Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa

docx 2 trang thaodu 4810
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_thihoa_hoc_chuyen_n.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT Chuyên - Môn thi:Hóa học (Chuyên) - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM KỲ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: Hóa học (Đề chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1. (1 điểm) 1) Viết phương trình phản ứng quang hợp, ghi rõ điều kiện. Nêu các ý nghĩa quan trọng của phản ứng quang hợp? 2) Cho biết nguyên nhân, tác hại các vụ nổ thường xảy ra trong các hầm mỏ than và nêu cách đề phòng? Câu 2. (1điểm) Nêu hiện tượng hoá học và viết phương trình phản ứng khi thực hiện mỗi thí nghiệm sau: 1) Đun nóng bột thuốc tím, sau đó cho dung dịch HCl đậm đặc vào. 2) Sục khí clo vào nước cất có nhúng sẵn một mẫu quỳ tím. 3) Hòa tan Brôm vào benzen. 4) Cho dung dịch axit axetic tác dụng với đá vôi. Bài 3. (1 điểm) Cho sơ đồ: A + B > C + SO2 + H2O. Biết C là muối sunfat, đốt nóng chất C cho ngọn lửa màu tím. Tìm các cặp A, B thỏa mãn sơ đồ trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4. (1 điểm) 1) Viết phương trình hoá học điều chế metan từ tinh bột và tinh bột từ metan. 2) Viết công thức các chất béo có thể có để khi thuỷ phân trong môi trường axit sinh ra hai axit béo: C17H35COOH và C17H33COOH. Câu 5. ( 1 điểm) Viết 8 phương trình phản ứng khác nhau có thể tạo ra Oxi. Câu 6. (1 điểm) Có dung dịch X chứa 2 muối của cùng một kim loại. Người ta làm các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thu được kết tủa A chỉ chứa một muối. Nung toàn bộ kết tủa A đến khối lượng không đổi thu được 0,224 lít khí B (đktc) có tỉ khối đối với hiđro là 22; khí B có thể làm đục nước vôi trong. Thí nghiệm 2: Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 (lượng vừa đủ) thu được 2,955 gam kết tủa C và dung dịch chỉ chứa KOH. Tìm công thức và nồng độ mol của các muối trong dung dịch X. 1
  2. Câu 7. (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí X gồm x gam hiđrocacbon A và y gam hiđrocacbon B thuộc một trong các chất ankan, anken, ankin chỉ thu được 35,2 gam CO2 và 16,2 gam H2O. Nếu thêm vào V lít X một lượng x/2 gam A được hỗn hợp khí Y, đốt cháy hoàn toàn Y chỉ thu được 48,4 gam CO 2 và 23,4 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, B. Câu 8. (1 điểm) Hỗn hợp X gồm Al và FexOy. Nung m gam X trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ tạo ra Fe kim loại). Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí và 25,2 gam chất rắn. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được 27,72 lít SO2 và dung dịch Z có chứa 263,25 gam muối sunfat. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tìm m và công thức của FexOy. Câu 9. (1 điểm) Cho 10,35 gam một kim loại M phản ứng với 10 gam dung dịch HCl C%. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 20 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 3 chất. Xác định kim loại M. Câu 10. (1 điểm) Cho hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A mạch hở và một este B tạo ra bởi axit A và một rượu no đơn chức C. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaHCO3, thu được 0,03 mol khí CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng thu được x gam muối và 1,38 gam rượu C, tỷ khối hơi của C so với hiđro là 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng một lượng oxi dư thì thu được 0,18 mol CO2 (đktc). Giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1) Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B, C. 2) Tính m, x. Cho:H=1; Li=7; C=12; O=16; Na=23; S=32; Cl=35,5; K=39;Ca=40;Fe=56;Ba=137. Hết Lưu ý: thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2: 2