Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 3860
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_1_lich_su_lop_12_de_3_nam_hoc_2022_2023_co.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử Lớp 12 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 3) MÔN: LỊCH SỬ- LỚP 12 Câu 1: Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào? A. Hòa hoãn Đông - Tây.B. Đa cực, nhiều trung tâm. C. Liên kết khu vực.D. Toàn cầu hóa. Câu 2: Nền tảng trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản giai đoạn 1952-1973 là A. quan hệ chặt chẽ với các nước Đông nam Á. B. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu. C. hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 3: Một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa diễn ra từ những năm 80 của thế kỉ XX là A. khoa học-kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật. D. tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước và mở đường cho khoa học. Câu 4: Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là A. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu. B. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. D. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây. Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973? A. Không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. B. Tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn. C. Tận dụng được nguyên liệu từ các thuộc địa. D. Chi phí ngân sách cho quốc phòng thấp. Câu 6: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập (1945) không nhằm mục đích nào? A. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước. C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. D. Duy trì trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mĩ. Câu 7: Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, 4-1949) tình hình châu Âu A. đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau. B. ổn định và có điều kiện để phát triển. C. dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. D. căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang. Câu 8: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945-1973? A. Không chạy đua vũ trang với Liên Xô. B. Thu được nhiều lợi nhuận từ buôn bán vũ khí. C. Không phải chi cho ngân sách quốc phòng. D. Không phải viện trợ cho đồng minh. Câu 9: Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 đánh dấu Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng A. xã hội chủ nghĩa.B. dân chủ tư sản kiểu cũ. C. dân chủ tư sản kiểu mới.D. dân tộc dân chủ. Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những quốc gia ở châu Phi giành được độc lập là A. Ănggôla.B. Trung Quốc.C. Nhật Bản.D. Ấn Độ. Câu 11: Một trong những tổ chức của các nước Tây Âu được thành lập trong nửa sau thế kỉ XX là A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Ngân hàng thế giới (WB).
  2. C. Đại hội dân tộc Phi (ANC). D. Cộng đồng châu Âu (EC). Câu 12: Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? A. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ. C. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành then chốt. D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản. Câu 13: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX? A. Mĩ thiết lập trật tự đơn cực.B. Những đòi hỏi của sản xuất. C. Trật tự đa cực được thiết lập.D. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. Câu 14: Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc. B. Kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế. C. Kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước đang phát triển. D. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Câu 15: Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thề kỉ XX, quốc gia có chính sách ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới là A. Brunây.B. Liên Xô.C. Anh.D. Mĩ. Câu 16: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ thu được một số kết quả, ngoại trừ việc A. ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. B. lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ. C. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài. D. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. Câu 17: Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn đến thăm Trung Quốc và Liên Xô, thực hiện sách lược hòa hoãn với hai nước lớn này nhằm mục đích A. để rảnh tay chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc. B. mở rộng quan hệ ngoại giao, thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển. C. là một bước “lùi” sau đó tìm cách khống chế Trung Quốc và Liên Xô. D. biến hai nước này thành đồng minh Mĩ để chống lại cách mạng ở Viễn Đông. Câu 18: Việc thực hiện “Kế hoạch Mác san” đã gây ra tác động như thế nào tới cục diện các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN? A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị. B. Mở màn cho Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh. C. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế. D. Tạo nên cục diện đối lập về quân sự và ngoại giao. Câu 19: Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố dẫn đến thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhận được viện trợ của tất cả các nước châu Âu. B. Có sự viện trợ của tất cả các nước Mĩ Latinh. C. Nhận được viện trợ của các nước Đông Dương. D. Sự lãnh đạo của các lực lượng xã hội tiến bộ. Câu 20: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 trong bối cảnh A. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. B. Việt Nam đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. C. trật tự hai cực Ianta đã sụp đổ hoàn toàn. D. nhiều nước Đông Nam Á đã giành được độc lập. Câu 21: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)? A. Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan.B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
  3. C. Hệ thống Vécxai-Oasinhtơn được thiết lập.D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 22: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Ấn Độ.B. Pháp.C. Trung Quốc.D. Nhật Bản. Câu 23: Một trong những sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Nam Á năm 1945 là A. nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền. B. Liên minh châu Âu (EU) được thành lập. C. Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời. D. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời. Câu 24: Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU) ở chỗ A. hợp tác chủ yếu trên lĩnh vực chính trị và quân sự. B. kết nạp rộng rãi các nước thành viên ngoài khu vực. C. hội nhập tất cả các nước có chế độ chính trị khác nhau. D. xem mục tiêu chính trị là hoạt động chủ yếu. Câu 25: Hai nhà nước trên bán đảo Triều tiên ra đời (1948) là hệ quả của A. Chiến tranh lạnh.B. Trật tự hai cực Ianta. C. chạy đua vũ trang.D. xu thế toàn cầu hóa. Câu 26: Trong những năm 1945-1973 quốc gia nào sau đây triển khai chiến lược toàn cầu với một trong những mục tiêu là đàn áp phong trào cộng sản quốc tế? A. Mĩ.B. Đức.C. Nhật.D. Italia. Câu 27: Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta? A. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau. B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị. C. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc. D. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 28: Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai A. là yếu tố quyết định sự xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. B. là yếu tố quyết định sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây. C. đã góp phần làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng. D. đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ. Câu 29: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ A. Dân chủ - nhân quyền.B. Dân tộc - dân chủ. C. phân biệt chủng tộc.D. Dân chủ - nhân dân. Câu 30: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2–1945), Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây? A. Đông Âu.B. Đông Đức.C. Tây Đức.D. Bắc triều tiên. HẾT ĐÁP ÁN 1 C 6 D 11 D 16 A 21 A 26 A 2 D 7 D 12 A 17 A 22 C 27 C 3 B 8 B 13 B 18 A 23 A 28 C 4 B 9 D 14 D 19 D 24 C 29 B 5 D 10 A 15 B 20 D 25 A 30 C