Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ea Súp (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 2570
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ea Súp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2018_2019_trung.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Trung tâm GDNN - GDTX Ea Súp (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK ĐỀ THI HOC KÌ II, NĂM HOC 2018 - 2019 TRUNG TÂM GDNN - GDTX EA SÚP MÔN: Ngữ văn 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 12 học kì II và cả năm. - Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Tự luận - Thời gian: 120 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ cần đạt được Tổng Nội dung số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - Ngữ liệu: - Nhận diện - Khái quát - Trình bày hiểu Văn bản nghệ phương thức nội dung quan điểm thuật. biểu đạt của chính mà văn của bản thân - Tiêu chí lựa văn bản. bản đề cập về vấn đề đặt chọn ngữ liệu: ra trong văn + Một văn bản - Chỉ ra biện - Hiểu được ý bản. hoàn chỉnh. pháp nghệ nghĩa, tác + Độ dài thuật được sử dụng của biện khoảng150-200 dụng trong pháp tu từ chữ. văn bản nghệ thuật được sử dụng. Số câu 1.5 1,5 1 4 Tổng Số điểm 1,0 1,5 0.5 3,0 Tỉ lệ 10% 15% 5% 30% II.Làm Câu 1: Nghị Viết đoạn văn luận xã hội văn. - Khoảng 200 chữ. - Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hôi đặt ra trong văn bản đọc hiểu ở phần I Câu 2: Nghị Viết bài luận văn học văn - Nghị luận về
  2. một bài thơ. Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ 20% 50% 70% Số câu 1.5 1.5 2 1 6 Tổng Số điểm 1,0 1,5 2.5 5,0 10,0 cộng Tỉ lệ 10% 15% 25% 50% 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn – Lớp 12 Thời gian: 120 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: “Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. ( ) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi ” (Trích “Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã” – Nguồn: www. vietgiaitri.com, 4/6/2015) Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? Câu 3: Tác giả cho rằng “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”, theo em đó là những bài học nào? Câu 4: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó? II. PHẦN LÀM VĂN : Câu 1. (2.0 điểm) Từ ý nghĩa đoạn văn phần đọc hiểu, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. .Hết
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn – Lớp 12 Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là nghị luận 0.5 2 Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: 1.0 - Biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân. - Sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào nội dung nói trên. 3 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng vẫn hướng vào những 0.5 bài học sau: - Bài học về kinh nghiệm. - Bài học về ý chí, nghị lực. - Bài học về giá trị cuộc sống 4 Học sinh trả lời được một rong ba phép tu từ sau: 1.0 * Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (Đừng để khi) ; lặp cấu trúc ngữ pháp; đối lập (tia nắng đã lên><giọt lê rơi). * Tác dụng: - Điệp ngữ ; điệp cấu trúc ngữ pháp: + Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. + Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh - Đối lập: Làm nổi bật sự trái ngược giữa ngoại cảnh với tâm trạng con người, nhằm khích lệ con người từ bỏ những ưu phiền, hướng đến cuộc sống vui tươi, ý nghĩa Lưu ý: HS có thể trả lời theo nhiều cách những vẫn xoay quanh tác dụng nêu ở trên. II Làm văn 7.0 1 Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. 2.0 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sống để không nuối tiếc khi nhìn lại 0.25 quá khứ. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Học sinh có thể viết theo nhiều 1.0 cách, dưới đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Ý nghĩa của đoạn văn: Phải biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và sống
  4. có ý nghĩa trong từng giây phút để không phải nối tiếc khi nhìn lại quá khứ. - Phân tích, bình luận: + Trong cuộc sống, ai cũng đã từng gặp phải thất bại, vấp ngã. + Khi gặp thất bại, con người có cách lựa chọn khác nhau: hoặc thất vọng, bi quan, buồn xuôi, phó mặc hoặc đứng dậy làm lại từ đầu, khắc phục khó khăn tiếp tục thực hiện công việc=>con người sẽ nuối tiếc hoặc không nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. + Để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ, chúng ta cần: sống hết mình, sống có ý nghĩa, luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh, sống có mục đích, lí tưởng, luôn biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người . - Bài học nhận thức và hành động cho bản thân d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ về vấn đề nghị luận 0.25 e. Chính tả, dung từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.25 nghĩa tiếng Việt. 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ 5.0 nhặt” của nhà văn Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề thân bài 0.5 triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ 0.5 c. Triển khai các luận điểm nghị luận: Học sinh có thể viết theo nhiều 3.0 cách, dưới đây là một số gợi ý: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật bà cụ Tứ - Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ đã già lại còn được đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ - Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc, giàu lòng bao dung, nhân hậu. - Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. =>Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh những người mẹ nông dân nghèo nhưng sống vì con, hết lòng yêu thương con. - Nghệ thuật: Nhân vật được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật; qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. - Qua nhân vật, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp: con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, kiến giải mới mẻ về 0.5 nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
  5. e. Chính tả, dung từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 0.5 nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10