Luyện tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi

docx 2 trang thaodu 7220
Bạn đang xem tài liệu "Luyện tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxluyen_tap_ngu_van_lop_7_giai_thich_cau_noi_hoc_hoc_nua_hoc_m.docx

Nội dung text: Luyện tập Ngữ văn Lớp 7 - Giải thích câu nói: Học, học nữa, học mãi

  1. Đất nước ngày càng phát triển, chúng ta đang tiến lên theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, đất nước cần có những nghười đầy đủ kiến thức về khoa học kĩ thuật để tiếp cận với cái mới. học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, vai trò của việc học tập đúng là một vai trò quan trọng từ xa xưa. Cho nên, Lê-nin đã từng nhắc nhở “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người. Vậy “học” là gì? Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức của thầy cô, của những người đi trước truyền lại nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt của xã hội. Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời: Học ở đây không phải chỉ đến trường mới học, mà ngay từ khi còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta cách học ăn học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học khác nhau với sự dạy dỗ tâm tình của thầy cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Học nữa là học hết trình độ này chúng tập phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và cững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ, và đó chính là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và thứ quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Thế còn “học mãi” là gì? “Học mãi” là học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khao học. Và việc học phải được liệ tục, không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà bị ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như việc học là vô tận, vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy, câu nói đơn giản của Lê-nin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiệ, một người có tri thức. Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học không ngừng phát triển, co snhieeuf vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu. Hơn hết, xã hội ngày yêu cầu càng cao về trình độ học vấn cho nên là học sinh lại càng phải học một cách toàn diện đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, biết vận dụng vào đời sống để nắm chắc bài hơn.
  2. Tại sao lại phải “học nữa” và “học mãi”? Bởi vì điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là biển cả mênh mông, cho nên chúng ta không được thỏa mãn với những bằng cấp mà đã có. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với kiến thức nhân loại. Vì thế, con người cần phải tiếp tục học hỏi, học khong ngừng, học mọi lúc mọi nơi. Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết đẻ vận dụng vào cuộc sống, thì kết quả công việc sẽ không tốt như mong đợi. Người xưa đã có câu “Nhân bất học bất tri lí”. Bởi vậy chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta chăm chỉ học tập và rèn luyện chính là nhân tố tích cực xây dựng đất nước ta giàu đẹp, văn minh. Như vậy, “Học, học nữa, học mãi” chính là chìa khóa mở cưa mọi kiến thức của nhân loại. Người xưa vẫn noi theo tấm gương Mạc Đĩnh Chi. Nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn, tối đến, ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học. Ngày nay, tuy ta vẫn thấy có nhiều người đỗ cao, nhưng vì cuộc sống đã có nhiều thay đổi, nên thường học không cóý chí học tập như cậu bé họ Mạc thời nào. Câu nói “Bác học không có nghĩa là ngừng học” của nhà bác học Đác-Uyn là một trong những câu nói mà em tâm đắc nhất. và ông đã làm đúng với lời nói của mình: ông đã học suốt cuộc đời mình, kể cả khi ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại của thế giới. Thật đáng buồn khi chúng ta gặp rất nhiều học sinh đang học theo kiểu chống đối, chỉ biết học vẹt, đối phó chỉ để kiếm điểm cao mà không biết áp dụng vào cuộc sống. Đã có không ít người đạt “thủ khoa”, nhưng đến khi vào trường đời thì lại không áp sụng được kiến thức đã học, dẫn đến việc trở thành người không có ích cho xã hội. Vậy, làm thế nào để thực hiện lời khuyên của Lê-nin? Là học sinh đang ngồi tren ghế nhà trường trung học cơ sở, chúng ta phải có thái độ nghiêm túc trong việc học ngay từ nhỏ, rèn cho mình tính tự giác, học ngay từ bạn bè, thầy cô, và những người xung quanh. Ngoài ra, chúng ta cần phải có phương pháp học hợp lí và hiệu quả. Học với tinh thần cầu tín, không biết thì hỏi muốn giỏi phải học, không nên giấu dốt, cân ftaoj ra niềm say mê, sáng tạo trong học tập. Tóm lại, tuổi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần phải tranh thủ học tập tốt. Đừng bao giờ cho rằng học như vậy là đủ mà hãy nhớ rằng cần phải học nhiều hơn nữa để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng bao giờ hỏi rằng mình đã làm được những gì, mà hãy tự hỏi rằng mình đã học và đã làm gì được cho đất nước, đừng bao giờ quên lời dạy của Lê-nin. Hãy coi lời dạy của Lê-nin là kim chỉ Nam cho mục đích và phương pháp học của chúng ta.