Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

doc 2 trang thaodu 12413
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_thpt_chuyen_bac_giang_mon_vat_ly_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2016-2017 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG BẮC GIANG NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: VẬT LÝ ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 10/6/2016 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (4,0 điểm) Một thanh AB hình trụ đặc, đồng chất, có tiết diện ngang S, trọng lượng riêng d, chiều dài L, được giữ thẳng đứng trong H A o môi trường nước có trọng lượng riêng d o. Khoảng cách từ đầu trên A của thanh đến mặt nước là H (Hình 1). Người ta thả thanh ra để nó o B chuyển động đi lên theo phương thẳng đứng. Bỏ qua sức cản của nước và không khí cũng như sự thay đổi của mực nước. Hình 1 1. Biết rằng kể từ khi thanh bắt đầu nhô lên mặt nước đến khi thanh vừa lên hoàn toàn khỏi mặt nước, lực đẩy Ác-si-mét luôn thay đổi và có giá trị trung bình bằng một nửa lực đẩy Ác-si-mét lớn nhất tác dụng vào vật. Hãy lập biểu thức tính công của lực đẩy Ác-si-mét kể từ lúc thanh AB được thả ra cho đến khi đầu dưới B của thanh lên khỏi mặt nước. 3 3 2. Cho d = 6000 N/m ; L = 24 cm; do = 10000 N/m . a) Ho = 12 cm. Tính công của trọng lực tác dụng vào thanh và khoảng cách giữa đầu dưới B và mặt nước khi thanh lên cao nhất. b) Tìm điều kiện của Ho để thanh có thể lên hoàn toàn khỏi mặt nước. Câu 2: (3,0 điểm) Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có trọng lượng P A dựa vào tường thẳng đứng và sàn nằm ngang (Hình 2). Bỏ qua mọi ma sát. Thanh được giữ nhờ dây OI (OI  AB). 1. Phân tích các lực tác dụng vào thanh AB. 3 2. Tính lực căng dây khi AI = AB và α = 60o . 4 I AB α B 3. Chứng tỏ rằng thanh không thể cân bằng nếu AI . O 2 Hình 2 Câu 3: (2,5 điểm) Một người đặt cốc nước vào trong ngăn làm đá của tủ lạnh để làm lạnh nước trong cốc. Người đó thấy nước trong cốc giảm nhiệt độ từ 91 oC đến 89oC sau 3 phút và giảm từ 31oC đến 29oC sau 6 phút. Hỏi sau bao lâu nước trong cốc giảm từ 11oC đến 9oC và từ +1oC đến -1oC. Biết rằng công suất tỏa nhiệt của nước trong cốc tỷ lệ với hiệu nhiệt độ trung bình giữa nước trong cốc và môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước và nước đá là c n = 4,2 kJ/kg.K và cđ = 2,1 kJ/kg.K, nhiệt nóng chảy của nước đá là  = 336 kJ/kg. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Câu 4: (4,5 điểm) Cho mạch điện như Hình 3: R 1 = 3  , A B R = 2  , MN là biến trở với R = 20  . Vôn kế V và A1 N 2 MN + - các ampe kế A1, A2 là lí tưởng. Bỏ qua điện trở dây dẫn. R1 A2 1. Cho UAB = 18 V. C a) Đặt C ở chính giữa MN. Xác định số chỉ của các D V M ampe kế và vôn kế. R2 Hình 3 1/2
  2. b) Phải đặt con chạy C ở đâu để công suất tiêu thụ trên biến trở là lớn nhất? Tính công suất đó. 2. Giữ nguyên hiệu điện thế U AB = 18 V. Đặt con chạy C ở vị trí M và thay ampe kế A 2 bằng một vật dẫn có điện trở R p. Biết rằng hiệu điện thế U p giữa hai đầu Rp và cường độ dòng điện Ip 100 2 qua nó có mối liên hệ U I . (Trong đó U p đơn vị đo bằng vôn, I p đơn vị đo bằng ampe). p 3 p Tính Ip. 3. Đặt con chạy C ở vị trí M và thay ampe kế UAB(V) A2 bằng một vật dẫn mà điện trở Rđ của nó có đặc tính sau: 18 + Rđ = 0 nếu UMB 0 t(s) O + Rđ = nếu UMB < 0 1 2 3 4 Đặt vào hai đầu A, B một hiệu điện thế biến đổi -18 tuần hoàn theo quy luật được biểu diễn bởi đồ Hình 4 thị như Hình 4. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai điểm D và M theo thời gian. Câu 5: (4,0 điểm) Ảnh thật S' của điểm sáng S cho bởi thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 6 cm được hứng trên màn (E) đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh S' cách trục chính một đoạn h' = 1,5 cm và cách thấu kính một đoạn 15 cm. 1. Tìm khoảng cách từ điểm sáng S tới thấu kính và đến trục chính của thấu kính. 2. Chu vi của thấu kính là đường tròn có đường kính bằng 6 cm. Dùng màn chắn là nửa hình tròn có tâm nằm trên trên trục chính thấu kính và có đường kính là 6 cm, vuông góc với mặt phẳng chứa S và trục chính của thấu kính. Hỏi phải đặt màn chắn cách thấu kính một đoạn nhỏ nhất bằng bao nhiêu để ảnh S' trên màn (E) biến mất. 3. Giữ cố định S và vị trí màn chắn đã tính ở ý 2. Hỏi phải dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính một đoạn bằng bao nhiêu và về phía nào để lại thấy ảnh của S trên màn (E)? Lưu ý: Học sinh được sử dụng trực tiếp công thức thấu kính khi làm bài. Câu 6: (2,0 điểm) Cho các dụng cụ sau: - Nước (đã biết nhiệt dung riêng c n). - Nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng c k). - Nhiệt kế. - Cân (không có quả cân). - Bình đun và bếp điện. - Hai cốc khác nhau. Hãy nêu phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng. Xem chất lỏng không gây ra một tác dụng hoá học nào trong suốt thời gian thí nghiệm. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký): 2/2