Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS - THPT Sương Nguyệt Anh (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS - THPT Sương Nguyệt Anh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_suong_n.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS - THPT Sương Nguyệt Anh (Có đáp án)

  1. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh Trường THCS -THPT. Sương Nguyệt Anh ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI HỌC KỲ I LỚP 12 (2017-2018) Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút I.Đọc - Hiểu: (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Kỹ sư công nghệ bị ung thư máu truyền cảm hứng để "tuổi trẻ cháy mãi" Anh Nguyễn Hoàng Hải (SN 1989) là cựu sinh viên của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ngay sau khi ra trường, anh Hải làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Không may, vào đúng sinh nhật 24 tuổi, anh Hải bị mắc bệnh ung thư máu dạng tủy. Hy vọng sống của Hải thật mong manh bởi ngoài điều trị hóa chất, chỉ có thể ghép tủy thành công mới giúp anh trở lại cuộc sống bình thường. Nhờ sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp và đặc biệt là khát khao được sống, được cống hiến của bản thân, bệnh tình của chàng trai trẻ thuyên giảm từng ngày. Khi trở lại với công việc, dù vẫn đang trong thời gian điều trị, anh vẫn không ngừng làm việc. Đến nay anh Hải đã trở thành trưởng nhóm và đảm nhận vai trò Quản trị dự án phần mềm, là một trong 100 cá nhân xuất sắc của FPT Software năm 2016. Phương châm sống của anh là: “Phải sống vì mọi người, còn một tia hi vọng cũng phải sống”. Nguyễn Hoàng Hải trong buổi trò chuyện với sinh viên HV Bưu chính Viễn thông Trong buổi trò chuyện mang tên “Tuổi trẻ có nên cháy hết mình?”, anh Hoàng Hải chia sẻ: “Mình nghĩ trong cuộc sống ai cũng muốn mình sống khỏe mạnh và đóng góp cho xã hội. Anh Hải nói: “Mình cảm thấy chủ đề “Tuổi trẻ có nên cháy hết mình không” rất hay. Theo mình tưởng tượng điều này giống như một cái lò, muốn cháy thì phải có mồi lửa, nguyên liệu (củi) và cái lò. Mồi lửa chính là đam mê của các bạn, muốn được tham gia các dự án lớn, hay nói chuyện với các chuyên gia công nghệ của thế giới hay gặp các VIP của các công ty hàng đầu thế giới. Nguyên liệu, củi chính là đồng nghiệp bên cạnh các bạn.
  2. Muốn lửa cháy mãi thì cần có một cái lò, một môi trường sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ các bạn. Muốn ngọn lửa cháy thì phải có cả ba điều kiện ấy. Các bạn phải luôn giữ lửa trong mình. Lò phải vững chãi, phải có những cơ chế đặc biệt”. ( dantri.com.vn số ra ngày 24/11/2017 ) Câu 1 : (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản Câu 2 : (0,5 điểm): Anh / chị hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ cháy” trong câu “Tuổi trẻ có nên cháy hết mìnmình ”? Câu 3 : (1 điểm) : Anh /Chi có đồng ý với ý kiến “Mồi lửa chính là đam mê” ? Câu 4 : (1 điểm) : Viết một đoạn văn 5 đến 7 dòng cho biết anh chị có nghĩ rằng tuổi trẻ cần “ phải luôn giữ lửa trong mình” ? II. Tự luận:(7 điểm) Câu 1 : (2 điểm) : Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa” – Milton Berle Câu 2 : (5 điểm) : Phân tích ba khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh . Theo anh chị tình yêu của tuổi trẻ hôm nay có cần phải “tan ra ”để hòa giữa cái chung và cái riêng ? Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKI MÔN NGỮ VĂN 12 Năm học 2017-2018
  3. CÂU NỘI DUNG THAN G ĐIỂM 1 Phần 1: Đọc hiểu Câu 1 : (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản 0.5đ Phong cách ngôn ngữ báo chí Câu 2: (0,5 điểm): Anh / chị hiểu như thế nào về nghĩa của từ “ cháy” trong câu “Tuổi trẻ có nên cháy 0,5 đ hết mình ”? - Từ “cháy” trong câu “Tuổi trẻ có nên cháy hết mình ” có nghĩa là sống hết mình , thể hiện hết tài năng , bản lĩnh , sức mạnh của tuổi trẻ cho khát vọng, cho đam mê của chính mình và cho xã hội. Câu 3 : (1 điểm) : Anh /Chi có đồng ý với ý kiến “Mồi lửa chính là đam mê” ? -Mồi lửa chính là niềm đam mê của tuổi trẻ. Nó chính là động cơ để tuổi trẻ “cháy” hết mình, phấn 1,0đ đấu hết mình , để vươn đến thành công. Câu 4 : (1 điểm) : Viết một đoạn văn 5 đến 7 dòng cho biết anh chị có nghĩ rằng tuổi trẻ cần “ phải 1,0 đ luôn giữ lửa trong mình” ? Tuổi trẻ cần “ phải luôn giữ lửa trong mình” , để luôn có động cơ phấn đấu, để sống có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Phần hai : Làm văn 2 Câu 1 : Nghị luận xã hội (2,0đ) 2,0đ Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói sau “ “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa” – Milton Berle a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận - Cho 0,25đ: Hs biết cách trình bày 1 đoạn văn với 200 chữ. 0,25 đ b. Xác định đúng vấn đề : - Cho 0,25đ: xác định đúng vấn đề . 0,25 đ c. Nội dung triển khai : - Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề : Phải biết tự tạo ra cơ hội cho bản thân. 1,0 đ - Thân đoạn : Gồm các ý chính : + Giải thích :“Cơ hội” là những điều kiện thuận lợi đến với chúng ta mà chúng ta có điều kiện, thờicơ để nắm bắt nó. + Sai lầm nếu suy nghĩ rằng tại vì bản thân không có cơ hội bế tắc , chán nán, chấp nhận thất bại , sống nghèo khổ, thua thiệt, + Cơ hội thì có mặt ở khắp nơi, nhưng quan trọng là ta có chịu đi tìm hay không. +Có nhiều cách để tự tạo ra cơ hội cho bản thân :
  4. @ Hãy làm việc với một ý thức phục vụ cho cộng đồng @ Hãy giúp đỡ mọi người trong khả năng có thể @ Luôn sẵn sàng tâm lý để đối phó với thách thức và luôn cảnh giác với cái ” tôi” của chính mình @ Đừng e sợ trước khó khăn mà hãy nhìn thẳng vào vấn đề tìm cách giải quyết: Kết đoạn: Đánh giá – rút bài học. Cho 0,5 – 1,0: Cơ bản thể hiện nội dung .Vài ý còn chưa đầy đủ . Điểm 0,25 – 0.5: đáp ứng 1/2 yêu cầu. Cho 0,0 điểm : Không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào. d. Sáng tạo : - Điểm 0,25đ: Sáng tạo độc đáo, có quan điểm và kiến thức xã hội sâu sắc . 0,25đ e. Chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0,25đ: Làm bài không mắc lỗi. 0,25 đ - Điểm 0,0 đ: mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  5. Câu 2 : Phân tích ba khổ thơ cuối trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh . Theo anh chị tình yêu của 5,0 đ tuổi trẻ hôm nay có cần phải “tan ra ”để hòa giữa cái chung và cái riêng ? 3
  6. I.MỞ BÀI 0,5đ - Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh thể hiện trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha. Trong thơ Xuân Quỳnh, khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với những dự cảm lo âu - Giới thiệu bài thơ “Sóng” : “Sóng” là một trong những bài thơ thành công nhất của Xuân Quỳnh về đề tại tình yêu. Bài thơ được viết năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968). - “Sóng” cũng là một trong những bài thơ thể hiện chân thực, gắn bó nhất vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát được yêu thương, gắn bó, trái tim luôn trăn trở lo âu, luôn mong được dâng hiến và hy sinh cho tình yêu. - Giới thiệu ba khổ thơ cuối của bài “ Sóng ”( Khổ 7,8,9) II. THÂN BÀI: a) Phần phân tích 3 khổ thơ : Khổ 7 : Tình yêu sôi nổi, nồng nhiệt của Xuân Quỳnh cũng lại là một tình yêu chân thành trong sáng, một tình yêu đòi hỏi sự gắn bó thủy chung. Như mọi con sóng dù “muôn vời cách trở” nhưng vẫn hướng vào bờ và nhất định tới bờ, thì lòng em cũng thế: 0,75đ “Dẫu xuôi về một phương” Khổ 8: Sóng là niềm thấp thỏm, lo âu về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh của hạnh phúc. Những nỗi niềm ấy xuất phát từ một khát vọng mãnh liệt về sự vĩnh cửu của tình yêu. “Cuộc đời bay về xa” 0,75 đ Khổ 9: Cứ thế lời thơ triền miên cùng sóng Cuối cùng sóng hiện ra trong khát khao hạnh phúc mãnh liệt nhất: khao khát bất tử. “Làm sao được ngàn năm còn vỗ”. → Đứng trước biển, cũng là đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, sự vô thủy vô chung của thời gian và thấy đời người thật ngắn ngủi Xuân Quỳnh muốn được có mặt mãi trên cõi đời này để được sống, được bất tử trong tình yêu;và tình yêu ấy càng mang ý nghĩa cao đẹp hơn khi 1,0 đ tình yêu cá nhân gắn liền với cuộc sống, chan hòa với cuộc đời lớn lao mở rộng, giữa biển lớn tình yêu, và vĩnh viễn với thời gian để ngàn năm còn vỗ. => Bài thơ kết thúc, nhưng những con sóng trong trái tim say đắm của Xuân Quỳnh vẫn cồn cào trong ngực, trong lồng ngực của những đôi lứa yêu nhau Con sóng tình yêu không bao giờ ngừng nghỉ. Mãi mãi dào dạt, “bồi hồi trong ngực trẻ”. b) Phần liên hệ thực tế : - Tình yêu tuổi trẻ luôn cần hòa vào bể đời rộng lớn ,cần bứt mình ra khỏi những lo toan tính toán của cá nhân, phải để cái tôi riêng hòa với cái ta chung . Khát vọng tình yêu cũng là khát vọng sống mãnh liệt đủ đầy . Cuộc đời còn tình yêu thì cuộc đời còn tươi đẹp và đáng sống và sống 0,75 đ trong tình yêu là một điều hạnh phúc . - Cuộc sống hôm nay , tổ quốc hôm nay vẫn còn bề bộn , tuổi trẻ hãy phải sống hết mình cho tình
  7. yêu và cho những giá trị đích thực của cuộc đời III. KẾT BÀI – Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật : Nghệ thuật : Thể thơ 5 chữ tao âm điệu của những con sóng biển, nghệ thuật nhân hóa , đối lập, 0,5 đ hình ảnh thơ đặc sắc có chọn lọc có sức gợi rất lớn đối với người đọc. Nội dung : Bài thơ đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu, luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà. Cho điểm : Điểm 3 - 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, một trong các ý còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. Điểm 2 - 2,5: đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên. Điểm 0,5 – 1,5: đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên. Điểm 0: không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong số các yêu cầu trên. d. Sáng tạo trong cách diễn đạt: - Điểm 0,25đ: có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 0,25 đ - Điểm 0đ: không có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, không có quan điểm và thái độ riêng hoặc thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu - Điểm 0,25đ: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25đ - Điểm 0: mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.