Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 2: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ tế bào - Trần Phước

pdf 3 trang thaodu 6070
Bạn đang xem tài liệu "Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 2: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ tế bào - Trần Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_chuyen_de_2_co_che_di_t.pdf

Nội dung text: Luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Chuyên đề 2: Cơ chế di truyền - Biến dị ở cấp độ tế bào - Trần Phước

  1. LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN: SINH HỌC Thầy Phước - Sđt: 0975367372 CHUYÊN ĐỀ 2: CƠ CHẾ DI TRUYỀN-BIẾN DỊ Facebook: Trần Phước Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO BÀI 4: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn. Câu 2: Ở người, đột biến mất một phần vai dài nhiễm sắc thể số 22 có thể gây bệnh A. máu khó đông. B. bạch tạng. C. ung thư máu ác tính. D. ung thư vú. Câu 3: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến A. lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể. B. mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 4: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là: (1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là A. (1) ← (3) → (4) → (1). B. (3) → (1) → (4) → (1). C. (2) → (1) → (3) → ( 4). D. (1) ← (2) ← (3) → (4). Câu 5: Cho sơ đồ của một dạng cơ chế đột biến cấu trúc NST: Một học sinh khi quan sát sơ đồ đã đưa ra các kêt luận sau (1) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng trao đổi chéo giữa các NST không tương đồng (2) Đột biến này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới (3) Có thể sử dụng các dòng côn trùng mang loại đột biến này làm công cụ phòng trừ sâu hại (4) Các cá thể mang đột biến này bị giảm khả năng sinh sản Có bao nhiêu kết luận đúng về trường hợp bị đột biến trên? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. Câu 7: Xét các dạng đột biến sau: (1) Mất đoạn NST (2) Lặp đoạn NST (3) Chuyển đoạn không tương hỗ (4) Đảo đoạn NST (5) Thể một Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R . Dạng đột biến là A. chuyển đoạn không tương hỗ. B. đảo đoạn ngoài tâm động. C. đảo đoạn có tâm động. D. chuyển đoạn tương hỗ. BÀI 5: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Câu 1: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. C. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. Câu 2: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một? A. AaBbDdd. B. AaBbd. C. AaBb. D. AaaBb. Câu 3: Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội (4n) chứa bộ nhiễm sắc thể (NST), trong đó A. một cặp NST nào đó có 4 chiếc. B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 4 chiếc. C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 4 chiếc. D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 4 lần. Câu 4: Trong chọn giống thực vật, khi sử dụng cônsixin để tạo giống mới có năng suất cao sẽ không có hiệu quả đối với A. khoai tây. B. dâu tằm. C. lúa. D. củ cải đường. Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tam bội (3n)?
  2. A. Khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật. B. Luôn có khả năng sinh giao tử bình thường, quả có hạt. C. Số lượng ADN tăng lên gấp bội. D. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn. Câu 6: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, tế bào sinh dưỡng của thể ba (2n + 1) có số lượng nhiễm sắc thể là A. 23. B. 25. C. 24. D. 26. Câu 7: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là A. 47. B. 45. C. 44. D. 46. Câu 8: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n. C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n. Câu 9: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 nhiễm sắc thể đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. B. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. D. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. Câu 10: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể một, thể ba thuộc loài này lần lượt là A. 19 và 21. B. 18 và 19. C. 9 và 11. D. 19 và 20. Câu 11: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XAXa , XaXa, XA, Xa, O. B. XAXA , XAXa, XA, Xa, O. C. XAXA, XaXa , XA, Xa, O. D. XAXa, O, XA, XAXA. Câu 12: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. 22A và 22A + XX. B. 22A + X và 22A + YY. C. 22A + XX và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A. Câu 13: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 14: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là: A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. Câu 15: Thể song nhị bội A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ. B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào. C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. Câu 16: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là A. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 176 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các cây F2 thu được có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBb và AAbb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AAaBb và Aaabb. B. Aaabb và AaaBB. C. AaaBb và aaabb. D. AAaBb và aaaBb. Câu 19: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là A. 42. B. 21. C. 7. D. 14. Câu 20: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
  3. A.1/2. B. 17/18. C. 4/9. D. 2/9. Câu 21: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là A. 4. B. 6. C. 2. D. 8. Câu 22: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 5 và một nhiễm sắc thể của cặp số 7 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1. C. 2n + 2 và 2n – 2. D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n+1 –1 và 2n – 1+ 1. Câu 23: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là A. 105:35:3:1. B. 105:35:9:1. C. 35:35:1:1. D. 33:11:1:1. Câu 24: Ở một loài động vật, xét phép lai ♂AABBDD × ♀aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Cơ thể đực giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen trên? A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 25: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 1%. B. 0,5%. C. 0,25%. D. 2%. Câu 26: Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbXDe XdE giảm phân bình thường nhưng xảy ra hoán vị gen ở một trong hai tế bào. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là A. 8. B. 6. C. 4. D. 16. Câu 27: Xét một gen có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể có thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen bị đột biến thể bốn nhiễm về gen nói trên? A. 15 B. 30 C. 70 D. 35 Câu 28: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể? A. Hai loại. B. Ba loại. C. Bốn loại. D. Một loại. Câu 29: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1). C. Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n+1) D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). Câu 30: Cho biết bộ nhiễm sắc thể 2n của châu chấu la 24, nhiễm sắc thể giới tính của châu chấu cái là XX, của châu chấu đực là XO. Người tã lấy tinh hoàn của chấu chấu bình thường để làm tiêu bản nhiễm sắc thể. Trong các kết luận sau đây được rút ra khi làm tiêu bản và quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi, kết luận nào sai? A. Các tế bào ở trên tiêu bản luôn có số lượng và hình thái bộ nhiễm sắc thể giống nhau. B. Nhỏ dung dịch oocxêin axêtic 4% - 5% lên tinh hoàn để nhuộm trong 15 phút có thể quan sát được nhiễm sắc thể. C. Trên tiêu bản có thể tìm thấy cả tế bào chứa 12 nhiễm sắc thể kép và tế bào chứa 11 nhiễm sắc thể kép. D. Quan sát bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào trên tiêu bản bằng kính hiển vi có thể nhận biết được một số kì của quá trình phân bào. Hết