Đề ôn thi học sinh giỏi Vật lý 9

pdf 1 trang Hoài Anh 24/05/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học sinh giỏi Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_thi_hoc_sinh_gioi_vat_ly_9.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi học sinh giỏi Vật lý 9

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Một xe máy và một xe đạp cùng chuyển động trên một đường tròn với vận tốc không đổi. Xe máy đi một vòng hết 10 phút, xe đạp đi một vòng hết 50 phút. Hỏi khi xe đạp đi một vòng thì gặp xe máy mấy lần. Hãy tính trong từng trường hợp. a. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên đường tròn và đi cùng chiều nhau. b. Hai xe khởi hành trên cùng một điểm trên cùng một đường tròn và đi ngược chiều nhau. Câu 2. (4,0 điểm) 2 Một bình thông nhau có hai nhánh trụ thẳng đứng A và B có tiết diện ngang tương ứng là S1= 20cm và 2 3 S2 = 30cm . Trong bình có chứa nước với khối lượng riêng là D0 = 1000kg/m . Thả vào nhánh B một khối hình 2 trụ đặc không thấm nước có diện tích đáy S3 = 10cm , chiều cao h =10cm và làm bằng vật liệu có khối lượng riêng D = 900kg/m3. Khi cân bằng thì trục đối xứng của khối hình trụ có phương thẳng đứng. a. Tìm chiều cao của phần khối trụ ngập trong nước. 3 b. Đổ thêm dầu có khối lượng riêng D1 = 800kg/m vào nhánh B. Tìm khối lượng dầu tối thiểu cần để đổ vào để toàn bộ khối trụ ngập trong cả dầu và nước. Câu 3. (4,0 điểm) Trong 3 bình cách nhiệt giống nhau đều chứa lượng dầu như nhau và có cùng nhiệt độ ban đầu. Đốt nóng một thỏi kim loại rồi thả vào bình thứ nhất. Sau khi bình thứ nhất thiết lập cân bằng nhiệt ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ hai. Sau khi bình thứ hai thiết lập cân bằng nhiệt ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ ba. Hỏi nhiệt độ của dầu trong bình thứ ba tăng bao nhiêu nếu dầu trong bình thứ hai tăng 50C và trong bình thứ nhất tăng 200C? Câu 4. (4,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V; một bóng đèn có ghi 6V - 3W; một điện trở R1 = 8Ω; một biến trở R2 mà giá trị có thể thay đổi được trong khoảng từ 0 đến 10Ω. a. Nêu các cách mắc các dụng cụ trên với nhau (mô tả bằng sơ đồ mạch điện) và tính giá trị biến trở R2 trong mỗi cách mắc để đèn sáng bình thường. Cho biết các dây nối các dụng cụ với nhau có điện trở không đáng kể. b. Trong câu a, gọi hiệu suất của mạch điện là tỉ số giữa công suất tiêu thụ của đèn và công suất của nguồn điện cung cấp cho toàn mạch. Tính hiệu suất của mạch điện trong từng cách mắc ở câu a và cho biết cách nào có hiệu suất cao hơn? Câu 5. (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết U = 12 v. R1 = R3 = 8  , R2 = 4  , R4 = 1  . Ampe kế có điện trở RA = 0 và vôn kế có điện trở vô cùng lớn. Rx là một biến trở . Bỏ qua điện trở của dây nối. a. Ban đầu khóa K đóng, điều chỉnh biến trở đến giá trị Rx = 1,2  . Tìm số chỉ của vôn kế, ampe kế và chiều dòng điện đi qua ampe kế. b. Khi khóa K mở. Tìm giá trị Rx để công suất trên biến trở Rx đạt giá trị lớn nhất, xác định công suất lớn nhất đó. Hết