Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hàn Đan (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 8030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hàn Đan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2019_2020_trieu_h.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Triệu Hàn Đan (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT Môn: Ngữ Văn lớp 10 Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/01/2020 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ Văn 10. - Đánh giá một cách tổng quát về một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 10- học kì I, theo 2 nội dung. - Đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và tự luận. Cụ thể: + Tiếng Việt + Văn học Trung đại + Vận dụng kiến thức kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. 2. Kĩ năng - Nhận diện được nội dung và nghệ thuật trong một số văn bản thơ trung đại. - Huy động kiến thức kĩ năng nghị luận văn học để viết bài nghị luận về tác phẩm thơ. Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. + Năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong các văn bản. + Năng lực đọc – hiểu một ngữ liệu văn học theo đặc trưng thể loại + Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận về ý nghĩa của văn bản. + Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về hướng giải quyết về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. HÌNH THỨC VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Đọc – hiểu và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra theo đề chung tại lớp.
  2. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Chủ đề \ Mức Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng độ thấp cao Chỉ ra được Vận dụng và 1. Đọc hiểu: - Nhận biết ý ngĩa của trình bày hiểu Xác định được được cấu tạo câu trong ngữ biết về ý nghĩa cấu tạo câu câu qua ngữ liệu liệu của câu trong trong câu văn cụ thể. những ngữ liệu cụ thể. 30%= 3 1,0 1,0 1,0 điểm 2. Làm văn: Nhớ được Hiểu, giải Đánh giá, Chỉ ra được ý Kỹ năng làm những nét chính thích được ý liên hệ rút nghĩa của bài văn nghị luận về tác giả, tác nghĩa của các ra bài học thơ qua các từ văn học: về tác phẩm. từ ngữ, biện cho bản ngữ, biện pháp phẩm thơ pháp nghệ thân nghệ thuật then thuật then chốt. chốt. 70%= 0,5 1,5 4,0 1,0 7điểm 100%= 1,0= 1,0% 3,0 = 30% 5,0 = 50% 1,0 = 10% 10điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42) Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Câu 2: Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
  3. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI RA ĐỀ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THẨM ĐỊNH Triệu Hàn Đan LÃNH ĐẠO DUYỆT
  4. SỞ GD&ĐT KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT Môn: Ngữ văn lớp 10 Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04/01/2020 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 - Trạng ngữ: Năm 1920. 1,5 - Chủ ngữ: cậu bé 11 tuổi nọ. - Vị ngữ: lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. 2 Ý nghĩa: 1,5 - Thứ nhất: Người bố muốn người con phải biết rõ rằng lỗi lầm mình mắc phải thì nhất định phải chính mình giải quyết nó, không được ỷ lại vào bố. - Thứ 2: Đây như một bài học của người bố dành cho con trai "có vay, có trả". - Thứ 3: Tạo áp lực để người con phấn đấu, trong vòng 1 năm cần trả lại số tiền đã vay cho bố. Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 1. Kĩ năng: - Trình bày khoa học - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, bố cục hoàn chỉnh. - Không mắc lỗi dùng từ, chính tả 2. Kiến thức Nội dung Điểm Nêu vấn đề: Giới thiệu đôi nét về tác giả và bài thơ 0.5 Giải quyết vấn đề 1/ Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè. - Hoàn cảnh sống: rồi- rỗi rãi ngồi hóng mát suốt ngày hè, cảm nhận bức tranh thiên nhiên. 2.0 - Màu sắc: lục, đỏ, hồng -> làm sinh động, tươi tắn không gian ngày hè. - Động từ: đùn đùn, phun, tiễn -> sự chuyển động của cảnh sắc khiến bức tranh như có hồn, gợi cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè. - Không gian: hiên nhà hoa lựu đỏ, sân rộng tỏa bóng mát và ao sen ngát hương thơm. Điểm nhìn từ gần đến xa -> tâm hồn thư thái . => Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống. Tâm thế của con người rất yêu thiên nhiên, sống với thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên. 2/ Bức tranh sinh hoạt ngày hè. 2.0 - Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương: trong không gian rộng lớn cảnh sinh hoạt của con người diễn ra hàng ngày. - Âm thanh: lao xao, dắng dỏi: tiếng nói qua lại của người mua bán trong buổi chợ làng quê yên bình, hòa với tiếng ve inh ỏi tạo nên một bản nhạc của cuộc sống thanh bình.
  5.  Tâm thế của con người an nhàn, thanh bình và êm ấm 3/ Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả 2.0 - Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường. - Nhưng trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ. Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no. - Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn có kết câu chặt chẽ của các cặp câu thơ đề, thực, luận, kết: nghệ thuật “thi trung hữu họa” bài thơ như một bức tranh tuyệt đẹp về mùa hè cảnh sắc sinh động: nghệ thuật miêu tả với các động từ, tính từ khiến bức tranh thêm sống động. Kết thúc vấn đề: 0.5 Tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước. .Hết . (Hướng dẫn chấm gồm 02trang)
  6. SỞ GD&ĐT KỲ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THPT Môn Ngữ văn lớp 10 Thời gian thi: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói: - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố. Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này. (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXBTổng hợp TP Hồ Chí Minh,Tr. 42) Câu 1: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Câu 2: Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? Phần II: Làm văn (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Hết . (Đề thi gồm 01 trang ) Họ và tên thí sinh : . Lớp :
  7. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI RA ĐỀ HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THẨM ĐỊNH Triệu Hàn Đan LÃNH ĐẠO DUYỆT Mẫu 1
  8. TRƯỜNG THPT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN Thẩm định đề thi kỳ thi học kì 1 (Ngày thi: ) Môn Ngữ Văn, khối 10 1. Họ tên người thẩm định: Họ và tên người ra đề: Triệu Hàn Đan 2. Thời gian: giờ , ngày tháng năm 201 3. Nội dung thẩm định 3.1. Đề thi - Hình thức (tiêu đề, thể thức văn bản ): - Nội dung (phạm vi kiến thức, tính chính xác khoa học, phù hợp với đối tượng ): - Thời gian làm bài: . 3.2. Hướng dẫn chấm - Hình thức (tiêu đề, thể thức văn bản ): . . . - Nội dung (đủ các ý chính, thang điểm hợp lý? ): 4. Kết luận chung LÃNH ĐẠO DUYỆT NGƯỜI RA ĐỀ NGƯỜI THẨM ĐỊNH (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí)