Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng

doc 1 trang thaodu 14720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_le_quy_don_mon_vat_ly_n.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo TP. Đà Nẵng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÊ QUÝ ĐÔN TP. ĐÀ NẴNG NĂM 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN VẬT LÍ (Ngày thi 25.06.2013) Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 1), nguồn điện có hiệu điện thế U = 16V không đổi. Đèn Đ có điện trở R2 = 6, điện trở R1 = 6, r = 4 và biến trở AB có con chạy C. Bỏ qua điện trở của ampe kế và dây nối. a. Khóa K mở, di chuyển con chạy C, khi điện trở của phần AC có giá trị là 2 thì đèn sáng yếu nhất. Tính điện trở toàn phần của biến trở AB. b. Thay biến trở AB bằng một biến trở khác (giữ nguyên các kí hiệu A, B, C) và đóng khóa K. Khi điện trở phần AC có giá trị 12 thì ampe kế chỉ 5/3A. Tìm giá trị toàn phần của biến trở mới. Câu 2 (2,0 điểm) Hai vật rắn A và B có cùng kích thước, dạng lập phương, cạnh a = 20cm, với trọng lượng tương ứng P A = 120N, PB = 64N. Nối tâm hai mặt của hai vật bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, ngắn, không co giãn và chịu được lực tối đa 100N. Hệ được thả vào trong bể chứa nước, đáy phẳng, nằm ngang và nước trong bể đủ sâu so với chiều 3 3 dài dây nối và kích thước của hai vật. Nước có khối lượng riêng Do = 10 kg/m . a. Tính lực căng của dây nối và lực mà đáy bể tác dụng vào vật nằm ở đáy bể. b. Dùng lực có độ lớn không đổi bằng F để kéo hai vật lên theo phương thẳng đứng. Hỏi dây có bị đứt không? Đứt khi nào? Giải bài toán với hai trường hợp: Lực F đặt vào vật A và lực F đặt vào vật B. Câu 3 (2,0 điểm) a. Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 4cm và quang tâm O đặt trong không khí. Đặt một nguồn sáng điểm S trước thấu kính, cách trục chính của thấu kính là 3cm và cách thấu kính 6cm. Phía sau thấu kính đặt một gương phẳng, mặt phản xạ quay về thấu kính và nghiêng góc α so với trục chính của thấu kính, cắt trục chính tại I. Một chùm tia sáng hẹp xuất phát từ S, sau khi khúc xạ qua thấu kính thì phản xạ trên gương, chùm phản xạ trên gương lại khúc xạ qua thấu kính lần thứ hai là một chùm tia song song với trục chính của thấu kính. Xác định khoảng cách OI và góc nghiêng α. b. Cho hệ hai thấu kính hội tụ L 1 và L2 có cùng trục chính, hai thấu kính đặt cách nhau 50cm. Khi đặt nguồn sáng điểm trước thấu kính L 1 và rất xa L 1 thì ảnh của S cho bởi hệ thấu kính là ảnh thật nằm trên trục chính, cách L2 một đoạn a(cm). Đổi phía đặt nguồn sáng S và S vẫn ở trên trục chính, rất xa L2 thì ảnh của nó cho bởi hệ thấu kính cũng là ảnh thật, cách L1 một đoạn b = a + 10 (cm). Biết thấu kính L1 có tiêu cự f1 = 15cm. Tính tiêu cự f2 của thấu kính L2. Câu 4 (12,0 điểm) Trong một bình chứa có sẵn một lượng nước có khối lượng m 1, nhiệt độ t1. Đổ thêm vào bình chứa một lượng nước có khối lượng m 2. Biết đồ thị mô tả sự phụ thuộc của nhiệt độ t vào nhiệt lượng Q như hình vẽ (Hình 2). Điểm A trên đồ thị ứng với trạng thái cân bằng nhiệt. a. Xác định khối lượng của m2 theo m1. b. Bỏ thêm vào bình một lượng nước đá có khối lượng m 3, nhiệt độ t3. Nước đá sau đó tan hết và sự biến đổi trạng thái của nó theo đường gãy khúc Hình 2 B-C-D-E-K. Xác định lượng nước đá m3 (theo m1) đã bỏ vào bình. Cho biết: C là điểm giữa của OD, Q là nhiệt lượng c 3/c1 = 31/43 (c1 là nhiệt dung riêng của nước, c 3 là nhiệt dung riêng của nước đá) và nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 340kJ/kg. c. Tìm nhiệt độ t1, t2, t3. Câu 5 (2,0 điểm) Hãy nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của mỗi chất trong một vật rắn đặc, được cấu tạo từ hai chất khác nhau (vật có kích thước đủ làm thí nghiệm) trong điều kiện có các dụng cụ sau: - Nhiệt lượng kế có khối lượng M và cách nhiệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài. - Ấm điện với nguồn điện thích hợp. - Cốc thủy tinh có vạch chia thể tích, chứa được vật rắn đã cho. - Thùng đựng nước, nhiệt kế, que gắp. Nhiệt dung riêng co, khối lượng riêng D o của nước và khối lượng riêng D 1, D2 của hai chất trong vật rắn đã biết trước.