Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Nguyễn Thị Thủy Ngân

pdf 48 trang thaodu 4281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Nguyễn Thị Thủy Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhe_thong_bai_tap_ve_mat_va_cac_dung_cu_quang_hoc_nguyen_thi.pdf

Nội dung text: Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Nguyễn Thị Thủy Ngân

  1. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học MỤC LỤC HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC (KÍNH LÚP-KÍNH HIỂN VI- KÍNH THIÊN VĂN) MỤC LỤC Trang 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 3 A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 3 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP 7 Chủ đề 1 : Mắt và các tật của mắt 7 Dạng 1: Xác định các đặc trưng cơ bản của mắt 7 Dạng 2: Mắt cận thị 11 Dạng 3: Mắt viễn và mắt lão 16 Chủ đề 2 : Các loại kính 25 Dạng 1: Kính lúp 25 Dạng 2: Kính hiển vi 31 Dạng 3: Kính thiên văn 38 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 49 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 49 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 1
  2. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học BM03-TMSKKN Tên SKKN: “HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG” I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI + Quang học là phần quan trọng trong vật lý, trong chương trình lớp 11 chỉ đề cập đến phần quang hình học, trong đó dùng phương pháp hình học và các định luật cơ bản của quang học để giải các hiện tượng quang học. Ở phần này có nhiều hiện tượng liên quan đến đời sống thực tiễn được giải thích dựa vào việc giải các bài tập quang học. + Ngày nay, các dụng cụ quang dùng trong khoa học và trong đời sống rất đa dạng. Các dụng cụ này đều áp dụng các hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Các bài tập về mắt và các dụng cụ quang học cho ta thấy rõ được điều đó, từ đó giúp các em học sinh giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống đồng thời hiểu rõ hơn về cấu tạo, hoạt động của mắt, các dụng cụ quang học. Để phần nào giúp học sinh ứng dụng tốt các kĩ năng giải bài tập quang hình học mà học sinh đã được giảng dạy trong đề tài : “Hệ thống bài tập quang hình học” vào thực tế, tôi viết tiếp đề tài :” HỆ THỐNG BÀI TẬP VỀ MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG” nhằm góp phần giúp các em có thêm mối liên hệ với thực tế, tăng thêm sự tự tin trong việc giải các bài tập vật lý từ đó ngày càng yêu thích bộ môn vật lí hơn. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp đỡ tôi trong việc giảng dạy phần quang hình học một cách có hệ thống hơn. + Ở đề tài “Hệ thống bài tập quang hình học” tôi đã hệ thống một số bài tập về lăng kính và thấu kính nên ở đề tài này tôi không trình bày phần dụng cụ: Lăng kính và Thấu kính mà chỉ viết thêm các dụng cụ: Kính lúp, Kính hiển vi và Kính thiên văn. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: + Các bài tập về mắt và các dụng cụ quang học (kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn) thực chất là các bài toán về hệ thấu kính. Do đó, cách giải các dạng toán này cũng tương tự như hệ thấu kính. Vì vậy, tôi viết tiếp đề tài này nhằm giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức về hệ thấu kính. + Đồng thời khi giải các bài tập trong đề tài này sẽ giúp học sinh tìm hiểu rõ hơn cấu tạo của mắt, các tật của mắt, cấu tạo của các loại kính. Từ đó, học sinh sẽ biết cách bảo vệ chăm sóc mắt tốt hơn và biết cách sử dụng các loại kính trong đời sống. + Giúp các em ôn tập, vận dụng tốt các kiến thức toán học (hình học, các công thức lượng giác ) để giải quyết các bài toán vật lý 2. Thực tiễn: + Phần quang học là phần cuối của chương trình vật lí lớp 11, nên phần mắt và các loại kính thường được giảng dạy sau khi thi học kì II. Do đó, học sinh thường không hứng thú khi học phần này. 3. Giải pháp thay thế: + Đầu tư tìm tòi các dạng bài tập Vật Lý hay, các bài tập có liên quan đến thực tế trong phần này để học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp cận kiến thức + Chỉ rõ cho học sinh nắm vững một số phương pháp hay trong việc giải bài tập vật lí ở phần quang học Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 2
  3. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP PHẦN A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Mắt : 1. Các bộ phận: Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh (5). Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cở vòng đỡ nó. (1) Giác mạc: lớp màng cứng trong suốt. (2) Thủy dịch: chất lỏng trong suốt (3) Lòng đen: màn chắn, ở giữa có lỗ trống, để điều chỉnh chùm sáng đi vào mắt. (4) Con ngươi: có đường kính thay đổi tùy theo cường độ sáng. (5) Thể thủy tinh: khối đặc trong suốt có dạng thấu kính hai mặt lồi (6) Dịch thủy tinh: chất keo loãng. (7) Màng lưới (võng mạc): lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác. 2. Sự điều tiết của mắt: là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt bằng cách thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật luôn hiện ra rõ nét trên màng lưới. + Khi mắt không điều tiết (fMax DMin): tiêu cự của mắt lớn nhất, thủy tinh thể dẹt nhất. + Khi mắt điều tiết tối đa (fMin DMax): tiêu cự của mắt nhỏ nhất, thủy tinh thể phồng tối đa + Khi mắt nhì thấy vật nào thì trên võng mạc hiện lên ảnh thật, ngược chiều và rất nhỏ của vật đó. 3. Điểm cực cận và điểm cực viễn: - Điểm cực viễn của mắt (CV) là điểm xa nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà mắt còn quan sát được rõ nét. Khi quan sát ( ngắm chừng) ở cực viễn mắt không phải điều tiết => fmax. - Điểm cực cận của mắt (Cc) là vị trí gần nhất trên trục chính của thủy tinh thể mà tại đó mắt còn quan sát được rõ nét. Khi ngắm chừng ở cực cận mắt phải điều tiết cực đại => fmin. 4. Khoảng nhìn rõ của mắt: là khoảng cách từ cực cận Cc đến cực viễn Cv. - Khoảng cực viễn : là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn : OCv. - Khoảng cực cận : là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận : Đ = OCc Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 3
  4. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Cv Cc OM 5. Góc trông vật và năng suất phân li của mắt: - Góc trông vật α : AB tg l : góc trông vật ; AB : kích thước vật ; l = AO =khoảng cách từ vật tới quang tâm O của mắt. - Năng suất phân li của mắt : góc trông vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được 2 điểm trên vật 1 1' rad min 3500 6. Hiện tượng lưu ảnh của mắt: là hiện tượng mà trong thời gian 0,1 s ta vẫn còn thấy vật mặc dù ảnh của vật không còn tạo ra trên màn lưới. 7. Các tật của mắt và cách khắc phục: C C Cv c OM F’ Cv c OM V F’ V Mắt bình thường (mắt tốt) Mắt cận thị Cv Cc O M V F’ Mắt viễn thị * So sánh độ tụ của các mắt: Dcận > Dtốt > Dviễn * Mắt cận : + Khi không điều tiết tiêu điểm nằm trước võng mạc ( fmax <OV). + Thủy tinh thể quá phồng. + Điểm cực cận rất gần mắt (gần hơn so với mắt thường). + Mắt nhìn xa không rõ (kém hơn mắt thường, có OCV hữu hạn < 2 m). + Để khắc phục : đeo kính phân kỳ sao cho ảnh của vật ở qua kính hiện lên ở điểm cực viễn của mắt.  kínhOKABAB  MatO AB 1 1 2 2 d1 d1’ d2 d2’ d = ; d ’ = -(OC –a ) = f ; d ’ + d = OO = a : khoảng cách từ kính đến mắt 1 1 V k 1 2 k Nếu đeo kính sát mắt a = 0 thì fk = -OCV Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 4
  5. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học *Mắt viễn : + Khi không điều tiết tiêu điểm nằm sau võng mạc, điểm cực viễn nằm ở sau mắt (điểm ảo) (fmax > OV). + Thủy tinh thể quá dẹt. + Điểm cực cận rất xa mắt hơn mắt thường (nhìn gần kém). + Nhìn xa vô cùng đã phải điều tiết. + Để khắc phục : đeo kính hội tụ để nhìn gần được như mắt thường.  kínhOKABAB  MatO AB 1 1 2 2 d1 d1’ d2 d2’ d1 = Đ; d1’ = -(OCC –a); d1’ + d2 = OOk = a : khoảng cách từ kính đến mắt 1 1 1 d2’ = OV, ' fK d11 d *Mắt lão : . + Điểm CC xa hơn bình thường (nhìn gần kém). + Điểm CV ở vô cực. (fmax = OV) + Để khắc phục : đeo kính hội tụ. II. Kính lúp – Kính hiển vi – Kính thiên văn. - Ngắm chừng : là quan sát ảnh ở 1 vị trí nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Số bội giác : G = (α : góc trông ảnh qua kính, α0 : góc trông vật lớn nhất (vật ở CC)) 1. Kính lúp: - Kính lúp là dụng cụ quang hỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. - Để quan sát ảnh qua kính lúp : vật phải đặt trong tiêu cự của kính lúp + ảnh nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. - Cấu tạo là một thấu kính hội tụ (hay một hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài xentimet) - Cách ngắm chừng : AB d1 d1’ d2 d2’ d1 < O’F; d1’ nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt: d1’ + d2 = OKO = a : khoảng cách từ kính đến mắt; d ’ = OV, 2 *Ngắm chừng ở cực cận: điều chỉnh để ảnh A1B1 là ảnh ảo hiện lên ở CC: d1’ = -(OCC – a) *Ngắm chừng ở cực viễn: điều chỉnh để ảnh A B là ảnh 1 1 ảo hiện lên ở CV: d1’ = -(OCV –a) Đ *Số bội giác qua kính lúp: G k d' a Đ *Độ bội giác của kính lúp kính ngắm chừng ở ∞: G f Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 5
  6. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học * Độ bội giác của kính lúp kính ngắm chừng CC : GC = K 2. Kính hiển vi (KHV) : - Kính hiển vi là dụng cụ quang hỗ trợ cho mắt để quan sát các vật rất nhỏ bằng cách tạo ảnh có góc trông lớn. - Cấu tạo : *Gồm vật kính : là TKHT có tiêu cự rất nhỏ (vài mm) có tác dụng tạo thành một ảnh thật lớn hơn vật, thị kính là kính lúp dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính. * Hệ kính được lắp đồng trục sao cho khoảng cách giữa các kính không đổi. - Độ dài quang học KHV :  F'1 F2 Vật kính tạo ảnh thật nằm trong tiêu cự của thị kính. KHV luôn tạo ảnh ảo lớn hơn vật, ngược chiều với vật. - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: Đ G k .G 1 2 f f 1 2 k1 : số phóng đại bởi vật kính ; G2 : số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực. Đ = OCC ; f1, f2 : lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính. 3. Kính thiên văn (KTV): - Kính thiên văn là dụng cụ quang hỗ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa bằng cách tăng góc trông. - Cấu tạo : *Gồm vật kính : là TKHT có tiêu cự vài chục met có tác dụng tạo ra ảnh thật của vật tại tiêu điểm của vật kính, thị kính là kính lúp dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính. *Khoảng cách giữa thị kính và vật kính có thể thay đổi được. - Số bội giác của KTV khi ngắm chừng ở vô cực: f1, f2 : lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 6
  7. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học PHẦN B: HỆ THỐNG BÀI TẬP Chủ đề 1: Mắt và các tật của mắt A. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1: Xác định các đặc trưng cơ bản của mắt I. Phương pháp - Khi mắt không điều tiết (fmax Dmin): tiêu cự của mắt lớn nhất, thủy tinh thể dẹt nhất. - Khi mắt điều tiết tối đa (fmin Dmax): tiêu cự của mắt nhỏ nhất, thủy tinh thể phồng tối đa - Điểm cực viễn Cv: là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà mắt nhìn rõ. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở . - Điểm cực cận Cc: là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà mắt nhìn rõ. - Khoảng nhìn rõ của mắt: là khoảng cách từ cực cận Cc đến cực viễn Cv. - Khoảng cực cận: khoảng cách từ điểm cực cận OCC đến mắt Đ = OCc - Khoảng cách từ quang tâm O của mắt đến võng mạc: OV không đổi đối với mỗi mắt. Cv Cc O - Góc trông vật và năng suất phân li của mắt: AB + Góc trông vật: tanα = OA + Năng suất phân li của mắt: là góc trông vật nhỏ nhất của mắt mà mắt vẫn còn phân biệt được 2 điểm trên vật . -4 ε = αmin = 1' = 3.10 rad - Hiện tượng lưu ảnh của mắt: là hiện tượng mà trong thời gian 0,1 s ta vẫn còn thấy vật mặc dù ảnh của vật không còn tạo ra trên màng lưới. II. Bài tập ví dụ Bài 1: Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra trước hay sau võng mạc của mắt? Hướng dẫn giải: - Mắt điều tiết tối đa khi vật ở Cc nên tiêu cự của mắt khi đó là: 1 1 1 = + (1) fmin OC c OV - Khi đó, nếu điểm cực viễn CV là vật đối với mắt thì ta có: 1 1 1 = + (2) fmin OCv d' 1 1 1 1 - Từ (1) và (2) suy ra: + = + OCv d' OCc OV - Mặt khác vì OCV > OCC nên Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 7
  8. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Do đó ta có: hay d’ OCC nên - Do đó ta có: hay d’ > OV Vậy khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CC được tạo ra sau võng mạc của mắt Có thể lí giải: khi không điều tiết ảnh của điểm cực viễn CV hiện lên ở võng mạc. Trạng thái mắt không đổi, ta tưởng tượng dời vật từ CV đến CC thì ảnh di chuyển cùng chiều với vật, do đó khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC được tạo ra sau võng mạc của mắt Bài 3: Một người có mắt bình thường (không tật) nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Khoảng cực cận của người này là OCC = Đ. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu? Hướng dẫn giải: - Khi mắt điều tiết tối đa ta có phương trình tạo ảnh: (1) - Khi mắt không điều tiết ta có phương trình tạo ảnh: (2) - Lấy (1) trừ (2) ta được: - Vì mắt không có tật nên: OCV = , do đó: Vậy: D = Tổng quát: Độ biến thiên độ tụ của mắt Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 8
  9. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 4: Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Khoảng cách võng mạc đến quang tâm của thủy tinh thể của mắt là 1,5 cm. a. Điểm cực viễn của mắt nằm ở đâu? b. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào? c. Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng: D = (16 -0,3n) dp (với n là số tuổi tính theo đơn vị năm). Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó. Hướng dẫn giải: - Ta có OCC = 20 cm; OV = 1,5 cm a. Mắt bình thường có điểm cực viễn ở vô cực. b. - Khi mắt điều tiết tối đa ta có phương trình tạo ảnh: - Khi mắt không điều tiết ta có phương trình tạo ảnh: Vì mắt không có tật nên: OCV = , do đó: Suy ra: - Vậy: giới hạn thay đổi của độ tụ là: 66,7 dp D 71,7 dp c. - Với n = 17 ta có: D = (16 -0,3n) = 10,9 dp - Mà D = (bài 3) => OCC = 0,0917 m = 9,17 cm Suy ra độ tụ tối đa: Bài 5: Trên một tờ giấy vẽ hai vạch cách nhau 1 mm như hình vẽ. Đưa tờ giấy ra xa mắt dần cho đến khi thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng. Xác -4 định khoảng cách từ mắt đến tờ giấy, biết năng suất phân li của mắt αmin = 3.10 rad. Hướng dẫn giải: - Khi mắt thấy hai vạch đó như nằm trên một đường thẳng thì góc trông hai điểm đó là nhỏ nhất. Khi đó mắt bắt đầu không phân biệt được hai điểm A và B ở hai vạch nữa. Ta có: tanαmin = . Suy ra: l = = 3333 mm. II. Bài tập tự luyện Bài 1 : Một em học sinh nhìn rõ, đọc tốt từ khoảng cách d1 = 1/4 m đến khoảng cách d2 =1 m. Độ tụ thuỷ tinh thể của em đó thay đổi bao nhiêu điốp? ĐS: D = 3dp Bài 2 : Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 14 mm. Tiêu cự của thuỷ tinh thể biến thiên trong khoảng từ 12,28 mm đến 13,8 mm. Tìm điểm cực cận và cực viễn của mắt. ĐS: OCC = 107 mm; OCV = 966 mm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 9
  10. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 3 : Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22 mm . Điểm cực cận cách mắt 25 cm . Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào? ĐS: 45,45 dp D 49,46 dp Bài 4: Một mắt có võng mạc cách thủy tinh thể 15 mm. Hãy tìm tiêu cự và độ tụ của thủy tinh thể khi quan sát vật AB trong 2 trường hợp a. Vật AB ở vô cực ? b. Vật AB cách mắt 80 cm ? ĐS: a. f = 15 mm, D = 66,67 dp; b. f = 14,7 mm, D = 67,9 dp Bài 5: Thủy tinh thể của mắt có tiêu cự khi không điều tiết là 14,8 mm. Quang tâm của thấu kính mắt cách võng mạc là 15 mm. Người này chỉ có thể đọc sách gần nhất là 40 cm. a. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt. b. Tính độ tụ của thủy tinh thể khi nhìn vật ở vị trí gần nhất. ĐS: a. Từ 40 cm đến 111 cm; b. 69,17 dp Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 10
  11. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Dạng 2: Mắt cận thị I. Phương pháp - Để khắc phục tật cận thị: đeo kính phân kỳ sao cho ảnh của vật ở qua kính hiện lên ở điểm cực viễn CV của mắt.  kínhOKABAB  MatO AB 1 1 2 2 d1 d1’ d2 d2’ Ta có: d1 = => d1’ = fk Mà: d1’ + d2 = OOk = a : khoảng cách từ kính đến mắt; d2 = OCV Suy ra: d1’ = -OCV + a Tổng quát: tiêu cự của kính cần đeo: f = -OC +a k V Nếu đeo kính sát mắt a = 0 thì fk = -OCV - Tìm khoảng nhìn rõ của mắt cận khi đeo kính có tiêu cự f: + Mắt cận nhìn vật gần nhất cho ảnh hiện ở điểm cực cận CC của mắt. AB d1 d1’ d2 d2’ Ta có: d1’ +d2 = a; d2 = OCC Suy ra: d1’ = -OCC +a; nếu đeo kính sát mắt: d1’ = -OCC Ta tìm được d1C = + Mắt cận nhìn vật xa nhất cho ảnh hiện ở điểm cực cận CV của mắt. AB d1 d1’ d2 d2’ Ta có: d1’ +d2 = a; d2 = OCV Suy ra: d1’ = -OCV +a; nếu đeo kính sát mắt: d1’ = -OCV Ta tìm được d1V = Suy ra khoảng nhìn rõ khi đeo kính của mắt cận là: d1C +a d1’ = fk => fk = -OCV = -50 cm = -0,5 m Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 11
  12. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Vậy độ tụ của kính cần đeo là: D = c. Vật gần nhất có vị trí d2 sao cho ảnh của vật tạo bởi kính có vị trí ở ngay điểm cực cận (ảnh ảo) => d2’ = -OCC = -10 cm => Vậy vật gần nhất cách mắt 12,5 cm Bài 2: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. a. Người này đeo kính sát mắt có độ tụ -1 dp. Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là bao nhiêu? b. Tìm tiêu cự của kính cần đeo sát mắt để có khoảng nhìn rõ gần nhất như mắt thường: Đ = 25 cm. Hướng dẫn giải: a. - Ta có: fk = -1 m = -100 cm - Vật gần nhất có vị trí d1 sao cho ảnh của vật tạo bởi kính có vị trí ở ngay điểm cực cận (ảnh ảo) => d1’ = -OCC = -12,5 cm => Vậy vật gần nhất cách mắt 14,3 cm - Vật xa nhất có vị trí d2 sao cho ảnh của vật tạo bởi kính có vị trí ở ngay điểm cực viễn (ảnh ảo) => d2’ = -OCV = -50 cm => Vậy vật xa nhất cách mắt 100 cm - Vậy miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là từ 14,3 cm đến 100 cm. b. - Vật gần nhất có vị trí d3 = 25 cm sao cho ảnh của vật tạo bởi kính có vị trí ở ngay điểm cực cận (ảnh ảo) => d3’ = -OCC = -12,5 cm => fk = = -25 cm Bài 3: Một người cận thị không đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách d1 = m, khi đeo kính sát mắt thì nhìn rõ vật từ khoảng cách d2 = m. Kính của người đó có độ tụ là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: - Khi người này không đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách m, suy ra: OCC = m - Khi người này đeo kính, nhìn rõ vật từ khoảng cách m, vậy vật gần nhất cách mắt một khoảng d = m. Và khi đó ảnh ảo của vật qua kính có vị trí ngay điểm cực cận của mắt nên d’ = -OCC = - m - Ta tìm được độ tụ của kính: D = Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 12
  13. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 4: Một người mắt cận thị có cực cận cách mắt 11 cm và cực viễn cách mắt 51 cm. a. Độ tụ của kính phải đeo cách mắt 1 cm để có thể nhìn vật ở vô cùng không phải điều tiết là bao nhiêu? b. Khi đeo kính nói trên cách mắt 1 cm thì mắt nhìn thấy rõ vật gần nhất cách mắt bao xa? Khoảng nhìn rõ của mắt khi đó. c. Để đọc sách đặt cách mắt 21 cm, mắt không điều tiết thì đeo kính có tiêu cự là bao nhiêu? Biết kính cách mắt 1 cm. d. Để đọc sách trên mắt không phải điều tiết mà chỉ có kính hội tụ f = 28,8 cm thì kính phải đặt cách mắt bao nhiêu? Hướng dẫn giải: a. Do đeo kính cách mắt 1 cm nên ta có: d1’ = -OCV +1 = -50 cm - Khi nhìn vật ở vô cực: d1 = => d1’ = fk => fk = -50 cm = -0,5 m Vậy độ tụ của kính cần đeo là: D = b. Vật gần nhất có vị trí d2 sao cho ảnh của vật tạo bởi kính có vị trí ở ngay điểm cực cận (ảnh ảo) => d2’ = -OCC + 1 = -10 cm => Vậy vật gần nhất cách mắt: d = d2 + 1 = 13,5 cm Vậy khoảng nhìn rõ của mắt khi đeo kính: từ 13,5 cm đến vô cực c. Để đọc sách đặt cách mắt 21 cm mà mắt không phải điều tiết, khi đó ảnh qua kính sẽ hiện ở điểm cực viễn của mắt Khi đó vật cách kính d3 = 21 -1 = 20 cm Do đeo kính cách mắt 1 cm nên ta có: d3’ = -OCV +1 = - 50 cm => fk = -33,3 cm d. Goi a là khoảng cách từ kính đến mắt. ( a d1’ = fk = -OCV +2 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 13
  14. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học => OCV = 2 –fk = 42 cm = 0,42 m - Khi đeo kính người này nhìn được các vật ở gần cách mắt 22 cm, khi đó ảnh qua kính sẽ hiện ở điểm cực cận của mắt Khi đó vật cách kính d2 = 22 -2 = 20 cm Do đeo kính cách mắt 2 cm nên ta có: d2’ = -OCC +2 Mặt khác: => OCC = 2 - d2’ = cm = m - Khi không mang kính, độ biến thiên độ tụ của mắt Suy ra : D = 4,14 dp III. Bài tập tự luyện Bài 1 : Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm. Người này muốn đọc sách cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ là bao nhiêu ? ĐS: -2,66 dp Bài 2: Một người bị cận thị phải đeo kính cận sát mắt có độ tụ là - 0,5 dp để nhìn vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Nếu muốn xem ti vi mà người đó không muốn đeo kính thì người đó có thể ngồi cách màn hình xa nhất 1 khoảng bằng bao nhiêu ? ĐS: 2 m Bài 3: Mắt một người cận thị có khoảng nhìn thấy rõ ngắn nhất là 12,5 cm và giới hạn nhìn rõ là 37,5 cm. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính cần phải đeo để người này có thể nhìn vật ở vô cực mà không phải điều tiết ? (Coi kính đeo sát mắt) ĐS: f = -50 cm Bài 4: Một người cận thị dùng 1 thấu kính có độ tụ D1 = -2 dp đeo sát mắt mới có thể thấy những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết. a. Hỏi khi không đeo kính thì người đó sẽ thấy vật nằm cách xa mắt mình nhất là bao nhiêu ? b. Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = -1,5 dp sát mắt thì người ấy sẽ quan sát được vật xa nhất cách mắt 1 khoảng bao nhiêu ? ĐS: a. 50 cm; b. 200 cm Bài 5 : Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 cm đến 50 cm. Khi đeo kính sát mắt chữa tật của mắt (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người này nhìn rõ được các vật gần mắt nhất là bao nhiêu? ĐS: 16,7 cm Bài 6 : Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 15,5 cm đến 50 cm. Người này đeo kính có độ tụ -1 dp. Miền nhìn rõ khi đeo kính của người này là bao nhiêu? ĐS: 18,3 cm đến 100 cm Bài 7: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101 cm, điểm cực cận cách mắt 16 cm. Khi đeo kính sửa tật cận thị cách mắt 1 cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? ĐS: 18,65 cm Bài 8 : Một học sinh do thường xuyên đặt sách cách gần mắt 11 cm khi đọc nên sau một thời gian học sinh ấy không còn thấy rõ những vật ở cách mắt mình lớn hơn 101 cm. a. Mắt học sinh đó mắc tật gì? Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 14
  15. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học b. Xác định khoảng nhìn rõ của mắt, nếu học sinh đó đeo kính để cho mắt lại có thể nhìn thấy vật ở xa vô cực. Kính đeo cách mắt 1 cm ĐS: a. Mắc tật cận thị; b. Từ 12,11 cm đến vô cực Bài 9 : Một người cận thị khi đeo kính sát mắt có độ tụ - 1 dp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ 25 cm đến vô cực. a. Tìm khoảng cực cận và khoảng cực viễn của mắt. b. Nếu thay kính trên bằng một TKPK có độ tụ -0,5 dp, thì mắt có thể thấy rõ vật trong khoảng nào ? c. Độ tụ của mắt có thể thay đổi trong khoảng nào ? Cho biết khoảng cách từ quang tâm mắt đến màng lưới là 16 mm. ĐS: a. 20 cm, 100 cm; b. Từ 22 cm đến 200 cm; c. Từ 63,5 dp đến 67,5 dp Bài 10: Mắt của một người cận thị có điểm cực viễn CV cách mắt 20 cm. Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40 cm nhưng không có kính cận mà lại sử dụng một thấu kính phân kỳ có tiêu cự -15 cm. Để đọc được thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính cách mắt bao nhiêu? ĐS: a = 10 cm Bài 11: Mắt của một người cận thị có điểm cực viễn CV cách mắt 50 cm. a. Xác định độ tụ của thấu kính mà người này phải đeo sát mắt để nhìn rõ không điều tiết một vật: + Ở vô cực + Cách mắt 10 cm b. Khi đeo sát mắt cả hai kính nói trên ghép sát đồng trục, người này đọc được sách cách mắt khoảng gần nhất là 10 cm. + Xác định điểm cực cận của mắt. + Khi đeo cả hai kính thì điểm xa nhất mà người này nhìn rõ có vị trí nào? ĐS: a. -2 dp, 8 dp; b. 25 cm, 12,5 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 15
  16. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Dạng 3: Mắt viễn và mắt lão I. Phương pháp - Để khắc phục tật viễn thị : đeo kính hội tụ để nhìn gần được như mắt thường.  kínhOKABAB  MatO AB 1 1 2 2 d1 d1’ d2 d2’ Ta có: d1 = Đ và d1’ + d2 = OOk = a : khoảng cách từ kính đến mắt; mà d2 = OCC; d2’ = OV. Suy ra d1’ = -OCC + a; nếu đeo kính sát mắt : d1’ = -OCC 1 1 1 Để tìm tiêu cự của kính ta áp dụng công thức: f d d ' K 11 - Đối với mắt lão: . + Điểm CC xa hơn bình thường. + Điểm CV ở vô cực. + Để khắc phục : đeo kính hội tụ như mắt viễn thị. II. Bài tập ví dụ Bài 1: Coi khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của các mắt là như nhau. Đặt DC, DV, Dbt lần lượt là độ tụ của mắt cận, mắt viễn, mắt bình thường. So sánh độ tụ của các mắt: a. Khi không điều tiết b. Khi điều tiết tối đa. Hướng dẫn giải: a. Khi không điều tiết ta có: fC OV; fbt = OV Suy ra: fC Dbt > DV b. Khi điều tiết tối đa: Đặt Đ = OCC Ta có: ĐC Dbt > DV Bài 2: Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu? a. Nếu đeo kính sát mắt. b. Nếu đeo kính cách mắt 2 cm. Hướng dẫn giải: Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải đeo kính sao cho ảnh của nó hiện lên ở điểm cực cận của mắt. a. Do đeo kính sát mắt nên ta có: d’ = -OCC = -100 cm - Khi người này đọc sách cách mắt 20 cm: d = 20 cm => fk = Vậy mắt phải đeo thấu kính hội tụ và độ tụ của kính cần đeo là: D = b. Do đeo kính cách mắt 2 cm nên ta có: d’ = -OCC +2 = -98 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 16
  17. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Khi người này đọc sách cách mắt 20 cm thì sách cách kính: d = 20 -2 = 18 cm => fk = Vậy mắt phải đeo thấu kính hội tụ và độ tụ của kính cần đeo là: D = Bài 3: Một mắt có tiêu cự 18 mm khi không điều tiết. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. a. Mắt đó mắc tật gì? b. Tính tiêu cự của kính phải mang sát mắt để mắt có thể nhìn thấy vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Hướng dẫn giải: a. Khi không điều tiết thì tiêu cự mắt cực đại: fmax = 18 mm Do fmax > OV: nên mắt mắc tật viễn thị. b. Để nhìn thấy vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết thì mắt phải đeo kính có độ tụ sao cho ảnh của vật hiện lên ở điểm cực viễn của mắt. - Khi mắt chưa đeo kính mà không điều tiết: d’ = OV = 15 cm, f = 18 cm Suy ra OCV = d = Điểm cực viễn ở sau mắt (điểm ảo) (do đó đề bài ít cho điểm cực viễn của mắt viễn) - Khi mắt đeo kính sát mắt: d1’ = -OCV = 90 mm, d1 = Suy ra: fk = d1’ = 90 mm = 9 cm. Vậy người này phải đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự 9 cm. Bài 4: Một mắt bình thường khi về già khả năng điều tiết kém, nên khi điều tiết tối đa độ tụ chỉ tăng thêm 1 điôp. Lúc chưa điều tiết độ tụ là D0 = 67 dp a. Xác định khoảng cách OV từ thấu kính mắt đên võng mạc, điểm cực viễn và điểm cực cận của mắt. b. Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm mà mắt không điều tiết, người già đó đeo kính lão xa mắt 2 cm. Tính độ tụ của kính này. c. Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm mà mắt điều tiết tối đa, người già đó đeo kính xa mắt 2 cm. Tính độ tụ của kính này. Hướng dẫn giải: a. Xác định điểm cực viễn và điểm cực cận của mắt. - Điểm cực viễn của mắt thường khi về già (mắt lão) luôn ở vô cực. Điều này không lien hệ đến khả năng điều tiết của mắt. - Điểm cực cận: + Khi không điều tiết: D0 = (CV ở vô cực) => OV = 1,49 cm + Khi điều tiết tối đa: D = D0 + D = Mà D = Suy ra: Hay : OCC = Vậy điểm cực cận cách mắt 1 m Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 17
  18. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Tổng quát: để tìm khoảng cực cận ta có thể áp dụng công thức: b. Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm mà mắt không điều tiết, người già đó đeo kính lão sao cho ảnh của nó hiện lên ở vô cực. Khoảng cách từ sách đến kính là: d = 23 cm, d’ = Suy ra fk = d = 23 cm => D = 4,35 dp c. Để đọc một quyển sách đặt cách xa mắt 25 cm mà mắt điều tiết tối đa, người già đó đeo kính sao cho ảnh của nó hiện lên ở điểm cực cận của mắt. Khoảng cách từ sách đến kính là: d = 23 cm, d’ = -OCC + a = -98 cm Suy ra: fk = => D = -3,33 dp Bài 5: Một mắt cận về già có điểm cực cận cách mắt 0,4 m và điểm cực viễn cách mắt 1 m. a. Phải đeo kính L1 loại gì, có độ tụ bao nhiêu để có thể thấy rõ vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết? Biết kính đeo cách mắt 1 cm. b. Để có thể đọc sách đặt cách mắt 20 cm khi mắt điều tiết tối đa, người ta phải gắn thêm vào phần dưới của L1 một thấu kính L2 loại gì sao cho mắt nhìn qua cả L1 và L2? Tính độ tụ của kính L2. Hướng dẫn giải: a. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải đeo kính L1 cách mắt 1 cm sao cho ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt. Do đeo kính cách mắt 1 cm nên ta có: d1’ = -OCV + 1 = -99 cm - Khi nhìn vật ở vô cực: d1 = => d1’ = f1 => f1 = -99 cm Vậy: kính L1 cần đeo là thấu kính phân kì và có độ tụ là: D1 = b. Để có thể đọc sách cách mắt 20 cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo kính L cách mắt 1 cm sao cho ảnh của vật nằm ở điểm cực cận của mắt. - Do đeo kính cách mắt 1 cm nên ta có: d’ = -OCC + 1 = -39 cm - Khi người này đọc sách cách mắt 20 cm thì sách cách kính : d = 20 -1 = 19 cm => f = Vậy mắt phải đeo thấu kính hội tụ L có tiêu cự 37,05 cm - Ta coi L là hệ hai thấu kính ghép sát từ L1 và L2, đã biết f và f1 ta tính được f2 Ta có: . Thay số ta suy ra f2 = 26,96 cm Vậy: Người ta phải gắn thêm một thấu kính hội tụ L2 có độ tụ D2 = 3,71 dp Kết luận: người này có thể đeo kính hai tròng là 2 thấu kính L1 và L2 như trên để có thể vừa đọc được sách vừa nhìn xa được. III. Bài tập tự luyện Bài 1: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 cm. Khi đeo kính sát mắt có độ tụ 1 dp, người này nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt là bao nhiêu? ĐS: 33,3 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 18
  19. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 2: Một người mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 40 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 25 cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu? a. Nếu đeo kính sát mắt. b. Nếu đeo kính cách mắt 1 cm. ĐS: a. 1,5 dp; b. 1,602 dp Bài 3: Một người lúc về già chỉ nhìn rõ các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 40 cm đến 50 cm. a. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không điều tiết thì phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng bao nhiêu? b. Để có thể đọc sách cách mắt 20 cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có tiêu cự là bao nhiêu? ĐS: a. -2 dp; b. 40 cm Bài 4: Một người khi về già nhìn thấy rõ các vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết, người này muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27 cm thì phải đeo kính có độ tụ 2,5 dp và cách mắt 2 cm. a. Tìm khoảng cực cận và khoảng cực viễn của mắt b. Khi đeo kính này sát mắt thì người này nhìn rõ các vật trong khoảng nào? ĐS: a. OCC = 206/3 cm, OCV = ; b. Từ 25,3 cm đến 40 cm. Bài 5: Một người mắt bị viễn thị nhìn thấy rõ ảnh của mắt mình qua gương phẳng khi gương đặt gần nhất cách mắt 25 cm. a. Nếu đeo kính sát mắt thì kính phải có độ tụ nào để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm? b. Đeo kính nói trên và soi gương phẳng thì gương phẳng phải đặt gần nhất cách mắt là bao xa để người này nhìn thấy rõ mắt mình? ĐS: a. 2 dp; b. 12,5 cm Bài 6: Một người mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 1 m, điểm cực viễn sau mắt cách quang tâm của mắt 20 cm. Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến võng mạc là 14 mm. Tiêu cự của mắt thay đổi trong khoảng nào? ĐS: từ 1,38 cm đến 1,51 cm. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 19
  20. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Chọn phát biểu đúng. Về phương diện quang hình học có thể coi A. mắt tương đương với một thấu kính hội tụ. B. hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ. C. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và màng lưới tương đương với một thấu kính hội tụ. D. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng lưới và điểm vàng tương đương với một thấu kính hội tụ. 2. Chọn câu đúng. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi A. độ cong các mặt của thể thủy tinh để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới. B. khoảng cách giữa thể thủy tinh và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới. C. khoảng cách giữa thể thủy tinh và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới. D. cả độ cong các mặt của thể thủy tinh, khoảng cách giữa thể thủy tinh và màng lưới để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên màng lưới. 3. Trong trường hợp nào của các trường hợp sau, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực? A. Mắt không có tật, không điều tiết. B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa. C. Mắt cận không điều tiết. D. Mắt viễn không điều tiết. 4. Chon câu đúng. Mắt lão nhìn thấy vật ở xa vô cùng khi A. đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết. B. đeo kính phân kì và mắt không điều tiết. C. mắt không điều tiết. D. đeo kính lão. 5. Khi quan sát một vật ở điểm cực viễn CV, mắt có đặc điểm và ở trạng thái nào? A. Có tiêu cự mắt nhỏ nhất và điều tiết tối đa. B. Có tiêu cự mắt lớn nhất và không điều tiết. C. Có tiêu cự mắt nhỏ nhất và không điều tiết. D. Có tiêu cự mắt lớn nhất và điều tiết tối đa. 6. Khi quan sát một vật ở điểm cực viễn CC, mắt có đặc điểm và ở trạng thái nào? A. Có tiêu cự mắt nhỏ nhất và điều tiết tối đa. B. Có tiêu cự mắt lớn nhất và không điều tiết. C. Có tiêu cự mắt nhỏ nhất và không điều tiết. D. Có tiêu cự mắt lớn nhất và điều tiết tối đa. 7. Mắt không có tật là mắt: A. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc B. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc C. Khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc D. Khi điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc 8. Muốn cho mắt nhìn thấy một vật, điều kiện nào sau đây luôn đúng? A. vật ở gần mắt hơn điểm cực viễn. B. vật ở xa mắt hơn điểm cực cận. C.vật có góc trông lớn hơn năng suất phân li. D. ảnh của vật hiện ra ở võng mạc. 9. Loại mắt nào sau đây có điểm cực cận gần mắt hơn mắt thường? Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 20
  21. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học A. Mắt cận. B. Mắt viễn. C. Mắt cận khi lớn tuổi. D. Mắt viễn khi lớn tuổi. 10. Đại lượng nào của mắt thay đổi khi mắt điều tiết? A. Vị trí điểm cực viễn. B. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc. C. Khoảng nhìn rõ. D. Độ tụ của mắt. 11. Loại mắt nào nhìn thấy được vật ở vô cực nếu điều tiết? A. Mắt cận. B. Mắt viễn. C. Mắt bình thường khi lớn tuổi. D. Mắt cận khi lớn tuổi. 12. Loại mắt nào không thể nhìn thấy được vật ở vô cực dù điều tiết hay không? A. Mắt cận. B. Mắt viễn. C. Mắt bình thường khi lớn tuổi. D. Mắt viễn khi lớn tuổi. 13. Một mắt bị lão thị. Có thể kết luận như thế nào khi mắt này nhìn một vật ở vô cực? A. Mắt này nhìn thấy vật ở vô cực mà không phải điều tiết. B. Mắt này phải điều tiết thì mới nhìn thấy vật ở vô cực. C. Mắt này không thể nhìn thấy vật ở vô cực dù có điều tiết hay không. D. Cả 3 kết luận trên đều đúng. 14. Đặt D là độ tụ của mắt khi không điều tiết; D là độ tăng độ tụ của mắt khi điều tiết tối đa. Mắt bình thường về già có đặc điểm gì khác so với hồi trẻ? A. D tăng B. D giảm. C. D tăng. D. D giảm 15. Một mắt có tật trong không khí nhưng khi lặn xuống nước và nhìn trong nước thì trở thành mắt bình thường, không tật. Trong không khí mắt này bị tật gì? A. Cận thị B. Viễn thị C. Mắt bình thường bị lão thị D. Viễn thị và lão thị 16. Mắt không có tật có điểm cực viễn ở vô cực, điểm cực cận ở vị trí xác định cách mắt một đoạn OCC. Khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng có biểu thức là: A. OCC B. C. -OCC D. 17. Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở: A. Điểm cực viễn B. Điểm cực cận C. Trong giới hạn nhìn rõ của mắt D. Cách mắt 25 cm 18. Chọn phát biểu đúng. Khi nhìn vật đặt ở vị trí cực cận thì A. thuỷ tinh thể dẹt nhất. B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu C. khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể tới võng mạc là ngắn nhất. D. thuỷ tinh thể có độ tụ lớn nhất 19. Khi mắt điều tiết tối đa thì ảnh của điểm cực viễn CV được tạo ra: A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V. C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh. 20. Khi mắt không điều tiết thì ảnh của điểm cực cận CC được tạo ra: A. Tại điểm vàng V. B. Trước điểm vàng V. C. Sau điểm vàng V. D. Không xác định được vì không có ảnh. 21. Sự điều tiết của mắt không tạo ra tác dụng nào sau đây? A. tăng độ tụ của mắt. B. tạo ảnh của vật ở ngay trên võng mạc. C. giảm tiêu cự của mắt. D. thay đổi khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 21
  22. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học 22. Coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc của các mắt là như nhau. Gọi độ tụ của các loại mắt khi không điều tiết là Dt (mắt không tật), DC (mắt cận), DV (mắt viễn). So sánh độ tụ giữa chúng. A. Dt > DC >DV B. DC >Dt > DV C. DV > Dt > DC D. DV > DC > Dt 23. Coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc của các mắt là như nhau. Gọi độ tăng độ tụ của các loại mắt khi điều tiết tối đa là Dt (mắt không tật), DC (mắt cận), DV (mắt viễn). So sánh độ tăng độ tụ của các loại mắt. A. Dt = DC = DV B. DC > Dt > DV C. DV > Dt > DC D. không đủ yếu tố để so sánh 24. Một mắt bị cận thị đeo kính để nhìn thấy vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết. Khi đeo kính trên thì điểm gần nhất mà mắt nhìn thấy có vị trí: A. tại điểm CC B. tại một điểm bên trong đoạn OCC C. tại một điểm bên trong đoạn CCCv D. tại một điểm bên ngoài đoạn OCV 25. Một người khi không đeo kính nhìn rõ các vật cách mắt từ 40 cm đến 1 m. Người này mắc tật là: A. Viễn thị lúc già. B. Cận thị lúc già. C. Cận thị lúc trẻ. D. Viễn thị lúc trẻ. 26. Năng suất phân li của mắt là : A.Độ dài của vật nhỏ nhất mà mắt quan sát được. B.Góc trông của vật nhỏ nhất mà mắt quan sát được. C. Khoảng cách góc nhỏ nhất giữa hai điểm mà mắt còn phân biệt được. D. Số đo thị lực của mắt. 27. Khi vật ở xa tiến lại gần mắt thì A. tiêu cự của thủy tinh thể tăng lên B. tiêu cự của thủy tinh thể giảm xuống C. khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc tăng D. khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc giảm 28. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Giới hạn nhìn rõ của mắt không có tật là từ điểm cực cận đến vô cực B. Giới hạn nhìn rõ của mắt viễn thị không đeo kính là từ điểm cực cận đến vô cực C. Điểm cực viễn của mắt viễn thị xa hơn điểm cực viễn của mắt cận thị D. Điểm cực cận của mắt viễn thị xa hơn điểm cực cận của mắt cận thị 29. Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết , tiêu điểm của mắt A. nằm trên võng mạc B. nằm trước võng mạc C. nằm sau võng mạc D. ở trước mắt 30. Một mắt không có tật, có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Khoảng cách từ võng mạc đến quang tâm của thuỷ tinh thể của mắt là 1,5 cm. Trong quá trình điều tiết, độ tụ của mắt có thể thay đổi trong giới hạn nào? A. Không thay đổi B.0 D 5 dp C. 5 dp D 66,7 dp D. 66,7 dp D 71,7 dp 31. Một em học sinh nhìn rõ đọc tốt từ khoảng cách d1 = 0,2 m đến khoảng cách d2 = 1 m. Độ tụ thuỷ tinh thể của em đó thay đổi bao nhiêu điốp? A. 5 điốp B. 3 điốp C. 4 điốp D. 2 điốp 32. Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 14 mm. Tiêu cự của thuỷ tinh thể biến thiên trong khoảng từ 12,28 mm đến 13,8 mm. Mắt này có: Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 22
  23. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học A. Tật viễn thị, điểm cực viễn cách mắt 12,28 cm B. Tật viễn thị, điểm cực viễn nằm sau mắt, cách thuỷ tinh thể 12,28 cm C. Tật cận thị, điểm cực viễn cách mắt 96,6 cm D. Tật cận thị, điểm cực viễn cách mắt 100 m 33. Tiêu cự của thuỷ tinh thể biến thiên trong khoảng từ 14,8 mm đến 150 mm. Khoảng cách từ thuỷ tinh thể đến võng mạc của mắt bằng 15 mm. Người này có thể nhìn được những vật cách mắt khoảng: A. từ 1m đến vô cực B. từ 11,1 cm đến 114 m C. từ 111 cm đến 11,4 m D. từ 111 cm đến vô cực 34. Một mắt không có tật có khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc là 22mm . Điểm cực cận cách mắt 25cm . Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là A. f = 20,22mm B. f = 21 mm C. f = 22 mm D. f = 22,22 mm 35. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15 cm và giới hạn nhìn rõ là 35 cm .Tính độ tụ của kính phải đeo để người này nhìn thấy vật ở xa vô cực mà mắt không phải điều tiết. A. D = 2 dp B. D = - 2 dp C. D = 1,5 dp D. D = -0,5 dp 36. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 51,5 cm. Để nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo kính cách mắt 1,5 cm. Độ tụ của kính là A. + 0,5dp B. + 2dp C. – 0,5dp D. – 2dp 37. Một người cận thị khi không dùng kính nhìn rõ vật bắt đầu từ khoảng cách là 11 cm, khi dùng kính cách mắt 1 cm thì nhìn rõ vật gần nhất cách mắt là cm. Độ tụ của kính người đó phải đeo là: A. -3 dp B. +2 dp C. -2 dp D. 3 dp 38. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 55 cm và điểm cực cận cách mắt 15 cm. Người đó muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính . Hỏi khi đeo kính người đó nhìn thấy vật gần nhất là bao nhiêu? A. 11,786 cm B. 15 cm C. 20,625 cm D. 35 cm 39. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101 cm, điểm cực cận cách mắt 16 cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1 cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. 17,65 cm B. 18,65 cm C. 14,28 cm D. 15,28 cm 40. Một người có tật cận thị có khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn là 10 cm đến 50 cm , quan sát một vật nhỏ qua thấu kính có tiêu cự f = 10 cm. Mắt đặt sát sau kính. Khoảng đặt vật trước kính là: A. 4cm d 5cm B. 4cm d 6,8cm C. 5cm d 8,3cm D. 6cm d 8,3cm 41. Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2 dp mới có thể nhìn rõ các vật ở xa mà không cần phải điều tiết . Nếu người ấy chỉ đeo kính có độ tụ D = -1,5 dp sát mắt thì sẽ chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ? A. 0,5m B. 2 m C. 1m D. 1,5m 42. Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng -2,5 điốp thì nhìn rõ như người mắt thường (25cm đến vô cực). Xác định giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính. A. 25cm đến vô cực B. 20 cm đến vô cực. C. 10cm đến 50 cm D. 15,38cm đến 40 cm 43. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50 cm. Để đọc được dòng chữ cách mắt Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 23
  24. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học 30 cm thì phải đeo sát mắt kính có độ tụ : A. D = 2,86 dp. B. D = 1,33 dp. C. D = 4,86 dp. D. D = -1,33 dp. 44. Một mắt viễn thị có điểm cực cận cách mắt 100 cm. Để đọc được trang sách cách mắt 20 cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu (coi kính đeo sát mắt) A. Kính phân kì D = -4 dp B. Kính phân kì D = -2 dp C. Kính hội tụ D = 4 dp D. Kính hội tụ D = 2 dp 45. Một người viễn thị có đeo sát mắt một kính có độ tụ +2 điôp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cách mắt là 25 cm. 45.1 Khoảng cực cận của người đó là: A. 30 cm. B. 50 cm. C. 80 cm. D. 25 cm 45.2 Nếu người ấy thay kính nói trên bằng kính có độ tụ +1,5 điôp thì sẽ nhìn rõ những vật cách mắt gần nhất là: A. 28,6cm. B. 26,8cm. C. 38,5cm. D. 0,375 cm. 46. Một người cận thị về già có điểm cực cận cách mắt 0,4 m. Để có thể đọc sách cách mắt 20 cm khi mắt điều tiết tối đa, người ấy phải đeo sát mắt một kính có độ tụ: A. -2 dp B. -2,5 dp C. 2,5 dp D. 2 dp 47. Một người đứng tuổi khi nhìn vật ở xa thì không cần đeo kính, nhưng khi đeo kính có độ tụ 1dp thì nhìn rõ vật cách mắt gần nhất 25 cm (kính đeo sát mắt). Độ biến thiên độ tụ của mắt người đó bằng A. 5điốp B. 8 điốp C. 3 điốp D. 9 điốp 48. Một cụ già khi đọc sách cách mắt 25 cm đeo kính có độ tụ 2 dp thì mắt điều tiết tối đa , khoảng cực cận của cụ là : A. 0,5 m. B. 1 m. C.2 m. D. 25 cm. 49. Một người có điểm cực cận cách mắt 0,4 m; điểm cực viễn cách mắt 100 cm. Khi đeo sát mắt kính có độ tụ 1,5 dp sẽ có giới hạn nhìn rõ là: A. từ 25 cm đến 100 cm. B. từ 25 cm đến 40 cm. C. từ 25 cm đến 200 cm. D. từ 40 cm đến 100 cm. 50. Một người khi đeo kính sát mắt có độ tụ 4 dp nhìn thấy các vật cách mắt từ 12,5 cm đến 20 cm. Hỏi khi không đeo kính người ấy nhìn thấy vật nằm trong khoảng nào? A. 11,1 cm≤ d ≤100 cm B. 25 cm ≤ d ≤ 100 cm. C. 8,3cm ≤ d ≤ 11,1cm D. 8,3 cm ≤ d ≤ 25 cm ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1B 2A 3A 4C 5B 6A 7A 8D 9A 10D 11B 12A 13D 14D 15A 16B 17B 18D 19B 20C 21D 22B 23D 24C 25B 26B 27B 28C 29C 30D 31C 32D 33D 34A 35B 36D 37A 38C 39B 40C 41B 42D 43B 44C 45B/A 46C 47C 48A 49B 50C Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 24
  25. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Chủ đề 2 : Các loại kính A. BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1 : Kính lúp I. Phương pháp - Cách ngắm chừng : Dạng bài này ta làm giống bài tập mắt đeo thấu kính hội tụ có tiêu cự f *Ngắm chừng ở cực cận: điều chỉnh để ảnh A1B1 là ảnh ảo hiện lên ở CC: d1’ = -OCC + a *Ngắm chừng ở cực viễn: điều chỉnh để ảnh A B là ảnh ảo hiện lên ở C : 1 1 V d1’ = -OCV + a tan - Số bội giác của các kính: G tan 0 0 α: góc trông ảnh qua kính; α0: góc trông trực tiếp vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt. Đ - Số bội giác của kính lúp: G k d' a k: độ phóng đại cho bởi kính lúp; a : khoảng cách từ mắt đến kính; d’: khoảng cách từ ảnh của vật đến kính; Đ = OCC Đ * Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở ∞: G f * Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng CC : GC = kC Chú ý: khi sản xuất kính lúp, người ta ghi trên kính giá trị G ứng với khoảng cực cận Đ = 25 cm. Ví dụ: 3x; 5x; 8x . ứng với G là 3; 5; 8 II. Bài tập ví dụ Bài 1 : Một kính lúp có tiêu cự f = 5 cm. Một người sử dụng kính lúp này để quan sát một vật nhỏ thì chỉ nhìn thấy vật đặt cách kính từ 4 cm đến 5 cm. Mắt đặt sát sau kính. a. Xác định khoảng nhìn rõ của người này. Tìm số bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực viễn và cực cận. b. Nếu người này có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm thì khi dùng kính lúp trên người đó có thể quan sát vật trong khoảng nào? Hướng dẫn giải a. - Khi đặt vật gần nhất cách kính 4 cm ( dC = 4 cm) thì cho ảnh qua kính ở điểm cực cận của mắt. Do đó: dC’ = -OCC Mặt khác: dC’ = Suy ra: OCC = 20 cm - Khi đặt vật xa nhất cách kính 5 cm ( dV = 5 cm) thì cho ảnh qua kính ở điểm cực viễn của mắt. Do đó: dV’ = -OCV Mặt khác: dV = f = 5 cm nên dV’ = Suy ra: OCV = Vậy khoảng nhìn rõ của người này là từ 20 cm đến - Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực viễn CV Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 25
  26. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học GV = G = - Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận CC GC = k = b. OCC = 10 cm; OCV = 50 cm - Khi đặt vật gần nhất cách kính dC thì cho ảnh qua kính ở điểm cực cận của mắt. Do đó: dC’ = -OCC = -10 cm Suy ra: dC = - Khi đặt vật xa nhất cách kính dV thì cho ảnh qua kính ở điểm cực viễn của mắt. Do đó: dV’ = -OCV = -50 cm Suy ra: dV = Vậy khoảng nhìn vật là từ đến Bài 2 : Một người có OCC = 10 cm; OCV = 50 cm. Người này dùng kính lúp có tiêu cự f = 5 cm quan sát vật nhỏ, biết rằng vật đặt cách mắt 9,5 cm. Hỏi phải đặt kính cách mắt bao nhiêu để ngắm chừng không phải điều tiết? Hướng dẫn giải - Để mắt ngắm chừng không phải điều tiết thì ảnh của vật phải ở điểm cực viễn của mắt. Nên ta có: - Vật cách mắt 9,5 cm, suy ra d = 9,5 –a (a a = 5 cm (nhận); a = 54,5 cm (loại) Vậy a = 5 cm Bài 3 : Một người mắt thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm, quan sát một vật AB = 2 mm đặt trước kính lúp có tiêu cự 10 cm, vật đặt cách kính 6 cm; mắt người đó đặt sau kính và cách kính 1 cm. a. Tính số phóng đại và số bội giác của kính. b. Tính số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận và vô cực. c. Một người thứ hai bị cận có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15 cm, cũng quan sát vật AB bằng kính lúp trên và cùng các điều kiện như với người thứ nhất. Hãy tính số bội giác của kính lúp ứng với người thứ hai. Nhận xét cho hai trường hợp. d. Tính số phóng đại và số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận và cực viễn của người thứ hai. Biết người này khi không đeo kính nhìn xa nhất được 50 cm. Hướng dẫn giải a. Đ1 = 25 cm; f = 10 cm Ta có: d = 6 cm nên suy ra d’ = - Số phóng đại của kính: k = - Số bội giác của kính: G = Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 26
  27. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học + Khi nhìn trực tiếp vật tại điểm cực cận với góc trông α0 (A  CC): tanα0 = + Khi quan sát vật qua kính với góc trông α: tan + Ta có: G = Đ Suy ra: G k d' a Đối với người thứ nhất: G1 = b. - Khi ngắm chừng ở cực cận (A’  CC): A’O = d’ + a = OCC = Đ => tanα = => GC = kC = ( với = -OCC + a) Suy ra: GC1 = kC1 = Mặt khác: dC1’ = -OCC1 + a = -Đ1 + a = -25 + 1 = -24 cm Vậy: GC1 = 3,4 - Khi ngắm chừng ở vô cực (A  F): Đ Từ hình ta có: tanα = => G f Suy ra: G 1 = = c. Đ2 = 15 cm; OCV = 50 cm Với người thứ hai, tương tự ta có: G2 = Ta thấy: G2 < G1 nên khi quan sát qua kính lúp người cận thị bị thiệt hơn. d. - Khi ngắm chừng ở cực cận ta có: dC2’ = -OCC2 + a = -Đ2 + a = -15 + 1 = -14 cm + Số phóng đại: kC2 = + Số bội giác: GC2 = kC2 = 2,4 - Khi ngắm chừng ở cực viễn ta có: A’  CV hay A’O = d’ + a = OCV = 50 cm GV = với kV = ; Ta có: dV2’ = -50 + 1 = -49 cm + Số phóng đại: kV2 = + Số bội giác: GV2 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 27
  28. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 4 : Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10 cm và giới hạn nhìn rõ của mắt 40 cm. Dùng kính lúp trên vành kính ghi x6,25 để quan sát vật. Măt đặt cách kính một đoạn a. a. Cho a = 2 cm. - Tìm khoảng đặt vật trước kính và độ biến thiên của số bội giác. - Biết năng suất phân li của mắt là 3.10-4 rad. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật để mắt phân biệt được ảnh của hai điểm đó qua kính. - Tính độ bội giác của kính khi đặt vật cách kính 3,5 cm b. Tìm a để số bội giác G không phụ thuộc vào cách ngắm chừng. Tính G Hướng dẫn giải Trên vành kính ghi x6,25 nghĩa là G = với Đ0 = 25 cm Suy ra tiêu cự của kính lúp là: f = 4 cm a. Với a = 2 cm; OCC = 10 cm ; OCV = 50 cm - Khoảng đặt vật trước kính và độ biến thiên của số bội giác. + Khi ngắm chừng ở cực cận : Suy ra dC = và GC = kC = - + Khi ngắm chừng ở cực viễn : Suy ra dV = và GV = Vậy khoảng đặt vật trước kính : và độ biến thiên độ bội giác : 2,6 G 3 - Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật: + Năng suất phân li chính là góc trông vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được 2 điểm trên vật. Khi nhìn qua kính thì năng suất phân li là góc trông ảnh của vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm trên ảnh. + Ta có: min = Mặt khác: 0 = tan 0 = nên G = Suy ra: AB = + AB nhỏ nhất khi G lớn nhất và bằng GC Suy ra: ABmin = - Khi đặt vật cách kính 3,5 cm ( d = 3,5 cm) Suy ra: d’ = Số bội giác: G = b. Ta có công thức tính độ bội giác: G = Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 28
  29. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Để G không phụ thuộc vào cách ngắm chừng (không phụ thuộc d) thì a = f = 4 cm Suy ra: G = Vậy khi a = f thì G không phụ thuộc vào cách ngắm chừng và G = III. Bài tập tự luyện Bài 1 : Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm, điểm cực cận cách mắt 10 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, trên vành kính có ghi x2,5. Mắt đặt sát sau kính a. Xác định vị trí đặt vật. b. Tính số phóng đại của ảnh và số bội giác của kính khi ngắm chừng ở cực cận và cực viễn. ĐS: a. 5 cm d 8,3 cm; b. kC = GC = 2, kV = 6, GV = 1,2 Bài 2 : Một người cận thị có điểm cực viễn ở vô cực, điểm cực cận cách mắt 15 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 10 cm. a. Xác định vị trí đặt vật. b. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. ĐS: a. 2,5 cm d 5 cm; b. G = 3 Bài 3 : Một người dùng kính lúp có độ tụ D = 20 dp quan sát vật nhỏ, mắt đặt sau kính một đoạn 5 cm. Vật đặt trước kính, biết mắt nhìn rõ vật từ 7,5 cm đến 9,5 cm. a. Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt. b. Tìm số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn. Nhận xét kết quả. ĐS : a. OCC = 10cm, OCV = 50cm; b. GC = GV = 2, G không phụ thuộc vào cách ngắm chừng ( a = f) Bài 4: Một kính lúp có độ tụ 50 dp. Mắt có điểm cực cận cách mắt 20 cm đặt tại tiêu điểm ảnh của kính để nhìn vật AB dưới góc trông = 0,05 rad. a. Xác định độ lớn của AB. b. Đặt mắt cách kính lúp trên 5 cm và ngắm chừng ở điểm cực cận. Xác định số bội giác của kính trong trường hợp này. ĐS: a. AB = 0,1 cm ; b. GC = 8,5 Bài 5 : Một mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 24 cm, đặt tại tiêu điểm ảnh của một kính lúp, tiêu cự 6 cm để nhìn một vật AB = 2 mm đặt vuông góc với trục chính. Khi ngắm chừng ở cực cận tính: a. Góc trông của vật khi nhìn qua kính lúp. So sánh với góc trông 0 khi không dung kính. b. Độ bội giác của kính lúp. c. Phạm vi ngắm chừng của kính lúp ĐS: a. rad, 0 = rad, = 4 0; b. G = 4; c. 10,5 cm dm 12 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 29
  30. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Bài 6 : Môt người đứng tuổi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có tụ số 1 dp sát mắt thì đọc được trang sách đặt cách mắt 25 cm a. Xác định vị trí của các điểm cực viễn và cực cận của người này. b. Xác định độ biến thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa c. Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp trên vành có ghi x8 để quan sát một vật nhỏ . Mắt cách kính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Xác định phạm vi biến thiên số bội giác của kính. ĐS: a. OCC = cm, OCV = ; b. D = 3 dp; c. cm d cm, G 10,6 Bài 7 : Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 42 cm, điểm cực cận cách mắt 12 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 2 cm a. Xác định vị trí đặt vật. b. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng tại điểm cực cận và cực viễn. 1 c. Năng suất phân li của mắt người này là 2’ (1’= rad ). Hãy tính xem khi dùng kính 3500 lúp nói trên người này có thể phân biệt được 2 điểm gần nhau nhất trên vật là bao nhiêu? ĐS: a. cm d cm; b. GC = 3, GV = 2,57; c. ABmin = 0,23 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 30
  31. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Dạng 2: Kính hiển vi I. Phương pháp - Cách ngắm chừng : Bài toán về kính hiển vi là bài toán hệ quang gồm hai thấu kính, do đó để giải bài toán ta nên vẽ sơ đồ tạo ảnh: Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d2 Tùy theo yêu cầu của bài toán, ảnh cuối cùng tạo bởi kính có thể là ảnh ảo nếu quan sát bằng mắt hoặc là ảnh thật nếu chiếu lên màn hay chụp ảnh. Tuy nhiên trong chương trình 11 cơ bản tập trung ở trường hợp tạo ảnh ảo . *Ngắm chừng ở cực cận: điều chỉnh để ảnh A2B2 là ảnh ảo hiện lên ở CC: d2’ = -OCC + a *Ngắm chừng ở cực viễn: điều chỉnh để ảnh A B là ảnh ảo hiện lên ở C : 2 2 V d2’ = -OCV + a - Độ phóng đại của ảnh: k = k1.k2 tan - Số bội giác của các kính: G tan 0 0 α: góc trông ảnh qua kính; α0: góc trông trực tiếp vật khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt. Đ Đ - Số bội giác của kính hiển vi: G k k1 k2 k1 .G2 d ' a d ' a 2 2 k: độ phóng đại cho bởi KHV; a : khoảng cách từ mắt đến kính; d2’: khoảng cách từ ảnh A2B2 của vật đến thị kính; Đ = OCC *Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: Đ G k .G 1 2 f f 1 2 k1 : số phóng đại bởi vật kính ; G2 : số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực;  = F1’F2: độ dài quang học của KHV; f1, f2: lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính. Khoảng cách giữa hai kính: O1O2 =  + f1 + f2 * Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng CC : GC = k1.G2C = k1.k2C II. Bài tập ví dụ Bài 1 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 1 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Mắt đặt sát thị kính. Người quan sát mắt không bị tật và có khoảng cực cận là 20 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước vật kính để người quan sát có thể nhìn thấy ảnh của vật qua kính? Hướng dẫn giải -Ta có khoảng cách giữa vật kính và thị kính: O1O2 =  + f1 + f2 = 21 cm - Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d1’ d2 d2’ - Khi ngắm chừng ở vô cực: = , suy ra: d2V = f2 = 4 cm Mà ta có: + d2V = O1O2, suy ra: = 17 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 31
  32. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học => d1V = - Khi ngắm chừng ở cực cận: = -OCC = -20 cm => d2C = Mà ta có: + d2C = O1O2, suy ra: => d1C = Vậy vật phải đặt trong khoảng từ 1,06 cm đến 1,0625 cm trước vật kính, nghĩa là vật chỉ có thể xê dịch trong khoảng d = 0,0025 cm = 25m Bài 2: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 1 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Hai kính cách nhau 17 cm. a. Tính số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm b. Tính số bội giác của kính và độ phóng đại của ảnh trong trường hợp ngắm chừng ở điểm cực cận. Mắt đặt sát thị kính. Hướng dẫn giải a. - Ta có: tan 0 = (CM ở kính lúp) - Khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh A2B2 ở vô cực nên A1B1 phải nằm ngay tiêu điểm F2 của thị kính (F2  A1): tan = => G = Đặt:  = : độ dài quang học của kính hiển vi Đ => G k .G 1 2 f f 1 2 -Ta có khoảng cách giữa vật kính và thị kính: O1O2 =  + f1 + f2 = 17 cm Suy ra:  = 12 cm - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: G = b. - Ta có: tan 0 = - Khi ngắm chừng ảnh A2B2 ta có : tan = => G = Vậy khi ngắm chừng ta có công thức tính số bội giác: Đ Đ G k k k k .G ' 1 2 ' 1 2 d2 a d2 a Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 32
  33. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học L L2 1  B F F2’ Om x F1’ A1 y A A 2 A2 O1 O F1 2 B1 a d2’ -B 2 - Khi ngắm chừng ở điểm cực cận thì A2B2 hiện lên ở điểm cực cận của mắt (A2  CC) nên: => GC k1 .G2C k1 .k2C Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d1’ d2 d2’ với: = -OCC = - 25 cm => d2 = - Ta có: + d2 = O1O2, suy ra: = 17 - => d1 = - Số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận: GC = k1.G2C = k1.k2C = Bài 3 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 3 mm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Cho khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 20 cm. Một người cận thị có khoảng cực cận 14 cm đặt mắt tại tiêu điểm ảnh chính của thị kính và điều tiết tối đa để quan sát vật rất nhỏ AB = 0,02 mm. a. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính. b. Tính số bội giác và độ lớn của ảnh. c. Biết năng suất phân li của người quan sát là 3.10-4 rad. Khi ngắm chừng ở cực cận thì khoảng cách ngắn nhất trên vật còn phân biệt được là bao nhiêu? Hướng dẫn giải Ta có: O1O2 = 20 cm, OCC = Đ = 14 cm, a = 4 cm a. - Khi ngắm chừng ở điểm cực cận ta có: Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d1’ d2 d2’ với: = -OCC + a = - 14 + 4 = -10 cm => d2 = Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 33
  34. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Ta có: + d2 = O1O2, suy ra: = 20 - => d1 = Vậy khoảng cách từ vật đến vật kính là: b. - Số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận: GC = k = k1.G2C = k1.k2C = - Độ lớn của ảnh: A’B’ = k.AB = 196,5.0,02 = 3,93 mm c. - Khi nhìn qua kính thì năng suất phân li là góc trông ảnh của vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm trên ảnh: min = Mặt khác: 0 = tan 0 = nên G = Suy ra: AB = Khi ngắm chừng ở cực cận thì G = GC Suy ra: ABmin = Bài 4 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 5 mm, thị kính có tiêu cự 4 cm. Vật được đặt trước tiêu điện vật kính, cách tiêu diện 0,1 mm. Người quan sát mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm, điều chỉnh ống kính để mắt quan sát được ảnh không phải điều tiết a. Tìm số bội giác của kính và độ dài quang học của kính hiển vi b. Năng suất phân li của mắt là 2’ (1’=3.10-4 rad). Tính khoảng cách ngắn nhất giữa giữa hai điểm trên vật mà mắt người còn có thể phân biệt được hai ảnh của chúng qua kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực. c. Để số bội giác có độ lớn bằng số phóng đại k của ảnh, người quan sát phải điều chỉnh độ dài ống kính bằng bao nhiêu? Tìm số bội giác đó. Biết mắt đặt sát thị kính và giữ nguyên khoảng cách giữa vật và vật kính. Hướng dẫn giải Ta có f1 = 5 mm = 0,5 cm, f2 = 4 cm, OCC = 20 cm Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d1’ d2 d2’ a. Ta có: d1 = f1 + 0,01 = 0,51 cm => - Khi ngắm chừng ở vô cực: = , suy ra: d2 = f2 = 4 cm - Khoảng cách giữa thị kính và vật kính là O1O2 = d2 + = 29,5 cm =  + f1 + f2 - Suy ra độ dài quang học của KHV:  = 29,5 – 0,5 – 4 = 25 cm - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: G = b. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 34
  35. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Khi nhìn qua kính thì năng suất phân li là góc trông ảnh của vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm trên ảnh: min = Mặt khác: 0 = tan 0 = nên G = Suy ra: AB = Khi ngắm chừng ở vô cực thì G = G Suy ra: ABmin = c. - Để số bội giác có độ lớn bằng số phóng đại k của ảnh thì ảnh cuối cùng hiện lên ở điểm cực cận. - Khi ngắm chừng ở cực cận: = -OCC = -20 cm => d2C = - Độ dài của ống kính: O1O2 = + d2C = + d2C = 25,5 + - Số bội giác khi đó: GC = k = k1.G2C = k1.k2C = Bài 5 : Kính hiển vi có vật kính O1 tiêu cự f1 = 0,8 cm và thị kính O2 tiêu cự f2 = 2 cm. Khoảng cách giữa hai kính là 16 cm a. Kính được ngắm chừng ở vô cực. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và độ bội giác. Biết người quan sát có mắt bình thường với khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm b. Giữ nguyên vị trí vật và vật kính ta dịch thị kính một khoảng nhỏ để thu được ảnh của vật trên màn đặt cách thị kính (ở sau) 30 cm. Tính độ dịch chuyển của thị kính, xác định chiều dịch chuyển. Tính độ phóng đại của ảnh. Hướng dẫn giải Ta có sơ đồ tạo ảnh bởi hệ là: OO12 AB  '' A1 B 1  A 2 B 2 d1 d 1 d 2 d 2 a. - Khi ngắm chừng ở vô cực: = , suy ra: d2V = f2 = 2 cm Mà ta có: + d2V = O1O2, suy ra: = 14 cm => d1 =  = O1O2 –f1 –f2 = 13,2 cm - Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở ∞: G = b. B2 L L1 2  B F ’ x F1’ A1 F 2 A A 2 O1 O F1 2 A2 y B 1 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 35
  36. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Khi thu được ảnh ở trên màn thì đó là ảnh thật nên: = 30 cm => d2 = + Vật và vật kính giữ nguyên khoảng cách nên = 14 cm + Vậy khoảng cách giữa hai kính khi này là: l’= + d2 = 14 + > 16 cm Ta phải dịch chuyển thị kính ra xa vật kính một đoạn: - Độ phóng đại của ảnh: k = k1.k2 = III. Bài tập tự luyện Bài 1 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 10 mm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Cho khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 17 cm. Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực. Lấy Đ = 25 cm ĐS : G = 75 Bài 2 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 4 mm, thị kính có tiêu cự f2 = 2 cm. Độ dài quang học là 156 mm. Một người mắt bình thường có khoảng cực cận 25 cm đặt mắt tại tiêu điểm ảnh chính của thị kính. a. Xác định khoảng đặt vật khi ngắm chừng. b. Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. c. Tìm góc trông ảnh, biết AB = 2 m ĐS : a. 0,4101 cm d 0,4102 cm ; b. G = 487,5; c. = Bài 3: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 6 mm, thị kính có tiêu cự f2 = 16 mm. Vật AB = 0,1 mm đặt vuông góc với trục chính của vật kính cho ảnh cuối cùng ở vô cực khi một người có mắt bình thường nhìn qua kính với góc trông 0,125 rad. Khoảng cực cận của mắt thường là 25 cm a. Tính số bội giác của kính hiển vi. b. Tính chiều dài của kính hiển vi, vị trí của vật AB trước kính. ĐS : a. G = 312,5; b. O1O2 = 14,2 cm, d = 6,3 mm Bài 4: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 1 cm; thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20 cm a. Tính độ bội giác của ảnh trong các trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ở điểm cực cận. b. Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người quan sát còn phân biệt được ảnh qua kính khi ngắm chừng ở vô cực ĐS : a. G = 80, GC = 100; b. 1,43 m Bài 5 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 8 mm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Cho khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 10,4 cm. Một người đặt mắt sát thị kính và có khoảng cực cận 16 cm. Người này điều tiết tối đa để quan sát vật rất nhỏ AB = 0,02 mm. a. Tính khoảng cách từ vật đến vật kính. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 36
  37. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học b. Tính số bội giác và độ lớn của ảnh. c. Biết năng suất phân li của người quan sát là 3.10-4 rad. Khi ngắm chừng ở cực cận thì khoảng cách ngắn nhất trên vật còn phân biệt được là bao nhiêu? ĐS : a. 9 mm; b. GC = 40, A’B’ = 0,8 mm; c. 1,2 m Bài 6 : Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1= 0,5 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 2,5 cm; khoảng cách giữa chúng là 18 cm. a. Một người quan sát dùng kính hiển vi đó để quan sát một vật nhỏ dài 2 m, và điều chỉnh kính để nhìn rõ ảnh của vật mà mắt không phải điều tiết. Biết giới hạn nhìn rõ của người này là từ 25 cm đến vô cùng, hãy tính khoảng cách từ vật đến vật kính, độ bội giác của kính và góc trông ảnh. b. Một người thứ hai, có giới hạn nhìn rõ từ 20 cm đến 1 m, quan sát tiếp theo người thứ nhất. Hỏi để nhìn rõ ảnh của vật mà không cần điều tiết, người đó phải di chuyển vật bao nhiêu theo chiều nào? Tìm số bội giác của kính và góc trông ảnh khi đó. ĐS : a. 0,5164 cm d 0,5166 cm, 225 G 300; c. 18.10-4 rad 24.10-4 rad b. Dịch chuyển lại gần vật kính một đoạn 3,99.10-3 cm, G = 240, = 24.10-4 rad Bài 7 : Vật kính và thị kính của một kính hiển vi học sinh có tiêu cự lần lượt là f1 = 2,4 cm và f2=4 cm; O1O2 = 16 cm. a. Học sinh 1 mắt không có tật điều chỉnh để quan sát ảnh của vật mà không phải điều tiết. Tính khoảng cách từ vật đến kính và độ bội giác của kính. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của học sinh 1 là 24 cm. b. Học sinh 2 có điểm cực viễn Cv cách mắt 36 cm, quan sát tiếp theo học sinh 1 và vẫn muốn không điều tiết mắt. Học sinh 2 phải dời vật bao nhiêu? theo chiều nào? Mắt đặt sát kính. c. Sau cùng thầy giáo chiếu ánh sáng của vật lên trên màn ảnh. Ảnh có độ phóng đại |k| = 40. Phải đặt vật cách vật kính bao nhiêu và màn cách thị kính bao nhiêu? ĐS :a. d1 = 3 cm, G = 24; b. lại gần vật kính 0,24 mm; c. d1 = 3,025 cm, = 137/3 cm Bài 8 : Vật kính và thị kính của một kính hiển vi học sinh có tiêu cự lần lượt là f1 và f2; O1O2 = 15,5 cm. a. Vật quan sát được đặt trước và cách vật kính 5,2 mm. Người quan sát có điểm cực cận cách mắt 25 cm, điều chỉnh để ngắm chừng ở vô cực, số bội giác khi này là 250. Tính các tiêu cự của kính. b. Người quan sát sau đó lại điều chỉnh để ngắm chừng ở điểm cực cận thì phải dời thấu kính bao nhiêu? theo chiều nào? Mắt đặt sát kính. Tính số bội giác trong trường hợp này. ĐS: a. 5 mm, 2,5 cm; b. lại gần vật 3m, GC = 280 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 37
  38. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học Dạng 3: Kính thiên văn I. Phương pháp - Cách ngắm chừng : Bài toán về kính thiên văn là bài toán về hệ thấu kính có dạng đặc biệt: vật ở xa vô cực và vật có góc trông nhỏ. Tùy theo yêu cầu của bài toán, ảnh cuối cùng tạo bởi kính có thể là ảnh ảo nếu quan sát bằng mắt hoặc là ảnh thật nếu chiếu ảnh lên màn hay chụp ảnh. Kính thiên văn có nhiều loại, tuy nhiên ở chương trình vật lí 11 cơ bản thì ta chỉ xét trường hợp ảnh ảo và thị kính là một thấu kính hội tụ đóng vai trò là một kính lúp Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d2 *Ngắm chừng ở cực cận: điều chỉnh để ảnh A2B2 là ảnh ảo hiện lên ở CC: d2’ = -OCC + a *Ngắm chừng ở cực viễn: điều chỉnh để ảnh A B là ảnh ảo hiện lên ở C : 2 2 V d2’ = -OCV + a tan - Số bội giác của các kính: G tan 0 0 α: góc trông ảnh qua kính; α0: góc trông trực tiếp vật khi không dùng kính *Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở ∞: f G 1 f 2 f1, f2: lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính. * Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng CC : ' ' d2 f1 d2 f 2 f1 a Đ f 2 f1 GC d2 Đ f 2 Đ f 2 Đ II. Bài tập ví dụ Bài 1 : Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 100 cm, thị kính có tiêu cự f2 = 4 cm. Một người mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt 25 cm, mắt đặt tại tiêu điểm ảnh chính của thị kính. a. Tính số bội giác của kính thiên văn và độ lớn ảnh của Mặt Trăng khi nhìn qua kính, góc trông ảnh trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực và ngắm chừng ở điểm cực cận. Biết góc trông trực tiếp Mặt Trăng từ mặt đất là 0 = 0,01 rad. b. Tính phạm vi ngắm chừng của kính thiên văn trên. Hướng dẫn giải a. *Khi ngắm chừng ở vô cực: nên: - Ta có: tan 0 = ; tan = => G = => Vậy: G - Độ lớn ảnh A1B1: A1B1 = f1.tan 0 = f1. 0 = 100.0,01 = 1 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 38
  39. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Góc trông ảnh: = 0.G = 0,01.25 = 0,25 rad B L1 L 2 A x F1’  F2 0 A1 O2 O1 F2’ y A2 B1 B2 * Khi ngắm chừng ảnh A2B2 ta có : tan = B L1 L 2 A F1 x F2’ Om ’ 0 A2 F2 A1 O2 O1 y B 1 a d2’ B2 => G = d ' f G 2 1 => ' d2 d2 a *Khi ngắm chừng ở cực cận: A2B2 hiện lên ở điểm cực cận của mắt (A2  CC) nên với: = -OCC + a = a –Đ ' ' d2 f1 d2 f 2 f1 a Đ f 2 f1 - Số bội giác khi ngắm chừng ở cực cận: GC d2 Đ f 2 Đ f 2 Đ Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d2 với: = -OCC + a = -OCC + f2 = -25 + 4 = -21 cm Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 39
  40. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học => d2 = => GC = Ta có thể lí luận vì đề cho: a = f2 nên GC = = 25 - Độ lớn của ảnh A2B2: Ta có: => A2B2 = = 1. = 6,25 cm - Góc trông ảnh: = 0.GC = 0,01.25 = 0,25 rad b. Phạm vi ngắm chừng - Khi ngắm chừng ở vô cực: A1B1 cách thị kính một đoạn f2 = 4 cm, cách mắt một đoạn a + f2 = 8 cm - Khi ngắm chừng ở cực cận: A1B1 cách thị kính một đoạn d2 = 3,36 cm, cách mắt một đoạn a + d2 = 7,36 cm - Vậy phạm vi ngắm chừng của kính thiên văn: x = f2 –d2 = 0,64 cm Bài 2: Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ. Một người mắt không có tật, dùng kính này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 90 cm. Số bội giác của kính là 17. Tính các tiêu cự của vật kính và thị kính. Hướng dẫn giải Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 d1 d2 - Khi ngắm chừng ở vô cực: = , suy ra: d2 = f2 Ta có: d1 = , suy ra: = f1 Mà : O1O2 = + d2 = f1 + f2 = 90 cm (1) - Mặt khác: G = 17 (2) - Từ (1) và (2) ta tìm được: f1 = 85 cm; f2 = 5 cm Bài 3 : Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 = 100 cm. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 5 cm. a. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi một người mắt thường ngắm chừng ở vô cực. b. Một học sinh bị cận thị dùng kính thiên văn nói trên để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái mắt không điều tiết thì phải dịch chuyển thị kính theo chiều nào, một đoạn bao nhiêu? Biết điểm cực viễn của học sinh này cách mắt 40 cm. Tìm số bội giác của kính, biết mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Hướng dẫn giải a. -Tương tự bài 2 ta có khoảng cách giữa hai kính: O1O2 = f1 + f2 = 105 cm - G = 20 b. Sơ đồ tạo ảnh L1 L2 AB A1B1 A2B2 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 40
  41. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học d1 d2 - Khi ngắm chừng mà mắt học sinh không điều tiết thì A2B2 phải hiện lên ở điểm cực viễn của mắt nên = -OCV + a = -40 + 5 = -35 cm => d2 = Ta có: d1 = , suy ra: = f1 = 100 cm - Khoảng cách giữa hai kính khi này: l = + d2 = 100 + 4,375 = 104,375 cm d2C = 102,5 -100 = 2,5 cm => + Khoảng trông rõ ngắn nhất: OCC = a - = 5 + 5 = 10 cm - Khi ngắm chừng ở cực viễn: = -OCV + a + Khoảng cách giữa hai kính khi này: lV = + d2V = 104,5 cm => d2V = 104,5 -100 = 4,5 cm => + Khoảng trông rõ dài nhất: OCV = a - = 5 + 45 = 50 cm b. - Khi nhìn qua kính thì năng suất phân li là góc trông ảnh của vật nhỏ nhất mà mắt còn phân biệt được hai điểm trên ảnh: min = Từ các bài trước ta có: vì a = f nên GV = GC = Mặt khác: G = => 0m = Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 41
  42. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học - Khoảng cách ngắn nhất trên Mặt Trăng có thể phân biệt được khi quan sát bằng kính: 3 -5 dmin = D. 0m = 384000.10 .3.10 = 11520 m ( 0m = tan 0m = dmin/D) A 0m B Om III. Bài tập tự luyện Bài 1: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 = 120 cm. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4 cm.Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi một người mắt thường ngắm chừng ở vô cực. ĐS: l = 124 cm; G = 30 Bài 2 : Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn, thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ. Một người mắt không có tật, dùng kính này để quan sát Mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Khi đó khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 62 cm. Số bội giác của kính là 30. a. Tính các tiêu cự của vật kính và thị kính. b. Vật quan sát là Mặt Trăng có góc trông 10-2 rad. Tính đường kính của Mặt Trăng cho bởi vật kính. ĐS: a. f1 = 60 cm, f2 = 2 cm; b. A1B1 = f1. = 0,6 cm Bài 3: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 2 cm. Kính có G = 80 a. Tìm f1 và chiều dài tối thiểu của kính. b. Một học sinh mắt không tật dùng kính thiên văn trên để quan sát Mặt Trăng, hỏi có thể quan sát được vật trên Mặt Trăng có kích thước nhỏ nhất là bao nhiêu khi ngắm chừng kính ở vô cực? Cho biết năng suất phân li của mắt là 1’ = 3.10-4 rad và khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 384000 km ĐS: a. f1 = 160 cm, l = 1,62 m; b. 1440 m Bài 4 :Năm 1610, Galile đã quan sát thấy 4 vệ tinh của Mộc tinh. Ganymede là một trong 4 vệ tinh lớn nhất trong số các vệ tinh của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Đường kính xích đạo của nó khoảng 5262 km. Nếu Galile muốn quan sát thấy vệ tinh đó khi nó cách xa Trái Đất là 63.107 km thì ông phải dùng kính thiên văn có số bội giác ít nhất là bao nhiêu? Biết năng suất phân li của mắt là 1’ = 3.10-4 rad ĐS: G 35,9 Bài 5 :Một kính thiên văn có vật kính có độ tụ 0,5 dp. Thị kính cho phép nhìn một vật cao 1mm đặt trong tiêu diện vật dưới góc 0,05 rad a. Tìm tiêu cự của thị kính. b. Tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. c. Tính khoảng cách giữa hai điểm trên Mặt Trăng, nếu góc trông hai điểm này nhìn qua kính là 4’. Coi khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 400 000 km ĐS: a. f2 = 2 cm; b. G = 100; c. 4,64 km Bài 6 : Vật kính của kính thiên văn Yerkes ở Wisconsin có tiêu cự f1 = 19,4 m. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 10 cm. a. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi một người mắt thường ngắm chừng ở vô cực. Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 42
  43. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học b. Kính đang quan sát một miệng hố trên Mặt Trăng có đường kính 1500 m. Cho khoảng cách từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 3,77.108 m. Tính độ lớn ảnh tạo bởi vật kính. Miệng hố này nhìn qua kính thiên văn thì như thể cách Trái Đất bao xa? -5 6 ĐS : a. 194 ; b. A1B1 = 7,72.10 m; d = 1,94.10 m Bài 7 : Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 = 100 cm. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 5 cm. Hai kính cách nhau 90 cm. Một quan sát viên mắt cận có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm quan sát Mặt Trăng. Tìm số bội giác khi người này ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn. Cho mắt đặt sau thị kính một khoảng 3 cm. ĐS : GC = 24, GV = 20,8 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 43
  44. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Điều nào sau đây không đúng khi nói về kính lúp? A. là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. B. là một thấu kính hội tụ hoặc hệ kính có độ tụ dương. C. có tiêu cự lớn. D. tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. 2. Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp, người ta phải đặt vật A. cách kính lớn hơn 2 lần tiêu cự. B. cách kính trong khoảng từ 1 lần tiêu cự đến 2 lần tiêu cự. C. tại tiêu điểm vật của kính. D. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính. 3. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác qua kính lúp phụ thuộc vào A. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và tiêu cự của kính. B. khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt và độ cao vật. C. tiêu cự của kính và độ cao vật. D. độ cao ảnh và độ cao vật. 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt 5. Phát biểu nào sau đây về kính lúp là không đúng? A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật. C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt 6. Số bội giác của kính lúp là tỉ số G trong đó 0 A. là góc trông trực tiếp vật, 0 là góc trông ảnh của vật qua kính B. là góc trông ảnh của vật qua kính, 0 là góc trông trực tiếp vật C. là góc trông ảnh của vật qua kính, 0 là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận. D. là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận, 0 là góc trông trực tiếp vật 7. Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là: § f1 A. G∞ = B. G∞ = k1.G2∞ C. G D. G f1f2 f2 8. Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là: Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 44
  45. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học A. f = 10 m B. f = 10 cm C. f = 2,5 m D. f = 2,5 cm 9. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 40 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 dp. Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật A. trước kính và cách kính từ 8 cm đến 10 cm B. trước kính và cách kính từ 5 cm đến 8 cm C. trước kính và cách kính từ 5 cm đến 10 cm D. trước kính và cách kính từ 10 cm đến 40 cm 10. Một người có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 20 dp trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Số bội giác của kính là: A. 4 B. 5 C. 5,5 D. 6 11. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 dp trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Số bội giác của kính là: A. 1,5 B. 1,8 C. 2,4 D. 3,2 12. Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 dp, mắt đặt tại tiêu điểm của kính. Số bội giác của kính là: A. 0,8 B. 1,2 C. 1,5 D. 1,8 13. Một người đặt mắt cách kính lúp có độ tụ D = 20 dp một khoảng a quan sát một vật nhỏ. Để số bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì khoảng cách a phải bằng A. 5 cm B. 10 cm C. 15 cm D. 20 cm 14. Một người mắt tốt đặt mắt có Đ = 25 cm sau kính lúp có độ tụ 10 dp một đoạn 5 cm để quan sát vật nhỏ. Số bội giác của người này khi ngắm chừng ở cực cận và ở cực viễn là A. 3 và 2,5. B. 10 và 2,5. C. 3 và 250. D. 7,1 và 250. 15. Một người mắt tốt đặt một kính lúp có tiêu cự 6 cm trước mắt 4 cm. Để quan sát mà không phải điều tiết thì vật phải đặt vật cách kính A. 4 cm. B. 5 cm. C. 6 cm. D. 7 cm. 16. Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có độ bội giác bằng 4, biết khoảng cực cận là 25 cm. Độ tụ của kính này là A. 16 dp. B. 6,25 dp. C. 25 dp. D. 8 dp. 17. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 24 cm, dùng một kính có độ tụ 50/3 dp đặt cách mắt 6 cm. Số bội giác khi người này ngắm chừng ở cực cận là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 18. Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự -100 cm thì mới quan sát được xa vô cùng mà không phải điều tiết. Người này bỏ kính cận ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt để quan sát vật nhỏ khi không điều tiết. Vật phải đặt cách kính A. 5 cm. B. 100 cm. C. 100/21 cm. D. 21/100 cm. 19. Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 45
  46. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn 20. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt 21. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực A. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và thị kính B. tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính C. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính D. tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính. 22. Số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: f1f2 § f1 A. G∞ = B. G C. G . D. G § f1f2 f2 23. Để quan sát ảnh của vật rất nhỏ qua kính hiển vi, người ta phải đặt vật A. ngoài và rất gần tiêu điểm vật của vật kính. B. trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của vật kính. C. tại tiêu điểm vật của vật kính. D. cách vật kính lớn hơn 2 lần tiêu cự. 24. Để thay đổi vị trí ảnh quan sát khi dùng kính hiển vi, người ta phải điều chỉnh A. khoảng cách từ hệ kính đến vật. B. khoảng cách giữa vật kính và thị kính. C. tiêu cự của vật kính. D. tiêu cự của thị kính. 25. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1 cm) và thị kính O2 (f2 = 5 cm). Khoảng cách O1O2 = 20 cm. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A. 67,2 B. 70,0 C. 96,0 D. 100 26. Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1 cm) và thị kính O2 (f2 = 5 cm). Khoảng cách O1O2 = 20 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở cực cận là: A. 75,0 B. 82,6 C. 86,2 D. 88,7 Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 46
  47. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học 27. Độ phóng đại của kính hiển vi với độ dài quang học  = 12 cm là k1 = 30. Tiêu cự của thị kính f2 = 2 cm và khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người quan sát là Đ = 30 cm. Số bội giác của kính hiển vi đó khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 75 B. 180 C. 450 D. 900 28. Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 cm và thị kính có tiêu cự 2 cm, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 cm. Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là: A. 175 B. 200 C. 250 D. 300 29. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học  = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở vô cực là: A. d1 = 4,00000 mm B. d1 = 4,10256 mm C. d1 = 4,10165 mm D. d1 = 4,10354 mm 30. Một kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 4 mm, thị kính với tiêu cự f2 = 20 mm và độ dài quang học  = 156 mm. Người quan sát có mắt bình thường với điểm cực cận cách mắt một khoảng Đ = 25 cm. Mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của thị kính. Khoảng cách từ vật tới vật kính khi ngắm chừng ở cực cận là: A. d1 = 4,00000 mm B. d1 = 4,10256 mm C. d1 = 4,10165 mm D. d1 = 4,10354 mm 31. Phát biểu nào sau đây về tác dụng của kính thiên văn là đúng? A. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật rất nhỏ ở rất xa B. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật nhỏ ở ngay trước kính C. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những thiên thể ở xa. D. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những vật có kích thước lớn ở gần 32. Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính thiên văn là đúng? A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt B. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa kính với vật sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt D. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt 33. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ nghịch với tiêu cự của thị kính. B. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính C. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ nghịch với tiêu cự của vật kính và tỉ lệ thuận với tiêu cự của thị kính Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 47
  48. Hệ thống bài tập về mắt và các dụng cụ quang học D. Độ bội giác của kính thiên văn tỉ lệ thuận với tích các tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính 34. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức: § f1 A. G∞ = B. G∞ = k1.G2∞ C. G D. G . f1f2 f2 35. Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở A. tiêu điểm vật của vật kính. B. tiêu điểm ảnh của vật kính. C. tiêu điểm vật của thị kính. D. tiêu điểm ảnh của thị kính. 36. Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng A. tổng tiêu cự của chúng. B. hai lần tiêu cự của vật kính. C. hai lần tiêu cự của thị kính. D. tiêu cự của vật kính. 37. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 cm và thị kính có tiêu cự f2 = 5 cm. Khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là: A. 125 cm, 24 B. 125 cm, 20 C. 120 cm, 25 D. 115 cm, 24 38. Một kính thiên văn vật kính có tiêu cự 100 cm, thị kính có tiêu cự 5 cm đang được bố trí đồng trục cách nhau 95 cm. Một người mắt tốt muốn quan sát vật ở rất xa trong trạng thái không điều tiết thì người đó phải chỉnh thị kính A. ra xa thị kính thêm 5 cm. B. ra xa thị kính thêm 10 cm. C. lại gần thị kính thêm 5 cm. D. lại gần thị kính thêm 10 cm. 39. Một học sinh tự chế tạo lại kính thiên văn của Galilê với G = 30. Bạn này sử dụng một kính lúp có ghi x5 trên vành kính để làm thị kính. Vật phải có tiêu cự bao nhiêu và kính có chiều dài tối thiểu bao nhiêu? A. 150 cm, 1,55 m B. 50 cm, 0,55 m C. 150 cm, 1,3 m D. 125 cm, 1,55 m 40. Một người mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62 cm, độ bội giác là 30. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là: A. f1 = 2 cm, f2 = 60 cm B. f1 = 2 m, f2 = 60 m C. f1 = 60 cm, f2 = 2 cm D. f1 = 60 m, f2 = 2 m ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1C 2D 3A 4A 5B 6C 7A 8D 9B 10B 11B 12A 13A 14A 15C 16A 17A 18C 19B 20D 21D 22C 23A 24A 25A 26A 27C 28C 29B 30C 31C 32B 33A 34D 35B 36A 37A 388 39A 40C Giáo viên : Nguyễn Thị Thủy Ngân Trang 48