Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018.doc
Nội dung text: Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 01 trang) ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thứ sáu, ngày 28 "En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả. Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát". (Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn) Câu 1. (1.0 điểm): Tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào trong đoạn trích trên? Câu 2. (1.0 điểm): Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ ai ? Câu 3. (2.0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của nó. Câu 4. (2.0 điểm): Em tự thấy mình là “người lính hèn nhát” hay “người lính dũng cảm” trong học tập? Vì sao? II. TẬP LÀM VĂN. (14.0 điểm) : Câu 1. (4.0 điểm): Từ ngữ liệu ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 20 - 25 dòng tờ giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống. Câu 2. (10.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ;, Số báo danh:. . . . . . . . . . .
- PHÒNG GD&ĐT KỲ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ( Gồm 04 trang) MÔN: NGỮ VĂN 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm 1.0 2 Cụm từ “tên lính nhỏ” trong đoạn trích trên chỉ En-ri-cô 1,0 Đọc- 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là điệp ngữ kết 0,5 hiểu hợp với liệt kê : + những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp 0,25 sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. + Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới 0,25 làm bãi chiến trường, và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn - Tác dụng : + diễn tả đầy đủ, sinh động và nhấn mạnh sự cần thiết của việc học ở 0,5 mọi tầng lớp người, mọi lứa tuổi, + Người cha muốn động viên, khích lệ tinh thần, ý chí học tập của 0,5 người con. 4 - Học sinh tự lựa chọn một trong hai ý 0,5 - Diễn đạt thành đoạn văn khảng 7 – 10 dòng, lí giải được một cách 1,5 hợp lí về sự lựa chọn của mình. ( Lưu ý: tôn trọng sự sáng tạo của học sinh) a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt thao tác lập 3,0 luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn về lòng dũng cảm theo hướng sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm là một trong những 0,5 đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Phần TLV * Giải thích và nêu biểu hiện : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, 1,0 khó khăn. Biểu hiện trong ngữ liệu và trong thực tế đời sống (người 1. có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa, ) * Bàn luận: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp và cần thiết của con 1,0
- Phần Câu Nội dung Điểm người ở mọi thời đại: + Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong lao động sản xuất của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng) + Trong cuộc sống hàng ngày: đấu tranh phòng chống tội phạm, cứu người bị hại, gặp nạn (lấy dẫn chứng) + Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. * Bài học nhận thức và hành động của bản thân: + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát 0,5 huy truyền thống quý báu của dân tộc + Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 TV. 0,25 1. Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 - Đảm bảo bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ, chính xác. - Xác định đúng vấn đề và phạm vi kiến thức bài nghị luận 2. Yêu cầu về kiến thức a. Mở bài 0,5 - Giới thiệu vấn đề nghị luận và hướng vào nhận định - Giới thiệu về Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ “Qua Đèo Ngang”, ấn tượng chung về bài thơ. b. Thân bài * Giải thích 1,0 2 + Thơ ca bắt rễ từ lòng người: Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả. + Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc đối với thơ ca. -> Khái quát nhận định: Thơ ca khởi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống và tình cảm ấy, thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện. * Chứng minh: phân tích bài thơ “Qua Đèo Ngang” để làm sáng tỏ nhận định Luận điểm 1: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” bắt rễ từ lòng người. - Bài thơ được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan vào Huế để nhận 0,25
- Phần Câu Nội dung Điểm chức Cung trung giáo tập. Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc để kín đáo thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà và nỗi buồn cô 0,25 đơn thầm lặng của thi nhân. Học sinh dẫn thơ và phân tích: + Hai câu thơ đề: Khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn "bóng xế tà" gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Với việc nhân hoá 1.0 cảnh vật qua động từ "chen" cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang hoang vu với sức sống thật mãnh liệt. + Hai câu thực: Hình ảnh cuộc sống con người nơi Đèo Ngang . Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để sự nhỏ bé, lẻ loi, heo hút của con người so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo 1.0 Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật càng gợi lên nỗi buồn khôn xiết của người lữ khách. + Hai câu luận: Khung cảnh Đèo Ngang còn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương của chim cuốc và chim đa đa Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm "cuốc cuốc" "gia gia" độc đáo kết hợp nhân hóa gây ấn 1.0 tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. + Hai câu kết: Thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn tâm trạng của nhân vật trữ tình. Cảnh vật Đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không 1,0 muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên "một mảnh tình riêng ta với ta". Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Hình tượng thơ đặt trong thế tương phản, âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc. => Cảnh Đèo Ngang", tâm tình nữ sĩ - khách li hương như chan hòa, như cộng hưởng. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy. 0,5 Luận điểm 2: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” nở hoa nơi từ ngữ. - Bài thơ "Qua đèo Ngang" được viết theo thể thất ngôn bát cú
- Phần Câu Nội dung Điểm Đường luật hàm xúc, cô đọng nhưng diễn tả được nội dung phong phú. Hình tượng thơ mang tính ước lệ tượng trưng giàu sắc thái biểu cảm. 2 - Giọng thơ nhẹ nhàng, du dương đã diễn tả được nỗi niềm hoài cổ buồn thương man mác, bâng khuâng. - Sử dụng phép đối đặc sắc ở các câu thực, luận, kết làm nổi bật khung cảnh vắng vẻ, hoang sơ, thưa thớt của Đèo Ngang và bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. - Phép đảo ngữ, nghệ thuật chơi chữ độc đáo, phép nhân hóa, từ láy, đã diễn tả được tâm trang, nỗi niềm hoài cổ của thi nhân một cách kín đáo. * Đánh giá chung: “Qua Đèo Ngang” là một tuyệt phẩm của bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho nền thi ca Việt Nam. Tác phẩm đã chứng tỏ nhận định “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” là xác đáng. c. Kết bài: 0,5 + Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, chau chuốt. 0,5 + Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế về khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ trác tuyệt.