Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Vật lý - Năm học 2019-2020 - Trường phổ thông năng khiếu - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

pdf 2 trang thaodu 6192
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Vật lý - Năm học 2019-2020 - Trường phổ thông năng khiếu - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_vat_ly_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Vật lý - Năm học 2019-2020 - Trường phổ thông năng khiếu - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Vật Lí Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm có 02 trang Câu 1 (2,0 điểm): Hệ thôngs đường đi trong một công viên trò chơi tìm mật thư được thiết kế gồm: ba đường tròn đồng tâm O, hai hình vuông, hai đoạn thẳng CD và EF. Các đường tròn và hình vuông lần lượt ngoại, nội tiếp nhau (hình). Đường tròn lớn nhất có đường kính D1 = 100 m, đường tròn trong cùng chứa các điểm C, E, D, F lần lượt là các trung điểm của các cung giới hạn giữa hai tiếp điểm liền kề. Những đường đi hình tròn (hoặc cung tròn) được trải sỏi, những đường đi hình vuông (hoặc đường đi thẳng) được lát bê tông. Mật thư được đặt tại tâm O, người chơi xuất phát từ 1 trong 2 cửa vào A hoặc B (AB là đường kính đường tròn lớn, song song với 2 trong các cạnh của mỗi hình vuông) trên đường tròn ngoài cùng. Sau khi lấy được mật thư, người chơi phải đi ra bằng 1 đường khác so với lúc đi vào để gặp ban tổ chức tại 1 trong 4 trạm M, N, P, Q ở bốn đỉnh của hình vuông lớn. a) Một học sinh có tốc độ chạy trên đường sỏi là 5 km/h, chạy trên đường bê tông là 7,5 km/h tham gia trò chơi. Hãy chỉ ra đường đi với thời gian ngắn nhất giúp học sinh này (bằng cách đặt tên cho các đoạn đường) để lấy được mật thư và tính thời gian đi hết những đoạn đường đó. b) Sau khi lấy được mật thư, học sinh đó phải đi ra bằng đường khác lúc đi vào mới hợp lệ. Giả sử học sinh tìm được đường ra ngắn nhất. Hỏi thời gian đi ra dài hơn hay ngắn hơn thời gian đi vào? Tính khoảng thời gian chênh lệch đó. Coi bề rộng mỗi cung đường không đáng kể so với chiều dài của nó; bỏ qua thời gian di chuyển khi chạy qua phần tiếp xúc giứa hai cung đường. Câu 2 (2,5 điểm): Một bình A hình trụ đứng, cách nhiệt, có diện tích đáy trong là S = 100 cm2 đặt trên mặt phẳng ngang. Bỏ vào bình A một khối trụ đứng B, làm bằng nhôm 2 có diện tích đáy là S1 = 40 cm chiều cao h1, bên trong khối trụ B có 1 phần rỗng là chân không có thể tích V0. Sau đó đổ vào bình A một lít nước, khi có cân bằng, khối trụ nổi trong bình và chiều cao phần nổi là 0,25h1, đáy dưới của khối trụ song song đáy bình và cách đáy trong của bình là x = 4 cm (hình). Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 3 3 kg/m , của nhôm là D1 = 2700 kg/m . 1) Tìm khối lượng m1 của trụ B, độ cao h1 và thể tích phần rỗng V0. 0 2) Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và khối trụ B là t1 = 20 C. Người ta 3 đổ tiếp vào bình một lượng dầu có khối lượng m2, khối lượng rêng D2 = 900 kg/m , nhiệt 0 dung riêng c2, ở nhiệt độ t2 = 80 C. Khi có cân bằng, đáy dưới khối trụ nằm ngay mặt phân cách giữa dầu và nước, khi đó nhiệt độ cân bằng của hệ là t = 300C. Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200 J/(kg.độ), của nhôm làm khối trụ B là c1 = 880 J/(kg.K). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa hệ với không khí xung quanh và bình A. Tìm m2 và c2. Câu 3 (2,0 điểm): Cho mạch điện như hình. Trong đó: - Đèn Đ1 có điện trở R1, đèn Đ2 có điện trở R2, Đ3 ghi (8V – 3,2W). - Ampe kế có điện trở RA = 4Ω; dây nối và khóa K có điện trở không đáng kể. - Thanh kim loại PQ có điện trở đáng kể, đặt tiếp xúc trên 2 thanh ray kim loại Mx và Ny song song, cùng nằm trên mặt phẳng ngang. Thanh PQ ở trong vùng từ trường đều, có đường sức từ thẳng đứng và chiều như hình. 1. Cố định thanh PQ. Đặt vào A, B hiệu điện thế U = 16 V và đóng K thì ampe kế chỉ 1A. Biết R1 = 2R2. a) Tính điện trở R1 và R2. b) Tính công suất tiêu thụ của đèn Đ1 và Đ2. c) Chỉ rõ chiều của lực từ tác dụng lên thanh PQ. 2. Mở khóa K. Sau đó kéo thanh PQ trượt dọc trên 2 ray Mx và Ny thì hiện tượng gì xảy ra?
  2. Câu 4 (2,0 điểm): Một thấu kính hội tụ mỏng có quang tâm O, trục chính xy được đặt nằm ngang sao cho vuông góc với mặt gương phẳng. Mặt phản xạ của gương quay về phía thấu kính và giao với trục chính thấu kính xy tại G. Giữa thấu kính và gương phẳng có đặt 1 nguồn sáng nhỏ S (được coi là nguồn điểm) nằm trên trục chính xy (hình). - Chùm tia sáng hẹp thứ nhất phát ra từ S đến thấu kính, cho chùm tia ló qua thấu kính hội tụ tại S'. - Chùm tia sáng hẹp thứ hai phát ra từ S đến gương phẳng, cho chùm phản xạ đồng quy tại điểm S1 sau gương. Chùm tia này sau khi phản xạ trên gương, truyền đến thấu kính, cho chùm tia ló ra khỏi thấu kính, hội tụ tại điểm S2. Biết SG = a = 15 cm và S2 đối xứng S qua quang tâm O. Gọi f là tiêu cự thấu kính và đặt OS = d. 1) Tìm chiều dài đoạn S'S2. 2) Cố định gương phẳng và nguồn sáng S, dịch thấu kính theo phương song song mặt gương lên phía trên một đoạn b = 1 cm sao cho khoảng cách từ thấu kính đến mặt gương không đổi. Khi đó S' dịch chuyển đoạn h = 3 cm và S2 dịch đoạn h'. a) Tìm f, d. b) Tìm h'. Câu 5 (1,5 điểm): Cho các dụng cụ: nhiệt kế, bình hình trụ có chia độ để đo thể tích, bình rỗng, nước và nước đá. Hãy trình bày phương án xác định nhiệt nóng chảy của nước đá. Coi nhiệt dung riêng của nước là c1 và của nước đá là c2 đã biết. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh Họ và tên, chữ ký:Giám thị 1: Giám thị 2: