Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Đề gốc - Năm học 2015-2016 - Sở GD và ĐT Phú Thọ

doc 2 trang thaodu 2791
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Đề gốc - Năm học 2015-2016 - Sở GD và ĐT Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_de_goc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Đề gốc - Năm học 2015-2016 - Sở GD và ĐT Phú Thọ

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS PHÚ THỌ NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN : HÓA HỌC (Trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi có 02 trang Đề gốc Cho biết nguyên tử khối: H=1; C=12; O=16; Fe=56; Mg=24; Zn=65; K=39; Cl=35,5; Mn=55; Na=23; Ba=137; S=32. Câu 1: Trong những cặp chất dưới đây, cặp chất xảy ra phản ứng là A. K2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. C. dung dịch NaOH và Al2O3. D. Na và dung dịch KCl. Câu 2: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 3: Dụng cụ dưới đây được dùng để điều chế và nghiên cứu phản ứng của khí C với dung dịch D để thu được kết tủa. Các chất A, B, D lần lượt là A. dung dịch HCl, CaCO3, dung dịch NaOH . B. H2O, CaC2, dung dịch AgNO3/NH3. C. dung dịch HCl, FeS, dung dịch Cu(NO3)2 . D. dung dịch HCl, Al4C3, dung dịch KOH. Câu 4: Cho phản ứng: Cu + KHSO4 + NaNO3 CuSO4 + K2SO4 + Na2SO4 + NO + H2O Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là A. 26. B. 27. C. 28. D. 25. Câu 5: Cho các sơ đồ phản ứng sau: X1 + X2 X4 + H2 X3 + X4 CaCO3 + NaOH X3 + X5 + X2 Fe(OH)3 + CO2 + NaCl Các chất thích hợp với X3, X4, X5 lần lượt là A. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl3. B. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl2. C. Na2CO3, Ca(OH)2, FeCl3. D. Ca(OH)2, NaHCO3, FeCl2. Câu 6: X, Y, Z là 3 hợp chất của 1 kim loại hoá trị I, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa màu vàng. X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung nóng Y thu được chất Z và 1 chất khí làm đục nước vôi trong, nhưng không làm mất màu dung dịch nước Br2. X, Y, Z là A. X là K2CO3; Y là KOH; Z là KHCO3. B. X là NaHCO3; Y là NaOH; Z là Na2CO3. C. X là Na2CO3; Y là NaHCO3; Z là NaOH. D. X là NaOH; Y là NaHCO3; Z là Na2CO3. Câu 7: Kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 8: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(III)? A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. B. FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. C. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4. D. Fe tác dụng với dung dịch HCl. Câu 9: Cho các dung dịch: NaCl, AlCl3, Al2(SO4)3, FeCl2, MgCl2, NH4Cl, (NH4)2CO3. Để nhận biết được các dung dịch trên, chỉ cần dùng một dung dịch duy nhất là A. NaOH. B. CaCl2. C. Ba(OH)2. D. H2SO4. Câu 10: Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây tác dụng với Cl 2 và dung dịch HCl đều cho cùng một muối. Trang 1/2 – Đề gốc
  2. A. Al, Fe và Ba B. Fe, Zn và Mg C. Al, Mg và Cu D. Mg, Na và Al Câu 11: Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng hỗn hợp X gồm: Al 2O3, MgO, Fe3O4, CuO nung nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. Mg, FeO, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. MgO, Fe3O4, Cu. o Câu 12: Khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và H2SO4 đặc ở 170 C thì thu được khí C2H4 lẫn CO2 và SO2. Muốn thu được khí C2H4 tinh khiết có thể cho hỗn hợp khí trên lội từ từ qua lượng dư dung dịch nào sau đây? A. dung dịch KCl. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch Br2.D. dung dịch NaOH. Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là A. 6,81 gam. B. 4,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam. Câu 14: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO 3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H 2 là 16. Thành phần phần trăm theo khối lượng của KMnO 4 trong X là A. 62,76%. B. 74,92%. C. 72,06%. D. 27,94%. Câu 15: Hỗn hợp khí Z gồm CO và H 2 có thể tích 10 lít có tỉ khối so với H 2 bằng 11,4. Thêm V lít SO2 vào hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T có tỉ khối so với H 2 tăng gấp đôi. Giá trị gần đúng của V là A. 12,3 lít B. 11,3 lít C. 13,8 lít D. 12,8 lít Câu 16: Cho 7,8 gam kali tác dụng với 1 lít dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của V và m lần lượt là A. 2,24 và 7,45. B. 1,12 và 3,725. C. 1,12 và 11,35. D. 2,24 và 13,05. Câu 17: Cho dung dịch chứa 31,84 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY ( X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử Z X < ZY) vào dung dịch AgNO3 dư thu được 57,34 gam kết tủa. X, Y lần lượt là A. F2 và Cl2 B. Cl2 và Br2 C. Br2 và I2 D. Cl2 và I2 Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là A. 13,70 gam. B. 18,46 gam. C. 12,78 gam. D. 14,62 gam. Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H4. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8. Câu 20: Hỗn hợp X gồm C 3H4, C3H6, C3H8 có tỉ khối so với H 2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít hỗn hợp X (đktc), rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, lọc bỏ kết tủa, khối lượng dung dịch thu được so với khối lượng nước vôi trong ban đầu A. giảm 5,7 gam. B. giảm 15 gam. C. tăng 9,3 gam. D. giảm 11,4 gam. HẾT Trang 2/2 – Đề gốc