Lý thuyết toàn bộ chương trình Sinh học Lớp 12

doc 36 trang thaodu 4251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lý thuyết toàn bộ chương trình Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docly_thuyet_sinh_hoc_lop_12_theo_chu_de.doc

Nội dung text: Lý thuyết toàn bộ chương trình Sinh học Lớp 12

  1. CHỦ ĐỀ 1. CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN Ở CẤP PHÂN TỬ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Kiến thức về ADN - ADN được cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotit A, T, G, X. - Phân tử ADN mạch kép luôn có số nucleotit loại A = T; G = X. Nguyên nhân là vì ở ADN mạch kép, A của mạch 1 luôn liên kết với T của mạch 2, và G của mạch 1 luôn liên kết với X của mạch 2. - Phân tử ADN xoắn kép có cấu trúc 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cứ 10 cặp nucleotit tạo nên một chu kì xoắn có độ dài 34A (3,4nm). Gen là một đoạn ADN nên cấu trúc của gen chính là cấu trúc của 1 đoạn ADN. - Ở ADN mạch đơn, do A không liên kết bổ sung với T, G không liên kết với X nên A T; G X . Do vậy, ở một phân tử ADN nào đó, nếu thấy A T hoặc G X thì đó là ADN mạch đơn. - Phân tử ADN mạch kép có 2 mạch liên kết bổ sung và ngược chiều nhau. Cho nên khi biết trình tự các nucleotit trên mạch 1 thì sẽ suy ra trình tự các nucleotit trên mạch 2. - ADN của sinh vật nhân thực và ADN của sinh vật nhân sơ đều có cấu trúc mạch kép. Tuy nhiên ADN sinh vật nhân thực có dạng mạch thẳng còn ADN của sinh vật nhân sơ có dạng mạch vòng và không liên kết với protein histon. ADN của ti thể, lục lạp có cấu trúc mạch vòng tương tự như ADN của vi khuẩn. - Ở trong cùng một loài, hàm lượng ADN trong nhân tế bào là đại lượng ổn định và đặc trưng cho loài. ADN ở trong tế bào chất có hàm lượng không ổn định (vì số lượng bào quan ti thể, lục lạp không ổn định, thay đổi tùy từng loại tế bào), do đó hàm lượng ADN trong tế bào chất không đặc trưng cho loài. 2. Kiến thức về gen - Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm. Sản phẩm mà gen mã hóa là ARN (tARN, rARN) hoặc chuỗi polipeptit. Như vậy, về cấu trúc thì gen là 1 đoạn ADN; về chức năng thì gen mang thông tin di truyền mã hóa cho 1 loại sản phẩm. - Dựa vào chức năng của sản phẩm người ta chia gen thành 2 loại là gen điều hòa và gen cấu trúc. Gen điều hòa là những gen mà sản phẩm của nó làm nhiệm vụ điều hòa hoạt động của gen khác. Gen cấu trúc là những gen còn lại. - Gen không phân mảnh là gen mà vùng mã hóa của nó liên tục, toàn bộ thông tin di truyền trên gen được dịch thành axit amin, gen phân mảnh là gen mà vùng mã hóa không liên tục, có các đoạn intron xen kẻ các đoạn exon. - Gen của sinh vật nhân sơ có cấu trúc không phân mảnh còn hầu hết gen của sinh vật nhân thực đều có cấu trúc phân mảnh. - Gen phân có khả năng tổng hợp được nhiều phân tử mARN trưởng thành. Nguyên nhân là vì khi gen phiên mã thì tổng hợp được mARN sơ khai, sau đó enzim sẽ cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon theo các cách khác nhau để tạo nên phân tử ARN trưởng thành. 3. Kiến thức về nhân đôi ADN - Được gọi là nhân đôi ADN là vì từ 1 phân tử tọa thành 2 phân tử và cả 2 phân tử này hoàn toàn giống với phân tử ban đầu. - Quá trình nhân đôi ADN cần nhiều enzim khác nhau, trong đó enzim tháo xoắn làm nhiệm vụ tháo xoắn và tách 2 mạch của ADN; enzim ADN polimerazaza làm nhiệm vụ kéo dài mạch mới theo chiều từ 5’ đến 3’. Trang 1
  2. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Mạch mới luôn được tổng hợp kéo dài chiều từ 5’ đến 3’ là vì enzim ADN polimerazaza có chức năng gắn nucleotit tự do vào đầu 3’OH của mạch polinucleotit. - Trong quá trình nhân đôi, trên mỗi phễu tái bản thì một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Nếu tính trên cả phân tử thì mạch nào cũng được tổng hợp gián đoạn (đầu này gián đoạn, đầu kia liên tục). - Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Do đó từ 1 phân tử, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra được 2 k ADN, trong đó có 2 phân tử chứa một mạch của ADN mẹ đầu tiên. - Quá trình nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST, từ đó dẫn tới sự phân chia tế bào và sự sinh sản của cơ thể sinh vật. 4. Kiến thức về mã di truyền Mã di truyền (MDT): là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit (prôtêin). - MDT là mã bộ ba, cứ 3 nucleotit quy định 1 aa. (Nếu chỉ có 2 loại A và G thì số loại bộ ba là 23 8 loại; Nếu có 3 loại A, U và X thì sẽ có 33 27 loại bộ ba). Nếu chỉ tính bộ ba mã hóa aa thì chỉ có 61 loại bộ ba. - MDT được đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau. (Trên mỗi loại phân tử mARN được đọc mã từ một điểm cố định) - MDT có tính phổ biến (tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau, trừ một vài ngoại lệ). - MDT có tính đặc hiệu (một loại bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa). - MDT có tính thoái hóa (một aa do nhiều bộ ba quy định, trừ bộ ba AUG và UGG). * Có 1 mã mở đầu là 5’AUG3’, 3 mã kết thúc là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’. 5. Kiến thức về ARN Có 3 loại ARN. Cả 3 loại ARN đều có cấu trúc một mạch, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nhưng phân tử tARN và rARN thì có nguyên tắc bổ sung. - mARN: Được dùng để làm khuôn cho quá trình dịch mã, bộ ba mở đầu (AUG) nằm ở đầu 5’ của mARN. - tARN: Vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã. Mỗi tARN chỉ có 1 bộ ba đối mã, chỉ gắn đặc hiệu với 1 aa. - rARN: Kết hợp với prôtêin để tạo nên riboxom. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein. - Trong 3 loại ARN thì mARN cdos nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất (chiếm khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất. 6. Kiến thức về phiên mã - Thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen được phiên mã thành phân tử mARN theo nguyên tắc bổ sung. - Diễn ra ở trong nhân tế bào, vào kì trung gian của quá trình phân bào (ở pha G1 của chu kì tế bào). - ARN polimeraza trượt trên mạch gốc theo chiều 3 5 . Chỉ có mạch gốc (mạch 3 5 ) của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN. - Khi enzim ARN polimerazaza gặp tín hiệu kết thúc (vùng kết thúc) ở trên gen thì quá trình phiên mã dừng lại. Trang 2
  3. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Một gen tiến hành phiên mã 10 lần thì sẽ tổng hợp được 10 phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN này đều có cấu trúc hoàn toàn giống nhau. - Ở sinh vật nhân sơ, đang phiên mã tổng hợp mARN, mARN được tiến hành dịch mã ngay. Ở sinh vật nhân thực, mARN được loại bỏ các đoạn intron, sau đó nối các đoạn exon lại với nhau tạo mARN trưởng thành, mARN trưởng thành đi ra tế bào chất tham gia dịch mã tổng hợp protein. - Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắn ADN, tách 2 mạch ADN vừa có chức năng tổng hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới. 7. Kiến thức về dịch mã - Dịch mã là quá trình chuyển động thông tin từ các bộ ba trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. - Trong quá trình dịch mã cần có 4 thành phần tham gia là mARN, tARN, riboxom, axit amin. Trong đó tARN đóng vai trò là nhân tố tiến hành dịch mã (dịch bộ ba trên mARN thành axit amin). - Dịch mã có 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoạt hóa axit amin và giai đoạn tổng hợp polipeptit. a. Hoạt hóa aa: ATP aa tARN aa : tARN . Mỗi aa gắn đặc hiệu với một phân tử tARN và cần sử dụng 1 phân tử ATP. b. Tổng hợp chuỗi polipeptit: - Bộ ba mở đầu là AUG. Ở vi khuẩn, aa mở đầu là focmin Metiônin. Ở sinh vật nhân thực, aa mở đầu là Metiônin. - Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN). - Riboxom trượt trên mARN theo từng bộ ba từ bộ ba mở đầu đến khi gặp bô ba kết thúc, mỗi bộ ba được dịch thành 1 aa ( bộ ba kết thúc không quy định aa). - Trên 1 mARN có 10 riboxom tiến hành dịch mã thì sẽ tổng hợp được 10 chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit này có cấu trúc hoàn toàn giống nhau (vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ quy định 1 loại aa). - Riboxom gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã dừng lại. Khi đó chuỗi polipeptit tách khỏi riboxom, 2 tiểu phần của riboxom tách rời nhau ra, aa mở đầu bị cắt ra khỏi chuỗi polipeptit, chuỗi polipeptit hình thành các bậc cấu trúc cao hơn để tạo thành prôtêin hoàn chỉnh và thực hiện các chức năng của tế bào. - Nhiều riboxom cùng dịch mã trên mARN được gọi là pôliriboxom. Sự có mặt của pôliriboxom sẽ làm tăng tốc độ dịch mã. * Sơ đồ mô tả cơ chế di truyền ở cấp phân tử: ADN mARN prôtêin Tính trạng * Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật thông qua có chế phiên mã và dịch mã. 8. Kiến thức về điều hòa hoạt động gen * Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. * Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen là điều hòa quá trình phiên mã theo mô hình operon Lac. Trang 3
  4. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Bộ tài liệu Chinh Phục câu hỏi lý thuyết sinh học theo chủ đề - Phan Khắc Nghệ Giới thiệu tài liệu: + Nhằm giúp đỡ học sinh trong quá trình ôn luyện, giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng cố vững chắc kiến thức đã học , rèn luyện kỹ năng giải bài tập, từng bước hình thành và phát triển năng lực độc lập sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia do bộ Giáo Dục tổ chức sắp tới tác giả Phan Khắc Nghệ biên soạn ra gói tài liệu Chinh Phục Câu Hỏi lý Thuyết Sinh Học Theo Chủ Đề . + Gói tài liệu ra đời nhằm đáp ứng mong muốn đó của các bạn . Bằng kinh nghiệm luyện thi và tham gia biên tập đề thi tuyển sinh đại học nhiều năm chúng tôi tổng hợp đầy đủ các câu hỏi lý thuyết sinh học bám sát chương trình và nội dung đề thi để phục vụ các bạn. + Gói tài liệu được biên soạn theo 12 chủ đề với các phần sau: - Phần 1: Tóm tắt nội dung, kiến thức của chương trình - Phần 2: Hệ thống các câu hỏi lý thuyết bám sát chương trình và đề thi. - Phần 3: Hướng dẫn giải chi tiết. Đăng ký trọn bộ tại link sau: ly-thuyet-sinh-hoc-theo-chu-de-phan-khac-nghe.html a. Cấu trúc của operon Lac: Có 3 thành phần là: Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), các gen cấu trúc Z, Y, A. - Vùng khởi động là vị trí để enzim ARN polimerazaza gắn vào để khởi động phiên mã. - Vùng vận hành là nơi chất ức chế (protein ức chế bám vào) để kiểm soát phiên mã. - Gen cấu trúc tổng hợp protein. Protein trở thành enzim chuyển hóa và sử dụng đường lactozơ. b. Gen điều hòa (Không thuộc operon) thường xuyên tổng hợp ra prôtêin ức chế, prôtêin ức chế bám lên vùng vận hành (vùng O) để ức chế phiên mã. - Operon không phiên mã khi: Chất ức chế bám vào vùng vận hành (vùng O); Hoặc khi có đột biến làm mất vùng khởi động (P) của operon. - Operon phiên mã khi: Vùng vận hành (O) được tự do và vùng khởi động (P) hoạt động bình thường. Khi môi trường có lactozơ thì lactozơ bám lên prôtêin ức chế vùng vận hành được tự do gen tiến hành phiên mã. * Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực thì diễn ra ở nhiều cấp độ và phức tạp hơn sinh vật nhân sơ. 9. Kiến thức về mối quan hệ giữa gen, mARN, protein - Thông tin di truyền ở trên gen được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể thông qua 2 quá trình là phiên mã và dịch mã. Cả phiên mã và dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. - Phiên mã ở sinh vật nhân sơ và nhân thực cơ bản giống nhau. Ở sinh vật nhân thực, sau phiên mã có sự hoàn thiện ARN (cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành) - Trong các enzim tham gia cơ chế di truyền ở cấp phân tử chỉ có enzim ARN polimerazaza có khả năng tháo xoắn phân tử ADN và tổng hợp mạch polinucleotit mới. Trang 4
  5. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Mã di truyền có tính đặc hiệu. Trình tự các bộ ba ở trên mARN quy định trình tự các axit amin trên protein. Vì vậy chỉ khi nào biết được chính xác trình tự các bộ ba trên mARN thì mới suy ra được trình tự các axit amin trên chuỗi polieptit. - Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza chỉ sử dụng mạch có chiều 3 5 so với chiều trượt của nó để làm khuôn tổng hợp ARN. Vì vậy, gen có 2 mạch nhưng chỉ có 1 mạch được sử dụng làm mạch khuôn tổng hợp ARN. - Quá trình phiên mã không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ tổng hợp ra phân tử ARN có cấu trúc khác với ARN lúc bình thường nhưng không làm phát sinh đột biến gen (vì không làm thay đổi cấu trúc của gen). - Khi dịch mã, riboxom trượt từ bộ ba mở đầu 5 của mARN cho đến khi gặp bộ ba kết thúc ở đầu 3 của mARN. Trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã. - Trong quá trình dịch mã, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ sung và ngược chiều với bộ ba mã sao trên mARN. 10. Kiến thức về đột biến gen - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen. - Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit. (Có 3 dạng đột biến điểm là: Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit). Đột biến điểm chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit nên không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào. - Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới. Đột biến gen có thể được di truyền cho đời sau. (Ở loài sinh sản hữu tính, đột biến gen chỉ được di truyền cho thế hệ sau khi đột biến đó đi vào giao tử và giao tử được thụ tinh đi vào hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể). - Tần số đột biến gen rất thấp (10 6 đến 10 4 ). Tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số không giống nhau. - Cá thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp chưa được gọi là thể đột biến. Tất cả các đột biến trội đều được biểu hiện thành thể đột biến. - Trong các loại đột biến gen thì đột biến dạng thay thế một căp nucleotit là loại phổ biến. - Tác nhân đột biến 5BU, các bazơ nitơ dạng hiếm gây đột biến dạng thay thế cặp nucleotit. 11. Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen a. Nguyên nhân: Do tác nhân vật lí, hóa học, sinh học của môi trường ngoài hoặc do rối loạn sinh lí nội bào, do bazơ nitơ dạng hiếm. b. Cơ chế phát sinh: Do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN dẫn tới gây đột biến thay thế các cặp nucleotit. VD: nếu môi trường có các hóa chất gây đột biến như 5BU, có sự xuất hiện các bazơ nitơ dạng hiếm thì nhân đôi ADN sẽ không theo nguyên tác bổ sung. * Tần số đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, cường độ tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen. - Tác nhân đột biến tác động vào giai đoạn ADN dang nhân đôi thì dễ làm phát sinh đột biến gen. - Khi đó tác động của các tác nhân đột biến dễ làm phát sinh đột biến gen. Khi không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể xảy ra đột biến. Nguyên nhân là vì trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimerazaza bắt cặp không theo nguyên tắc bổ sung (có sai sót ngẫu nhiên). Trang 5
  6. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Chất 5BU gây đột biến gen bằng cách thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Chất 5BU thấm vào tế nào thì phải sau 3 lần nhân đôi mới phát sinh gen đột biến. - Các bazơ nitơ dạng hiếm cũng làm phát sinh đột biến gen theo cơ chế đồng hoán (tức là bazơ nitơ có kích thước lớn được thay thế bằng một bazơ nitơ có kích thước lớn). Ví dụ khi có A dạng hiếm (A*) thì sẽ thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Khi có bazơ dạng hiếm thì phải sau ít nhất 2 lần nhân đôi mới phát sinh gen đột biến. 12. Hậu quả, ý nghĩa của đột biến gen - Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính. - Trong các dạng đột biến thì đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến thay thể một cặp nucldeotit. Nguyên nhân là vì mã di truyền là mã bộ ba cho nên khi mất hoặc thêm một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen. Do đó sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của protein. Đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở vị trí đột biến. Vì vậy muốn gây đột biến gen thì phải sử dụng tác nhân đột biến tác động vào giai đoạn ADN đang nhân đôi (vào pha S của chu kì tế bào) - Đều là đột biến thay thế một cặp nucleotit nhưng hậu quả có thể rất khác nhau (làm thay đổi bộ ba mã hóa thành bộ ba kết thúc; hoặc thay đổi bộ ba kết thúc thánh bộ ba mã hóa; hoặc thay đổi bộ ba mở đầu thành bộ ba mới; hoặc thay đổi bộ ba này thành 1 bộ ba mới nhưng quy định aa cũ.) - Giá trị thích nghi của đột biến phụ thuộc vào môi trường sống và tổ hợp gen. - Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống. - Đột biến gen chỉ tạo ra các alen mới của cùng một gen chứ không tạo ra gen mới. - Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Đột biến là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa vì nó tạo ra các alen mới. Qua giao phối, các alen mới sẽ tổ hợp với nhau để tạo nên các kiểu gen mới. - Chỉ có đột biến gen mới làm xuất hiện alen mới. Đột biến gen làm tăng số lượng alen của gen trong quần thể. - Đột biến gen là những biến đổi trong vật chất di truyền nên có thể được di truyền cho đời sau. Tuy nhiên không phải lúc nào đột biến cũng được di truyền (nếu đột biến không đi vào giao tử, hoặc đi vào giao tử nhưng không thụ tinh thì không truyền được cho đời sau). - Tần số đột biến gen tùy thuốc vào tác nhân đột biến và đặc diểm cấu trúc của gen. - Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. II. CÁC CÂU HỎI Câu 1: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit nuclêic có tỷ lệ các loại nucleotit gồm 24%A, 24%T, 25%G, 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là A. ADN mạch kép.B. ADN mạch đơn.C. ARN mạch kép.D. ARN mạch đơn. Câu 2: Ở ADN mạch kép, số nuclêôtít loại A luôn có số nuclêôtít loại T, nguyên nhân là vì: A. hai mạch của ADN xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A. B. . hai mạch của ADN xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau. C. hai mạch của ADN xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn. D. ADN nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào. Câu 3: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên A. protein.B. ARN polimeraza.C. ADN polimeraza.D. ADN và ARN. Câu 4: Khi nói về gen phân mảnh, nhận định nào sau đây đúng? Trang 6
  7. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao A. có ở mọi tế bào của mọi loài sinh vật. B. có khả năng hình thành được nhiều loại phân tử mARN trưởng thành. C. nằm ở trong nhân hoặc trong tế bào chất của tế bào nhân thực. D. nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của prôtêin sẽ bị thay đổi. Câu 5: Điều nào sau đây chỉ có ở gen của sinh vật nhân thực mà không có ở gen của sinh vật nhân sơ. A. Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài. B. Có cấu trúc hai mạch xoắn kép, xếp song song và ngược chiều nhau. C. Được cấu tạo từ 4 loại nucleotit theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung. D. Vùng mã hóa ở một số gen có chứa các đoạn exon xen kẻ các đoạn intron. Câu 6: Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng A. nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau. B. có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. C. mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen. D. có độ dài và số lượng nucleotit luôn bằng nhau. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở ADN của vi khuẩn? A. Hai đầu nối lại tại thành ADN vòng. B. Cấu tạo theo nguyên tác đa phân. C. Cấu tạo theo nguyên tác bổ sung. D. Liên kết với prôtêin histon để tạo nên NST. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ADN của ti thể mà không có ở ADN ở trong nhân tế bào. A. Được cấu trúc từ 4 loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân. B. Mang gen quy định tổng hợp prôtêin cho bào quan ti thể. C. Có cấu trúc dạng vòng, có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. D. Được phân chia không đều cho các tế bào con khi phân bào. Câu 9: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ là: A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục. B. Nucleotit mới được tổng hợp được gắn vào đầu 3 của chuỗi pôlinucleotit. C. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản. D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Câu 10: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm lượng ADN trong hệ gen của E.Coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nucleotit vào ADN của E.Coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp toàn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.Coli khoảng vài chục lần là do A. tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.Coli. B. ở nấm men có nhiều loại enzim ADN polimeraza hơn E.Coli. C. cấu trúc ADN ở nấm men giúp cho enzim dễ tháo xoắn, dễ phá vỡ các liên kết hidro. D. hệ gen nấm men có nhiều điểm khởi đầu tái bản. Câu 11: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. Trang 7
  8. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. D. Sự phân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). Câu 12: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ? (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki. (2) Nucleotit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3 của mạch mới. (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình tái bản. (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. (5) không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. (6) Sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu. A. 5.B. 4.C. 3.D. 6. Câu 13: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh.B. nhân đôi ADN. C. phiên mã.D. dịch mã. Câu 14: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, kết luận nào sau đây không đúng? A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN. B. Enzim ADN polimerazaza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới. C. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào. D. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5 3 mạch mới được tổng hợp gián đoạn. Câu 15: Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Enzim ADN polimerazaza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và xúc tác cho quá trình nhân đôi của ADN. B. Enzim ARN polimerazaza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN. C. Enzim ligaza có chức năng lắp ráp các nucleotit tự do của môi trường vào các đoạn Okazaki. D. Enzim ADN polimerazaza có chức năng tổng hợp nucleotit đầu tiên và mở đầu mạch mới. Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN? A. Ở mạch khuôn 5 3 , mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi. B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi. C. Enzim ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn. D. Ở mạch khuôn 3 5 , mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi. Câu 17: Ở một loài động vật, hàm lượng ADN trên các NST của một tế bào đang ở kì sau của giảm phân II là x. Hỏi hàm lượng ADN trên NST trong tế nào sinh dưỡng của loài này khi đang ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu? A. x.B. 4x.C. 2x.D. 0,5x. 1 Câu 18: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lên A T / G X 4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là A. 10%.B. 40%.C. 20%.D. 25%. Trang 8
  9. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Câu 19: Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên A. hoocmôn insulin. B. ARN polimeraza.C. ADN polimeraza.D. Gen. Bộ tài liệu Chinh Phục câu hỏi lý thuyết sinh học theo chủ đề - Phan Khắc Nghệ Giới thiệu tài liệu: + Nhằm giúp đỡ học sinh trong quá trình ôn luyện, giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng cố vững chắc kiến thức đã học , rèn luyện kỹ năng giải bài tập, từng bước hình thành và phát triển năng lực độc lập sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia do bộ Giáo Dục tổ chức sắp tới tác giả Phan Khắc Nghệ biên soạn ra gói tài liệu Chinh Phục Câu Hỏi lý Thuyết Sinh Học Theo Chủ Đề . + Gói tài liệu ra đời nhằm đáp ứng mong muốn đó của các bạn . Bằng kinh nghiệm luyện thi và tham gia biên tập đề thi tuyển sinh đại học nhiều năm chúng tôi tổng hợp đầy đủ các câu hỏi lý thuyết sinh học bám sát chương trình và nội dung đề thi để phục vụ các bạn. + Gói tài liệu được biên soạn theo 12 chủ đề với các phần sau: - Phần 1: Tóm tắt nội dung, kiến thức của chương trình - Phần 2: Hệ thống các câu hỏi lý thuyết bám sát chương trình và đề thi. - Phần 3: Hướng dẫn giải chi tiết. Đăng ký trọn bộ tại link sau: ly-thuyet-sinh-hoc-theo-chu-de-phan-khac-nghe.html Câu 20: Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Gen ở ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. B. Ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân không có khả năng di truyền cho đời con. C. Gen ngoài nhân có khả năng nhân đôi, phiên mã và bị đột biến. D. Gen ngoài nhân được cấu tạo từ 4 loại đơn phân là A, T, G, X. Câu 21: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A. đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X. B. ADN ở tế bào nhân sơ có đạng vòng còn ADN trong tế bào nhân thực không có dạng vòng. C. các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung. D. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinucleotit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinucleotit. Câu 22: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN polimeraza là A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN. Câu 23: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế A. giảm phân và thụ tinh.B. nhân đôi ADN. C. phiên mã.D. dịch mã. Trang 9
  10. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Câu 24: Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là A. số lượng các đơn vị nhân đôi.B. nguyên liệu dùng để tổng hợp. C. chiều tổng hợp.D. nguyên tắc nhân đôi. Câu 25: Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế nào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau. D. . Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. Câu 26: Hãy chọn phát biểu đúng. A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axít amin. B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axít amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin. D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. Câu 27: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng: A. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa. B. một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại aa. C. nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thông tin quy định một loại aa. D. quá trình tiến hóa làm giảm dần số mã di truyền của các loài sinh vật. Câu 28: Chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin là vì mã di truyền có A. tính thoái hóa.B. tính phổ biến.C. tính đặc hiệu.D. bộ ba kết thúc. Câu 29: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại ãm di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5 XXU3 ; 5 XXA3 ; 5 XXX3 ; 5 XXG3 . Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit. A. Thay đổi vị trí của tất cả các nucleotit trên một bộ ba. B. Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba. C. Thay đổi nucleotit thứ 3 trong mỗi bộ ba. D. Thay đổi nucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba. Câu 30: Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, theo từng bộ ba theo chiều từ 3 đến 5 trên mARN. B. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. C. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. Câu 31: Ở trong tế bào của vi khuẩn, loại ARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng có hàm lượng ít nhất là Trang 10
  11. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao A. tARN.B. rARN.C. mARN.D. tARN và rARN. Câu 32: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã của sinh vật nhân chuẩn mà không có ở phiên mã của sinh vật nhân sơ. A. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. B. chỉ có mạch gốc của gen được dùng để làm khuôn tổng hợp ARN. C. sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron. D. chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã. Câu 33: Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn? A. Enzim ADN polimerazaza.B. Enzim ligaza. C. Enzim ARN polimerazaza.D. Enzim restrictaza. Câu 34: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, hãy chọn kết luận đúng. A. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm nhiệm vị mã mở đầu. B. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3 của mARN. C. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG. D. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mở đầu. Câu 35: Đặc điểm nào sau đây không đúng với quá trình dịch mã? A. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm đọc đặc hiệu với một loại ribôxom. B. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN. C. Các ribôxom trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5 đến 3 từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc. D. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau. Câu 36: Một phân tử mARN có chiều dài 1224A . Trên phân tử mARN này có một bộ ba mở đầu và 3 bộ ba có khả năng kết thúc dịch mã (bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba; bộ ba UGA nằm cách bộ ba mở đầu 39 bộ ba; bộ ba UAG nằm cách bộ ba mở đầu 68 bộ ba. Chuỗi polipeptit do phân tử mARN này quy định tổng hợp có số aa là A. 27aa.B. 25aa.C. 26aa.D. 28aa. Câu 37: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit, loại tARN có bộ ba đối mã nào sau đây sẽ được sử dụng đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của riboxom? A. tARN có bộ ba đối mã 5 UAX3 .B. tARN có bộ ba đối mã . 3 GUA5 C. tARN có bộ ba đối mã 3 AUG5 .D. tARN có bộ ba đối mã . 5 XAU3 Câu 38: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 tAR N(a :a axit1 amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Riboxom dịch đị một cô đon trên mARN theo chiều 5 3 . Trang 11
  12. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1 . Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là: A. 3 1 2 4 6 5 .B. 5 2 1 4 6 . 3 C. 1 3 2 4 6 5 .D. 2 1 3 4 6 . 5 Câu 39: Mỗi phân tử ARN vận chuyển A. có 3 bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp bổ sung với một bộ ba trên mARN. B. chỉ gắn với 1 loại aa, aa được gắn vào đầu 3 của chuỗi pôlinucleotit. C. có chức năng vận chuyển axit amin (aa) và vận chuyển các chất khác khi dịch mã. D. có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung nên A = U và G = X Câu 40: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG–Gly; XXX Pro; GXU Ala; XGA Arg; UXG Ser; AGX Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5 AGXXGAXXXGGG3 . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 loại axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ala Gly Ser Pro.B. Pro Gly Ser Ala.C. Pro Gly Ala Ser.D. Gly Pro Ser Ala. Câu 41: Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin ở sinh vật nhân chuẩn. A. Biết được trình tự các bộ ba trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. B. Biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit thì sẽ biết được trình tự các nucleotit trên mARN. C. Biết được trình tự các nucleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. D. Biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN thì sẽ biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. Câu 42: Mạch gốc của gen có trình tự các đơn phân 3 ATGXTAG5 . Trình tự các đơn phân tương ứng trên đoạn mạch của phân tử mARN do gen này tổng hợp là A. 3 ATGXTAG5 .B. 5 AUGXUA C.3 3 UAXG .AD.U X5 5 UA .XGAUX3 Câu 43: Trong quá trình dịch mã, khi riboxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với cô đon kết thúc trên mARN thì sự kiện nào sau đây sẽ xảy ra ngay sau đó? A. Quá trình dịch mã của các poliriboxom này kết thúc. B. Các riboxom ngừng tổng hợp protein và tự phân hủy. C. Riboxom này tách ra khỏi mARN nhưng các riboxom khác của poli riboxom vẫn tiếp tục dịch mã. D. Chỉ có một số riboxom ngừng dịch mã, các riboxom khác vẫn tiến hành dịch mã trên mARN này. Câu 44: Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGX Gly; XXG Pro; GXX Ala; XGG Arg; UXG Ser; AGX Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5 GGXXGAXGGGXX3 . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ala Gly Ser Pro.B. Pro Gly Ser Arg.C. Pro Gly Ala Ser.D. Gly Pro Ser Ala. Câu 45: Mỗi phân tử ARN vận chuyển A. có chức năng vận chuyển aa để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong tế bào. B. có 3 bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp bổ sung với một bộ ba trên mARN. C. chỉ gắn với 1 loại aa, aa được gắn vào đầu 3 của chuỗi pôlinucleotit. D. có cấu trúc 2 sợi đơn và tạo liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. Câu 46: Xét các phát biểu sau đây: (1) Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin. Trang 12
  13. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao (2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. (3) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là metionin. (4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép. (5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có hàm lượng cao nhất. (6) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất. Trong 6 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3.B. 4.C. 2.D. 5. Bộ tài liệu Chinh Phục câu hỏi lý thuyết sinh học theo chủ đề - Phan Khắc Nghệ Giới thiệu tài liệu: + Nhằm giúp đỡ học sinh trong quá trình ôn luyện, giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng cố vững chắc kiến thức đã học , rèn luyện kỹ năng giải bài tập, từng bước hình thành và phát triển năng lực độc lập sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất trong các kỳ thi đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc Gia do bộ Giáo Dục tổ chức sắp tới tác giả Phan Khắc Nghệ biên soạn ra gói tài liệu Chinh Phục Câu Hỏi lý Thuyết Sinh Học Theo Chủ Đề . + Gói tài liệu ra đời nhằm đáp ứng mong muốn đó của các bạn . Bằng kinh nghiệm luyện thi và tham gia biên tập đề thi tuyển sinh đại học nhiều năm chúng tôi tổng hợp đầy đủ các câu hỏi lý thuyết sinh học bám sát chương trình và nội dung đề thi để phục vụ các bạn. + Gói tài liệu được biên soạn theo 12 chủ đề với các phần sau: - Phần 1: Tóm tắt nội dung, kiến thức của chương trình - Phần 2: Hệ thống các câu hỏi lý thuyết bám sát chương trình và đề thi. - Phần 3: Hướng dẫn giải chi tiết. Đăng ký trọn bộ tại link sau: ly-thuyet-sinh-hoc-theo-chu-de-phan-khac-nghe.html Câu 47: Xét các phát biểu sau đây: (1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa. (2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3 5so với chiều trượt của enzim tháo xoắn. (3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp. (4) Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN. (5) Trong quá trình địch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3 của mARN đến đầu 5 của mARN. Trong 5 phát biểu nói trên thì có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2.B. 3.C. 4.D. 1. Câu 48: Ở vi khuẩn E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong operon Lac, kết luận nào sau đây đúng? A. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. Trang 13
  14. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao B. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau. C. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau. D. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau. Câu 49: Điều hòa hoạt động của gen chính là A. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. B. điều hòa lượng mARN của gen được tạo ra. C. điều hòa lượng tARN của gen được tạo ra. D. điều hòa lượng rARN của gen được tạo ra. Câu 50: Ở operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là A. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc A, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc Z. B. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A. C. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A. D. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A. Câu 51: Ở operon Lac, nếu có một đột biến làm mất 1 đoạn ADN thì trường hợp nào sau đây sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không tổng hợp được prôtêin. A. Mất vùng khởi động (P).B. Mất gen điều hòa. C. Mất vùng vận hành (O).D. Mất một gen cấu trúc. Câu 52: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? A. Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của operon Lac và tiến hành phiên mã. Câu 53: Ở vi khuẩn E.Coli, khi nói về hoạt động của các gen trong operon Lac, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. B. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này đều không nhân đôi và không phiên mã. C. Khi môi trường không có lactozơ thì các gen này không nhân đôi nhưng vẫn tiến hành phiên mã. D. Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng có số lần phiên mã khác nhau. Câu 54: Ở vi khuẩn E.Coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây: Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của protein. Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã. Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng. Khi môi trường cos đường lactozơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã? A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 55: Trong cấu trúc Operon, vùng khởi động có vai trò Trang 14
  15. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao A. nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtein. B. nơi mà ARN polymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. C. nơi tổng hợp Prôtêin ức chế. D. nơi gắn Prôtêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã. Câu 56: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở sinh vật nhân thực, côđon 3 AUG5 có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin. B. Côđon 3 UAA5 quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. C. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin. D. Với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin. Câu 57: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3 5 (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc theo gen có chiều 3 5 (4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. 1 4 3 2 .B. 2 . 3 1 4 C. 1 2 3 4 .D. 2 . 1 3 4 Câu 58: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. B. cần có sự tham gia của enzim ligaza. C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chaasrt. D. cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X. Câu 59: Trong quá trình dịch mã, A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số riboxom hoạt động được gọi là pôlixôm. B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ nucleotit của mARN. C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN. D. riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều . Câu 60: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép. (2) phân tử tARN. (3) Phân tử protein. (4) Quá trình dịch mã. A. (1) và (2).B. (2) và (4).C. (1) và (3).D. (3) và (4). Câu 61: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen. B. cần có sự tham gia của enzim ligaza. C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất. D. cần môi trường nội bào cung cấp các nucleotit A, T, G, X. Câu 62: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là: A. 3 UAG5 ; 3 UAA5 ; 3 UGA5 .B. 3 GAU5 ; 3 AAU .5 ; 3 AGU5 C. 3 UAG5 ; 3 UAA5 ; 3 AGU5 .D. 3 GAU5 ; 3 AAU .5 ; 3 AUG5 Trang 15
  16. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Câu 63: cho biết các cô đon mac hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG Gly; XXX Pro; GXU Ala; XGA Arg; UXG Ser; AGX Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là 5 AGXXGAXXXGGG3 . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ser Ala Gly Pro.B. Pro Gly Ser Ala.C. Ser Arg Pro Gly.D. Gly Pro Ser Arg. Câu 64: Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. (2) Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất. (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, aixt amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp. (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là A. (3) và (4).B. (1) và (4).C. (2) và (3).D. (2) và (4). Câu 65: Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hóa axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit. B. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. C. để axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN. D. để các riboxom dịch chuyển trên mARN. Câu 66: Cho các thành phần (1) mARN của gen cấu trúc; (2) Các loại nucleotit A, U, G, X; (3) ARN polimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN polimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của operon Lac ở E.Coli là A. (2) và (3).B. (1), (2) và (3).C. (3) và (5).D. (2), (3) và (4). Câu 67: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.Coli, vùng khởi động A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN polimeraza. B. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. C. là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. Câu 68: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactozơ và khi môi trường không có lactozơ? A. Một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã. Câu 69: Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuối polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì A. mã di truyền có tính thoái hóa.B. mã di truyền có tính đặc hiệu. C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng.D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon. Câu 70: Trong một gen có một bazơ Timin trở thành dạng hiếm (T*) thì sẽ gây đột biến thay cặp A-T thành cặp G-X theo sơ đồ Trang 16
  17. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Trên phân tử ADN có bazơ nitơ Timin trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi sẽ gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp A-T bằng cặp G-X của bazơ nitơ dạng hiếm? A. A-T* T*-G G-X.B. A-T* T*-X G-X. C. A-T* G-T* G-X.D. A-T* A-G G-X. Câu 71: Khi nói về đột biến gen, kết luận naofd sau đây không đúng? A. Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen. B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến. C. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến. D. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen. Câu 72: Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến A. thêm 1 cặp nucleotit.B. thêm 2 cặp nucleotit. C. mất một cặp nucleotit.D. thay thế 1 cặp nucleotit. Câu 73: Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất. A. Mất một cặp nuclêôtít.B. Thêm một cặp nuclêôtít. C. Thay thế một cặp nuclêôtít.D. Đột biến mất đoạn NST. Câu 74: Ở sinh vật nhân sơ, tại sao nhiều đột biến thay thế một cặp nucleotit là đột biến trung tính. A. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. B. Do tính chất thoái hóa của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng cùng mã hóa cho một loại axit amin. C. Do tính chất phổ biến của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác. D. Do tính đặc hiệu của mã di truyền, đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi. Câu 75: Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì: (1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST. (2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn. (3) Đột biến gen thường ở trạng tái lặn. (4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp. A. (1), (2), (3), (4).B. (1), (3).C. (1), (2).D. (1), (2), (3). Câu 76: Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây không đúng? A. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen. B. Cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến. C. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau. D. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc gen. Câu 77: Cho các trường hợp sau: (1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit. (2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit. (3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit. (4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit. Trang 17
  18. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao (5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin. (6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen? A. 5.B. 4.C. 2.D. 3. Câu 78: Xét các phát biểu sau đây: (1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen. (2) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện. (3) Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến. (4) Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein. (5) Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nucleotit thì không làm thay đổi tổng liên kết hidro của gen. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3.B. 2.C. 4.D. 1. Câu 79: Alen B dài 221nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này là 1689 nucleotit loại timin và 2211 nucleotit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. mất một cặp A-T. D. mất một cặp G-X. Câu 80: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit. (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. (1), (2), (3).B. (2), (4), (5).C. (3), (4), (5).D. (1), (3), (5). Câu 81: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp. B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau. C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit. D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. Câu 82: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. D. Đột biến gen hầu hết là có hại. Câu 82: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào Trang 18
  19. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao A. môi trường sống và tổ hợp gen.B. tần số phát sinh đột biến. C. số lượng cá thể trong quần thể.D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. Câu 83: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì A. đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi. B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ. C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ. D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật. Câu 84: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến. B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit. C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. Câu 85: Cho các thông tin (1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không tổng hợp được. (2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein. (3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein. (4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị thay đổi chức năng. Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4).C. (1), (3), (4).D. (1), (2), (3). Câu 86: Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của ADN: (1) Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục. (2) Nhờ các enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo chạc chữa Y. (3) Hình thành nên hai phân tử ADN con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ của ADN ban đầu và một mạch mới. (4) Enzim ADN polimeraza dựa trên mạch khuôn của ADN để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung. Thứ tự đúng của các sự kiện trên là: A. 1 2 4 3 .B. 2 . 4 3 1 C. 2 4 1 3 .D. 2 . 1 4 3 Câu 87: Cho biết: 5 AUG3 quy định Met; 5 UAU3 và 5 UAX3 quy định Tyr; 5 UGG3 quy định trp; 5 UAA3 , 5 UAG3 , 5 UGA3 kết thúc dịch mã. Xét một đoạn trình tự mARN nhân tạo: 5 AUG UAU UGG3 . Thứ tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789. Trong các dự đoán dau đây, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi. Trang 19
  20. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao (2) Nếu nucleotit thứ 9 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường. (3) Nếu nucleotit thứ 6 bị thay thành X thì chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi. (4) Nếu nucleotit thứ 8 bị thay thành A thì chuỗi polipeptit tương ứng sẽ dài hơn chuỗi bình thường. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 88: Mỗi phân tử Hêmôglôbin (Hb) là một prôtêin cấu trúc bậc IV gồm 2 chuỗi và 2 chuỗi  liên kết với nhau. Nếu axit amin thứ 6 của chuỗi  là glutamin bị thay bằng valin thì hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Cho biết trên mARN có các bộ ba mã hóa cho các axit amin: Valin: 5 -GUU-3 ; 5 -GUX-3 ; 5 -GUA-3 ; 5 -GUG-3 . Glutamin: 5 -GAA-3 ; 5 -GAG-3 ; Aspactic: 5 -GAU-3 ; 5 -GAX-3 . Phân tích nào sau đây đúng về việc xác định dạng đột biến cụ thể xảy ra trong gen mã hóa chuỗi  gây bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm? A. Nucleotit thứ nhất của các côđon tương ứng với glutamin và valin đều là G, nếu thay nucleotit G này bằng X thì bộ ba mới sẽ mã hóa valin. B. Nếu thay nucleotit thứ ba của các côđon tương ứng với glutamin, thì có thể xuất hiện côđon mới là 5 -GUA-3 ; 5 -GAX-3 , mã hóa cho axit aspactic chứ không phải valin. C. Nếu thay nucleotit thứ hai trong côđon mã hóa glutamin, cụ thể thay A bằng U thì côđon mới có thể là 5 -GUA-3 hoặc 5 -GUG-3 đều mã hóa cho valin. D. Nếu thay nucleotit thứ hai của các côđon tương ứng với glutamin, thì có thể xuất hiện côđon mới là 5 -GAU-3 ; 5 -GXA-3 , mã hóa cho axit aspactic chứ không phải valin. Câu 89: Khi nói về mối liên quan giữa ADN, ARN và protein ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. ADN làm khuôn để tổng hợp ARN và ngược lại. B. Một phần tử ADN có thể mang thông tin di truyền mã hóa cho nhiều phân tử protein khác nhau. C. ADN trực tiếp làm khuôn cho quá trình phiên mã và dịch mã. D. Quá trình phiên mã, dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 90: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về prôtêin ức chế trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac? (1) Khi môi trường không có lactozơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã. (2) Prôtêin ức chế chỉ được gen R tổng hợp khi môi trường không có lactozơ. (3) Khi môi trường có lactozơ, một số phân tử lactozơ liên kết với prôtêin ức chế liên kết làm biến đổi cấu trúc không gian ba chiều của nó. (4) Prôtêin ức chế chỉ có hoạt tính sinh học khi có tác động của chất cảm ứng ở môi trường. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 91: Ở sinh vật nhân sơ, một đột biến thay thế một cặp nucleotit trên vùng mã hóa của gen làm thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định Có thể khẳng định chắc chắn đột biến điểm trên không thể xảy ra ở những bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc của gen? (1) 3 TAX5 . (2) 3 AGX5 . (3) 3 AXX5 . (4) 3 XXA5 . Trang 20
  21. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Phương án đúng là: A. (1), (3).B. (1), (4).C. (2), (3).D. (2), (4). Câu 92: Nhận xét nào không đúng về các cơ chế phiên mã và dịch mã? A. Trong giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit, riboxom dịch chuyển trên mạch mARN theo chiều 5 3 . B. Phức hợp tARN và axit amin tương ứng khi tiến vào riboxom để tham gia dịch mã sẽ khớp bộ ba đối mã (anticođon) với bộ ba sao (cođon) tương ứng trên mARN theo nguyên tắc bổ sung và ngược chiều. C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch mã gốc trên gen là mạch có chiều 5 3 . D. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được tổng hợp kéo dài theo chiều 5 3 . Câu 93: Một đoạn gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau: 3 TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5 . Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tại vị trí ở-5 bộ ba nào sau đây sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất? A. 3TAX .B.5 ATX .C. 3ATT .D. 5 GAX . 3 5 3 5 Câu 94: Khi nói về hoạt động của opêron Lac, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong một opêron Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau. B. Đường lactozơ làm bất hoạt prôtêin ức chế bằng cách một số phân tử đường bám vào prôtêin ức chế làm cho cấu trúc không gian của prôtêin ức chế bị thay đổi. C. Gen điều hòa và các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi bằng nhau. D. Trong một opêron Lac, các gen cấu trúc Z, Y, A có số lần nhân đôi và phiên mã khác nhau. Câu 95: Cho biết các bộ ba AAA, XXX, GGG, UUU (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là: Lizin (Lys), prolin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay thế nucleotit A bằng G đã mang thông tin mã hóa chuỗi polipeptit có trình tự axit amin: Pro Gli Lys Phe. Trình tự nucleotit trên mạch gốc của ADN trước khi đột biến là A. 5 GAG XXX UUU AAA3 .B. XXX GAG AAA3 TTT . 5 C. 3 GAG XXX TTT AAA5 .D. GAG XXX TTT5 AAA . 3 III. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Chọn đáp án B. Vật chất di truyền của chủng virut này được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân A, T, G, X chứng tỏ nó là phân tử ADN. Ở phân tử ADN này có A = T = 24%, G = 25% và X = 27% chứng tỏ nó không được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. Chỉ có ADN mạch đơn mới có tỷ lệ % của G X . Câu 2: Chọn đáp án A. Trong 4 phương án trên thì chỉ có phương án A đúng. Vì chỉ khi ADN có cấu trúc mạch kép và A của mạch này chỉ liên kết với T của mạch kia thì A mới luôn bằng T. G của mạch này chỉ liên kết với X của mạch kia thì X mới luôn bằng G. Câu 3: Chọn đáp án Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên ADN hoặc ARN. Câu 4: Chọn đáp án B. Gen có 3 vùng là vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc. Nếu vùng mã hóa của gen có các đoạn intron xen kẻ các đoạn exon thì được gọi là mã hóa không liên tục và loại gen này được gọi là gen phân mảnh. Trang 21
  22. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Gen phân mảnh chỉ có ở tế bào sinh vật nhân thực mà không thấy có ở tế bào sinh vật nhân sơ, tuy nhiên không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh Đáp án A sai. - Ở tế bào nhân thực, gen nằm ở trong nhân tế bào hoặc nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) nhưng tát cả các gen nằm ở trong tế bào chất đều là gen có vùng mã hóa liên tục (gen không phân mảnh). Đáp án C sai. - Sau khi phiên mã, phân tử mARN do gen phân mảnh tổng hợp sẽ được cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon để tại nên mARN trưởng thành, với các tách nối khác nhau sẽ tạo nên các loại mARN khác nhau. Đáp án B đúng. - Sau phiên mã thì các đoạn intron bị cắt bỏ cho nên nếu bị đột biến ở đoạn intron thì không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin. Đáp án D sai. Câu 5: Chọn đáp án D. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài kể cả sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn. Gen được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nucleotit: A, T, G, X. Các nucleotit trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. Hai mạch của gen sắp xếp song song và ngược chiều nhau. Ở sinh vật nhân sơ thì gen có vùng mã hóa liên tục gọi là gen không phân mảnh, còn ở sinh vật nhân thực gen có vùng mã hóa không liên tục, xen kẻ các đoạn mã hóa (exon) là các đoạn không mã hóa (intron) gọi là gen phân mảnh. Tuy nhiên không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân thực đều là gen phân mảnh. Câu 6: Chọn đáp án B. Tất cả các tế bào sinh dưỡng (tế bào sôma) của bất kì một loài sinh vật nào đều chứa một hàm lượng ADN rất ổn định và đặc trưng cho loài, không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hay trạng thái trao đổi chất. Còn số lượng ARN thì biến đổi tùy thuộc vào trạng thái sinh lí của tế bào. - Các đáp án khác chưa chính xác, vì: + Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sẽ luôn nhân đôi cùng nhau và diễn ra cùng lúc làm cơ sở cho sự nhân đôi của NST. Đáp án A sai. + ADN ở sinh vật nhân sơ mang các gen không phân mảnh còn ADN ở sinh vật nhân thực mang các gen phân mảnh. Đáp án C sai. + Các gen khác nhau có độ dài và số lượng nucleotit khác giống nhau. Đáp án D sai. Câu 7: Chọn đáp án D. - Phân tử ADN là vật chất mang thông tin di truyền, ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nucleotit: T, A, G, X đa số ADN đều được cấu tại hai mạch đơn liên kết song song và có chiều ngược nhau, trong đó các nucleotit trên hai mạch đơn liên kết nhau theo nguyên tắc bổ sung. ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có một số điểm không giống nhau: đa số ADN ở sinh vật nhân sơ có cấu tạo mạch vòng khép kín còn ở sinh vật nhân thực có cấu tạo mạch thẳng. ADN ở sinh vật nhân thực có sự liên kết với prôtêin histon để tạo nên NST còn ở sinh vật nhân sơ thì không. Hiện nay khái niệm NST được dùng cho cả vi khuẩn, được hiểu là sợi ADN. Câu 8: Chọn đáp án D. - Cả ADN ti thể và ADN trong nhân tế bào đều được cấu trúc từ bốn loại đơn phân A, T, G, X theo nguyên tắc đa phân, đều mang gen quy định tổng hợp protein cho ti thể. - Đối với ADN trong nhân thì hàm lượng của nó ổn định và đặc trưng cho loài. ADN của vi khuẩn cũng có cấu trúc dạng vòng như ADN ti thể. ADN trong nhân được phân chia đồng đều cho các tế bào con (trong trường hợp không xảy ra đột biến). Trang 22
  23. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Đối với ADN ti thể do trong quá trình phân bào tế bào chất phân chia không đều nên ADN ti thể cũng được phân chia không đều cho các tế bào con. Câu 9: Chọn đáp án C. Trong 4 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản ( số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi). Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở tất cả các phân tử ADN. Câu 10: Chọn đáp án D. Nhờ có nhiều điểm khởi đầu tái bản nên tốc độ nhân đôi ADN được rút ngắn nhiều lần. Câu 11: Chọn đáp án B. - Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, ở pha S của chu kì tế bào. Dưới tác động của enzim tháo xoắn làm hai mạch đơn tách nhau ra để lộ hai mạch đơn. Sau đó ADN polimerazaza sử dụng một mạch làm khuôn để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại. Đáp án C đúng. - Vì enzim ADN polimerazaza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5 3 nên trên mạch khuôn 3 5 thì mạch mới bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5 3 thì mạch mới bổ sung được tổng hợp gián đoạn tạo thành các đoạn Okazaki, sau đó nhờ enzim Ligaza nối các đoạn Okazaki lại với nhau. Bắt đầu từ vị trí khởi đầu sự sao chép thì quá trình tháo xoắn và sao chép được diễn ra về hai phía của gen nên trên mỗi mạch gốc thì một nucleotit giữa mạch mới được tổng hợp liên tục còn ở nửa còn lại mạch mới được tổng hợp gián đoạn nên trong hai mạch đơn mới đều có sự tác động của enzim nối Ligaza. Đáp án B sai. - Một điểm khác biệt về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực là ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị tái bản (replicon), còn ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản. Đáp án D đúng. Như vậy so với chiều trượt của enzim tháo xoắn thì mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3 5 . Câu 12: Chọn đáp án A Trong 6 đặc điểm nói trên thì điểm khác biệt là số đơn vị tái bản (số điểm khởi đầu quá trình nhân đôi). Phân tử ADN của sinh vật nhân thực có kích thước lớn nên có nhiều điểm khởi đầu tái bản để làm tăng tốc độ tái bản ADN. Các đặc điểm còn lại đều giống nhau ở quá trình nhân đôi của tất cả các phân tử ADN. Trong 6 đặc điểm trên thì có 5 đặc điểm chung Đáp án A đúng. (Ở đặc điểm số (6), nhân đôi ADN sử dụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu vì hình thành đoạn ARN mồi cần 4 loại nucleotit A, U, G, X). Câu 13: Chọn đáp án B. Cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử gồm có quá trình tái bản của ADN và quá trình phiên mã, dịch mã. Quá trình tái bản (nhân đôi) của ADN sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân của tế bào mẹ sang nhân của tế bào con. Quá trình phiên mã và dịch mã sẽ truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất, nhờ đó mà thông tin di truyền lưu trữ trên ADN được biểu hiện thành tính trạng trên cơ thể sinh vật. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ cơ thể. Câu 14: Chọn đáp án B. Trong 4 phương án nêu trên thì chỉ có phương án B sai. Vì enzim ADN polimerazaza không làm nhiệm vụ tháo xoắn ADN, việc này do enzim tháo xoắn thực hiện. Câu 15: Chọn đáp án B. Trang 23
  24. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Trong 4 kết luận thì kết luận B là đúng. Vì trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeaza là enzim có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của ADN. - Kết luận A sai vì enzim ADN polimeaza không có khả năng tháo xoắn. - Kết luận C sai vì enzim ligaza là enzim nối. - Kết luận D sai vì ADN polimeaza không thể tự tổng hợp nucleotit đầu tiên để mở đầu mạch mới. Câu 16: Chọn đáp án D. - Kết luận A đúng, ở mạch khuôn có chiều 5 3 do ngược chiều với chiều hoạt động của enzim ADN-polimerazaza nên mạch mới được tổng hợp một cách gián đoạn, gồm nhiều đoạn Okazaki, mỗi đoạn Okazaki cần một đoạn mồi. - Kết luận B đúng vì enzim ADN-polimerazaza không tự tổng hợp được mạch polinucleotit mới nếu không có gốc 3 OH tự do, do đó cần đoạn mồi là một đoạn poliribonucleotit do enzim ARN-polimeraza tổng hợp nên. - Kết luận C đúng vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y, các enzim ở mỗi chạc hoạt động ngược chiều nhau. Ở chạc thứ nhất nếu mạch khuôn này là mạch có mạch bổ sung được tổng hợp gián đoạn thì ở chạc thứ hai, mạch khuôn kia lại là mạch bổ sung với nó được tổng hợp gián đoạn. Do đó ở cả 2 mạch khuôn đều có sự hoạt động của enzim ligaza. - Kết luận D sai vì tổng hợp mạch này cũng cần có đoạn mồi. Câu 17: Chọn đáp án C. - Đối với loài có bộ NST là 2n thì ở kì sau giảm phân II bộ NST trong tế bào là 2n đơn (điều này đồng nghĩa với việc hàm lượng ADN trong tế bào ở kì sau giảm phân II bằng hàm lượng ADN trong tế bào ở trạng thái không phân chia). Vậy hàm lượng ADN trong tế bào ở trạng thái không phân chia là x. - Ở kì sau nguyên phân bộ NST của tế bào là 4n đơn = 2 hàm lượng ADN ở trạng thái không phân chia. - Vậy hàm lượng ADN trong tế bào sinh dưỡng của loài khi đang ở kì sau nguyên phân = 2 x = 2x. Câu 18: Chọn đáp án B. 1 1 - Tỉ lệ. A T / G X A/G G 4A 4 4 Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50% A = 10%; G = 40%. Câu 19: Chọn đáp án - Nucleotit là đơn phân cấu tạo nên ADN. Gen là một đoạn ADN nên gen được cấu trúc từ các đơn phân nucleotit. - Hoocmôn insulin, enzim ARN polimeraza, enzim ADN polimeraza là các loại protein (protein được cấu trúc từ các đơn phân là axit amin). Câu 20: Chọn đáp án B. - Trong các phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu B sai. Vì ở các loài sinh sản vô tính, gen ngoài nhân được phân chia cho tế bào con nên được di truyền cho đời con. - Các phương án A, C, D đều đúng. Câu 21: Chọn đáp án C. - Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, từ 4 loại đơn phân A, T, G, X. - Tất cả các ADN đều được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. - Tất cả các ADN ở trong tế bào sinh vật đều có cấu trúc mạch kép (gồm 2 mạch). Trang 24
  25. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Điểm khác biệt cơ bản giữa ADN nhân sơ với ADN nhân thực là ADN nhân sơ có dạng mạch vòng còn ADN nhân thực có dạng mạch thẳng. Câu 22: Chọn đáp án C. - Enzim ADN polimeraza có vai trò tổng hợp mạch mới theo nguyên twasc bổ sung với mạch khuôn của ADN. Đáp án C. - Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoắn ADN. - Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục là chức năng enzim ligaza. - Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN là chức năng của enzim tháo xoắn. Câu 23: Chọn đáp án B. Câu 24: Chọn đáp án D. - Vì ADN của sinh vật nhân thực có kích thước rất lớn nên việc hình thành nhiều đơn vị nhân đôi sẽ giúp rút ngắn thời gian nhân đôi ADN còn ADN của sinh vật nhân sơ có kích thước bé nên chỉ cần 1 điểm khởi đầu nhân đôi. - Nguyên liệu dùng để tổng hợp thỉ đều sử dụng 4 loại nucleotit là A, T, G, X. - Chiều tổng hợp (chiều kéo dài mạch mới) giống nhau (đều có chiều từ 3 đến 5 ). - Nguyên tắc nhân đôi giống nhau (đều theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn). Câu 25: Chọn đáp án A. - Trong cùng một tế bào, các gen trong nhân có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì khi tế bào phân chia thì tất cả các ADN và NST đều thực hiện nhân đôi. Tế bào nguyên phân k lần thì các ADN, NST nhân đôi bấy nhiêu lần. Đáp án A hoặc D đúng. - Các gen có số lần phiên mã khác nhau. Nguyên nhân là vì sự phiên mã của gen phụ thuộc vào chức năng hoạt động của gen. Trong cùng một tế bào, có gen thường xuyên phiên mã nhưng có gen không phiên mã. Đáp án A hoặc B hoặc C đúng. Chỉ Đáp án A đúng. Câu 26: Chọn đáp án C. Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có đáp án C đúng, các ý còn lại đều sai ở chỗ: - Ở đáp án A phải sửa lại thành: Mã di truyền có tính đặc hiệu cho nên mối mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin. - Ở đáp án B phải sửa lại thành: Đơn phân cấu trúc của mARN gồm có 4 loại A, U, G, X chứ không phải A, T, G, X. - Ở đáp án D phải sửa lại thành: Các loại phân tử ARN (mARN, tARN, rARN) đều có cấu trúc một mạch đơn. Chỉ có một số phân tử ARN ở một số virut mới có cấu trúc mạch kép. Câu 27: Chọn đáp án C. Có 61 mã di truyền mang thông tin mã hóa cho 20 loại axit amin cho nên có hiện tượng một axit amin được mã hóa bởi nhiều mã di truyền. Hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho 1 axit amin được gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. Câu 28: Chọn đáp án B. - Trình tự đặc hiệu của các axit amin trên phân tử prôtêin được mã hóa bằng trình tự các nucleotit trên phân tử ADN. Cứ 3 nucleotit đứng kế tiếp nhau trên mARN tạo thành 1 bộ ba mã hóa (gọi là mã di truyền), có tất cả 4 loại base khác nhau sẽ tạo nên 64 tổ hợp bộ ba khác nhau. Mã di truyền có các đặc điểm: Trang 25
  26. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Mã di truyền là mã bộ ba, mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục từng bộ ba nucleotit (không chồng gối lên nhau). - Mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. - Mã di truyền có thoái hóa nghĩa là có nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một axit amin (trừ methionin và trytophan chỉ do một bộ ba mã hóa). - Mã di truyền có tính phổ biến tức là toàn bộ thế giới sinh vật có chung bộ mã di truyền, trừ một số ngoại lệ. Điều này lý giải vì sao khi chuyển gen tổng hợp Insulin của người vào vi khuẩn thì ADN của người có thể dung hợp vào ADN của vi khuẩn nên tế bào vi khuẩn tổng hợp được prôtêin Insulin. Câu 29: Chọn đáp án C. Một trong những đặc điểm của mã di truyền là tính thoái hóa nghĩa là một axit amin có nhiều bộ ba mã hóa (trừ methionin và tryptophan chỉ do 1 bộ ba mã hóa). Có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5 XXU3 ; 5 XXA3 ; 5 XXX3 ; 5 XXG3 . 4 bộ ba trên được gọi là bộ ba đồng nghĩa tức là cùng mã hóa một axit amin, các bộ ba này thường có 2 base đầu tiên giống nhau nhưng khác nhau ở base thứ ba. Trên thực tế U và X luôn tương đương nhau ở vị trí thứ ba, còn A và G tương đương nhau trong 14 trên 16 trường hợp. Do đó thường thay đổi nucleotit thứ 3 trong các bộ ba sẽ không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit. Câu 30: Chọn đáp án A. Trong các đáp án neu trên thì đáp án A có nội dung không đúng: vì mã di truyền được đọc theo chiều từ 5 đến 3 chứ không phải từ 3 đến 5 . Các đáp án còn lại đều là đặc điểm của mã di truyền. Câu 31: Chọn đáp án C. - Trong các loại ARN thì mARN được tổng hợp nhiều nhất vì tổng hợp mARN để tổng hợp protein. Tế bào cần rất nhiều loại protein để thực hiện các chức năng sống của tế bào và cơ thể. - mARN được tổng hợp nhiều nhất nhưng hàm lượng lại ít nhất vì tuổi thọ của mARN rất kém bền, cho nên mARN bị phân hủy ngay sau khi tổng hợp xong protein. Câu 32: Chọn đáp án C. - Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ khuôn mẫu ADN. Quá trình phiên mã của mọi loài sinh vật đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, chỉ có mạch gốc (mạch có chiều 3 5 tính theo chiều tháo xoắn) của gen được dùng làm khuôn tổng hợp ARN và đều chịu sự điều khiển của hệ thống điều hòa phiên mã. - Gen của sinh vật nhân chuẩn có cấu trúc phân mảnh cho nên sau phiên mã thì các đoạn intron bị cắt bỏ và nối các đoạn exon để tạo nên mARN trưởng thành. Còn gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục cho nên không có quá trình cắt bỏ các đoạn intron như sinh vật nhân chuẩn. Câu 33: Chọn đáp án C - Trong 4 enzim trên thì enzim ARN polimerazaza có khả năng làm tháo xoắn mạch ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn. - Enzim ADN polimerazaza có chức năng tổng hợp mạch mới bổ sung chứ không tham gia tháo xoắn mạch ADN. - Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết phosphodieste làm liền mạch ADN. - Enzim restrictaza là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kỹ thuật di truyền. Câu 34: Chọn đáp án A. - Kết luận A đúng, trên mỗi mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba AUG làm nhiệm vụ mã mở đầu. - Kết luận B sai. Vì bộ ba AUG nằm ở đầu 5 của mARN chứ không phải nằm ở đầu 3 . Trang 26
  27. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Kết luận C sai. Vì trên mỗi mARN sẽ có nhiều bộ ba AUG, việc xuất hiện các bộ ba là ngẫu nhiên nên mỗi bộ ba sẽ được xuất hiện nhiều lần trên mARN. - Kết luận A sai. Vì chỉ có duy nhất một bộ ba AUG nằm ở đầu 5 của mARN thì mới có khả năng trở thành bộ ba mở đầu. Câu 35: Chọn đáp án A. - Kết luận A sai vì: mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên phân tử mARN. Mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba mở đầu dịch mã và do vậy có duy nhất một điểm bắt đầu đọc mã. Trên mỗi mARN có nhiều riboxom tiến hành dịch mã nhưng các riboxom này đều đọc mã từ một điểm xác định. Đáp án A thỏa mãn điều kiện bài toán. - Kết luận B đúng vì trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba đối mã trên tARN khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN. -Kết luận C đúng vì riboxom trượt theo từng bộ ba cho đến khi gặp mã kết thúc thì dừng lại, hai tiểu phần của riboxom tách nhau ra khỏi mARN. - Kết luận D đúng vì mã di truyền có tính đặc hiệu nên các chuỗi polipeptit được tổng hợp từ một phân tử mARN luôn có cấu trúc giống nhau. Câu 36: Chọn đáp án A. Trong quá trình dịch mã, riboxom gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã được dừng lại, riboxom tách ra khỏi phân tử mARN. Mã kết thúc chỉ quy định tín hiệu kết thúc dịch mã mà không quy định tổng hợp aa. - Trên phân tử mARN nói trên có 3 bộ ba có khả năng làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã nhưng chỉ có 1 bộ ba làm nhiệm vụ này, đó là bộ ba mà riboxom bắt gặp đầu tiên ( vì khi gặp bộ ba này, ngay lập tức dịch mã dừng lại). Bộ ba UAA nằm cách bộ ba mở đầu 26 bộ ba do vậy chuỗi polipeptit do phân tử mARN này tổng hợp sẽ có tổng số 27 aa (gồm aa mở đầu và 26 aa). Câu 37: Chọn đáp án D. Bộ ba đối mã 5 XAU3 khớp với bộ ba mở đầu 3 GTA5 . Trong quá trình dịch mã, tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom và tiến hành dịch mã đầu tiên. Câu 38: Chọn đáp án A. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là (3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 tAR N(a :a axit1 amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1 . (5) Riboxom dịch đị một cô đon trên mARN theo chiều 5 3 . Câu 39: Chọn đáp án B. Mỗi phân tử tARN có các đặc điểm: - là phân tử ARN mạch đơn, trong phân tử có một số các đoạn nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo nên cấu trúc đặc thù cho phân tử tARN, nhiều đoạn trong phân tử các nu không bắt cặp với nhau nên A U;G X . Trang 27
  28. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Có ba thùy trong đó chỉ có một thùy mang bộ ba đối mã, bộ ba này khớp bổ sung với một bộ ba mã sao trên mARN. - Chỉ có chức năng vận chuyển aa khi dịch mã, không vận chuyển các chất khác. - Chỉ gắn với một loại aa, aa này được gắn vào đầu 3 của chuỗi polipeptit. Câu 40: Chọn đáp án B. Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3 đến 5 . - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5 AGXXGAXXXGGG3 thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3 GGGXXXAGXXGA5 . - Mạch ARN tương ứng là: 5 XXXGGGUXGGXU3 . - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit. Trình tự các bộ ba trên mARN là 5 XXX GGG UXG GXU3 . Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Ala. Câu 41: Chọn đáp án A. Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A đúng. Các kết luận khác sai ở chỗ: - Biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit thì không thể suy ra được trình tự các nucleotit trên mARN vì mã di truyền có tính thoái hóa, một aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp. - Biết được trình tự các nucleotit của gen cũng không biết được trình tự các axit amin ở trên chuỗi polipeptit vì gen có 2 mạch, không xác định được mạch nào là mạch gốc của gen thì không thể suy ra được aa tương ứng. - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định trên mARN nên khi biết được trình tự các nucleotit ở trên mARN cũng không biết được trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit. Trên mARN đó, không biết được điểm bắt đầu đọc mã là điểm nào nên không thể suy ra được trình tựu các aa. - Chỉ khi nào biết được trình tự các bộ ba trên mARN tức là đã biết được điểm bắt đầu đọc mã và biết được các mã bộ ba đó thì sẽ suy ra được trình tựu các aa trên chuỗi polipeptit. Câu 42: Chọn đáp án D. Gen có hai mạch nhưng chỉ có một mạch được dùng làm khuôn để tổng hợp mARN, đó là mạch gốc. Phân tử mARN có trình tự các đơn phân bổ sung với mạch gốc và có chiều ngược với mạch gốc. Mạch gốc của gen là 3 ATGXTAG5 Thì mARN là 5 UAXGAUX3 . Câu 43: Chọn đáp án A. Trong quá trình dịch mã, trên mỗi mARN thường có một số ribôxom cùng hoạt động được gọi là poliriboxom. Khi ribôxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với côđon kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã của các ribôxom dừng lại, sau đó các ribôxom sẽ rời khỏi mARN và tách đôi trở lại thành hai tiểu đơn vị và sẵn sàng cho một đợt dịch mã mới. Khi ribôxom cuối cùng của poliriboxom tiếp xúc với côđon kết thúc trên mARN thì lúc này trên mARN không còn ribôxom nên không có ribôxom nào có thể dịch mã nữa. Câu 44: Chọn đáp án D. Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ 3 đến 5 . Trang 28
  29. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5 GGXXGAXGGGXX 3 thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3 XXGGGXAGXXGG5 . - Mạch ARN tương ứng là: 5 GGXXXGUXGGXX3 . - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit. Trình tự các bộ ba trên mARN là 5 GGX XXG UXG GXX3 Trình tự các aa tương ứng là Gly – Pro – Ser – Ala. Câu 45: Chọn đáp án C. - tARN được tổng hợp từ các gen tương ứng trên ADN, chúng có thể ở dạng tự do hoặc gắn với protein thành các phức hợp. tARN làm nhiệm vụ vận chuyển các axit amin đến riboxom để tiến hành quá trình dịch mã, mỗi loại tARN đặc hiệu cho một loại axit amin. Tuy nhiên tất cả các tARN có một số đặc tính cấu trúc chung: chiều dài từ 73 đến 93 nucleotit, cấu trúc gồm một mạch cuộn lại như hình lá chẻ ba (tạo thành các thùy) nhờ bắt cặp bên trong phân tử và đầu mút 3 có trình tự kết thúc XXA, các axit amin luôn gắn vào đầu XXA. Đáp án C đúng. Các đáp án khác chưa chính xác: - Đáp án A sai vì tARN chỉ tham gia vận chuyển axit amin chứ không vận chuyển các chất khác. - Đáp án B sai vì có 61 bộ ba mã hóa khác nhau thì sẽ có 61 tARN đặc hiệu tương ứng. - Đáp án D sai vì tARN chỉ có cấu trúc 1 mạch đơn và chỉ có một số đoạn cuộn xoắn mới có liên kết hidro. Câu 46: Chọn đáp án C. Trong 4 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu số (3) và (6) là những phát biểu đúng, các ý còn lại đều sai ở chỗ. - Ở phát biểu số (1) phải sửa lại thành: Mã di truyền có tính đặc hiệu cho nên mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin. - Ở phát biểu số (2) phải sửa lại thành: Đơn phân cấu trúc của mARN gồm có 4 loại A, U, G, X chứ không phải A, T, G, X. - Ở phát biểu số (4) phải sửa lại thành: Các loại phân tử ARN (mARN, tARN, rARN) đều có cấu trúc một mạch đơn. Chỉ có một số phân tử ARN ở một số virut mới có cấu trúc mạch kép. - Ở phát biểu số (5) phải sửa lại thành: Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất. Hoặc ở trong tế bào, trong các loại ARN thì mARN có tính đa dạng cao nhất. Câu 47: Chọn đáp án D. Trong 5 phát biểu nói trên thì chỉ có phát biểu số (2) là đúng, các phát biểu còn lại đều sai. Câu 48: Chọn đáp án A. - Ở vi khuẩn, các gen cấu trúc (Z, Y, A) trong operon có số lần nhân đôi bằng nhau. Nguyên nhân là vì các gen này nằm cạnh nhau trên một phân tử ADN của vi khuẩn. Khi phân tử ADN này nhân đôi bao nhiêu lần thì tất cả các gen đều nhân đôi bấy nhiêu lần. - Trong hoạt động của operon Lac, khi môi trường có đường lactozơ thì tất cả các gen cấu trúc Z, Y, A đều tiến hành phiên mã. Khi môi trường không có đường lactozơ thì tất cả các gen này đều không phiên mã. Câu 49: Chọn đáp án A. Gen mang thông tin quy định tổng hợp chuỗi polipeptit hoặc ARN, sản phẩm của gen thực hiện các hoạt động sống của tế bào. Tùy vào từng loại tế bào trong cơ thể, tùy vào từng giai đoạn phát triển khác nhau nà nhu cầu về sản phẩm của gen là khác nhau. Lượng sản phẩm được tạo ra nhiều hay ít là do cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. Trang 29
  30. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Câu 50: Chọn đáp án C. Hình 3.1 sách giáo khoa Sinh học 12 cho ta thấy thứ tự các vùng trên operon là P, O, Z, Y, A. Gen điều hòa không thuộc operon nên không có trong thứ tự này. Câu 51: Chọn đáp án A. Dựa vào chức năng của các vùng của operon, ta suy ra ngay được đột biến mất vùng vùng khởi động (P) thì operon không khởi động được nên các gen cấu trúc không phiên mã Không tổng hợp được protein. Câu 52: Chọn đáp án B. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac cho dù trong môi trường có lactozơ hay không có lactozơ thì gen điều hòa R vẫn tổng hợp prôtêin ức chế. Đáp án B đúng. Còn các đáp án A, C, D chỉ diễn ra khi trong môi trường có lactozơ. Mặt khác các gen cấu trúc Z, Y, A quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactozơ chứ không tạo ra mARN. Câu 53: Chọn đáp án A. Trong 4 kết luận nói trên thì chỉ có kết luận A đúng. Các kết luận B, C, D sai ở chỗ: - Khi môi trường không có lactozơ thì các gen trong operon không phiên mã nhưng vẫn nhân đôi. Vì khi vi khuẩn không có đường lactozơ thì nó sử dụng các loại đường khác làm nguồn dinh dưỡng nên vi khuẩn vẫn sinh sản. Khi vi khuẩn sinh sản thì ADN của nó nhân đôi (các gen nhân đôi). Đáp án B và C sai. - Khi môi trường có lactozơ thì các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau. Đáp án D sai. Câu 54: Chọn đáp án A. Chỉ có chủng VI không phiên mã vì vùng khởi động của operon bị mất chức năng. Các chủng khác phiên mã bình thường. Câu 55: Chọn đáp án B. Trong 4 kết luận trên thì kết luận B là đúng. Vai trò của vùng khởi đầu trong cấu trúc Operon là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. - Kết luận A là sai. Vì nơi gắn các enzim tham gia dịch mã tổng hợp prôtêin là mARN và tARN. - Kết luận C là sai. Vì nơi tổng hợp prôtêin ức chế là gen điều hòa. - Kết luận D là sai. Vì nơi gắn prôtêin ức chế làm ngăn cản sự phiên mã là vùng vận hành. Câu 56: Chọn đáp án D. - Kết luận A là sai. Vì cô đon có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metioin là 5 AUG3 chứ không phải 3 AUG5 . - Kết luận B là sai. Vì có 3 côđon có chức năng kết thúc dịch mã là 5 UAA3 ; 5 UAG3 ; 5 UGA3 . Côđon 3 UAA5 không phải là côđon kết thúc. - Kết luận C là sai. Vì với ba loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 33 27 loại mã bộ ba, trong đó có 3 bộ ba kết thúc nên chỉ còn 24 mã bộ ba tham gia mã hóa các axit amin. Câu 57: Chọn đáp án D. - Trong quá trình phiên mã, sự kiện đầu tiên là ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa của gen làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3 5 . - Sau đó enzim ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). - Tiếp sau đó ARN polimeraza trượt dọc thep mạch mã gốc theo gen có chiều 3 5 . - Cuối cùng, khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trang 30
  31. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao Như vậy trình tựu đúng là 2 1 3 4 . Câu 58: Chọn đáp án A. - Đáp án A đúng. Vì trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen làm mạch gốc để tổng hợp mARN; mạch còn lại không được enzim sử dụng làm mạch gốc. - Đáp án B sai. Vì quá trình phiên mã mà không có sự hình thành các đoạn Okazaki nên không cần enzim ligaza (ligaza là enzim làm nhiệm vụ nối các đoạn okazaki để tạo nên mạch polinucleotit hoàn chỉnh). - Đáp án C sai. Vì sở sinh vật nhân thực, gen nằm ở trong nhân (trên NST) và gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể, lục lạp). Gen ở ti thể, lục lạp cũng tiến hành phiên mã để tổng hợp mARN, sau đó dịch mã để tổng hợp protein cho các bào quan này. - Đáp án D sai. Vì phiên mã không sử dụng nucleotit loại T của môi trường. Câu 59: Chọn đáp án A. - Chỉ có đáp án A đúng. Vì để tăng tốc độ dịch mã thì trên mỗi mARN có nhiều riboxom cùng dịch mã (mỗi riboxom tổng hợp một chuỗi polipeptit). - Đáp án B sai. Vì trong quá trình dịch mã, bộ ba kết thúc không quy định tổng hợp axit amin nên không có bộ ba đối mã tương ứng. Do đó ở bộ ba kết thúc không có sự khớp bổ sung giữa côđon và anticôđon. - Đáp án C sai. Vì quá trình dịch mã không có sự tham gia trực tiếp của ADN. - Đáp án D sai. Vì riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 5 3chứ không phải theo chiều 3 5 . Câu 60: Chọn đáp án B. Đáp án B đúng. Vì ở phân tử tARN có sự kết cặp bổ sung giữa A và U; ở quá trình phiên mã có sự kết cặp bổ sung giữa A và U. Câu 61: Chọn đáp án A. - Đáp án A đúng. Vì trong quá trình phiên mã, chỉ có 1 mạch của gen là mạch gốc để tổng hợp mARN; mạch còn lại không được enzim sử dụng làm mạch gốc. - Đáp án B sai. Vì quá trình phiên mã không có sự hình thành các đoạn Okazaki nên không cần enzim ligaza (ligaza là enzim làm nhiệm vụ nối các đoạn okazaki để tạo nên mạch polinucleotit hoàn chỉnh). - Đáp án C sai. Vì ở sinh vật nhân thực, gen nằm ở trong nhân (trên NST) và gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể, lục lạp). Gen ở ti thể, lục lạp cũng tiến hành phiên mã để tổng hợp mARN, sau đó dịch mã để tổng hợp protein cho các bào quan này. - Đáp án D sai. Vì phiên mã không sử dụng nucleotit loại T của môi trường. Câu 62: Chọn đáp án B. Trong số 64 loại bộ ba thì chỉ có 3 bộ ba làm nhiệm vụ kết thúc quá trình dịch mã, đó là các bộ ba 5 UAA3 ; 5 UAG3 ; 5 UGA3 . Câu 63: Chọn đáp án B. - Trình tự các nucleotit trên mạch gốc sẽ quy định trình tự các nucleotit trên mARN. Trình tự các nucleotit (các bộ ba) ở trên mARN sẽ quy định trình tự các axit amin ở trên chuỗi polipeptit. - Một đoạn mạch gốc 5 AGXXGAXXXGGG3 thì qua phiên mã sẽ tạo ra mARN có trình tự các nucleotit 3 UXGGXUGGGXXX5 . - Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều từ đầu 5 đến đầu 3 của mARN. Do đó trình tự các bộ ba được đọc khi tiến hành dịch mã đoạn phân tử mARN nói trên là 5 XXX GGG UXG GXU3 . Trang 31
  32. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Do vậy, trình tự các axit amin tương ứng là Pro Gly Ser Ala. Câu 64: Chọn đáp án C. - Trong 4 thông tin mà đề bài đưa ra, có 2 thông tin đúng với sự phiên mã và dịch mã cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ, đó là (2) và (3). Đáp án C. - Thông tin (1) chỉ có ở tế bào nhân sơ mà không có ở tế bào nhân thực. Vì ở tế bào nhân thực, sau khi phiên mã thì phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon, gắn mũ, gắn đuôi poliA tạo nên mARN trưởng thành. Sau đó phân tử mARN trưởng thành mới đi ra tế bào chất để tiến hành dịch mã. - Thông tin (4) chỉ có ở tế bào nhân thực. Câu 65: Chọn đáp án C. Vì trong giai đoạn hoạt hóa axit amin thì ATP cung cấp năng lượng để aa trở nên hoạt động và gắn với tARN tạo phức hợp aa-tARN. Câu 66: Chọn đáp án A. Khi phiên mã, chỉ có enzim ARN polimerazaza thực hiện xúc tác và các nucleotit A, U, G, X được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp mạch mARN. Câu 67: Chọn đáp án C. Vùng khởi động là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 68: Chọn đáp án C. Trong mô hình hoạt động của operon Lac, gen điều hòa thường xuyên hoạt động phiên mã để tổng hợp ra protein ức chế. Do đó khi môi trường có lactozơ hay không có lactozơ thì gen điều hòa vẫn thường xuyên hoạt động phiên mã. Câu 69: Chọn đáp án A. - Gen bị đột biến thì sẽ tạo ra mARN bị đột biến. Tuy nhiên không phải lúc nào mARN bị đột biến cũng tạo ra chuỗi polipeptit bị đột biến vì có trường hợp trên gen xảy ra đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác dẫn tới làm thay đổi 1 nucleotit trong phân tử mARN làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN nhưng bộ ba mới này lại cùng mã hóa axit amin giống bộ ba cũ chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định tổng hợp không bị thay đổi so với chuỗi polipeptit do gen không bị đột biến quy định tổng hợp. Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một aa đây chính là tính thoái hóa của mã di truyền Chọn A. - Đáp án C và D không liên quan đến việc chuỗi polipeptit tạo thành có bị đột biến hay không khi gen quy định tổng hợp nó bị đột biến. - Đáp án B: mã di truyền có tính đặc hiệu khi gen đột biến làm xuất hiện bộ ba mới trên mARN, bộ ba mới này sẽ mã hóa cho aa mới chuỗi polipeptit tạo thành sẽ bị thay đổi loại. Câu 70: Chọn đáp án C. - Khi xuất hiện bazơ nitơ dạng hiếm thì sẽ gây đột biến thay thế dạng đồng hoán (các bazơ bị thay thế có kích thước tương đương với bazơ ban đầu). T bình thường được bổ sung với A nhưng T* dạng hiếm được bổ sung với G. Vì vậy cặp A-T được thay bằng cặp G-X; hoặc thay thế cặp T-A bằng cặp X-G; hoặc thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. - Các nucleotit trên mỗi mạch được cố định trên mạch đó. vì vậy khi nhân đôi thì T* đạng hiếm được liên kết với G, sau đó G được liên kết với X. Cho nên sơ đồ phải là A-T* G-T* G-X. Câu 71: Chọn đáp án C. Chúng ta phải đọc kỹ và xem xét từng kết luận để xác định kết luận nào đúng, kết luận nào không đúng. Trang 32
  33. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Kết luận A đúng. Vì khi ADN nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì ADN con có cấu trúc khác nhau và khác ADN mẹ phân tử ADN bị biến đổi cấu trúc Đột biến gen. - Thể đột biến là cơ thể mang đột biến và đột biến đó đã được biểu hiện thành kiểu hình. Đột biến trội luôn được biểu hiện thành kiểu hình, do vậy ở dạng dị hợp cũng có kiểu hình đột biến Kết luận B đúng. - Khi ADN không nhân đôi thì ADN có cấu trúc bền vững, các tác nhân hóa học, vật lí không làm thay đổi được cấu trúc hóa học của ADN nên không trực tiếp gây ra đột biến gen. Chỉ khi ADN nhân đôi thì các tác nhân đột biến mới làm cho quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung dẫn tới gây đột biến. Kết luận D đúng. - Chỉ có kết luận C là không đúng. Vì khi không có tác nhân đột biến vẫn có thể phát sinh đột biến gen do tác động của các bazơ nitơ dạng hiếm hoặc do sai sót ngẫu nhiên của enzim ADN polimerazaza trong quá trình nhân đôi. Kết luận C thỏa mãn. Câu 72: Chọn đáp án D. - Trong quá trình nhân đôi của ADN, bazơ nitơ dạng hiếm trên mạch khuôn của ADN liên kết với đơn phân của môi trường nội bào không theo nguyên tắc bổ sung, trong đó A dạng hiếm (A*) không liên kết với T mà liên kết với X (và ngược lại); G dạng hiếm (G*) không liên kết với X mà liên kết với T (và ngược lại). - Khi A dạng hiếm liên kết với X thì sẽ tạo nên cặp A*-X. Ở quá trình nhân đôi tiếp theo thì X liên kết bổ sung với G cho nên qua hai lần nhân đôi sẽ làm thay thế cặp A-T thành cặp G-X. - Khi có bazơ nitơ dạng hiếm thì quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung cho nên luôn dẫn tới làm phát sinh đột biến gen dạng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. Câu 73: Chọn đáp án C. - Đột biến gen thường ít gây hậu quả hơn so với đột biến NST, đặc biệt đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật. - Trong các dạng đột biến gen thì đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotit sẽ kéo theo làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối gen cho nên sẽ làm cho prôtêin bị thay đổi lớn Hậu quả nghiêm trọng. Đột biến thay thể một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi cấu trúc của một bộ ba nên mức độ ảnh hưởng thường rất thấp, nếu bộ ba mới có tính thoái hóa (quy định aa giống như bộ ba ban đầu) thì không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin nên không gây hậu quả cho sinh vật. Câu 74: Chọn đáp án B. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nucleotit. Hậu quả của đột biến gen có các mức độ khác nhau: - Đột biến đồng nghĩa: còn gọi là đột biến trung tính hay đột biến im lặng khi bộ ba mã hóa cho một axit amin bị biến đổi, thường ở bazo thứ ba nên vẫn mã hóa cho axit amin đó (do tính thoái hóa của mã di truyền). Đáp án B đúng. - Các dáp án khác chưa chính xác: Trang 33
  34. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao - Đáp án A: Đột biến phải là sự biến đổi và tạo ra alen mới, nếu bộ ba này không biến đổi thành bộ ba khác thì không thể gọi là đột biến. - Đáp án C: Đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác nhưng bộ ba mới có thể là bộ ba kết thúc hoặc bộ ba này quy định axit amin mới. - Đáp án D: Đột biến làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác làm prôtêin biến đổi thì đây là dạng đột biến sai nghĩa chứ không phải là đột biến trung tính. Câu 75: Chọn đáp án A. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp nucleotit. Nếu xét từng gen riêng lẻ thì tần số đột biến là rất thấp nhưng số lượng gen trong mỗi tế bào là rất lớn và số lượng các thể trong mỗi quần thể cũng rất nhiều nên xét chung trong mỗi quần thể sinh vật, số lượng gen được tạo ra trong mỗi thế hện là đáng kể. - Đột biến gen có thể có lợi, có hại hay trung tính, tuy nhiên so với đột biến NST thì đột biến gen ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể sinh vật hơn. - Đa số đột biến gen là đột biến lặn, đột biến phát sinh trong quá trình hình thành giao tử qua thụ tinh sẽ đi vào hợp tử tồn tại ở dạng dị hợp và không được biểu hiện ra kiểu hình. Nhờ quá trình giao phối, gen lặn đột biến được phát tán trong quần thể, khi hình thành tổ hợp đồng hợp tử lặn nó mới được biểu hiện. Câu 76: Chọn đáp án C. Trong 4 kết luận nói trên thì kết luận C không đúng. Vì không phải đột biến gen nào cũng được di truyền cho đời sau (ví dụ đột biến làm cho thể đột biến mất khả năng sinh sản thì nó không được di truyền cho đời sau). Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì nó liên quan tới bộ máy di truyền của tế bào. Câu 77: Chọn đáp án C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. Trong các trường hợp nêu trên thì các trường hợp (1), (2) làm biến đổi cấu trúc của ADN dẫn tới phát sinh đột biến gen. Các trường hợp khác không làm biến đổi cấu trúc của ADN nên không làm phát sinh đột biến gen. Câu 78: Chọn đáp án B. Trong 5 phát biểu nói trên thi có 2 phát biểu đúng là (1), (3) Đáp án B. - Phát biểu (1) đúng. Vì đột biến gen có thể được phát sinh do sai sót ngẫu nhiên trong quá trình nhân đôi của ADN. - Phát biểu (2) sai. Vì gen ở tế bào chất có rất nhiều bản sao nên nếu xảy ra đột biến lặn thì vẫn bị các bản sao mang gen trội biểu hiện lấn át. - Phát biểu (3) đúng. Vì thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến và đã được biểu hiện thành kiểu hình. Nếu đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp thì kiểu hình đột biến chưa biểu hiện nên chưa được gọi là thể đột biến. - Phát biểu (4) sai. Vì những đột biến thay thế một cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba thoái hóa (cùng quy định axit amin giống với bộ ba ban đầu). - Phát biểu (5) sai. Vì đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì tăng 1 liên kết hidro, đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì giảm 1 liên kết hidro. Câu 79: Chọn đáp án B. - Các phát biểu (2), (4), (5) là các phát biểu đúng. - Phát biểu (1) sai. Vì đột biến thay thế một cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba ở trên mARN nên có thể không làm thay đổi cấu trúc của protein hoặc chỉ làm thay đổi axit amin trên protein. Cá biệt có một Trang 34
  35. Tailieudoc.vn – Website chuyên tài liệu, đề thi file Word chất lượng cao số trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc dẫn tói kết thúc sớm quá trình dịch mã. - Phát biểu (3) sai. Vì đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotit. Câu 80: Chọn đáp án A. Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu A đúng. - Phát biểu A đúng. Vì đột biến điểm dạng thay thế 1 cặp nucleotit chỉ làm thay đổi 1 bộ ba trên mARN nên thường ít làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit. Trong khi đó, loại đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí đột biến cho đến cuối phân tử mARN nên làm thay đổi nhiều axit amin. - Phát biểu B sai. Vì các gen khác nhau có tần số đột biến khác nhau (tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen). - Phát biểu C sai. Vì bazơ nitơ dạng hiếm sẽ làm cho quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung nên dẫn tới làm phát sinh đột biến dạng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác. - Phát biểu D sai. Vì có một số đột biến gen là đột biến trung tính hoặc có lợi cho sinh vật. Câu 81: Chọn đáp án B. Phương án B không đúng, Vì đột biến gen chỉ làm biến đổi alen ban đầu thành các alen mới chứ không làm thay đổi vị trí locut của gen ở trên NST. Câu 82: Chọn đáp án A. Đáp án A đúng. Vì khi thay đổi môi trường sống thì giá trị thích nghi của đột biến thay đổi. Khi thay đổi tổ hợp gen thì giá trị thích nghi của một đột biến sẽ bị thay đổi. Ví dụ A-B- quy định quả dẹt, các đột biến A-bb hoặc aaB- quy định quả tròn nhưng đột biến aabb quy định quả bầu dục. Gen đột biến aa khi ở trong kiểu gen aaB- thì quy định quả tròn nhưng khi ở trong kiểu gen aabb thì quy định quả bầu dục sẽ có giá trị thích nghi khác nhau. Câu 83: Chọn đáp án D. Đáp án D đúng. Vì đột biến chủ yếu liên quan đến một cặp nucleotit (đột biến điểm), và đa số là đột biến gen lặn nên ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản. Câu 84: Chọn đáp án B. Phát biểu B không đúng. Vì phần lớn đột biến điểm là đột biến thay thế một cặp nucleotit. Câu 85: Chọn đáp án B. - Hầu hết bệnh di truyền ở người là do đột biến gen (bệnh di truyền phân tử). Các đột biến gen gây bệnh là vì gen đột biến mã hóa phân tử protein có nhiều sai khác so với phân tử protein ban đầu hoặc gen đột biến không tổng hợp được protein. (1), (2) và (4) Đáp án B. - Trường hợp (3) không gây hại nên không gây bệnh. Vì gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein thì khồn có hại. Câu 86: Chọn đáp án C. Câu 87: Chọn đáp án B. Có 2 dự đoán đúng, đó là (1) Sai. Vì khi nucleotit thứ 6 bị thay thành A thì bộ ba UAU sẽ trở thành bộ ba UAA. Vì UAA là bộ ba kết thúc cho nên chuỗi polipeptit tương ứng sẽ bị mất toàn bộ các axit amin từ bộ ba này trở đi. (2) Đúng. Vì khi nucleotit thứ 9 bị thay thành A thì bộ ba UGG sẽ trở thành bộ ba UGA. UGA là bộ ba kết thúc nên chuỗi polipeptit tương ứng sẽ bị ngắn hơn chuỗi bình thường. (3) Đúng. Vì khi nucleotit thứ 6 bị thay thành X thì bộ ba UAU sẽ trở thành bộ ba UAX. Vì cả 5 UAU3 và 5 UAX3 đều quy định Tyr nên chuỗi polipeptit tương ứng không thay đổi. Trang 35