Đề thi chọn học sinh giỏi THPT Tiếng Anh Lớp 11 (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 9410
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi THPT Tiếng Anh Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_tieng_anh_lop_11_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi THPT Tiếng Anh Lớp 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút Câu I. Cho hình vẽ như sau: 3 N2 VK phản VK cố nitrat hoá định VK nitơ nitrat 1 2 NH + hoá 4 Rễ VK amôn 4 hoá - Quan sát hình vẽ trên và cho biết: 1. Chú thích từ 1 đến 4. 2. Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ? Câu II. 1. Lập bảng so sánh những điểm khác nhau trong pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và thực vật CAM về các tiêu chí sau: chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, nơi diễn ra, hô hấp sáng, năng suất sinh học. 2. Giải thích tại sao buổi trưa nắng gắt, cường độ ánh sáng mạnh nhưng cường độ quang hợp lại giảm? Câu III. 1. Giải thích vì sao nếu lấy hết CO 2 trong máu thì hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu và các tế bào mô lại bị thiếu ôxy? 2. Nếu bạn có 2 sợi dây thần kinh cùng đường kính, nhưng một dây có bao miêlin còn một dây thì không có bao miêlin. Cho biết dây thần kinh nào tạo điện thế hoạt động có hiệu quả năng lượng hơn? Câu IV. 1. Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích nghi với động vật ít hoạt động, trong khi đó côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở ?
  2. 2. Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép? Câu V. 1. Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì? 2. Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng, nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp? Câu VI. Cho bảng nhịp tim của thú: Động vật Nhịp tim/ phút Voi 25 – 40 Trâu 40 – 50 Bò 50 – 70 Lợn 60 – 90 Mèo 110 – 130 Chuột 720 – 780 1. Em hãy cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể? 2. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật? Câu VII. Tại sao ở người bình thường khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn giữ một tỉ lệ ổn định? Câu VIII. Một người bị nôn rất nhiều lần trong ngày do bị cảm. Bệnh nhân không những không giữ được nước và thức ăn đưa vào mà còn mất nhiều dịch vị. 1. Tình trạng trên gây mất cân bằng nội môi theo cách nào? 2. Các hệ cơ quan chủ yếu nào tham gia vào điều chỉnh lại cân bằng và các hệ cơ quan đó hoạt động như thế nào giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường? Hết Họ và tên: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN SINH GIỎI THPT – SINH HỌC 11 Câu Nội dung đáp án I 1. Chú thích: + 1. NH4 - 2. NO3 3. N2 4. Chất hữu cơ 2. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: + Có lực khử mạnh + Có ATP. + Có enzim nitrogenase + Thực hiện trong điều kiện yếm khí. - Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì: - Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử + nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4 - Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ. II 1. Bảng so sánh các tiêu chí ở 3 nhóm thực vật: Tiêu chí Nhóm TV Nhóm TV C4 Nhóm TV CAM C3 Chất nhận Ri15DP PEP PEP CO2 đầu (C5) tiên Sản phẩm APG ( C3) AOA AOA cố định CO2
  4. đầu tiên Nơi diễn ra Lục lạp của Cố định CO2 ở lục Lục lạp của TB TB mô giậu lạp TB mô giậu và mô khử CO2 ở lục lạp giậu TB bao bó mạch Hô hấp sáng Có Không Không Năng suất Trung bình Cao Thấp sinh học 2. Buổi trưa nắng gắt, cường độ thoát hơi nước mạnh hơn sự hút nước tế bào mất nước tăng qúa trình tổng hợp AAB tế bào khí khổng giảm sức trương nước tế bào khí khổng đóng lại ngừng qúa trình trao đổi khí khoảng gian bào mô giậu thiếu CO2 cường độ quang hợp giảm. III 1. Hoạt động hô hấp, tuần hoàn sẽ rất yếu vì: Khi trong máu không có + CO2 → không có H để kích thích lên các tiểu thể ở động mạch cảnh, xoang động mạch chủ và thụ thể hoá học ở trung ương thần kinh . - Các tế bào mô thiếu ôxy vì: + Hô hấp, tuần hoàn kém do đó không nhận đủ O2 cho cơ thể. + + Theo hiệu ứng Bohr thì khi không có H sẽ làm giảm lượng O 2 giải phóng ra từ ÔxyHêmôglôbin để cung cấp cho tế bào của mô. → tế bào thiếu O2 2. Điện thế hoạt động chạy trên dây thần kinh có bao miêlin sẽ có hiệu quả năng lượng cao hơn, vì: - Điện thế hoạt động được lan truyền theo cách nhảy vọt và được hình thành ở eo Ranvie. - Dây thần kinh không có bao miêlin điện thế hoạt động được lan truyền liên tục trên sợi trục, bơm Na/K hoạt động nhiều hơn → tốn nhiều năng lượng hơn. IV 1. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì: - Máu chảy trong mạch và điều phối tới các cơ quan ở hệ tuần hoàn hở với tốc độ chậm. - Không đáp ứng được nhu cầu O 2 , thải CO 2 của động vật hoạt động tích cực chỉ đáp. ứng được cho động vật ít hoạt động* Côn trùng hoạt động tích cực nhưng lại có hệ tuần hoàn hở vì: - Côn trùng không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O 2 cho tế bào và thải CO 2 ra khỏi cơ thể. - Côn trùng sử dụng hệ thống ống khí, các ống khí phân nhánh tới tận
  5. các tế bào. 2. * Ở cá tồn tại hệ tuần hoàn đơn do: - Cá sống trong môi trường nước nên cơ thể được môi trường nước nâng đỡ. - Nhiệt độ nước tương đương với thân nhiệt của cá nên nhu cầu năng lượng, ôxi thấp. * Ở chim và thú tồn tại hệ tuần hoàn kép do: - Chim và thú là động vật hằng nhiệt, hoạt động nhiều nên cần nhiều năng lượng và ôxi. - Hệ tuần hoàn kép giúp tăng áp lực máu và tốc độ chảy nên cung cấp đủ oxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể. V 1. Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp. 2. Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM, điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây năng suất thấp. VI 1. Khối lượng cơ thể càng lớn nhịp tim càng chậm, số nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. 2. Vì: - Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng. - Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể. VII * Vì: Khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao, gan nhận được nhiều glucozơ từ tĩnh mạch của gan, gan sẽ biến đổi glucozơ thành glycogen dự trữ trong gan và cơ nhờ hoocmon insulin => lượng đường trong máu luôn giữ ổn định - Khi ăn ít đường, lượng glucozơ trong máu giảm, gan sẽ chuyển hoá glycogen dự trữ thành glucozơ nhờ hoocmon glucagon. Khi nguồn glycogen dự trữ hết, gan chuyển hoá aa, axit lactic, glyxerin (sinh ra
  6. do phân huỷ mỡ) thành gluozơ. Do đó, lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định - Nếu lượng glycogen dự trữ trong gan đạt đến mức độ tối đa thì gan sẽ chuyển hoá glucozơ thành lipit dự trữ ở các mô mỡ, đảm bảo lượng đường luôn ổn định. VIII 1. - Nôn nhiều gây giảm thể tích máu và huyết áp, tăng pH máu. - Hệ tiết niệu, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ nội tiết tham gia điều chỉnh lại cân bằng nội môi. 2. - Hệ tiết niệu điều chỉnh thể tích máu và pH qua cơ chế làm giảm mất nước và H + thải theo nước tiểu. Renin, aldosteron, ADH được tiết ra gây tăng tái hấp thu Na + và nước, dây giao cảm làm co mạch đến thận làm giảm áp lực lọc. - Hệ hô hấp giúp duy trì pH qua điều chỉnh làm giảm tốc độ thải CO2 . pH thấp làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm. - Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các nơi dự trữ. - Mất nước do nôn còn gây cảm giác khát dẫn đến uống nước để duy trì áp suất thẩm thấu.