Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề: 01 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 12 trang Hàn Vy 01/03/2023 1910
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề: 01 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_10_ma_de_01_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Mã đề: 01 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 (Đề gồm có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 01 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp . I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình”. (George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? a. Tự sự b. Nghị luận c. Biểu cảm d. Thuyết minh Câu 2: Tác giả của đoạn văn bản trên là ai? a. George Matthew Adams b. Thu Hằng c. Ernest Hemingway d. Gabriel Garcia Marquez Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dấu trong câu sau: “Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết . để đạt được điều mình mong muốn”. a. Ý chí b. Quyết tâm c. Năng lực d. Khả năng
  2. Câu 4: Nếu bạn để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày thì: a. Thỏa mái b. Thành công c. Thất bại d. Mệt mỏi Câu 5: Để học hỏi được đức tính của người thành công em cần phải có thái độ như thế nào? a. Không đố kị b. Không ganh tị c. Không ích kỉ d. Không chê bai Câu 6: Để tận dụng thời gian cho sự thành công của mình thì chúng ta cần: a. Liên tục học tập b. Không ngừng suy nghĩ c. Chơi với người thành công d. Ngưỡng mộ sự thành công của người khác Câu 7: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”. a. Phép nối b. Phép thế c. Phép lặp d. Phép liên tưởng Câu 8: Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác”? Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì sao? Câu 10: Em làm thế nào để sống không đố kị? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng. Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
  3. Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. (Nắng mới – Trích Tập thơ Tiếng thu -1939, Lưu Trọng Lư) Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.5 điểm B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 C 0,5 8 Người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành 0,5 công của người khác” vì: -Họ luôn tồn tại sự ganh tị và khi người khác thành công của người khác họ thường mang cảm giác tự ti. Hướng dẫn chấm:
  4. - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta 1,0 đánh mất cơ hội thành công của chính mình” Đồng ý với quan điểm của tác giả. Vì: - Ghanh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự ti. - Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển của bản thân mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Để sống không đố kị ta cần hiểu : 1,0 - Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. - Tìm ưu điểm, những điều hay ho của người khác để khen ngợi, để tán thán. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1.0 điểm.
  5. - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Về nội dung: - Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. - Qua hồi ức của nhà thơ, hình ảnh của người mẹ chỉ còn là chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười: + Đó là khi mẹ thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. + Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. - Hình ảnh nét cười đen nhánh sau tay áo gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. * Nghệ thuật:
  6. - Thể thơ bảy chữ. - Từ ngữ giản dị, mang màu sắc của làng quê bắc bộ. - Ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Cách gieo vần độc đáo: vần chân liền và vần chân cách tạo nhạc tính cho bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. * Đánh giá chung: 0.5 - Hình ảnh người mẹ trong bài thơ mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. - Đó cũng chính là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ của tác giả Hướng dẫn chấm: - Trình bày tương đương như đáp án hoặc đúng 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. I+II 10 -HẾT-
  7. KIỂM TRA HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn – Lớp: 10 (Đề gồm có 03 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ 02 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp . I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình”. (George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? a. Tự sự b. Biểu cảm c. Thuyết minh d. Nghị luận Câu 2: Tác giả của đoạn văn bản trên là ai? a. Gabriel Garcia Marquez b. Thu Hằng c. George Matthew Adams d. Ernest Hemingway Câu 3: Điền từ còn thiếu vào dấu trong câu sau: “Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết . để đạt được điều mình mong muốn”. a. Ý chí b. Năng lực c. Quyết tâm d. Khả năng
  8. Câu 4: Nếu bạn để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày thì: a. Thất bại b. Thỏa mái c. Thành công d. Mệt mỏi Câu 5: Để học hỏi được đức tính của người thành công em cần phải có thái độ như thế nào? a. Không ganh tị b. Không đố kị c. Không ích kỉ d. Không chê bai Câu 6: Để tận dụng thời gian cho sự thành công của mình thì chúng ta cần: a. Liên tục học tập b. Không ngừng suy nghĩ c. Chơi với người thành công d. Ngưỡng mộ sự thành công của người khác Câu 7: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày”. a. Phép lặp b. Phép nối c. Phép thế d. Phép liên tưởng Câu 8: Theo em, vì sao người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành công của người khác”? Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến: “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình” không? Vì sao? Câu 10: Em làm thế nào để sống không đố kị? II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi lần nắng mới hắt bên song Xao xác gà trưa gáy não nùng; Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng. Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời, Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
  9. Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình dáng Me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. (Nắng mới – Trích Tập thơ Tiếng thu -1939, Lưu Trọng Lư) Thực hiện yêu cầu: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ trên. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 D 0,5 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 B 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 Người có tính đố kị thường “không muốn nhắc đến thành 0,5 công của người khác” vì: -Họ luôn tồn tại sự ganh tị và khi người khác thành công của người khác họ thường mang cảm giác tự ti. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.
  10. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 9 “Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta 1,0 đánh mất cơ hội thành công của chính mình” Đồng ý với quan điểm của tác giả. Vì: - Ghanh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự ti. - Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển của bản thân mình. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. 10 Để sống không đố kị ta cần hiểu : 1,0 - Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. - Tìm ưu điểm, những điều hay ho của người khác để khen ngợi, để tán thán. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 02 ý như đáp án: 1.0 điểm. - Học sinh trả lời tương đương 01 ý như đáp án: 0.5 điểm.
  11. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 Cảm nhận về hình ảnh của người mẹ trong bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. - Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: * Về nội dung: - Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. - Qua hồi ức của nhà thơ, hình ảnh của người mẹ chỉ còn là chút kỷ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười: + Đó là khi mẹ thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. + Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. - Hình ảnh nét cười đen nhánh sau tay áo gợi hình ảnh người mẹ vừa lấp lánh tỏa sáng, vừa e ấp, kín đáo trong nụ cười tươi tắn, hiền hậu, mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. * Nghệ thuật: - Thể thơ bảy chữ. - Từ ngữ giản dị, mang màu sắc của làng quê bắc bộ.
  12. - Ngắt nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Cách gieo vần độc đáo: vần chân liền và vần chân cách tạo nhạc tính cho bài thơ. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm. * Đánh giá chung: 0.5 - Hình ảnh người mẹ trong bài thơ mang nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa. - Đó cũng chính là những dòng hồi tưởng đẹp, đầy xúc động về mẹ, qua đó thể hiện tình yêu mẹ của tác giả Hướng dẫn chấm: - Trình bày tương đương như đáp án hoặc đúng 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0.5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0.5 cách diễn đạt mới mẻ. I+II 10 -HẾT-