Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

doc 5 trang thaodu 2060
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_bai_viet_so_3_mon_ngu_van_lop_12_nam.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra bài viết số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn - LỚP 12 I. MỤC ĐÍCH - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn THPT học kì I lớp 12, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học về lí luận văn học, tiếng Việt, làm văn, văn bản đã học để hoàn thành bài đọc - hiểu một văn bản văn học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một bài văn nghị luận văn học tích hợp nghị luận xã hội. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số chủ đề Thấp Cao I. ĐỌC HIỂU - Chỉ ra được - Nêu được quan Đoạn văn bản phương thức điểm của bản thân trong chương biểu đạt của trước vấn đề. trình Ngữ văn văn bản. 7. - Nêu được cách hiểu của bản thân trước vấn đề. - Số câu 2 2 4 - Số điểm 1,5 1,5 3,0 - Tỉ lệ 15% 15% 30% - Nhận biết - Hiểu được, cảm Vận dụng - Đánh giá kiểu bài nghị nhận được hình kiến thức về giá trị luận về một tượng người lính đọc hiểu và nội dung II. LÀM VĂN đoạn thơ. trong thời kì kĩ năng tạo và nghệ Việt Bắc – Tố - Xác định vấn kháng chiến lập văn bản thuật của Hữu đề cần nghị chống Pháp của để viết bài đoạn thơ. luận, phạm vi dân tộc. nghị luận - Thể hiện tư liệu. - Giải thích ý văn học về quan điểm
  2. - Xác định vị nghĩa của các hình một đoạn về vấn đề trí, đại ý đoạn tượng thơ. thơ, đảm bảo xã hội đặt trích. - Hiểu ý nghĩa, tác bố cục, lập ra trong - Nhận ra đề dụng của các biện luận mạch đoạn thơ. tài, cảm hứng pháp nghệ thuật lạc, chặt chẽ. và hình tượng được sử dụng trung tâm trong trong đoạn thơ. đoạn thơ. - Số câu 1 - Số điểm 1,5 2,5 2,0 1,0 7,0 - Tỉ lệ 15% 25% 20% 10% 70% - Tổng số câu. 2 - Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 - Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD&ĐT CAO BẰNG ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3 TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ Văn, Lớp 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên block của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu ". (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” (1,0 điểm)
  3. Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm) Câu 4: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm): Chất lãng mạn và chất bi tráng là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự mê hoặc lạ lùng của bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng). Hãy phân tích bài thơ đã làm sáng tỏ điều đó. - HẾT - V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Câu Ý Nội dung Điểm I. 1 Phong cách ngôn ngữ chính luận 0,5 Đọc 2 Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy 0,5 – sao?” bởi vì: - Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến hiểu 0,5 những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta. - Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”. 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp 0,5 ngữ, tương phản-đối lập. - Tác dụng: 0,5 + Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục. + Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn. 4 Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: 0,5 Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống. II. Chất lãng mạn và chất bi tráng là những yếu tố quan trọng 7,0 Làm góp phần làm nên sự mê hoặc lạ lùng của bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng). Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ văn điều đó 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài viết đảm bảo kết cấu ba phần: mở, thân, kết. 0,5 - Trình bày và làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận. - Diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. - Có sự sáng tạo. 2. Yêu cầu về nội dung: * Giới thiệu chung: 1,0
  4. - Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. - Thơ của ông luôn thể hiện sự hào hoa, lãng mạn của người lính Hà Thành. - “Tây Tiến” được sáng tác năm 1948, tại Phù Lưu Chanh (Hà Tây cũ) khi nhà thơ gửi nỗi nhớ về đoàn binh Tây Tiến và những kỷ niệm đã qua. - VĐNL: Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bài thơ: Chất lãng mạn và chất bi tráng là những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự mê hoặc lạ lùng của bài thơ “Tây Tiến” * Giải thích: 1,0 - Chất lãng mạn là sự tràn đầy của cảm xúc, sự nhạy cảm đối với những đối tượng đặc biệt, khác thường; sự bay bổng phóng túng của tưởng tượng. - Chất bi tráng là sự đối mặt trực diện với phần đau thương của cuộc chiến; sự mạnh mẽ của ý chí khi nhìn nhận thực tế, nhìn nhận sự vật. - Chất lãng mạn và chất bi tráng trong “Tây Tiến” là sản phẩm đặc thù của một thời địa lịch sử, một thời thơ ca không dễ lặp lại. * Phân tích: 3,5 - Chất lãng mạn trong thơ: + Sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, cuộc sống của người lính. . Bắt gặp những bông hoa rừng nở muộn trong đêm. . Những ngôi nhà thấp thoáng sau màn mưa xa. . Khung cảnh ngập tràn âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong đêm liên hoan. . Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng, đặc biệt là hình ảnh con người gắn liền với thiên nhiên: + Gửi gắm nỗi nhớ về “dáng kiều thơm” với thiếu nữ Hà Thành. - Chất bi tráng trong thơ: + Phải đối mặt với những khó khăn thử thách: . Con đường hành quân: con dốc Tây Bắc; thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ . Đối mặt và vượt qua những khó khăn gian khổ bằng sự kiêu hùng, tinh nghịch “súng ngửi trời”; “đoàn binh”; “dữ oai hùm” . Mộng ước được lập công danh . Lí tưởng cao đẹp. . Sự hi sinh của người lính: ngã xuống trên con đường hành quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu; Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trong khúc độc hành tiễn đưa về với đất mẹ nhẹ nhàng, thanh thản. * Đánh giá: Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. 1,0
  5. Sự kết hợp của chất lãng mạn và bi tráng đã giúp bài thơ làm sống dậy trong kí ức mỗi người về một thời kì lịch sử không được phép quên, không thể nào quên. VI. KIỂM TRA QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ - Tự soát lại đề - TTCM duyệt. Phê duyệt của tổ chuyên môn Người biên soạn Hà Thị Phương Dung Trần Thị Vân Anh