địa chủ nổi tiếng khôn ngoan, gian hùng. Đây là cách hành động của người say không theo dự kiến ban đầu, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Chí lờ mờ hiểu ra nguyên nhân sâu xa đâu phải vì Thị Nở hay bà cô thị mà cái kẻ làm ra Chí như thế này chính là Bá Kiến. Đến đòi quyền làm người lương thiện là phải đòi nơi lão bá, không đòi được thì phải trả thù. Tuy làm tay sai cho Bá Kiến nhưng ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí Phèo. Khi Chí Phèo đã thức tỉnh thì hắn hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên dữ dội. Do vây, Chí Phèo đâm chết bá Kiến không hẳn vì say rượu mà chính vì mối thù đã bừng cháy. Cái chết của Chí chứng tỏ Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện. Vì vậy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào cái chết. Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã đặt ra bi kịch của người nông dân trước cách mạng: đó là bi kịch con người sinh ra là người mà không được làm người. Đồng thời qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã hai lần tố cáo cái xã hội thực dân phong kiến: xã hội đó cướp đi những gì Chí Phèo có và đã cướp những gì Chí Phèo muốn. Điều này thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nam Cao với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của những khát vọng trong hiện thực xã hội ấy. Ngoài ra, tác phẩm còn đặt ra một vấn đề nhân sinh mang tính triết lí sâu sắc: làm thế nào để con người sống đúng nghĩa là người trong cái xã hội tàn bạo phi nhân tính đương thời. Với thành công của truyện ngắn này, Nam Cao đã trở thành cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiên thực 1930 - 1945. NĂM HỌC : 2019 – 2020