Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

doc 10 trang thaodu 3281
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm ): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu1. Theo tác giả, thế nào là người nghèo nhất ? Câu2.Nêu nội dung đoạn trích ? Câu3.Theoanh/chị,vìsaotácgiảchorằng:“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.”?
  2. Câu4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị ? Vì sao? II. LÀMVĂN (7,0 điểm) Câu 1. ( 2,0 điểm):Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ)trìnhbàysuy nghĩcủaanh/chịvềýkiếnđượcnêu trong đoạntríchởphầnđọchiểu:“ Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ.”. Câu 2 (5,0 điểm): Trong phần đ ầu đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ở ngoài khơi xa, Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, Phùng đã chứng kiến cảnh lão đàn ông hùng hổ đánh vợ, khiến anh “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. (Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.70 và tr.72) Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phầ Câu Nội dung Điể n m I. Đọc hiểu 3,0 1 Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất không phải là người 0.5 không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ. 2 Nội dung đoạn trích: 0.5 + Niềm khâm phục của tác giả về niềm tin vào bản thân và ý chí, Đọc lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của cậu bé phụ hồ nghèo hiểu + Lời khuyên của tác giả đối với mọi người, đặc biệt là người trẻ tuổi: cần phải có ước mơ và luôn theo đuổi ước mơ để không bao giờ phải hối tiếc; + Từ đó tác giả giục giã: Hãy tìm ra và đánh thức ước mơ cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để cuộc sống thực sự có ý nghĩa với chính mình 3 Lí giải vìsaotácgiảchorằng:“Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy.” + Vì để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, 1,0 sáng tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu ,, Sống
  4. một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh. Nếu giống như người họa sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn. + Vì Nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. + Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim 4 Thôngđiệp cóýnghĩa nhất: 1.0 + Thí sinh trình bày rõ suy nghĩ của cá nhân về thông điệp từ đoạn văn (Có thể là thông điệp về niềm tin vào bản thân khi thực hiện ước mơ, Thông điệp về việc luôn biết nuôi dưỡng và không ngừng theo đuổi ước mơ dù có người cho rằng nó không thực tế ) + Thí sinh nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân một cách thuyết phục 1 Nghị luận xã hội 2,0 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (200 chữ). Có mở đoạn, 0,25 thân đoạn, kết đoạn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò, giá trị, ý nghĩa 0,25 của ước mơ trong cuộc sống con người
  5. - Giải thích: "nghèo" là sự thiếu thốn những nhu cầu tối thiểu, 0,25 "ước mơ" là những điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát hướng tới mong đạt được. "người không có lấy một ước mơ" là người nghèo hơn cả "người không có một đồng xu dính túi" – câu nói đề cao ước mơ, đề cao vai trò, giá trị, ý nghĩa của ước mơ trong đời sống con người - Bàn luận: Khẳng định và bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến 0,75 bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. + Không có lấy một ước mơ, cuộc đời sẽ trở lên tẻ nhạt và vô nghĩa; tâm hồn sẽ trở nên nghèo nàn, cằn cỗi + Nếu có ước mơ, con người sẽ có sức mạnh, có động lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai, theo đuổi những khát vọng cao đẹp của đời mình vì “Chỉ có ước mơ mới giúp ta tạo dựng được tương lai”(Vic-to Huy-gô). Chính việc theo đuổi và nuôi dưỡng giấc mơ sẽ khiến chúng ta trở lên giàu có về tâm hồn, trí tuệ, tình cảm. + Phê phán những người sống không có ước mơ, những người vì sợ thất bại hoặc không đủ ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ. - Bài học nhận thức và hành động: Nhận thức được vai trò, giá 0,5 trị của ước mơ trong cuộc sống để thấy bản thân cần xây dựng ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực. Ước mơ có thể đạt được, hoặc không đạt được nhưng con người cần
  6. Làm tự tin, có ý chí, nghị lực,và luôn dám mơ ước. văn Nghị luận văn học 5,0 2 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài giói thiệu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài đánh giá được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 - Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khi phát hiện hai sự thật chiếc thuyền ngoài xa, khi thuyền vào bờ. - Chỉ rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự 3,5 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị 0,5 luận. - Phân tích trạng thái cảm xúc thứ nhất của nhân vật Phùng: 0,75 tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn + Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc: Phùng - sau nhiều lần phục kích - bắt gặp hình ảnh một chiếc thuyền ngoài xa tạo hình cùng với thiên nhiên tạo nên mộtcảnh đắt trời cho”:
  7. -Cảnh rất huyền ảo ( bầu sương mù trắng như sữa, tinh khôi, tinh khiết - màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào), vừa tĩnh tại ( im phăng phắc), vừa sống động ( ngời lớn, trẻ con trên chiếc mui khum hướng mặt vào bờ) -Màu sắc, đường nét, bố cục đều hài hoà “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” -vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ”. =>Một cảnh tượng tuyệt đẹp, một bức họa diệu kỳ của thiên nhiên và cuộc sống, là “quà tặng quý hiếm của tạo hoá” + Cảm xúc của Phùng: - Tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”: Sự xúc động, niềm hạnh phúc của sự khám phá và sáng tạo. ư - Đây là những rung động mãnh liệt của người nghệ sỹ chân chính khi khám phá ra cái đẹp. - Bắt gặp cái đẹp, nghệ sỹ thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa trở nên trong trẻo, tinh khôi => Phát hiện thứ nhất của nghệ sỹ nhiếp ảnh Phùng ẩn chứa quan niệm của NMC về nghệ sỹ, cái đẹp: + Cái đẹp nghệ thuật: tự nhiên “ đắt giá, làm rung động lòng người. + Người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời - Phân tích trạng thái cảm xúc thứ hai của nhân vật Phùng: kinh
  8. ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. + Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc : lúc chiếc thuyền lại gần bờ,Phùng đã chứng kiến cảnh một cảnh đối lập với vẻ lãng mạn của khung cảnh thiên nhiên: lão đàn ông hùng hổ đánh vợ thô bạo, đứa con bảo vệ mẹ, đánh bố. Người đàn bà cam chịu, nhẫn 0,75 nhục, không chống trả, không kêu van, không bỏ chạy + Cảm xúc của Phùng: -Kinh ngạc vì không ngờ đằng sau cái đẹp là cái xấu, cái tận thiện là cái ác, đằng sau những thước phim huyền diệu là cuộc sống sót xa, là cái ngang trái,bi kịch trong gia đình thuyền chài. - Hành động: Vứt chiếc máy ảnh, chạy tới là hành động của người yêu lẽ phải, ghét sự bất công, trái tim nhạy cảm, dễ rung động trước những cuộc đời bất hạnh. => Phùng không chỉ là một người nghệ sĩ có niềm đam mê nghệ thuật mà anh còn là một người có lòng nhân ái, giàu tình yêu thương. - Quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện 0,75 thực cuộc sống: + Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. + Chiếc thuyền nghệ thuật thì ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyện ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. + Khát vọng tìm đến cái đẹp để mong muốn làm cho con người đẹp lên là rất đáng quý nhưng không thể vì nghệ thuật mà quên
  9. đi cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. + Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để khám phá cuộc sống. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cải đẹp hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời. - Nghệ thuật: XD tình huống truyện độc đáo: tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện. 0,75 - Xây dựng hình ảnh, hình tượng vừa chân thực, vừa chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, nhiều tầng nghĩa - Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng-> đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện d. Đánh giá: - Phùng là người có tâm hồn nhạy cảm tinh tế và là người nghệ 0,75 sỹ tài năng, yêu nghề, sống có trách nhiệm - Phùng thuộc loại nhân vật tư tưởng. Nhân vật thể hiện cái nhìn nhà văn Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.