Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9

docx 3 trang thaodu 3530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Hóa học Lớp 9

  1. Đề thi học sinh giỏi tỉnh Câu 1:(2,5 điểm) Cho hình vẽ thí nghiệm hóa học sau. a) Viết các phương trình xảy ra và cho biết Y là khí gì? b) Biết hổn hợp (CaCO3, CaSO3) có khối lượng 54 gam. Sau khi mở van cho HCl tác dụng hổn hợp muối, chờ phản ứng xong, thấy khổi lượng bình brom tăng 12,8 gam. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho Y phản ứng 100ml dung dịch A gồm Ca(OH)2 1M và NaOH 2M? Câu 2:(2,5 điểm) Na2O2( natri peoxit) tác dụng với khí CO2 sinh ra Na2CO3 và O2. KO2(kali supe oxit) cũng tác dụng với khí CO2 sinh ra K2CO3 và O2. Để cung cấp oxi cho các thợ lặn người ta thường dùng bình lặn chứa hổn hợp natri peoxit và kali supeoxit với tỉ lệ khối lượng là bao nhiêu để thể tích O2 sinh ra bằng thể tích khí CO2? Câu 3:(2,5 điểm) Cho các phương trình hóa học sau: a) (dd)X4 đặc + HI I2 + X1 + X2 b) SO2 + Br2 + X2 X3 + X4 c) H2S + KMnO4 KOH + X5 + X6 + X2 d) KOHđặc + Cl2 X7 + X8 + X2 e) S + HNO3 X9 + X4 + X2 - Hoàn thành các phương trình cho trên bằng phương pháp thăng bằng electron. - Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: X2, X3, X4. Câu 4:(2,5 điểm) a) Đơn chất X có màu vàng, độc tính nhẹ, không mùi, không vị. Đốt X trong không khí lấy dư thu được sản phẩm khí(khíY) rất độc, gây ngạt và viêm đường hô hấp. Đốt bột X với kim loại Z(có màu sắc trắng 3 ánh bạc, mềm và nhẹ, dZ = 2,7g/cm ) thu được hợp chất T. T bị thủy phân mạnh trong nước tạo ra kết tủa H và khí G. Đốt cháy G lại thu được Y; G phản ứng với Y thu được X. Xác định X, Y, Z, T, H, G và viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất X được tạo thành bằng phản ứng. 2+ 3- - 5Ca + 3PO4 + OH X Quá trình tạo lớp men răng này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng. Sau bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn công các thức ăn còn lưu lại trên răng tạo ra các axit hữu cơ ăn mòn răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sâu răng là ăn thức ăn ít
  2. chua, ít đường, thường xuyên xúc miệng đánh răng sau khi ăn. Người ta thường trộn vào kem đánh răng - NaF hay SnF2 vì ion F có thể tham gia tạo lớp men răng Y thay thế chất X. - Em hãy xác định chất X và viết phương trình ion rút gọn tạo thành chất Y. - Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho men răng. Giải thích? Câu 5: (2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn b(g) một hợp chất T(không có hóa trị III) trong không khí lấy dư thu được V1(l) khí A mùi hắc và b(g) một oxit B. Thêm vào b(g) oxit B một 3,6(g) một oxit sắt( chưa xác định ) thu được hổn hợp rắn C. Thổi 9,744(l) CO dư qua C thu được hổn hợp khí D có tỉ khối so với He là 9. Hổn hợp rắn sau phản ứng tiếp tục đem cho vào dd HNO3 đặc nóng(dư) thu được V2 lít khí(sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,2575b(g) muối khan. Biết 1/3 V1(l) khí A có thể làm mất màu hoàn toàn 250(ml) dung dịch Br2 0,1 M. (a) Xác định công thức hợp chất T, oxit B và công thức oxit sắt. (b) Tính b và V2? Câu 6: (2,5 điểm) a) Natri clorua có vị mặn được dùng làm thức ăn cho con người và gia súc nên được gọi là muối ăn. Huyết thanh trong máu người cũng chứa khoảng 0,08% natri clorua về khối lượng.Trong tự nhiên, natri clorua có trong nước biển, quặng Sylvinit(thành phần chính là natri clorua và kali clorua). Sau khi loại bỏ tạp chất của quặng Sylvinit sẽ thu được hổn hợp natriclorua, kali clorua nhưng nếu sử dụng cả hổn hợp này làm gia vị thức ăn thì rất nguy hiểm do kali clorua làm ngừng tim. Bảng sau cho biết độ tan trong nước của NaCl, KCl ở các nhiệt độ khác nhau: Để tách riêng NaCl và KCl trong quặng Sylvinit người ta cho quặng Sylvinit trong dung dịch NaCl bão hòa, đun nóng, sau đó lọc dung dịch thu được chất rắn X và khi để nguội thì chất Y sẽ kết tinh. Làm như vậy nhiều lần người ta tách riêng được KCl, NaCl ra khỏi quặng Sylvinit. Hãy cho biết X và Y lần lượt là chất gì. Vì sao? b) Hợp chất (W) là một trong những chất cần thiết cho sự sống của con người, các loài động vật, rất quan trọng với sự sống trên trái đất. (W) có thành phần gồm 3 nguyên tử của hai nguyên tố hóa học. Biết trong phân tử (W) có 10 hạt proton. - Hãy xác định công thức cấu tạo của (W). - Tinh chế khí hidro clorua từ hổn hợp (W) và khí hidro clorua. Câu 7: (2,5 điểm) Thực hiện 5 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 đặc, nóng vào miếng bông gòn có thành phần chính là xenlulozo có công thức hóa học (C6H10O5)n. - Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch phenonptalein vào dung dịch HCl. - Thí nghiệm 3: Cho một ít cát thạch anh vào dung dịch NaOH đặc, nóng, dư. - Thí nghiệm 4: Đốt cháy dung dịch cồn sát khuẩn diệt SARS – coV2 có thành phần chính chứa
  3. etanol(C2H5OH), glixerol(C3H8O3). - Thí nghiệm 5: Hòa tan hổn hợp đồng số mol gồm đồng và sắt(III) sunfat vào nước lấy dư. Nêu hiện tượng và viết phản ứng xảy ra ở từng thí nghiệm. o Câu 8: (2,5 điểm) Trong khoảng 0 – 90 C, liên hệ độ tan C(mol/L) của Ca(OH)2 trong nước và nhiệt độ(toC) như sau: C = -1,11.10-4.t + 1,79.10-2. (a) Cho biết độ tan của canxi hidroxit thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng. o (b) Có tồn tại dung dịch Ca(OH)2 trong khoảng biến thiên nhiệt độ 0-90 C. o (c) Cần làm bay hơi bao nhiêu mL nước từ 500mL dung dịch bão hòa Ca(OH)2 ở 60 C để thu được dung o dịch Ca(OH)2 bão hào ở 20 C. ( liên hệ độ tan, chương dung dịch hóa 8)