Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam

doc 7 trang thaodu 9031
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_thihoa_hoc_chuyen_n.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NAM Năm học 2018 – 2019 MÔN: HÓA HỌC (chuyên) ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài:150 phút, đề thi có 2 trang) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau: a) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ sau đó đun nhẹ. b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. c) Cho đạm Ure vào dung dịch nước vôi trong. d) Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Câu 2. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp A gồm Mg, Ag. Đốt cháy A trong Oxi lấy dư thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí C có mùi hắc và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 3. (1,0 điểm) Cho m gam Na vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch A vào 300 ml dung dịch B chứa HCl 1,0 M; AlCl3 0,5 M. Tính m để sau phản ứng: a) Không thu được kết tủa. b) Thu được kết tủa tối đa. Câu 4. (1,0 điểm) Cho 8,96 lít khí CO tác dụng với m gam Fe 3O4 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được a gam Fe và hỗn hợp khí X gồm CO, CO 2. Cho toàn bộ Fe thu được vào 200 ml dung dịch Y chứa H 2SO4 0,5 M và CuSO4 0,5 M thu được b gam chất rắn và V lít khí H2. Biết X có tỉ khối so với H 2 bằng 18, các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc. Tính m, a, b, V. Câu 5. (1,0 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn m gam MgCO3 thu được V lít khí CO 2 đo ở đktc. Hấp thụ toàn bộ khí vào 300 ml dung dịch chứa Ca(OH)2 0,05 M và NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được 1,5 gam kết tủa. Tính V và m. Câu 6. (1,0 điểm) Cho 12,25 gam hiđrôxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,50% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,129% (dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 12,50 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 24,12% (dung dịch B). Xác định kim loại M và công thức chất rắn X. Câu 7. (1,0 điểm) Ba chất A, B, C đều có tỉ khối so với H2 là 22. Chất A được được dùng để cứu hỏa, B và C khi đốt cháy đều sinh ra khí A. Chất B có trong thành phần của khí gas, từ C có thể điều chế ra được một chất có trong xăng E5. Tìm các chất A, B, C và viết phương trình phản ứng. 1
  2. Câu 8. (1,0 điểm) Cho các dung dịch, chất lỏng trong suốt riêng biệt sau: ancol etylic, benzen, natri hidrocacbonat, natri sunfit, axit axetic. Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch, chất lỏng đó và viết phương trình phản ứng. Câu 9. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp A chứa 0,2 mol C2H2; 0,3 mol C3H6; 0,8 mol H2. Đun A với xúc tác Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp B gồm C 2H2, C2H4, C2H6, C3H6, C3H8, H2. Biết tỉ khối của B so với A là 1,30. Nếu cho 0,5 mol hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M. Tính V. Câu 10. (1,0 điểm) Cho 0,1 mol este X mạch hở phản ứng với 250 ml dung dịch NaOH 1 M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 15,4 gam chất rắn khan và 9,2 gam ancol. Biết NaOH dư 25% so với lượng phản ứng. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X. (Cho H=1; C=12; N=14; O=16; Na =23; S=32; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Br=80; Ag=108). HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị thứ nhất: Giám thị thứ hai: 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NAM NĂM HỌC 2018-2019 TÓM TẮT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN HOÁ HỌC Hướng dẫn chung - Với yêu cầu viết phương trình phản ứng: nếu thiếu điều kiện phản ứng hoặc không cân bằng, trừ đi ½ số điểm của phương trình phản ứng đó; nếu thiếu hoặc thừa chất thì không được điểm. - Với các yêu cầu định lượng: + Nếu học sinh định lượng theo phương trình phản ứng sai, thì không được điểm phần định lượng đó. + Học sinh có thể định lượng theo sơ đồ phản ứng, các định luật bảo toàn. - Học sinh làm bài theo cách khác đúng thì vẫn được tương đương. - Điểm của toàn bài thi được giữ nguyên, không làm tròn. Câu 1. (1 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra với mỗi trường hợp sau: a) Cho dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ sau đó đun nhẹ. b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. c) Cho đạm Ure vào dung dịch nước vôi trong. d) Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch NaAlO2. a) Đường chuyển sang màu vàng sẫm sau đó hóa đen (than), có sủi bọt khí, thể tích chất màu đen tăng dần. H 2SO4dac C12H22O11  12C + 11H2O to 0,25đ C + 2H2SO4 đặc  CO2  + 2SO2  + 2H2O b) Xuất hiện kết tủa trắng và dung dịch chuyển sang màu vàng nâu. 0,25đ FeCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Fe(NO3)2 Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag c) Có khí mùi khai thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng. 0,25đ (NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 Ca(OH)2 +(NH4)2CO3 CaCO3  + 2NH3  + 2H2O d) Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan ra trong ax dư 0,25đ H2SO4 + 2 H2O + 2NaAlO2 2Al(OH)3 + Na2SO4 3H2SO4 + 2Al(OH)3 Al2(SO4)3 + 6H2O Câu 2. (1,0 điểm) Cho hỗn hợp A gồm Mg, Ag. Đốt cháy A trong Oxi lấy dư thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí C có mùi hắc và dung dịch D. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 3
  4. Đốt A trong O2 dư o tC (1) 2Mg + O2  2MgO => B: MgO, Ag Cho B p/ư với ax (2) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O 0,25đ (3) 2 Ag + H2SO4 Ag2SO4 + SO2+ H2O Cho D p/ư với NaOH dư 0,25đ (4) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O (5) MgSO4 + 2 NaOH Na2SO4 + Mg(OH)2 0,25đ (6) Ag2SO4 + 2 NaOH Na2SO4 + Ag2O + H2O o tC 0,25đ (7) Mg(OH)2  MgO + H2O o tC (8) Ag2O  2 Ag + 1/2O2 Câu 3. (1,0 điểm) Cho m gam Na vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ dung dịch A vào 300 ml dung dịch B chứa HCl 1,0 M; AlCl3 0,5 M. Tính m để sau phản ứng: a) không thu được kết tủa. b) thu được kết tủa tối đa. Cho Na vào nước thu được dung dịch A (1) Na + H2O  NaOH + ½ H2 Cho A vào dd B (2) NaOH + HCl  NaCl + H2O (3) 3NaOH + AlCl3  Al(OH)3 + 3NaCl Nếu NaOH dư 0,25đ (4) NaOH + Al(OH)3  NaAlO2 + 2H2O a) Để không thu đc kết tủa thì có 2 TH ≤ ≤ TH1: Chỉ có pư (2)=> nNaOH nHCl = 0,3 mol => m 6,9 gam. 0,25đ TH2: Kết tủa bị hòa tan hết => nNaOH ≥ nHCl + 4 nAlCl3 = 0,3 + 4x0,15=0.9 mol m ≥ 20,7 gam. 0,25đ b) Để thu được kết tủa tối đa thì pư (1) (3) xảy ra vừa đủ => nNaOH = nHCl + 3nAlCl3 = 0,75 mol => m=17,25 gam 0,25đ Câu 4. (1,0 điểm) Cho 8,96 lít khí CO tác dụng với m gam Fe 3O4 ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được a gam Fe và hỗn hợp khí X gồm CO, CO 2. Cho toàn bộ Fe thu được vào 200 ml dung dịch Y chứa H 2SO4 0,5 M và CuSO4 0,5 M thu được b gam chất rắn và V lít khí H2. Biết X có tỉ khối so với H 2 bằng 18, các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các khí đo ở đktc. Tính m, a, b, V. o tC (1) Fe3O4 + 4 CO  3 Fe + 4 CO2 Vì có CO nên Fe3O4 hết. Tính đc mol CO = mol CO2 = 0,2 mol => mol Fe = 0,15 mol => a= 8,4 gam 0,25đ = > mol Fe3O4 = 0,05 mol => m=11,6 gam. 0,25đ Cho Fe vào dung dịch Y thì CuSO4 phản ứng trước. (2) Fe + CuSO4 Fe SO4 + Cu Mol: 0,1 0,1 0,1 (3) Fe + H2SO4 Fe SO4 + H2 0,25đ Mol: 0,05 0,05 0,05  Theo ptpư => b=6,4 gam. V = 1,12 lít. 0,25đ 4
  5. Câu 5. ( 1,0 điểm) Nhiệt phân hoàn toàn m gam MgCO3 thu được V lít khí CO 2 đo ở đktc. Hấp thụ toàn bộ khí vào 300 ml dung dịch chứa Ca(OH)2 0,05 M và NaOH 0,5M. Sau phản ứng thu được 1,5 gam kết tủa. Tính V và m. Ta có Ca(OH)2 0,015 mol và NaOH 0,15 mol. CaCO3 0,015 mol => toàn bộ Ca(OH)2 kết tủa hết. Nhiệt phân hoàn toàn m gam MgCO3 o tC (1) MgCO3  MgO + CO2 Dẫn CO2 vào dung dịch bazơ (2) Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O Mol: 0,015 0,015 0,015 (3) NaOH + CO2 NaHCO3 (4) 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O 0,25đ Từ pt (3)->(5) => 0,015 ≤ mol CO2 = mol MgCO3 ≤ 0,015 + 0,15 0,25đ => 0,336 lít ≤ V ≤ 3,696 lít => 0,015*84 ≤ m ≤ 0,165*84 0,25đ => 1,26 gam ≤ m ≤ 13,86 gam 0,25đ Câu 6. (1,0 điểm) Cho 12,25 gam hiđrôxit của kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 32,129% (dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 12,5 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 20,1% (dung dịch B). Xác định kim loại M và công thức chất rắn X. M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + H2O mol x x x 98x.100 Khối lượng dung dịch H2SO4 là : 400x (gam) 24,5 → mddA = 12,25 + 400x (gam) M 96 x Nồng độ % của dung dịch muối: C% = .100% =32,129% (1) 12,25 400x 0,25đ Theo bài ra, ta có: (M + 34)x = 12,25 (2) 0,25đ Giải hệ (1) và (2), ta có: x = 0,125 và M = 64 và kim loại cần tìm là:Cu - Gọi công thức của chất rắn X là: CuSO4.nH2O, số mol tương ứng là a. - Khối lượng CuSO4 trong dd A là: 0,125.160 = 20 (gam) - Khối lượng dd A là: m = 12,25 + 400.0,125 = 62,25 (gam) ddA 0,25đ - Khối lượng dd B là: mddB = mddA – mX = 62,25 – 12,5 = 49,75 (gam) 20 160a Ta có: C%(ddB) = .100% 24,12% 49,75 0,25đ → a = 0,05 → 0,05(160 + 18n) = 12,5 → n= 5 Vậy công thức của X là: CuSO4.5H2O Câu 7. ( 1,0 điểm) Ba chất A, B, C đều có tỉ khối so với H2 là 22. Chất A được được dùng để cứu hỏa, B và C khi đốt cháy đều sinh ra khí A. Chất B có trong thành phần của 5
  6. khí gas, từ C có thể điều chế ra được một chất có trong xăng E5. Tìm các chất A, B, C và viết phương trình phản ứng. Các chất có M=44 gồm CO2, N2O, C3H8, C2H4O. 0,25đ Theo đầu bài => A là CO2 B là C3H8 0,5đ C là C2H4O ( CH3-CHO) o tC Ptpư C3H8 + 5O2  3 CO2 + 4 H2O 0,25đ o tC C2H4O +5/2 O2  2 CO2 + 2 H2O o tC CH3-CHO + H2  CH3-CH2OH Câu 8. ( 1,0 điểm) Cho các dung dịch, chất lỏng trong suốt riêng biệt sau: ancol etylic, benzen, natri hidrocacbonat, natri sunfit, axit axetic. Chỉ dùng một thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch, chất lỏng đó và viết phương trình phản ứng. + Cho d d HCl lần lượt tác dụng với các mẫu thử trên - Tạo 2 lớp chất lỏng không tan vào nhau là benzen - Có khí bay ra không mùi là NaHCO3 0,25đ NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 - Có khí bay ra mùi hắc là Na2SO3 0,25đ Na2SO3 + 2 HCl 2 NaCl + H2O + SO2 - Tan vào nhau thành dung dịch đồng nhất là axit và ancol. + Cho 2 chất còn lại tác dụng với NaHCO3 0,25đ - Có khí bay ra là ax, còn lại là ancol CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + CO2 + H2O. 0,25đ Câu 9. ( 1,0 điểm) Cho hỗn hợp A chứa 0,2 mol C2H2; 0,3 mol C3H6; 0,8 mol H2. Đun A với xúc tác Ni sau một thời gian thu được hỗn hợp B gồm C 2H2, C2H4, C2H6, C3H6, C3H8, H2. Biết tỉ khối của B so với A là 1,30. Nếu cho 0,5 mol hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch Br2 1M. Tính V. HS viết 3 ptpư Ta có nA = 1,3 mol; nB=nA – nH2 pư = 1,3 – nH2 pư. 0,25đ Vì mA = mB => dB/A = nA/nB = 1,3/1,3-nH2pư => nH2pư= 0,3 mol; nB=1,0 mol. 0,25đ Xét 1 mol B p/ư với dd Br2 HS viết 3 pt pư 0,25đ Bảo toàn lk pi => ta có mol Br2 p/ư = 0,4 mol => 0,5 mol B p/ư đủ 0,2 mol Br2 0,25đ => V=200 ml. Câu 10. ( 1,0 điểm) Cho 0,1 mol este X mạch hở phản ứng với 250 ml dung dich NaOH 1 M . Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 15,4 gam chất rắn khan và 9,2 gam ancol. Biết NaOH dư 25% so với lượng phản ứng. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X. Ta có nNaOH = 0,25 mol => nNaOH pư=0,2 mol và dư 0,05 mol. nNaOH pư/ neste =2 => este 2 chức. 0,25đ 6
  7. TH1. Ax 2 chức: R(COOR’)(COOR’’) o tC R(COOR’)(COOR’’) + 2 NaOH  R(COONa)2 + R’OH + R’’OH Mol 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 mc.rắn = mmuối + mNaOHdư =15,4 => R=0. Từ mancol => R’=R’’=29 (C2H5-) hoặc R’=15 (CH3-); R’’=43(C3H7-) 0,25 đ => 3 CTCT 0.25 đ TH2 Ax đơn chức => loại. 0,25 đ HẾT 7