Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Quảng Bình

doc 1 trang thaodu 2860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2017-2018 - Sở GD và ĐT Quảng Bình

  1. SỞ GDĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2017 – 2018 LỚP 9 - THCS Họ tên: Môn thi: Hóa học Số BD: (Khóa ngày 22 tháng 3 năm 2018) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I. (2,0 điểm) 1. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi: a. Sục từ từ khí Cl2 qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. b. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 98% vào ống nghiệm chứa một ít đường trắng. c. Cho Na dư vào ống nghiệm chứa dung dịch rượu etylic 960. d. Trùng hợp etilen. 2. Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có): glucozơ C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COOK Câu II. (2,5 điểm) 1. Hãy cho biết thành phần hóa học chính của thủy tinh thường? Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình sản xuất thủy tinh từ nguyên liệu là thạch anh (cát trắng), đá vôi và sôđa? 2. Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,132% Na; 32,093% Pb; còn lại là silic và oxi. Hãy viết công thức hóa học của pha lê dưới dạng các oxit? (Biết Pb có hóa trị II). 3. Cho 115,3 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO3 vào 500ml dung dịch H2SO4, thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 4,48 lít khí. Nung chất rắn Z đến khối lượng không đổi, thu được 11,2 lít khí và chất rắn T (các thể tích khí đo ở đktc, R là kim loại có hóa trị không đổi). Tìm R, biết trong hỗn hợp X số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3. Câu III. (1,5 điểm) Một loại khí gas sử dụng trong sinh hoạt có chứa: C 3H8, C4H10, C5H12. Tỉ lệ % theo khối lượng của C 3H8, C4H10 và C5H12 lần lượt là: 51,5%; 47,5% và 1%. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol mỗi chất C3H8, C4H10, C5H12 lần lượt là 2219 KJ; 2877 KJ; 3536 KJ. Tính khối lượng loại gas trên cần dùng để đun 2 lít nước từ 25 0C lên 1000C, biết rằng chỉ có 50% lượng nhiệt tỏa ra làm nóng nước; khối lượng riêng của nước là 1g/ml; nhiệt dung của nước là 4,18 J/(g.độ). Câu IV. (1,5 điểm) Độ tan S của chất X trong nước phụ thuộc theo nhiệt độ (t0C) được biểu diễn như ở đồ thị bên. 1. Hãy cho biết trong khoảng nhiệt độ từ 0 0C đến 700C có những khoảng nhiệt độ nào thu được dung dịch bão hòa và ổn định của X? 2. Nếu làm giảm nhiệt độ của 130 gam dung dịch bão hòa X từ 70 0C xuống 30 0C, thấy tách ra khỏi dung dịch m gam X khan. Tìm giá trị của m? t0C Câu V. (2,5 điểm) 1. Để phản ứng hoàn toàn 10 kg chất béo có lẫn axit béo tự do cần vừa đủ 1,4 kg NaOH, thu được 1,035 kg glixerol. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng? 2. Dung dịch X chứa Al 2(SO4)3, dung dịch Y chứa Ba(OH) 2. Trộn 200ml dung dịch X với 300ml dung dịch Y, thu được 8,55 gam kết tủa. Nếu trộn 200ml dung dịch X với 500ml dung dịch Y, thu được 12,045 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của chất tan trong dung dịch X, Y. (Cho: H=1, C=12, O=16, Na=23,Mg=24, Al=27, Si=28, S=32, Ba=137, Pb=207) HẾT