Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lan_2_co_dap.docx
Nội dung text: Đề thi thử Tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 2 (Có đáp án)
- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2019 (LẦN 2) Bài thi: NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu hổ. Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó Trong quá trình đấu tranh giữa thiện - ác, xấu - tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. (Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! - Trương Trọng Nghĩa, Báo Người đô thị) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới": - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.” (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 28-29) Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên.
- ĐÁP ÁN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2019 (LẦN 2) Bài thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I I. ĐỌC - HIỂU 3.0 1 - Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận 0,5 - Theo tác giả, sự xấu hổ sẽ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi; là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào 2 đó, khi có một cơ hội nào đó. 0,5 xấu hổ: là cảm giác hổ thẹn khi thấy mình có lỗi; chai lỳ: là sự trơ, lỳ của cảm xúc. Cả câu: Khi để cho cảm giác hổ thẹn trơ đi, lỳ đi, con người sẽ làm những việc xấu, ác mà 3 không cảm thấy day dứt hay có lỗi và những điều tốt đẹp trong họ sẽ dần mất đi. 1,0 Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục về mối 4 quan hệ giữa người tử tế và cảm xúc xấu hổ 1,0 Tổng điểm Phần Đọc – hiểu 3,0 II Câu II. LÀM VĂN 7.0 Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 2.0 a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của những việc tử tế đối với con người và xã hội. Có thể theo những hướng sau: - Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. - Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những người sống quanh mình và cho chính mình. - Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh. 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt Câu 1 0,25
- e. Sáng tạo. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 Tổng điểm Câu 1 2,0 Câu 2. Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên. I.MỞ BÀI - Vợ nhặt là tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, viết về cuộc sống ngột ngạt của nhân dân ta mà tiêu biểu là gia đình bà cụ Tứ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 0,25 -Ngòi bút nhân đạo của Kim Lân vừa thể hiện ở sự phát hiện khẳng định vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ vì đói khổ của nhân vật. 0,25 -Trong ba nhân vật của truyện (bà cụ Tứ, Tràng và người đàn bà vợ Tràng), cụ Tứ, mẹ Tràng, là nhân vật có tâm trạng phức tạp mà nhân hậu vô cùng di thể hiện nổi bật nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động trong tác phẩm. 0,25 Ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã diễn tả rất thành công trạng thái tâm lí đó 0,25 II. THẢN BÀI 1. Sự ngạc nhiên đến sững sờ - Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ây là việc con trai mình lấy vợ. Bà cụ ngạc nhiên vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong. 0,25 -Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm miệng ăn. Khi bà cụ đi làm về muộn, thấy người đàn bà ngồi ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng ngạc nhiên hơn khi được người đàn bà chào bằng u và được Tràng giới thiệu: “Kìa nhà tôi nó chào u” ”Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Bà ngạc nhiên đến mức không còn tin được vào mắt và tai mình : “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lẫn nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu”. 0,25 2. Vừa mừng vừa tủi - Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình “nhặt” được vợ, bà “cúi đầu nín lặng”. Bà liên tưởng Câu 2 đến bao cơ sự “oái ăm” “ai oán” “xót thương” cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa. 0,25 - Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con. Giờ đây giữa lúc người chết đói “như ngả rạ" lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, đế trình làng khi con đã có vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này. 0,25 -“Trong kẽ mất kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”. “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá! ” “ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ”. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của ngưòi mẹ thể hiện trong những lời giản dị mộc mạc ấy. 0,25 - Bà cụ xót xa thương dâu, thương con, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong lòng. 3. Nỗi lo - Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của 0,25
- bà giữa lúc đói kém này liệu có nuôi nổi nhau? Tương lai rồi sẽ ra sao Bà chấp nhận cái “hạnh phúc” oái oãm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được ”. Bà chỉ biết khuyên con, khuyên dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau để cùng vượt qua cơn khốn khó. -Đó là nỗi lo, nổi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình. Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin. 0,25 4. Niềm tin 0,25 - Trong cái mừng, cái tủi, cái lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. Một niềm vui tội nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố vui và gắng làm cho con, cho dâu vui. 0,25 + Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá ” ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này". + Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Bà cụ giẫy cỏ cho sạch vườn. “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. 0,25 + Vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm đầu liên có con dâu đó là một bữa “tiệc với món cháo loãng và món “chè khoái” đắng chát - một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà cụ cố tạo ra niềm vui để động viên an ủi con trai, con dâu. 0,25 - Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặi nghèo đến tàn bạo đã đầy đoạ mẹ con bà. Bà vẫn cố tạo không khí hoà thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà tươi cười đon đả múc cho con dâu những bát cháo cám. 0,25 -Tuy nhiên cái vui ấy, dù là rất nhỏ bé mà vẫn mong manh, vẫn chìm đi trong cái tăm tối hiện tại: Tiếng khóc, mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết đói. Bà cụ nghĩ đến ông lão, đến đứa con út, đến cuộc đời cực khổ dài dặc dặc của mình, đến cái “đói to” trước mắt. Bà cụ phấp phỏng nghĩ về con trai, về con dâu. 0,25 Nhân vật bà cụ Tứ mang nét đạo lí truyền thống: - Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ, với “cái mặt bủng beo, u tối” '"bà vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt. Bà là hiện thân của những người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh đời tội nghịêp, oái oăm. Bà nung nấu một khái vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc. 0,25 III. KẾT BÀI -Qua nhân vật bà cụ Tứ, với những diễn biến tâm trạng phức tạp - dưới ngòi bút nhân đạo của Kim Lân - nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động của “Vợ nhặt” đã động chạm đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người, bắt độc giả phải khóc, phải cười, phải sống cùng nhân vật của mình. 0,25 Tổng điểm Câu 2 5,0 Tổng điểm toàn bài 10,00