Đề thi kiểm tra khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4250
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_nam_hoc_moi.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra khảo sát kiến thức chuẩn bị cho năm học mới môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT KIẾN THỨC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUẨN BỊ CHO NĂM HỌC MỚI 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. ( ) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi (Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn www.vietgiaitri.com, 04/6/2015) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để khẳng định: Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá? Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong hai câu văn sau: Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất từ đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Ngoài rèm thước chẳng mách tin Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? Đèn có biết dường bằng chẳng biết, Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. Buồn rầu nói chẳng lên lời, Hoa đèn kia với bóng người khá thương. (Nguyên tác Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm, Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 17) Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: . ; Số báo danh:
  2. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC HDC ĐỀ THI KIỂM TRA KHẢO SÁT KIẾN THỨC TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUẨN BỊ CHO NĂM HỌC MỚI 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (HDC – Thang điểm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,5 2 Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng để khẳng định: Bất kì vấp ngã nào 0,75 trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá. - Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai; - Về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân; - Một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. 3 Hiệu quả của phép điệp: 0,75 - Nhấn mạnh, khuyến khính mọi người hãy từ bỏ những ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với thế giới xung quanh - Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối. 4 - Học sinh có thể rút ra một trong những thông điệp sau: Sống như thế 1,0 nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ; đứng dậy sau khi vấp ngã để có cuộc sống tươi đẹp trong tương lai; có niềm tin vào cuộc sống - Suy nghĩ của bản thân. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ: Viết đoạn văn về vai trò của niềm tin trong 2,0 cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của niềm tin trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống. Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đẹp mới có thể xuất hiện. Chỉ khi giữ được niềm tin thì con người mới tạo nên kì tích, và hơn nữa, mới có thể thư thái và hạnh phúc dù ở trong nghịch cảnh. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25
  3. Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về đoạn trích trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh 5,0 phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Tâm trạng cô đơn, buồn khổ của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị 0,5 Điểm, tác phẩm và đoạn trích * Cảm nhận đoạn trích: 3,0 - Nội dung: Tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ + Hai câu đầu: Những hành động của người chinh phụ • Cả ngày dài cô đơn, người chinh phụ dạo trong hiên vắng, nàng vừa đi vừa thầm đếm bước chân mình, như đếm từng ngày chồng đi. • Người chinh phụ ngồi bên cửa sổ, hết buông rèm lại cuốn rèm. • Các tính từ vắng, thưa tạo nên không gian thưa thớt, trống trải, tô đậm nỗi cô đơn, tủi buồn của người chinh phụ. Các từ từng và đòi (nhiều) cũng cho thấy sự lặp lại vô thức những hành động vô nghĩa của người vợ có chồng đi đánh trận, tháng ngày lẻ loi của nàng đã dài lê thê. + Đoạn thơ còn lại: Những yếu tố ngoại cảnh và tâm trạng của người chinh phụ • Qua bức rèm thưa, người chinh phụ ngóng bóng chim thước. Chim thước (hay chim khách) là loài chim báo tin người đi xa trở về. Nàng mong chim thước cũng là mong chồng. • Người chinh phụ đối diện với ánh đèn: Khao khát được yêu thương, được sẻ chia, người chinh phụ ngồi trước ngọn đèn dầu tự hỏi lòng: Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? Câu hỏi tu từ như một lời than thở, bày tỏ nỗi cô đơn, chán chường, tuyệt vọng khôn cùng. Trong đoạn trích, tác giả lấy hình tượng ngọn đèn ẩn dụ cho thời gian trôi nhanh, cho sự tàn lụi, héo hon của kiếp người. • Những tính từ chỉ cảm xúc bi thiết, buồn rầu, thương cô đọng nỗi buồn, não nề của người chinh phụ. → Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả và dịch giả với tâm trạng, số phận của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Phê phán chế độ phong kiến trong xã hội cũ với những cuộc chiến tranh phi nghĩa chia uyên rẽ thúy, hủy hoại hạnh phúc gia đình.
  4. - Nghệ thuật: + Miêu tả tâm trạng bằng ngoại cảnh + Tính từ chỉ cảm xúc của nhà thơ đã thành công khi hình ảnh người chinh phụ với suy tư rối bời, tâm trạng héo mòn chạm đến trái tim người đọc. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10,0 Hết