Đề thi chọn học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_truong_mon_ngu_van_lop_12_nam.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng trường môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM 2019-2020 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (6,0 điểm) Alexander là một người thông minh theo học với hiền triết Aristotle. Khi lên ngôi hoàng đế, ông đã tâm sự với thầy: - Con sẽ chiến thắng Ai Cập và Thổ Nhĩ Kì. Aristotle hỏi: - Rồi sao nữa? Alexander suy nghĩ: - Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an. Aristotle mỉm cười: - Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không? (Theo Hành trình về phương Đông – Blair T. Spalding) Câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống? Câu 2 (14,0 điểm) Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người. Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua một số tác phẩm thơ ca đã học trong chương trình Ngữ văn THPT. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . . . . Số báo danh:
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 12 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN (Hướng dẫn gồm 04 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. - Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (6,0 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vận dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống, ai cũng có những tham 0,25 vọng, nhưng đừng quá mải mê chạy theo tham vọng mà quên đi hạnh phúc bình dị xung quanh mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động: 1 Giải thích ý kiến 1,5 - Lời tâm sự của Alexander với thầy: Con sẽ chiến thắng Ai cập và Thổ Nhĩ Kì. Đó là 1,0 những khao khát, tham vọng lớn lao của con người trong cuộc sống. Sau đó, con có thể ngủ một cách bình an là mục đích cuối cùng Alexander muốn đạt tới – được hưởng hạnh phúc, bình an. Lời khuyên của thầy Aristotle: Con hỡi, tại sao con không ngủ bình an ngay đêm nay có hơn không? Mục đích bé nhỏ ấy có thể thực hiện ngay bây giờ thì tại sao lại phải đi kiếm tìm ở đâu xa. - Câu chuyện gợi ra cho mỗi người bài học quý giá và sâu sắc về cuộc sống: Đừng nên mải chạy theo những tham vọng lớn lao trong cuộc đời mà quên đi những hạnh 0,5 phúc bình dị xung quanh mình. 2 Bàn luận, mở rộng vấn đề 2,5 - Mỗi con người đều nuôi dưỡng những khát khao, tham vọng cho đời mình và mong 0,5 ước thực hiện chúng bằng mọi cách. Những tham vọng lớn có thể giúp con người đi đến thành công, mang lại cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. - Mục đích sau cùng của đời người chính là để đạt đến một ước vọng: hạnh phúc. Hạnh phúc là ở ngay trong hiện tại, rất giản dị, gần gũi xung quanh cuộc sống chúng 0,5 ta. Khi trạng thái tinh thần thoải mái, trong lòng nhẹ nhàng, thanh thản là lúc con người có được an vui, hạnh phúc. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống. - Khi quá mải mê chạy theo tham vọng, con người có thể vô tình bỏ quên những hạnh 0,5 phúc mình đang có. Họ đã lãng phí, đánh mất thời gian, sức khỏe, quên đi bản thân, gia đình, thậm chí dùng mọi thủ đoạn, đánh đổi nhân cách, mạng sống, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh để cuối cùng nhìn lại mới thấy tiếc nuối, xót xa, ân hận, có khi phải trả giá đắt cho những tham vọng không cùng.
  3. - Con người luôn gắng sức làm việc để mong có tiền tài, danh vọng và quyền thế 0,5 Nhưng đừng để công việc và những ham muốn cuốn mình đi. Hãy tìm những niềm vui bình dị, sống sao để có được cảm giác hạnh phúc cho mình và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. - Phê phán những kẻ chạy theo tham vọng cá nhân bằng mọi giá và những kẻ sống vô 0,5 tâm, lười biếng, không mục đích. 3 Bài học nhận thức và hành động 1,0 - Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống mỗi người là những hạnh phúc 0,5 bình dị, thiết thực ngay bên cạnh mình chứ không phải là việc theo đuổi những tham vọng không phút giây ngừng nghỉ. Hãy thực hiện tham vọng khi nó mang đến những lợi ích thiết thực cho bạn và những người xung quanh, đừng để đánh mất những hạnh phúc thực sự trong cuộc sống - Tạo được sự cân bằng, hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần, giữa đời sống cá nhân và xã hội, biết cảm nhận niềm an vui trong hiện tại chính là niềm hạnh phúc 0,5 và cũng là khát vọng đích thực mà mọi người hướng tới. d. Sáng tạo 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Câu 2 (14,0 điểm) a. Về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. - Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Âm điệu thơ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên những bài thơ chân chính. Nghe được âm điệu thơ là đã phần nào nắm 0,5 được cái hồn của bài thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát vấn đề nghị luận: 2 Giải thích 4.0 * Cắt nghĩa ý kiến: - Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc: giá 0,5 trị của thơ ca không chỉ tạo ra những nét đẹp “kì bí”, không chỉ là sự trau chuốt ngôn từ hay tạo ra vẻ đẹp mới lạ về hình thức. - Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc: giá trị lớn nhất của tác phẩm thơ ca chính là cái đẹp chân 0,5 thực, mộc mạc, gần gũi với đời thường. Là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người: cái đẹp giản dị của thơ ca sẽ soi sáng tâm hồn con người, mang lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống. => Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht đã đưa ra một trong những tiêu chí quan trọng đối với tác phẩm thơ hay: chân thực, dung dị cả về nội dung lẫn hình 0,75 thức. Đó chính là một trong những điều quan trọng làm nên giá trị, sức mạnh của thơ ca. * Lí giải ý kiến: Ý kiến của Bertold Brecht đúng đắn và xác đáng vì: - Xuất phát từ quy luật sáng tạo của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng: 0,75
  4. Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con người. Vì thế, cái hay của một tác phẩm văn học, một bài thơ được tạo nên từ chính cái đẹp chân thực, mộc mạc, dung dị, gần gũi với đời thường, thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Thơ không như thứ rượu quỳnh tương, nấu lâu, cất kĩ, rót ra chén ngọc rồng mà như nước suối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi khe núi. (Phạm Thế Ngũ). - Xuất phát từ đặc trưng của thơ trữ tình: Sự chân thực, giản dị của cảm xúc và ngôn ngữ là một đặc tính cơ bản của thơ: cảm xúc nảy nở từ lòng thi nhân một cách 0,75 chân thành, thắm thiết; câu chữ không cần trau chuốt hay “thần bí hóa”; ngôn ngữ dễ hiểu, cô đúc, trong sáng. - Xuất phát từ chức năng của văn học, trong đó có thơ ca: Thơ khởi nguyên là sự lên tiếng của trái tim, là sự rung động tâm hồn của nhà thơ nhưng trở thành tiếng 0,75 lòng chung của muôn người, tiếng gọi đàn, thành tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình với người đọc, thơ là một ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi ấm và soi sáng, là ánh sáng mạnh mẽ hướng con người đến vẻ đẹp của chân, thiện, mĩ. 3 Chứng minh qua một số tác phẩm thơ ca trong chương trình Ngữ văn THPT 7,0 -Thí sinh chọn một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn THPT để làm sáng tỏ ý kiến. - Trong quá trình phân tích, cần chỉ rõ được cái đẹp của thi phẩm ở nội dung và hình thức, có ý nghĩa đối với con người, cuộc đời. Nếu chỉ phân tích tác phẩm chung chung thì không cho quá 50% điểm số của phần này. 4 Đánh giá, nâng cao vấn đề 1,0 - Ý kiến của Bertold Brecht cho ta hiểu thêm về giá trị và cái đẹp của thơ ca đích thực. - Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn thể hiện và 0,5 khẳng định được mình phải sáng tác những tác phẩm có giá trị, tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người. Người đọc phải cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, mộc mạc, giản dị của tác phẩm văn chương mới thấy hết được giá trị đích thực của một tác phẩm văn học chân chính. 0,5 d. Sáng tạo 0,5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5 HẾT