Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 8480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lan_2_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 - Năm học 2018-2019 - Hội 8 trường chuyên (Có đáp án)

  1. HỘI 08 TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THI CHUNG THỨ HAI Năm học 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tôi là con một thợ đóng giày Lincoln xuất thân trong một gia đình đóng giày. Trong một xã hội cực kỳ coi trọng tiề n tài địa vị, con đườ ng phấn đấu của Lincoln hết sức gian nan. Thậm chí trong thời điểm ra tranh cử tổng thống Mỹ, có người đã sỉ nhục Lincoln: - Trước khi ông diễn thuyết, phải nhớ kỹ mình là con một người thợ đóng giày. Lincoln nghe xong không hề tỏ ra tức giận mà ngược lại, bày tỏ lời cảm ơn hết sức chân thành. - Rất cảm ơn ngài đã khiến tôi nhớ lại người cha tôn kính của tôi. Không sai, cha tôi là một thợ giày, hơn nữa là một thợ giày rất vĩ đại. Tôi biết, bất luận thế nào, tôi làm tổng thống cũng không thể tốt bằng cha tôi làm giày. Nhưng vì từ nhỏ tôi đã chịu ảnh hưởng của cha tôi, tôi cũng đã có nghiên cứu về hình dáng đôi giày. Vì vậy, nếu giày của ngài đang đi là giày do cha tôi làm, nếu ngài cảm thấy đi không thoải mái thì tôi có thể sửa lại cho ngài. Tôi biết kỹ thuật của tôi không bằng cha tôi, nhưng lòng tôi luôn luôn hướng thiện như cha tôi. Không những đối với ngài và các bạn ở đây, sau khi trúng cử tổng thống tôi vẫn quyết tâm thực hiện điều này đối với nhân dân toàn nước Mỹ. Nói xong, mắt Lincoln ngấn nước. Buổi diễn thuyết này, phe đối lập muốn hạ bệ ông, nhưng không ngờ khi Lincoln nói xong cả hội trường đã vang tiếng vỗ tay. Lincoln xuất thân địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành có lợi cho mình. Chính ông đã chứng minh rằng: Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta. Giả sử xuất thân ở địa vị thấp, chỉ cần mình không tự ti thì không ai dám coi thường mình. Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình. (Những điều tuổi trẻ thường lãng phí - Trần Trọng Sâm sưu tầm và biên dịch, NXB Khoa học xã hội) Câu 1: Trong câu nói với Lincoln: “Trước khi ông diễn thuyết, phải nhớ kỹ mình là con một người thợ đóng giày”, người nói nhằm vào mục đích gì? (0,5 điểm) Câu 2: Câu trả lời của Lincol đã thể hiện thái độ gì khi nói về người cha của mình và tình cảm nào ông dành cho nhân dân toàn nước Mỹ nếu ông trúng cử tổng thống? (0,75 điểm) Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của tác giả khi tổng kết về toàn bộ cuộc đời của Lincol: “Lincoln xuất thân địa vị thấp, cuối cùng lại đắc cử tổng thống đó cũng là nhờ tài ba biến điều bất lợi thành có lợi cho mình”? (0,75 điểm) Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Địa vị xuất thân không thể quyết định được cuộc đời chúng ta không”? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình”. Câu 2 (5,0 điểm) 1
  2. Trong trích đoạn tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả nhân vật Mị: khi bố Mị đã chết “Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình c ũng là con trâu, mình c ũng là con ngựa” và trong đêm tình mùa xuân, sau khi uống rượu và nghe tiếng sáo gọi bạn tình “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu ngườ i có chồng cũng đi chơi ngày Tế t. Huống chi A Sử với Mị không có lòng v ới nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nế u có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Anh/chị hãy phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó nhận xét sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật Mị. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ;Số báo danh: Chữ ký của cán bộ coi thi 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CỤM 8 TRƯỜNG CHUYÊN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Người nói nhằm mục đích sỉ nhục và hạ bệ Lincol trong buổi diễn 0,5 thuyết. 2 - Lincol thể hiện thái độ tôn kính, tự hào và xúc động khi nói về người 0,5 cha của mình, ông tự thấy nếu mình làm tổng thống thì cũng không làm tốt bằng cha ông làm giày. - Ông thể hiện thái độ chân thành, trách nhiệm và tấm lòng yêu thương, 0,25 hướng thiện dành cho nhân dân nước Mỹ nếu ông trúng cử tổng thống. 3 Câu nói của tác giả khi tổng kết về toàn bộ cuộc đời của Lincol nghĩa là: Lincol có xuất thân địa vị thấp - đây là một điều bất lợi đối với ông. Tuy nhiên, hoàn cảnh xuất thân ấy lại rèn giũa ý chí, bản lĩnh, nghị lực vương lên cho ông, trở thành động lực để ông hướng đến những mục 0,75 tiêu cao cả - đắc cử tổng thống Mỹ Ông đã biến điều bất lợi thành có lợi. 4 Thí sinh thể hiện quan điểm và cách lí giải hợp lí. Có thể theo hướng sau: - Có đồng tình. 0,5 - Vì: Địa vị xuất thân chỉ là hoàn cảnh của mỗi người lúc sinh ra – điều 0,5 này không ai có thể quyết định được. Tuy nhiên, để quyết định cuộc đời một con người cần rất nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là chính bản thân người đó: tố chất, năng lực, ý chí, nghị lực, quyết tâm, Nếu anh có địa vị xuất thân thuận lợi nhưng anh không cố gắng, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện thì anh cũng không thể thành công và ngược lại . II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến của tác giả văn 2,0 bản: Tôn trọng xuất thân của mình, tôn trọng cha mẹ mình dù họ chỉ làm công việc bình thường, bản thân điều này là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 0,25 Đoạn văn có thể được trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch, móc xích, song hành hoặc tổng - phân - hợp. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,25 Tôn trọng xuất thân của mình và cha mẹ mình là một đức tính tốt khiến người khác tôn trọng mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận làm sáng tỏ vấn đề. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, miễn là hợp lí, thuyết phục. Đoạn văn có thể đảm bảo một số ý như sau: - Tôn trọng là thái độ đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống văn hóa của một con người. 0,25 Câu nói đề cao một đức tính tốt đẹp của con người: đó chính là biết coi trọng hoàn cảnh xuất thân, kính trọng bố mẹ mình. Đây cũng là điều khiến cho người khác coi trọng danh dự và phẩm giá của mình. 3
  4. - Không có hoàn cảnh xuất thân nào là cao quý hay tầm thường, chỉ có hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi. Đôi khi hoàn cảnh không thuận lợi lại là 0,25 môi trường để tôi luyện ý chí, bản lĩnh của con người, giúp họ thành công do đó, chúng ta nên hài lòng và tôn trọng hoàn cảnh xuất thân của mình - Mỗi công việc dù bình thường đều có giá trị nhất định. Tôn trọng cha mẹ là sự thể hiện đạo đức và bổn phận của mỗi người. - Muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết bản thân mình phải tôn 0,25 trọng những gì mình có (hoàn cảnh xuất thân, cha mẹ mình ) - Phê phán những kẻ tự ti về hoàn cảnh xuất thân, tự ti về nghề nghiệp của cha mẹ; những kẻ có thái độ coi thường những người có hoàn cảnh 0,25 kém may mắn - Vì vậy,chúng ta hãy luôn biết trân trọng những gì mình có và luôn có ý thức tôn trọng người khác dù họ có ở hoàn cảnh nào. (Trong quá trình lập luận thí sinh cần lấy dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận). d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 2 Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả của nhà văn Tô Hoài: 5,0 sau khi chấp nhận về làm dâu nhà thống lí và trong đêm tình mùa xuân, từ đó rút ra những sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật. a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,50 Phân tích được diến biến tâm lí của Mị trong hai bối cảnh, từ đó rút ra được những sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và khái 0,50 quát ngắn gọn về nhân vật Mị. * Phân tích nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ nhất: - Hoàn cảnh: + Mị vốn là cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo, giàu khát khao tình yêu 1,25 và hạnh phúc, vì món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ, cô bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí. + Thời gian đầu về làm dâu, ý thức được nỗi khổ cực, bất hạnh của thân phận con dâu gạt nợ, Mị đã lén về nhà tạ lỗi với cha và định ăn lá ngón tự vẫn. Nhưng vì thương cha già, Mị đã chấp nhận quay lại nhà thống lí. - Diễn biến tâm lí của Mị: + Khi cha Mị chết, không còn bị trói buộc bởi đạo hiếu nhưng Mị cũng không còn ý định tự tử nữa Không còn ý thức phản kháng với hoàn cảnh. + Lí do: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” câu văn diễn tả một hiện thực chua chát diễn ra trong tâm lí của nhân vật Mị: tâm hồn Mị đã 4
  5. bị chai sạn theo hoàn cảnh sống, Mị không còn ý thức về nỗi khổ cực, bất hạnh của mình nữa. + Tâm lí hiện tại của Mị : qua nghệ thuật so sánh, vật hóa, tác giả cho thấy, Mị hoàn toàn cam chịu với thân phận trâu ngựa khổ sai, nô lệ hèn kém, chỉ biết cúi đầu làm việc và phục tùng cho nhà thống lí Pá tra. - Đánh giá: Bằng lời văn nửa trực tiếp cùng lối so sánh vật hóa, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh tâm lí an phận, sự chai sạn, băng giá trong tâm hồn của nhân vật Mị. * Phân tích nhân vật Mị trong lần miêu tả thứ 2: - Hoàn cảnh: Khung cảnh nhộn nhịp ngày Tết, tiếng sáo gọi bạn tình 1,25 xuất hiện và men rượu đã khiến Mị nhớ về thời thanh xuân tươi đẹp của mình. Cảm xúc trong Mị như được hồi sinh (phơi phới, vui sướng) - Diễn biến tâm lí: + Mị ý thức về tuổi trẻ của mình: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi” nhận thức lại bản thân và trỗi dậy cái khát khao đi chơi thầm kín tiềm ẩn bấy lâu. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh diễn tả cảm xúc vui sướng, phấn chấn diễn ra trong con người Mị. + Mị ý thức về hoàn cảnh phi lí, bất công, đau khổ hiện tại của mình: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. + Ý định tự tử một lần nữa trở lại trong Mị: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa Đó là biểu hiện của ý thức phản kháng mạnh mẽ với hoàn cảnh bất hạnh hiện tại, là biểu hiện lộn ngược của lòng ham sống, khát sống một cuộc sống hạnh phúc, đúng nghĩa. - Đánh giá: Bằng hàng loat những lời văn nửa trực tiếp, ngòi bút Tô Hoài đã lách sâu vào nội tâm của nhân vật Mị, tái hiện sự chuyển biến trong cảm xúc và nhận thức của nhân vật về hoàn cảnh, về bản thân. * Nhận xét sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật Mị trong hai lần miêu 0,5 tả: - Qua hai lần miêu tả, ta thấy nhân vật Mị có những chuyển biến rõ ràng về tâm lí: Từ một con người an phận, cam chịu hoàn cảnh, Mị đã có ý thức rất rõ về hoàn cảnh đau khổ, bất hạnh của mình và có tinh thần phản kháng; từ một người dường như bị chai sạn, vô cảm, tâm hồn Mị đã hồi sinh, khát khao sống, khát khao hạnh phúc tiềm tàng trỗi dậy mãnh liệt. - Qua việc miêu tả sự thay đổi trong tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài bày tỏ niềm xót xa, thương cảm với số phận bất hạnh của người dân miền núi dưới sự áp bức của cường quyền, thần quyền và sự trân trọng, ngợi ca sức sống tiềm tàng, bất diệt ở họ. Qua đó, ta cũng thấy được tài năng miêu tả tâm lí bậc thầy của tác giả. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo 0,50 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm Hết 5