Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bình Thạnh Đông
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bình Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2018_201.docx
Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bình Thạnh Đông
- PHÒNG GD – ĐT PHÚ TÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG: THCS BÌNH THẠNH ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2018- 2019 MÔN:VẬT LÝ - KHỐI 8 Câu hỏi I. LÝ THUYẾT: 1. Kiến thức CHƯƠNG I: CƠ HỌC (bài 13 đến bài 16) - Công thức tính công: A = F . s + Trong đó: A là công của lực F. (J/Nm) F là lực tác dụng vào vật. (N) s là quãng đường vật dịch chuyển. (m) - Công thức tính công suất: P = 푡 + Trong đó: P là công suất (W hoặc J/s). A là công cơ học (J). t là thời gian thực hiện công (s). - Cơ năng gồm: + Thế năng. + Động năng. CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC (bài 19 đến bài 25) - Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - 3 cách truyền nhiệt gồm: + Dẫn nhiệt: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. + Đối lưu: Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí + Bức xạ nhiệt: Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. II. BÀI TẬP: Bài 1: Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một bếp thì nước trong ấm nào sôi nhanh hơn? Tại sao? Đun sôi xong, tắt bếp đi thì nước trong ấm nào nguội nhanh hơn? Tại sao? ĐÁP ÁN - Ấm nhôm sẽ sôi nhanh hơn. Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất. - Ấm nhôm nguội nhanh hơn. Vì nhôm tỏa nhiệt tốt hơn đất. Trang 1
- Bài 2: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 500g nhôm để tăng nhiệt độ từ 25oC lên 80oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg.K GIẢI TÓM TẮT - Nhiệt lượng cần truyền là: m = 500g = 0,5kg Q = m . c . ∆t = 0,5.880.(80 oC - 25oC) = 24200 (J) o t1 = 25 C Vậy nhiệt lượng cần truyền là 24200 J o t2 = 80 C C = 880J/ Kg.K Q = ? J Bài 3: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 2000g đã được đun nóng tới 100oC vào một cốc nước ở o o 20 C sau một thời gian nhiệt độ cân bằng 35 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm: C1 = 880 J/Kg.K và của nước C2 = 4200J/Kg.K a) Tính nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra. b) Tính khối lượng của nước. GIẢI TÓM TẮT a) Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra là: o o m1 = 2000g=2kg Q1 = m1 . c1 . ∆t1 = 2.880.(100 C - 35 C) o t1 = 100 C = 114400 (J) o t2 = 20 C b) Nhiệt lượng của nước thu vào là: o o o tcb = 35 CQ2 = m2 . c2 . ∆t2 = m2 . 4200. (35 C - 20 C) C1 = 880J/ Kg.K = m2 . 63000 C2 = 4200J/Kg.K Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 Hay 114400 = m2 . 63000 a) Q1 = ? (J) m2 ≈ 1,816 kg b) m2 = ? kg => Khối lượng của nước là 1,816 kg Vậy: Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra là: 114400 (J) Khối lượng của nước là: 1,816 kg. Bài 4: Một học sinh đun nóng nồi nước bằng đồng có khối lượng 1500g chứa 3 lít nước ở 30oC. Muốn đun sôi nồi nước này thì cần một nhiệt lượng là bao nhiêu. Biết nhiệt dung riêng của đồng 380J/Kg.K và nước 4200J/Kg.K?. TÓM TẮT GIẢI m1 = 1500g = 1,5kg Nhiệt lượng cung cấp cho nồi nước bằng đồng là: C1 = 880J/ Kg.K Q1 = m1 . c1 . ∆t = 1,5.880.70 = 92400 (J) C2 = 4200J/Kg.K Nhiệt lượng cung cấp cho nước là: m2 = D.V = 1000. 0,003 = 3kg. Q2 = m2 . c2 . ∆t = 3.4200.70 = 882000 (J) ∆t = 100oC – 30oC = 70oC Nhiệt lượng cần thiết cần cho nồi nước sôi là: Q = Q1 + Q2 = 92400 + 882000 = 974400 (J) Q = ? J Vậy nhiệt lượng cần thiết cho nồi nước sôi là: 974400 (J) Trang 2
- * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày, vì: A. Áo dày nặng nề B. Giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém C. Áo mỏng nhẹ hơn D. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn Câu 2: Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? Coi như không có sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm C. Nhiệt năng của giọt nước giảm và của nước trong cốc tăng D. Nhiệt năng của giọ nước và của nước trong cốc đều tăng. Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động của phân tử chất lỏng: A. Hỗn độn B. Không ngừng C. Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuếch tán D. Không liên quan gì đến nhiệt độ. Câu 4: Nếu hai vật đặt gần nhau thì: A. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau B. Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0oC C. Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng của hai vật như nhau D. Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt lượng hai vật như nhau. Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự tạo thành gió B. Đường tan trong nước C. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước D. Quả bóng bay dù được buộc chặt vẫn bị xẹp dần theo thời gian Câu 6: Trong sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất B. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị đun nòng của mộ thanh đồng. C.Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra bên ngoài D. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò Câu 7: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn điện từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước đá, thủy tinh, không khí B. Đồng, thủy tinh, nước đá, không khí C. Thủy tinh, đồng, nước đá, không khí D. Không khí, thủy tinh, nước đá, đồng. Câu 8: Quạt gió quay tạo ra hiện tượng A. Bức xạ nhiệt của không khí B. Dẫn nhiệt của chất khí C. Đối lưu không khí D. Khuếch tán trong không khí. Hết Trang 3