Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 2 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 2690
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 2 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_lan_2_so_giao.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 2 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 LIÊN TRƯỜNG THPT Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI LẦN 2 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: “Những con chim bồ câu tụ tập với nhau trong một cái chuồng trên ngọn cây, chúng thấy con chim đại bàng sải cánh trên cao, bèn bàn luận: - Eo ơi, gió đùng đùng thế kia mà nó cứ bay lên cao làm gì nhỉ. Không xuống đây như bọn mình có phải an toàn hơn không? - Báu bở gì cái trò bay một mình, cô đơn bỏ xừ! Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn Đúng là đồ dở hơi! Đại bàng tung hoành trong cơn bão, rồi đi săn mồi về tổ, nó nào ngó xuống để suy nghĩ về mấy con chim bồ câu? Rồi một ngày, người chủ mang mấy con chim ra thịt đãi khách. Trước khi bị cắt tiết, chúng tiếc nuối nhớ về hình ảnh con chim đại bàng. Đại bàng vẫn đi săn mồi, nào hay biết gì về mấy con chim bồ câu? Con người khác con chim ở chỗ được lựa chọn, không nhất thiết phải là đại bàng hay bồ câu, nhưng dù ngồi ở vị trí nào, chủ động cho cuộc sống của chính mình vẫn là tốt nhất. Và đừng bao giờ phán xét người khác khi họ không thèm để ý đến mình. Những người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân, thiếu tự tin nhất, buồn thay lại là những người hay phán xét nhất!” ( “Ngừng phán xét”, Ừ thì yêu! Đời có bao nhiêu, An Xinh Trương, NXB Phụ nữ, 2018, tr.156,157) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Nhận biết Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình một cách sống như thế nào? Câu 2. Nhận biết Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người ra sao? Câu 3. Thông hiểu Trang 1
  2. Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Thấy bảo nó kiếm mồi cũng vất vả lắm, không như chúng mình sung sướng, ngày ngày có người cho ăn. Câu 4.Thông hiểu Anh/chị có đồng tình với quan điểm Đừng bao giờ phán xét người khác của tác giả không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Vận dụng cao Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân. Câu 2. (5,0 điểm) Vận dụng cao Cảm nhận hai đoạn thơ sau, từ đó làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình. - “ Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ ” - “ Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.” (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2015, tr.155 và tr.156). HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Nội dung Đọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản Cách giải: Những con chim bồ câu lựa chọn cho mình cách sống: an toàn, không kiếm sống vất vả, ngày ngày có người cho ăn; hay bàn luận, phán xét người khác. 2. Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản Cách giải: Theo tác giả, người hay phán xét nhất là người không quản trị nổi chính cuộc sống của bản thân và thiếu tự tin nhất. 3. Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học; phân tích Trang 2
  3. Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật: đối lập (kiếm mồi vất vả - sung sướng, ngày ngày có người cho ăn) - Hiệu quả: làm nổi bật sự lựa chọn khác nhau của hai cách sống: sung sướng chờ đợi sự hưởng thụ và khó nhọc tìm kiếm, chủ động tạo lập cuộc sống của mình. 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Học sinh nêu ý kiến của mình dựa trên sự lí giải hợp lý, thuyết phục. Gợi ý: - Đồng tình: khi phán xét người khác chúng ta có thể sẽ sai lầm vì bản thân không hiểu rõ về họ, không ở trong hoàn cảnh, vị trí của họ. Làm văn 1 Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: tầm quan trọng của việc chủ động cho cuộc sống bản thân 2. Bàn luận - Cuộc sống là của chính bản thân bạn, không phụ thuộc vào bất cứ ai khác, bởi vậy, chủ động cho cuộc sống chính mình là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. - Ý nghĩa của việc chủ động cuộc sống bản thân: + Chủ động cuộc sống của chính mình giúp ta tự chủ tạo lập cuộc sống, không bị phụ thuộc vào người khác. + Nắm vững tương lai của chính mình. + Làm chủ cuộc sống cũng giúp cho suy nghĩ, hành động độc lập, làm chủ mọi tình huống và xử lý chúng một cách linh hoạt. + Làm chủ cuộc sống cũng giúp ta dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. + Không bị tụt hậu, và thực hiện được mơ ước của chính mình. - Phê phán những kẻ sống thờ ơ, hờ hững, dựa dẫm vào người khác. - Là một học sinh, một người trẻ tuổi mỗi chúng ta phải tự chủ cuộc sống của chính mình. Ngay từ bây giờ sự tự chủ đó được thể hiện trong tự chủ học tập, rèn luyện, lựa chọn nghề, 2 Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Xuân Quỳnh thuộc số những nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một phụ nữ có nhiều trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. - Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến Xuân Quỳnh đi vùng biển Diêm Điền (tỉnh Thái Bình). Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. • Phân tích hai đoạn thơ ▪ Đoạn 1: * Khổ 1: Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu - Hai câu đầu: Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ “Dữ dội/ dịu êm” “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc đã nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng. Trang 3
  4. Điều đặc biệt, cách sửu dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa. => Những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu. - Hai câu sau: Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả: Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Đó quả thực là một sự táo bạo. * Khổ 2: Tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh. - Hai câu thơ đầu, từ “Ôi!” cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Các từ “ngày xưa” “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu. - Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ. Những con sóng như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ. “Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” ▪ Đoạn 2: Khát vọng dâng hiến trong tình yêu - Mặc dù có những trăn trở trong tình yêu nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp: “Làm sao được tan ra Để ngàn năm còn vỗ” + Tan ra thành trăm con sóng: khát vọng được hòa quyện, được dâng hiến tình yêu của mình vào tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn. + Để ngàn năm con vỗ: tình yêu tồn tại mãi mãi, trường tồn vĩnh cửu Khát vọng mãnh liệt trong tình yêu – nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh * Nhận xét về sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình - Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình từ băn khoăn, không hiểu nổi mình đến hòa mình vào biển lớn tình yêu để tìm thấy chính mình; từ khát vọng tình yêu tư đến khát khao được hòa nhập vào cuộc đời chung rộng lớn để dâng hiến trọn vẹn. - Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: vừa chân thành, vừa say đắm, vừa táo bạo, mãnh liệt, vừa truyền thống vừa hiện đại. - Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện thành công qua thể thơ ngũ ngôn giàu nhạc điệu; kết cấu song trùng hai hình tượng sóng và em; ngôn từ giản dị, trong sang; hình ảnh giàu sức gợi; biện pháp so sánh, nhân hóa, • Tổng kết Trang 4