Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 1 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 3961
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 1 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_lan_1_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 1 - Trường THPT TH Cao Nguyên (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 (LẦN 1) TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác. Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian. Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người. Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta. (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP. HCM, 2017, tr.1174) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn đoạn văn trên? Câu 2. Trong đoạn văn, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo một mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về kẻ ăn bám. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), có đoạn viết: “Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay ”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), có đoạn viết: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: - Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố. Hắn cười: - Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về. Nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào hắn tặc lưỡi một cái: - Chậc, kệ!” Anh/chị hãy cảm nhận về nhân vật Thị và nhân vật Mị trong hai đoạn văn trên. H t Họ và tên thí sinh: báo danh Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  2. GHI CHÚ Lần 2: Tổ chức thi vào ngày 17, 18 tháng 05 năm 2019 Lần 3: Tổ chức thi vào ngày 05, 06 tháng 06 năm 2019 Đăng ký: Học sinh (trong và ngoài trường) có nhu cầu tham gia thi thử đăng ký tại văn phòng Đoàn vào trước đợt thi t i thiểu 3 ngày. Liên hệ: 0938428147 gặp Cô Đức Anh. K t quả thi: không công bố rộng rãi, kết quả được gửi trực tiếp bằng tin nhắn đến thí sinh thông qua s điện thoại cá nhân chậm nhất sau ngày thi 5 ngày. Cấu trúc: đề thi theo cấu trúc đề minh hoạ môn Ngữ văn 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người ra đề: TS. Đoàn Tiến Dũng; ThS. Lương Văn Hà ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm s của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được th ng nhất trong Hội đồng chấm thi. - au khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I I. ĐỌC - HIỂU 3.0 1 -Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là: thao tác lập luận so sánh. 0,5 -Những đặc điểm của người sáng tạo mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích: làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta; một mình đ i mặt với tự nhiên; m i quan tâm là chinh phục tự nhiên; s ng với lao động của mình không cần ai khác; mục đích cơ 2 bản của anh ta là chính bản thân anh ta. 0,5 - Phép điệp được sử dụng ở những câu văn bắt đầu bằng từ: Người sáng tạo ; Kẻ ăn bám. Phép thế: loài người –anh ta 0,5 3 - Tác dụng: khiến cho lời văn giàu nhạc điệu; nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau giữa người sáng tạo và kẻ ăn bám; thể hiện rõ quan điểm, thái độ của tác giả. 0,5 - Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một phần. 4 - Lí giải hợp lí, thuyết phục. 1,0 Tổng điểm Phần Đọc – hiểu 2,0 II Câu II. LÀM VĂN 7.0 Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy vi t một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về kẻ ăn bám. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Hậu quả của l i s ng ăn bám. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của l i s ng ăn bám. Có thể theo hướng sau: 0,25 - L i s ng ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người s ng dựa dẫm, phụ 0,25 Câu 1 thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
  3. - Khi s ng theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có 0,25 kĩ năng s ng, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời. - Khi s ng theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi 0,25 của mình. - Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Tổng điểm Câu 1 2,0 Câu 2. Anh/chị hãy cảm nhận về nhân vật Thị và nhân vật Mị trong hai đoạn văn trên a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề,Thân bàitriển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. “Vợ nhặt” - Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì cu i của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến ch ng Pháp. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận -Cảm nhận về hai nhân vật Mị và Thị. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm -Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng t t các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo yêu cầu sau: Luận điểm 1: Mị và Thị là những nạn nhân đáng thương 1,5 - Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện s phận bất hạnh của s đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh người “vợ nhặt” và Mị – cô “con dâu gạt nợ” nhà th ng lí Pá Tra. 0,5 -Nhân vật vợ nhặt xuất hiện trong b i cảnh trận đói năm 1945 đang diễn ra khủng khiếp: Người chết đói như ngả rạ. Không khí vẩn mùi ẩm th i của rác rưởi và mùi gây của xác người. 0,5 -Lần đầu, chị xuất hiện trước mắt Tràng với cách nói năng đ i đáp tỏ ra bạo dạn. Chị quen Tràng bởi câu hò chơi cho đỡ nhọc của anh và những lời chòng ghẹo của mọi người. 0,25 -Người đàn bà ấy đã chấp nhận theo không một gã đàn ông xa lạ, xấu xí trước hết là để có miếng ăn, sau là để có một nơi nương tựa cho khỏi chết đói. 0,25 Luận điểm 2: Sức sống tiềm tàng trong cả hai người phụ nữ 1,5 -Thông qua nhân vật Mị nhà văn đã t cáo cái thế lực phong kiến đã áp bức, bóc lột và chà đạp nên quyền s ng cơ bản của con người. Cũng qua nhân vật ấy Tô Hoài đã ca ngợi khát vọng s ng mãnh liệt, khát vọng tự do hạnh phúc của những con người nghèo khổ ấy, đồng thời thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, tình giai cấp của dân tộc Việt trong những khó khăn gian khổ. 0,5 -Cả hai nhà văn gửi gắm vào tác phẩm của mình là tình yêu thương, sự đồng cảm và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người đặc biệt là những người phụ nữ. Cả hai nhà văn đã quan sát, miêu tả nhân vật trong xu thế hiện thực, vận động đi lên nên s phận các nhân vật này đã đi từ bóng t i đến ánh sáng, 0,5 - ự khác biệt ở hai nhân vật: Thị: khao khát s ng và thay đổi tính cách khi trở thành nàng dâu mới. Còn nhân vật Mị, sức s ng tiềm tàng đã bùng phát và giải phóng cho A Phủ và cuộc đời Mị. 0,25 -Ý nghĩa của hành động Thị đi theo Tràng về làm dâu và Mị cắt dây trói cởi trói cho A Phủ. 0,25 Luận điểm 3: Cái nhìn độc đáo của hai nhà văn 1,0 -Cái nhìn khám phá riêng biệt độc đáo của từng tác giả trước hiện thực cuộc s ng nên mỗi nhân vật cũng có những biểu hiện khác nhau về s phận và vẻ đẹp tâm hồn con Câu 2 người thật đa dạng, phong phú và hấp dẫn. 0,25
  4. -Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi hà khắc mà cụ thể là cường quyền và thần quyền còn Thị là nhân vật bị cái đói. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 0,25 Tổng điểm Câu 2 5,0 Tổng điểm toàn bài 10,00