Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung

pdf 3 trang thaodu 4190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nguyen_quoc_trung.pdf

Nội dung text: Đề thi thử học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Nguyễn Quốc Trung

  1. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 MÃ ĐỀ 7 Câu 1: Phản ứng hóa học nào sau đây không chính xác ? A. Br2 + 2NaCl 2NaBr + Cl2 B. Cu + Cl2 → CuCl2 C. Cl2 + 2NaI 2NaCl + I2 D. Fe + 2HBr FeBr2 + H2 Câu 2: Xét phản ứng sau ở nhiệt độ không đổi: 2NO + O2 2NO2. Khi thể tích bình phản ứng giảm đi một nửa thì tốc độ phản ứng A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng 8 lần. D. giảm 8 lần. Câu 3: So sánh khả năng phản ứng dễ dàng với nước của các halogen. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. F2 > Cl2 > Br2 > I2 B. I2 > Br2 > Cl2 > F2 C. F2 > Br2 > Cl2 > I2 D. I2 > Cl2 > Br2 > F2 Câu 4: Cho 6 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây KHÔNG làm thay đổi tốc độ phản ứng? A. tăng nhiệt độ lên đến 50OC. B. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột. C. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M. D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần. Câu 5: Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k) 2SO3 (k).Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2 D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 6: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) 2KCl(r) + 3O2 (k). Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là A. áp suất. B. kích thước hạt KClO3. C. chất xúc tác. D. nhiệt độ. Câu 7: Để điều chế một lượng khí O2, người ta nhiệt phân 79 gam KMnO4. Sau một thời gian phản ứng, lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng đem cân thì thấy khối lượng giảm 8,91% so với ban đầu. Thể tích khí O2 (ở đktc) đã điều chế được là ? A. 5,105 lít B. 4,480 lít C. 5,600 lít D. 4,928 lít Câu 8: Một axit có dạng HnX (với X là các halogen hoặc nhóm nguyên tử), tỉ lệ khối lượng H : X = 2 : 71. Hòa tan hoàn toàn một thanh sắt bằng lượng vừa đủ dung dịch HnX 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ với giá trị gần đúng là A. 30,31% B. 20,00% C. 30,17% D. 31,65% Câu 9: Muối ăn có lẫn bột lưu huỳnh. Có thể làm sạch muối ăn bằng phương pháp nào sau đây ? A. Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch H2SO4 đặc, NaCl sẽ phản ứng với axit tạo khí HCl, dẫn khí HCl sinh ra vào dung dịch NaOH sẽ thu được dung dịch NaCl, cô cạn dung dịch thu được muối ăn. B. Dẫn khí H2 qua hỗn hợp muối ăn và lưu huỳnh đun nóng. Khí H2 phản ứng với lưu huỳnh tạo khí H2S bay đi, còn lại muối ăn. C. Hòa tan hỗn hợp vào nước, sau đó cho hỗn hợp hòa tan vào phễu có đặt sẵn giấy lọc, bột lưu huỳnh sẽ bị giữ lại, cô cạn dung dịch nước muối thu được muối ăn. D. Đốt cháy hỗn hợp, lưu huỳnh sẽ phản ứng với khí O2 tạo khí SO2 bay đi, còn lại muối ăn. Câu 10: Một học sinh trong lúc điều chế khí clo ở phòng thí nghiệm đã vô ý làm đứt ống dẫn khí làm khí clo bay ra khắp phòng. Lúc này hóa chất tốt nhất để khử khí clo độc là A. Dung dịch NaCl B. Khí NH3 C. Khí H2 D. Dung dịch NaOH Câu 11: Cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm ZnO, CuO, MgO, Fe3O4 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì khối lượng muối khan thu được là: A. 15,25 gam B. 17,65 gam C. 12,33 gam D. 20,05 gam Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung
  2. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 Câu 12: Những chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. H2SO4, HCl, Ba(NO3)2, NaF B. K2SO3, KCl, HCl, NaCl C. KCl, AgNO3, HNO3, NaNO3 D. NaF, AgNO3, CaF2, NaNO3 Câu 13: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch axit clohidric? A. Cu, Fe, KMnO4, H2SO4, Mg(OH)2; B. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3; C. Fe, H2SO4, CuO, Ag, Mg(OH)2; D. Fe2O3, KMnO4, CuO, Fe, AgNO3; Câu 14: Trong các quặng sau, loại quặng nào chứa hàm lượng lưu huỳnh cao nhất ? A. Pirit đồng (CuFeS2) B. Pirit sắt (FeS2) C. Barit (BaSO4) D. Thạch cao (CaSO4.2H2O) Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 11,7 gam kim loại M (hóa trị II) vào dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 4,032 lít khí (ở đktc). Kim loại M là A. Cu B. Fe C. Zn D. Mg Câu 16: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. O3 B. Cl2 C. F2 D. H2SO4 Câu 17: Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi A. thay đổi nhiệt độ. B. thay đổi nồng độ các chất. C. thêm chất xúc tác. D. thay đổi áp suất. Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh là lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh lập phương. B. Cấu hình electron của lưu huỳnh là [He]2s22p4. C. Tính oxi hóa của lưu huỳnh yếu hơn oxi nhưng tính khử mạnh hơn oxi. D. Lưu huỳnh có thể phản ứng với các phi kim (O2, F2, N2, I2) ở nhiệt độ cao. Câu 19: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng: N2 + 3H2 2NH3. Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là A. 2 và 3. B. 3 và 6. C. 2 và 4. D. 4 và 8. Câu 20: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là A. CaS, CaO, CaCl2 B. CaS, CaCO3, Ca(NO3)2 C. Cu, CuO, Cu(OH)2 D. CuS, CuO, Cu(OH)2 Câu 21: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là A. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. B. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. C. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. D. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. Câu 22: Hoà tan hoàn toàn 29,75 gam KBr vào 50 ml dung dịch AgNO3 4M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là A. 37,6 gam B. 35,8 gam C. 28,7 gam D. 47 gam Câu 23: Cho cân bằng: 2 SO2 (k) + O2(k) 2 SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ D. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ Câu 24: Chia dung dịch Br2 thành hai phần bằng nhau. Dẫn khí X không màu đi qua phần 1thì thấy màu của dung dịch nhạt dần. Dẫn khí Y không màu đi qua phần 2 thì thấy màu của dung dịch đậm hơn. Khí X, Y lần lượt là: A. O2 và HI B. HCl và HBr C. SO2 và HI D. Cl2 và SO2 Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung
  3. ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 10 Câu 25: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết ion ? A. H2S B. SO2 C. NaCl D. HCl Câu 26: Vì sao cấu tạo phân tử H2S có hình dạng gấp khúc ? A. Tương tác hút giữa hai nguyên tử H kéo hai liên kết H – S lại gần nhau. B. Do kích thước của nguyên tử lưu huỳnh lớn hơn nguyên tử hiđro. C. Độ âm điện của lưu huỳnh cao hơn H làm lệch liên kết H – S. D. Do tương tác đẩy của hai cặp electron chưa liên kết trong nguyên tử lưu huỳnh. Câu 27: Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó A. không xảy ra nữa. B. chỉ xảy ra theo chiều thuận. C. chỉ xảy ra theo chiều nghịch. D. vẫn tiếp tục xảy ra. Câu 28: Cho phản ứng: Fe2O3 (r) + 3CO (k) 2Fe (r) + 3CO2 (k).Khi tăng áp suất của phản ứng này thì A. cân bằng không bị chuyển dịch. B. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. C. phản ứng dừng lại. D. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. Câu 29: Khí oxi không thể phản ứng trực tiếp với chất nào sau đây ? A. H2 B. CH4 C. Fe D. Cl2 Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Khí SO2 có khả năng làm mất màu dung dịch brom. B. Các kim loại Cu, Fe tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì thu được sản phẩm khử là SO2. C. HCl chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học. D. Trong tự nhiên, các khoáng vật chứa clo là cacnalit và xinvinit. Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Quốc Trung