Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Đại học Sư phạm Hà Nội (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Đại học Sư phạm Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2019_lan_3_dai_hoc.pdf
Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 lần 3 - Đại học Sư phạm Hà Nội (Có đáp án)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 PHẠM HÀ NỘI Môn thi: NGỮ VĂN TRƯỜNG PTTH CHUYÊN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THI THỬ LẦN 3 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Mục tiêu: Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản. - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học). I. Đọc hiểu “Im lặng là vàng” người đời đã dặn Xóa công dã tràng Biển đền muối mặn Đất đai trầm mặc Cây đời nở tươi mặc cho bão táp Gió mưa dập vùi Sinh ra làm người cả đời tập nói Rồi ta tập im tạ từ thế giới Tập như trái đất lặng thầm mà quay Tập như ánh trăng Lặng im mà đầy Tập như búi cỏ Đan trong nắng vàng Trang 1
- bầy chim khép mỏ Bay vào mênh mang Câu 1: Nhận biết Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ chính của văn bản. Nêu đặc điểm của phong cách ngôn ngữ đó. Câu 2: Thông hiểu Nêu ý hiểu của anh/chị về hai câu thơ: “Xóa công dã tràng/ Biển đền muối mặn”. Câu 3: Thông hiểu Chỉ ra và phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Câu 4: Thông hiểu Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ bài thơ là gì? (trình bày trong khoảng 5 câu văn) II. Làm văn Câu 1: Vận dụng cao Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trả lời câu hỏi: có phải lúc nào im lặng cũng là vàng? Câu 2: Vận dụng cao “Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giớ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi là buồn! -Vải hôm nay bán mấy? -Kém ba xu, dì ạ. -Thế thì còn ăn thua gì! -Có khéo co mới được một tấm năm xu. -Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi Chí Phèo đoán chắc rằng một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về. Hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào tuộng làm. Tỉnh dậy hắn thấy giá mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được? Hắn đã gài rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” (Chí Phèo, Nam Cao, SGK Ngữ Văn lớp 11, NXB GD) Trang 2
- “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy nhưng búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dư phần tu sửa lại căn nhà” (Vợ nhặt, Kim Lân, SGK Ngữ Văn 12, NXB Giáo dục) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Câu Nội dung Đọc hiểu 1. Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học Cách giải: - Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật - Đặc điểm: + Đây là phong cách được dùng trong các sáng tác văn chương. + Đặc trưng: • Tính hình tượng: xây dựng hình tượng chủ yếu bằng biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp • Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. • Tính cá thể: là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua các trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. 2. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Có thể hiểu hai câu “Xóa công dã tràng/ Biển đền muối mặn” là: việc làm không mang ý nghĩa 3. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học;phân tích, tổng hợp Cách giải: - Biện pháp tu từ: + Điệp ngữ: tập như Trang 3
- + So sánh: - Tác dụng: Điệp từ kết hợp với so sánh nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của sự im lặng trong cuộc sống con người. 4. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Học sinh lựa chọn thông điệp ý nghĩa nhất để trình bày bằng khoảng 5 câu văn. - Gợi ý: Thông điệp ý nghĩa: Im lặng là vàng - Lí giải: Ý nghĩa của sự im lặng: + Im lặng giúp ta lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu mọi điều xung quanh + Im lặng giúp ta tập trung làm việc, đem lại hiệu quả cao nhất + Im lặng giúp ta tĩnh tầm, nhìn nhận lại mọi điều trong cuộc sống. + Im lặng tạo nên khoảng không gian thư giãn. + Làm văn 1 Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Im lặng không phải lúc nào cũng là vàng c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể theo hướng sau: 1. Giới thiệu chung Nêu vấn đề nghị luận: có phải lúc nào im lặng cũng là vàng? 2. Bàn luận vấn đề - Trong cuộc sống của chúng ta, im lặng mang đến vô vàn những giá trị: im lặng để cảm thông, thấu hiểu mọi điều, mọi người; im lặng giúp ta tập trung làm việc cao hơn từ đó cho năng suất lao động lớn hơn; im lặng cũng là cách để ta thư giãn tâm hồn sau những ồn ào, vất vả của cuộc sống, - Nhưng không phải lúc nào im lặng cũng là vàng: + Im lặng trước cái xấu, cái ác đang hoành hành đó là sự im lặng sai lầm. Ta không hiếm bắt gặp những kẻ móc túi trên xe bus, có nhiều người sợ liên lụy, phiền phức liền im lặng lẩn tránh. Sự im lặng đó tạo điều kiện cho cái xấu lên ngôi, lây .lan, phát triển => sự im lặng ở đây đồng nghĩa với lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm + Im lặng đôi khi cũng mang đến những thiệt thòi không đáng có. + Im lặng còn có thể tàn phá một mối quan hệ tốt đẹp. Hẳn bạn đã từng có những cuộc tranh luận nảy lửa với một ai đó, nếu cả hai cùng im lặng không trao đổi để tìm ra hướng giải quyết chung, chắc chắn mối quan hệ của hai người cũng chấm dứt từ đó. - Im lặng là cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải lúc nào ta cũng im lặng. Hãy lựa chọn lời nói, thời điểm, phát ngôn thích hợp để vừa giúp bản thân, vừa thúc đẩy xã hội phát triển. 2 Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp Cách giải: Trang 4
- Yêu cầu chung - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học. - Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả - Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát tác phẩm, kết hợp nhuẫn nhuyễn các thao tác lập luận. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (có đủ các phầ mở bài, thân bài, kết luận). b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai đoạn trích Chí Phèo và Vợ nhặt c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể: • Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nam Cao là cây bút hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam. Những tác phẩm của Nam Cao thường xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Những hình tượng trong tác phẩm của ông là những nhân vật điển hình trong xã hội. Dù viết về đối tượng nào, ông cũng luôn dành cho họ tình cảm nhân đạo cao đẹp. - Chí Phèo là một trong những tuyệt phẩm của nhà văn Nam Cao, được in trong tập Luống cày (1946). - Kim Lân là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. • Phân tích hai đoạn văn bản ▪ Đoạn 1: Diễn biến tâm lý của nhân vật Chí Phèo sau khi tỉnh rượu *Giới thiệu nhân vật Chí Phèo: - Chí Phèo vốn là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng - Lớn lên làm canh điền cho nhà lí Kiến và là một người lương thiện đích thực - Sau đó xã hội đã đẩy Chí vào con đường tha hóa *Phân tích - Nguyên nhân: Nguyên nhân sâu sa đó là do cuộc gặp gỡ với Thị Nở và nguyên nhân trực tiếp là do hắn bị cảm lạnh, nôn mửa nên đã tỉnh rượu. - Chí nhận thức được cuộc sống xunh quanh, lần đầu tiên biết đến sự sống, cảm nhận sự sống bằng các giác quan mình có: + Ánh sáng: mặt trời chắc đã lên cao và nắng chắc đã rực rỡ. + Âm thanh: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng những người đàn bà đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. - Chí tự nhận thức về bản thân: + Nhớ về quá khứ tươi đẹp: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm. + Quay về với thực tại: số 0 tròn trĩnh (không vợ con, không tài sản ), số âm (nhận thấy mình đã sang dốc bên kia của cuộc đời) Trang 5
- + Nghĩ về tương lai: đói rét, ốm đau, cô độc. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế + Ngôn ngữ giản dị, chân thực ▪ Diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi có vợ *Giới thiệu nhân vật: Tràng là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo, mẹ góa con côi, bố mất sớm, công việc bấp bênh, không ổn định – kéo xe bò thuê; chân dung ngoại hình thô kệch Hội tụ đầy đủ yếu tố để không thể lấy vợ *Phân tích Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình. - Tràng tỉnh dậy muộn -> dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra -> ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ. - Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ + Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn. + Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa. Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc: - Thấm thía cảm động - Bỗng thấy thương yêu, gắn bó. - Vui sướng, phấn chấn.Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình. - Nghệ thuật: + Tạo dựng tình huống truyện độc đáo: Tràng nhặt vợ -> Làm tiền đề khăc họa tính cách, tâm lí nhân vật -> Nhân vật hiện lên nổi bật, sắc nét. + Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình. + Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, nhuần nhuyễn, đưa gôn ngữ đời sống của người dân vào trang văn -> nhân vật hiện lên chân thực, sống động. • So sánh điểm tương đồng và khác biệt *Giống nhau: - Cả hai đoạn trích đều miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật sau một sự kiến có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật - Hai nhân vật trong hai đoạn trích là nạn nhân của xã hội thực dân, nửa phong kiến bị đẩy đến bước đường cùng. - Người nông dân mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: lương thiện, tình yêu thương. - Cả hai đoạn văn đều thấm đượm tình cảm nhân đạo của nhà văn *Khác nhau: - Nam Cao: Con người thức tỉnh và tự ý thức về hoàn cảnh thực tại của bản thân. Cuối cùng nhân vật kết thúc cuộc đời trong tấn bi kịch. - Kim Lân: Hình ảnh người nông dân trong tác phẩm của ông hiện lên với vẻ dí dỏm, hài ước và họ có một tươi lai tươi sáng khi tìm thấy con đường để giải phóng chính mình. Trang 6
- • Tổng kết Trang 7