Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

doc 2 trang thaodu 11523
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_thpt_chuyen_bac_giang_mon_vat_ly_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 THPT chuyên Bắc Giang môn Vật lý - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN BẮC GIANG BẮC GIANG NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN THI: VẬT LÝ ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/06/2017 (Đề thi có 02 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Bài 1 (3,0 điểm). Một chiếc xe chạy từ thành phố A đến thành phố B với quãng đường dài 120 km. Do phần đường tiếp giáp với thành phố B bị hư hỏng nặng phải sửa chữa nên vận tốc xe giảm 3 lần so với vận tốc ban đầu vì vậy xe đến thành phố B chậm 2 giờ so với dự định. Sau một thời gian, chiếc xe này cũng chạy từ thành phố A đến thành phố B và đoạn đường bị hư hỏng đã sửa được 27 km về phía thành phố B. Cũng với điều kiện về vận tốc như lần trước, xe đến thành phố B chậm 30 phút so với dự định. Cho rằng trên mỗi đoạn đường vận tốc của xe không đổi. 1) Tính thời gian dự định xe đi từ thành phố A đến thành phố B. 2) Giả sử ngày đầu khi xe bắt đầu khởi hành từ thành phố A với vận tốc như dự định và đoạn đường cũng bắt đầu được sửa chữa từ chỗ bị hỏng hướng về thành phố B với tốc độ không đổi là 4 km/h. Tính thời gian xe đi từ thành phố A đến thành phố B. 0 Bài 2 (3,5 điểm). Người ta buộc một khối nước đá có khối lượng M = 6,8 kg và ở nhiệt độ t 1= -20 C 0 vào một vật nặng bằng chì có khối lượng m ở nhiệt độ t 2 = 0 C, rồi sau đó thả cả hai vật vào một thùng nước lớn ở 0 0C. Người ta thấy ban đầu khối nước đá và vật nặng chìm xuống, nhưng sau một thời gian đủ dài chúng lại bắt đầu nổi lên. Cho biết: khối lượng riêng của chì, nước đá và nước lần lượt 3 3 3 là Dc = 11 g/cm , Dđ = 0,9 g/cm và Dn = 1 g/cm , nhiệt dung riêng của nước đá là Cđ = 2,1 J/g.K, nhiệt nóng chảy của nước đá λ=340 J/g . 1) Giải thích hiện tượng và tính khối lượng nước đóng băng khi cân bằng nhiệt được thiết lập. 2) Khối lượng m của chì phải nằm trong khoảng giá trị nào để hiện tượng trên xảy ra. 2 Bài 3 (3,5 điểm). Một bình hình trụ có diện tích đáy S 0 = 50 cm , chứa nước tới độ cao h 0 = 30 cm. Người ta thả vào bình một khối lập phương rỗng có thể tích toàn phần V= 64 cm 3 và khối này chỉ có một nửa chìm trong nước. Trong khối lập phương có một hốc rỗng chiếm thể tích bằng 3 V. Ở vỏ khối, người ta khoan hai lỗ nhỏ trên hai mặt đối xứng (hình 1) 4 với lỗ phía trên bị nút chặt nên nước không thể vào hốc được. Cho khối 3 Hình 1 lượng riêng của nước là Dn = 1 g/cm . 1) Tính khối lượng riêng của chất làm vỏ khối lập phương trên. 2) Người ta mở nút phía trên thì nước bắt đầu chảy vào trong hốc rỗng, đến khi nước chiếm một nửa thể tích của hốc thì đóng các nút. a) Tính độ cao mực nước trong bình khi đó. b) Tính công cần thiết để nhấn chìm hoàn toàn khối lập phương. Trang 1/2
  2. Bài 4 (4,0 điểm). Cho mạch điện như hình 2. Biết hiệu R1 C R3 điện thế giữa hai đầu A và B là U 12V không đổi; R 15 ; R 10 ; R 12 ; R là một biến trở. Điện A B 1 2 3 x A trở của ampe kế không đáng kể. (+) R (-) R2 x 1) Điều chỉnh để R 12 . Tìm số chỉ của ampe kế và x D chiều dòng điện đi qua ampe kế. Hình 2 2) Điều chỉnh biến trở sao cho công suất tiêu thụ trên Rx đạt cực đại. Tính Rx và công suất cực đại đó. 3) Thay biến trở Rx bằng một bóng đèn. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn thì điện trở của đèn thay đổi. Biết cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai cực của đèn theo biểu thức I = 0,03U2. Tính công suất tiêu thụ của đèn. Bài 5 (4,0 điểm). Một điểm sáng S và màn E được đặt cách nhau một E khoảng l = 90 cm. Cách màn E một khoảng 60 cm, người ta đặt một thấu S. kính hội tụ có tiêu cự f nằm trong khoảng giữa S và màn E sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn, điểm S có độ cao là h = 2 cm so O với trục chính của thấu kính (Hình 3). Khi đó trên màn thu được một điểm sáng S1 là điểm ảnh của S qua thấu kính. Hình 3 1) Vẽ hình và tính tiêu cự của thấu kính. 2) Giữ S và màn E cố định, dịch chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn dọc theo trục chính của nó ta tìm được một vị trí khác của thấu kính cho ảnh S2 rõ nét trên màn. Tính khoảng cách S1S2. 3) Thấu kính đang ở vị trí ban đầu, người ta đồng thời cho S và thấu kính chuyển động thẳng đều theo phương song song với màn E với cùng tốc độ 2 mm/s. S chuyển động hướng xuống, thấu kính chuyển động hướng lên. Tính tốc độ trung bình của ảnh trong thời gian 10s kể từ lúc S bắt đầu chuyển động. Chú ý: Học sinh được sử dụng công thức thấu kính. Bài 6 ( 2,0 điểm). Cho các dụng cụ sau: + 01 thanh kim loại hình trụ đồng chất tiết diện đều; + 01 thước thẳng; + Dây buộc; + 02 bình đựng; + Nước, giá đỡ. + 01 vật có hình dạng bất kì không thấm nước và nổi hoàn toàn trên mặt nước. Xây dựng phương án xác định khối lượng riêng của vật đó. Cho biết khối lượng riêng của nước là Dn. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): Giám thị 2 (Họ tên và ký): Trang 2/2