Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ phân tử - Trần Phước

pdf 2 trang thaodu 7490
Bạn đang xem tài liệu "Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ phân tử - Trần Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_chuyen_de_1_co_che_di_t.pdf

Nội dung text: Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 1: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ phân tử - Trần Phước

  1. LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC Thầy Phước - Sđt: 0975367372 CHUYÊN ĐỀ 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN-BIẾN DỊ Facebook: Trần Phước Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ BÀI 6: ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb. Câu 2: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brôm uraxin) khi thấm vào tế bào thường gây đột biến thay thế cặp A–T thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X. C. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X. D. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân. B. Đột biến gen liên quan đến 1 cặp nuclêôtit trong gen gọi là đột biến điểm. C. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa. Câu 4: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit được gọi là đột biến điểm. (2) Các dạng đột biến gen đều có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (3) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể làm thay đổi chiều dài và số liên kết hiđrô của gen. (4) Đột biến gen làm phát sinh alen mới cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5: Cho các hiện tượng sau: (1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học (2) Đột biến làm mất vùng khởi động ( vùng P) của Operon Lac (3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng (4) Vùng vận hành( vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế (5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN polimeraza Khi không có đường Lactozơ, có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã? A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 6: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểu hình. B. Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. D. Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. Câu 7: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T thông qua bao nhiêu lần nhân đôi? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8: Một gen dài 0,51 μm, trên mạch gốc của gen có A = 300, T = 400. Nếu gen xảy ra đột biến điểm thay thế cặp A- T bằng cặp G-X thì số liên kết hidro của gen đột biến là A. 3701. B. 3699. C. 3801. D. 3699. AT Câu 9: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ 1,5 . Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X GX bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là A. 3599. B. 3600. C. 3899. D. 3601. Câu 10: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1800; G = X = 1200. C. A = T = 1199; G = X = 1800. D. A = T = 899; G = X = 600. Câu 11: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là A. T = 801; G = 399. B. T = 799; G = 401. C. T = 399; G = 801. D. T = 401; G = 799.
  2. Câu 12: Ở E.coli, trong quá trình dịch mã của một phân tử mARN, môi trường đã cung cấp 199 axit amin để hình thành A nên một chuỗi polipeptit. Gen tổng hợp nên phân tử mARN này có tỉ lệ = 0,6. Khi đột biến gen xảy ra, chiều dài của G A gen không đổi nhưng tỉ lệ = 60,43% đột biến này thuộc dạng: G A. Thay thế 4 cặp G-X bằng 4 cặp A-T B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T D. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X. Câu 13: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X C. mất một cặp A-T D. mất một cặp G-X Câu 14: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng trong bảng sau: 5’UUU3’ 5’XUU3’ Côđon 5’AAA3’ 5’XXX3’ 5’GGG3’ hoặc hoặc 5’UXU3’ 5’UUX3’ 5’XUX3’ Axit amin Lizin Prôlin Glixin Phêninalanin (Phe) Lơxin Xêrin tương ứng (Lys) (Pro) (Gly) (Leu) (Ser) Một đoạn gen sau khi bị đột biến điểm đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro - Gly - Lys - Phe. Biết rằng đột biến đã làm thay thế một nuclêôtit ađênin (A) trên mạch gốc bằng guanin (G). Trình tự nuclêôtit trên đoạn mạch gốc của gen trước khi bị đột biến có thể là A. 3’ GAG XXX TTT AAA 5’. B. 5’ GAG TTT XXX AAA 3’. C. 3’ XXX GAG TTT AAA 5’. D. 5’ GAG XXX GGG AAA 3’. Câu 15: Bảng dưới đây cho biết trình tự nuclêôtit trên một đoạn ở vùng mã hóa của mạch gốc của gen quy định prôtêin ở sinh vật nhân sơ và các alen được tạo ra từ gen này do đột biến điểm: Gen ban đầu: Alen đột biến 1: Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA XXG 5' Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA XXA 5' Alen đột biến 2: Alen đột biến 3: Mạch gốc: 3' TAX ATX AAA XXG 5' Mạch gốc: 3' TAX TTX AAA TXG 5' Biết rằng các côđon mã hóa các axit amin tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGX3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGX3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết dự đoán nào sau đây sai? A. Chuỗi pôlipeptit do alen đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do gen ban đầu mã hóa. B. Các phân tử mARN được tổng hợp từ alen đột biến 2 và alen đột biến 3 có các côđon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến. C. Alen đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dịch mã. D. Alen đột biến 3 được hình thành do gen ban đầu bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit. Câu 16: Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau: Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin. Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. (4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hết