Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-010 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

pdf 7 trang hangtran11 14/03/2022 7151
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-010 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_ma_de_1_010_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề: 1-010 - Năm học 2020 - Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu

  1. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 BIO TEAM – THPT CHUYÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC THOẠI NGỌC HẦU Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 1 – 010 NỘI DUNG: CHƯƠNG I – CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1. Loại đơn phân không có trong cấu trúc của ARN là A. Xitozin B. Uraxin C. Timin D. Guanin Câu 2. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 720 nuclêôtit loại guanin và có tỉ lệ A/G = 2/3. Theo lí thuyết, gen này có chiều dài là A. 5100 Å B. 4080 Å C. 6120 Å D. 2040 Å Câu 3. Trong các loại sản phẩm của gen, loại sản phẩm đóng vai trò vận chuyển axit amin đến ribôxôm trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit là A. mARN B. t-ARN C. Prôtênin ức chế D. rARN Câu 4. Điểm giống nhau giữa quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực là: A. Đều diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN B. Đều diễn ra trong nhân tế bào C. Đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung D. Đều có sự tham gia của ARN pôlimeraza Câu 5. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là A. Axit nucleic B. Prôtêin C. ADN D. ARN Câu 6 . Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo từ các đơn phân là các nuclêôtit? 1. Hoocmôn insulin 2. ARN pôlimeraza 3. ADN pôlimeraza 4. Gen A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 7. Ở người, gen trong ti thể A. Có thể có nhiều bản sao khác nhau trong một tế bào B. Có số lần nhân đôi bằng số lần nhân đôi của gen trong nhân tế bào C. Có số lần phiên mã bằng số lần phiên mã của gen trong nhân tế bào D. Được bố và mẹ truyền cho con thông qua tế bào chất của giao tử Câu 8. Mã di truyền mang tính thoái hóa nghĩa là ? A. Một loại axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau B. Có một số bộ ba không mã hóa axit amin C. Một bộ ba mã hóa cho một axit amin D. Có một bộ ba khởi đầu Câu 9. Số liên kết hidro của gen thay đổi như thế nào khi gen bị đột biến mất cặp nucleotit loại A – T? A. Tăng 2 liên kết hidro B. Giảm 3 liên kết hidro C. Giảm 2 liên kết hidro D. Tăng 3 liên kết hidro Câu 10. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã mà mêtionin B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều riboxom tham gia dịch mã trên phân tử mARN C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung D. Khi dịch mã, riboxom chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN Câu 11. Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hidro giảm đi 1 liên kết. Loại đột biến đó là: T r a n g 1 | 7
  2. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Thay một cặp G-X bằng cặp A – T B. Thêm một cặp A – T C. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G – X D. Mất một cặp A – T Câu 12. Trong mô hình điều hòa Monoo và Jacoop theo Operon Lac, chất cảm ứng là: A. Đường Lactozo B. Đường galactozo C. Đường glucozo D. Protein ức chế Câu 13. Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là: A. Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc B. Vùng điều hòa – vùng kết thúc – vùng mã hóa C. Vùng mã hóa – vùng điều hòa – vùng kết thúc D. Vùng kết thúc – vùng điều hòa – vùng mã hóa Câu 14. Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện A. Nucleotit (Nu) môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN B. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN C. Nu trên mARN bổ sung với axitamin trên tARN D. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc Câu 15. Ở sinh vật nhân thực, gen trong nhân và gen ngoài nhân giống nhau ở bao nhiêu đặc điểm sau đây? 1. Được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G và X 2. Gồm hai chuỗi pôlinucleotit ngược chiều nhau 3. Thường tồn tại thành từng cặp alen trong tế bào sinh dưỡng 4. Có khả năng nhân đôi, phiên mã theo nguyên tắc bổ sung 5. Luôn được phân chia đều cho các tế bào con trong quá trình phân bào 6. Khi bị đột biến đều biểu hiện ngay thành kiểu hình và chịu tác động của chọn lọc tự nhiên A. 5 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16. Nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit B. Đột biến gen một khi đã phát sinh sẽ được truyền cho thế hệ sau C. Đột biến gen có thể tạo ra alen mới trong quần thể D. Đột biến gen có hại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể Câu 17. Một người bị ung thư gan do một gen của tế bào gan bị đột biến. Đặc điểm của dạng đột biến này là A. Đây là dạng đột biến thay thế một cặp nuclêotit B. Không di truyền qua sinh sản hữu tính C. Đây là một dạng đột biến trung tính D. Không biểu hiện ra kiểu hình Câu 18. Khi nói về phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? 1. Hai quá trình này đều tuân theo nguyên tắc bổ sung 2. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời trong nhân tế bào 3. Dịch mã cần sử dụng sản phẩm của phiên mã 4. Phiên mã không cần sử dụng sản phẩm của dịch mã 5. Hai quá trình này đều có sự tham gia trực tiếp gia ADN A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong mỗi chạc hình chữ Y, các mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’ T r a n g 2 | 7
  3. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] B. Các đoạn Okazaki sau khi được tổng hợp xong sẽ được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza C. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn D. Quá trình nhân đôi ADN trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể Câu 20. Quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã A. Cần có năng lượng ATP và enzim đặc hiệu B. Giúp gắn axit amin vào đầu 5’ của tARN C. Là quá trình gắn ngẫu nhiên axit amin với tARN D. Xảy ra trong nhân tế bào Câu 21. Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen trong Operon Lac, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng cósố lần phiên mã khác nhau B. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã C. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau D. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này đều không nhân đôi và không phiên mã Câu 22. Operon Lac có thể hoạt động được hay không phụ thuộc vào gen điều hòa; gen điều hòa có vị trí và vai trò nào sau đây? A. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và quy định tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường Lactozơ có trong môi trường B. Gen điều hòa nằm trong Operon Lac và là nơi để prôtêin ức chế liên kết để ngăn cản sự phiên mã C. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac và là nơi để ARN pôlimeraza bám và khởi đầu phiên mã D. Gen điều hòa nằm ngoài Operon Lac, mang thông tin quy định tổng hợp prôtêin ức chế Câu 23. Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nucleotit trên mạch bổ sung với mạch mã gốc là: 3’ AAAGGTXXAAG 5’. Trình tự nucleotit trên mạch mARN do gen này phiên mã tạo thành có trình tự: A. 3’.UUUXXAGGUUX 5’ B. 3’ AAAGGUXXAAG 5’ C. 5’ UUUXXAGGUUX 3’ D. 5’ AAAGGUXXAAG 3’ Câu 24. Cho 1 đoạn ADN ở khoảng giữa 1 đơn vị nhân đôi như hình vẽ (O là điểm khởi đầu sao chép; I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN). Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Đoạn mạch I được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục (2) Đoạn mạch II được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn (3) Đoạn mạch IV được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách liên tục (4) Đoạn mạch III được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch mới một cách gián đoạn T r a n g 3 | 7
  4. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25. Một gen nhân đôi liên tiếp 4 lần. Giả sử rằng 5-Brôm Uraxin chỉ xâm nhập vào một sợi mới đang tổng hợp ở một trong hai gen con đang bước vào lần nhân đôi thứ hai thì tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường được tạo ra từ quá trình nhân đôi trên là bao nhiêu? A. 1/15 B. 1/7 C. 1/14 D. 1/16 Câu 26. Một biến điểm loại thay thế cặp nulêôtit xảy ra ở E.coli nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình. Cho các nguyên nhân sau đây: (1) Do tính thoái hóa của mã di truyền. (2) Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn (3)Do đột biến xảy ra ở các đoạn intron trên gen cấu trúc (4) Đột biến xảy ra tại mã mở đầu của gen (5) Đột biến xảy ra tại vùng khởi động của gen Có bao nhiêu nguyên nhân là đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27. Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng ? (1) Một đột biến gen lặn gây chết nếu xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên (2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính (3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biểu hiện ra kiểu hình (4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28. Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây? A. AAA, AO, aa B. Aaa, AO, AA C. AAA, AO, Aa D. AAa, aO, AA. Câu 29. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực? (1) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào (2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau (3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và prôtêin loại histôn (4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 30nm và 300nm A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 30. Ở một loài sinh vật (2n = 24), trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở con cái cặp nhiễm sắc thể thứ 3 không phân li tạo giao tử (n+1), ở con đực cặp nhiễm sắc thể thứ 6 không phân li tạo giao tử (n+1). Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n+1) nói trên có thể phát triển thành T r a n g 4 | 7
  5. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] A. Thể tam bội B. Thể tứ bội C. Thể ba kép D. Thể ba kép hoặc thể bốn Câu 31. Hình 1 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A B C D E F B C D E F A. Đảo đoạn B. Chuyển đoạn C. Mất đoạn D. Lặp đoạn Câu 32. Cho hai nhiễm sắc thể ban đầu có cấu trúc và trình tự các gen như sau: A B C D E F G H W X Y Z Trong các trường hợp đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dưới đây, có bao nhiêu trường hợp không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 33. Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa như hình bên. Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả: A. Kì sau của giảm phân II C. Kì sau của nguyên phân B. Kì sau của giảm phân I D. Kì giữa của nguyên phân Câu 34. Nếu trong quá trình giảm phân ở tất cả các tế bào sinh trứng của châu chấu cái (2n=24) đều hoàn toàn bình thường, còn ở tất cả các tế bào sinh tinh của châu chấu đực đều không có sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính thì tính theo lí thuyết, khi 2 con châu chấu này giao phối với nhau sẽ tạo ra loại hợp tử chứa 23 nhiễm sắc thể với tỉ lệ là: A. 25% B. 50% C. 75% D. 12,5% Câu 35. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen? (1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính (2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di truyền được sinh sản hữu tính T r a n g 5 | 7
  6. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] (3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính (4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị xảy ra đột biến (5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 36. Một Operon có các trình tự nucleotit được đặt tên Q , R, S, T, U. Dưới đây là các đột biến mất đoạn và hậu quả xảy ra ở các trình tự. Trong các nhận xét dưới đây nhận định nào đúng, nhận định nào sai? 1. Vùng S và T là vùng có liên quan đến các gen điều hòa và vùng vận hành O 2. Vùng Q có thể liên quan đến vùng khởi động 3. Đoạn U là vùng liên quan tới vùng vận hành 4. Đoạn R, U chắc chắn liên quan đến gen điều hòa A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37. Cho các phát biểu sau: 1. Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 0,34 nm 2. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit 3. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN 4. Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, chỉ có 4 loại nuclêôtit tham gia 6. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, mARN, rARN, tARN được xúc tác bởi một loại enzim ARN - polimeraza như nhau 7. ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan. Số phát biểu sai là : A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 38. Ở một loài động vật có vú, phép lai giữa một con cái bị đột biến thể một ở cặp NST số 8 và một con đực bị đột biến thể ba ở cặp NST số 10 sinh ra một con non có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng giống với các con bình thường. Nếu trong giảm phân của cặp bố mẹ này, NST vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến mới thì khả năng con non này bị đột biến NST là: A. 37,5% B. 25% C. 75% D. 50% Câu 39. Giả sử ở cây cà độc dược 3 nhiễm đối với NST C, sự phối hợp và phân li giữa các NST xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên( tức là các tổ hợp giao tử CC và C được tạo thành với tỉ lệ ngang nhau). Có bao nhiêu cây con và mỗi loại cây con chiếm tỉ lệ bao nhiêu sẽ được sinh ra khi những cây như vậy được thụ phấn của cây lưỡng bội bình thường A. 2 cây con mỗi loại chiếm 1/2 B. 3 cây con mỗi cây chiếm 1/3 C. 2 cây con, mỗi cây lần lượt chiếm 3/4 và 1/4 T r a n g 6 | 7
  7. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] D. 3 cây con mỗi cây lần lượt chiếm 1/4 : 2/4 : 1/4 Câu 40. Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật 2n = 4 dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau: Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân. Cho một số phát biểu sau đây: 1. Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2 2. Tế bào X không tạo được giao tử bình thường 3. Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỷ lệ 1/2 4. Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a 5. Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 - Hết - Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 7 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu 08:00 Đăng đề số 7 – Nội dung: Sinh 12 chương I Năm 04/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 8 – Nội dung: Sinh 12 chương I Sáu 05/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 9 – Nội dung: Sinh 12 chương I Bảy 06/07/2019 20:00 Đăng đáp án 08:00 Đăng đề số 10 – Nội dung: Sinh 12 chương I Chủ nhật 07/07/2019 20:00 Đăng đáp án T r a n g 7 | 7