Một số câu hỏi vận dụng cao phần Lịch sử thế giới

doc 15 trang xuanha23 09/01/2023 3760
Bạn đang xem tài liệu "Một số câu hỏi vận dụng cao phần Lịch sử thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_cau_hoi_van_dung_cao_phan_lich_su_the_gioi.doc

Nội dung text: Một số câu hỏi vận dụng cao phần Lịch sử thế giới

  1. CÁC CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1. Việc Việt Nam là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế. B. nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên trường thế giới. C. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước. D. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta. Câu 2. Số lượng thành viên của tổ chức Liên hợp quốc ngày càng đông nói lên điều gì A. Liên hợp quốc là một tổ chức có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế. B. .Liên hợp quốc ngày càng trở thành một tổ chức đáng tin cậy có vị trí cao trên trường quốc tế. C. .Liên hợp quốc là một tổ chức đóng góp to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. D. Liên hợp quốc góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tến, văn hóa. Câu 3. Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào? A. là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoạt động. B. là cơ sở bắt buộc để Liên hợp quốc thực hiện các hoạt động. C. là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và những hoạt động của tổ chức này. D. là cơ sở lý luận cho Liên hợp quốc xây dựng những đường lối kinh tế chính trị. Câu 4. Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là: A. thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, khu vực. B. là trung gian giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế. C. góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các vấn đề mang tính quốc tế. D. là trung tâm giải quyết những mâu thuẫn vê dân tộc, sắc tộc trên thế giới. Câu 5: Hiện nay, Việt Nam vân dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo? A. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. C. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. D. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. Câu 6. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là A. Nguyễn Trung Thành. B. Phạm Tuân.
  2. C. Nguyễn Tuân. D. Nguyễn Văn Nghĩa. Câu 7. Nhà du hành vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân đã thực hiện thành công chuyến bay vào vũ trụ trên tàu Liên hợp 37 vào năm A. 1979. B. 1980. C. 1981. D. 1982. Câu 8. Quốc gia đầu tiên ở châu Á chinh phục khoảng không vũ trụ là A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Việt Nam. D. Ấn Độ. Câu 9. Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang vào A. 12 - 1990. B. 12 - 1991. C. 12 - 1992. D. 12 - 1993. Câu 10 : Cho đoạn tư liệu sau : “Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (a).thay thế hàng (b), lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất”. Chọn một đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu để nói về nội dung của chiến lược kinh tế hướng nội. A. (a)nội địa, (b)nhập khẩu. B. (a)chất lượng, (b)nhập khẩu. C. (a)nội địa, (b)chất lượng. D. (a)xuất khẩu, (b)nội địa. Câu 11: Cho đoạn tư liệu sau : "Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi to lớn.Tỉ trọng (a) trong nền kinh tế quốc dân cao hơn (b), mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh’. Chọn một đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu để nói về kết quả chiến lược kinh tế hướng ngoại: A.a. công nghiệp, b.nông nghiệp. B.a. công nghiệp nặng, b.nông nghiệp. C.a. công nghiệp, b.thương nghiệp. D. a.nông nghiệp, b. thương nghiệp. Câu 12 : Cho đoạn tư liệu sau : “ Hiệp định Giơnevơ tháng 7 năm 1954 đã công nhận độc lập, (a) và (b), thừa nhận địa vị hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào”. Chọn một đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu để nói về Hiệp định Giơnevơ: A.a. Chủ quyền,b.toàn vẹn lãnh thổ của Lào. B.a. Hòa bình,b.toàn vẹn lãnh thổ. toàn vẹn lãnh thổ của Lào C.a. Độc lập tự do,b.thống nhất đất nước. D.a.Hòa bình,b.chủ quyền.
  3. Câu 13: Mĩ Latinh là “sân sau” của Mĩ vì A. bị Mĩ khống chế, lệ thuộc về kinh tế, chính trị và ngoại giao vào Mĩ. B. là các nước nằm trong cùng một khối quân sự với Mĩ. C. nơi có trình độ phát triển thấp, phải nhận viện trợ từ Mĩ. D. là khu vực chiếm đóng trực tiếp của quân đội Mĩ. Câu 14: Cuộc tấn công pháo đài Môncađa (26-7-1953) mở ra giai đoạn mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba vì A. giành được thắng lợi nhanh chóng, lật đổ chế độ độc tài Batixta. B. thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đất nước. C. đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động nắm quyền ở Cuba. D. lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng, mở rộng căn cứ khắp Cuba. Câu 15: Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ là do A. ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. B. phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ, giành thắng lợi ở Mĩ Latinh. C. sự phát triển nhanh chóng của kinh tế khu vực Mĩ Latinh. D. thắng lợi cách mạng của nhân dân Caribê. Câu 16: Phiđen Cátxtơrô giữ vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc Cuba? A. Khởi xướng phong trào cách mạng văn hóa ở Cuba. B. Đưa Cuba trở thành nước dân chủ tiến bộ. C. Lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang lật đổ chế độ độc tài Batixta. D. Đưa kinh tế, văn hóa Cuba phát triển một cách nhanh chóng. Câu 17: "Chế độ độc tài Batixta" là A. sự cai trị của một đảng độc quyền. B. chính quyền thân Mĩ do Batixta đứng đầu ở Cuba. C. nhà nước cai trị dựa trên hệ thống giáo lý tôn giáo. D. thể chế nhà nước không có hệ thống luật pháp. Câu 18: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển phong đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. giai cấp tư sản trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo. B. chủ nghĩa thực dân châu Âu suy yếu.
  4. C. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân châu Phi. D. phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ. Câu 19: Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi với chính sách cai trị của nhà nước tự xưng IS hiện nay là A. thực hiện chính sách cực đoan, tàn sát nhiều người vô tội. B. lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở để phân biệt, kì thị. C. phân biệt, đối xử, kì thị tàn bạo dựa trên sắc tộc. D. sử dụng giáo lí tôn giáo làm cơ sở để xây dựng luật pháp. Câu 20. Điểm khác nhau cơ bản trong mục tiêu phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với châu Phi thế kỉ XX là A. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ. B. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C. giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập. D. chống sự phân biệt sắc tộc. Câu 21. Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? A. Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản. B. Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. C. Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt. D. Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới. Câu 22. Biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là A. đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. B. hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới. C. có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học. D. thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho học sinh. Câu 23. Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn. B. sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới. C. sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô. D. sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế. Câu 24. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lí người Mĩ trong nửa sau thế kỉ XX là
  5. A. sự thất bại của quân đội Mĩ trên chiến trường I rắc. B. sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. những cuộc đấu tranh của người da đen và người da đỏ. D. vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ. Câu 25. Lí do cơ bản giúp Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ. B. chính sách Mĩ quan tâm phát triển khoa học - kĩ thuật. C. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai. D. Mĩ mua được các bằng phát minh, sáng chế từ nhiều nước khác. Câu 26. Mục đích chính của Tổng thống Mĩ Ních-xơn khi bắt tay với Trung Quốc và Liên Xô (1972) là gì? A. Bàn về việc kết thúc cuộc chiến tranh lạnh. B. Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. C. Chuyển giao những thành tựu cách mạng khoa học công nghệ. D. Thực hiện sách lược hòa hoãn để chống lại phong trào cách mạng thế giới. Câu 27. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1973 đến năm 1991 là A. bao vây, cấm vận Việt Nam và Cuba. B. tiếp tục tiến hành chiến tranh lạnh chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. C. tiếp tục tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới. D. điều chỉnh chính sách đối ngoại và tuyên bố Chấm dứt Chiến tranh lạnh. Câu 28. Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai? A. Ru-dơ-ven. B. Clin-tơn. C. Ô-ba-ma. D. Donald Trump. Câu 29. Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cùng có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. B. cùng tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự. C. cùng tham gia kế hoạch Mác-san, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. D. liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 30. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
  6. A. nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. B. tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các nước khác. C. ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Câu 31 .Trụ sở chính của Liên minh châu Âu (EU) đặt ở đâu? A. Luân Đôn. B. Pari. C. Beclin. D. Brussels. Câu 32. Sau chiến tranh lạnh Liên minh châu Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào ? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Trở thành đối trọng của Mĩ. C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. D. Liên minh chặt chẽ với Nga. Câu 33. Tháng 6 năm 1979, cho biết sự kiện nổi bật của Liên minh châu Âu (EU) ? A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. B. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành. C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời. D. Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và EU được kí kết. Câu 34 Ngoài ma túy, Maphia, các tội phạm thường xuyên xãy ra ở châu Âu là : A. hối lộ, tham nhũng, bạo lực. B. vấn đề sắc tộc và tôn giáo. C. bài ngoại, tham nhũng. D. bạo lực, tham nhũng. Câu 35 .Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ ở châu Âu là A. khối quân sự NATO. B. kế hoạch Macsan. C. sự tồn tại hai nhà nước Đức. D. nước Đức. Câu 36. Đến đầu thập niên 70, Pháp đứng hàng thứ mấy trong nền sản xuất công nghiệp thế giới ? A. Thứ 2. B. Thứ 3. C. Thứ 5. D.Thứ 4. Câu 24*. Yếu tố bên ngoài nào giúp cho nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi và phát triển: A. giá nguyên liệu rẻ. B. nguồn viện trợ của Mĩ. C. hợp tác có hiệu quả. D. giá nguyên liệu và nguồn viện trợ của Mĩ. Câu 37. Nhờ vào đâu mà các nước Tây Âu có thể tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm:
  7. A. cách mạng khoa học-kĩ thuật. B. vai trò của nhà nước. C. các cơ hội bên ngoài. D. nguồn vốn của Mĩ. Câu 38. Đến đầu thập niên 70, nước Tây Âu có nền công nghiệp đứng hàng thứ tư trong thế giới tư bản là: A. CHLB Đức. B. Pháp. C. Anh. D. Italia. Câu 39. Về quân sự biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ: A. trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ. B. chống Liên Xô. C. tham gia khối quân sự NATO. D. thành lập nhà nước CHLB Đức. Câu 40. Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991, nền kinh tế của nước nào bị khủng hoảng nặng nề nhất ? A. Anh. B. CHLB Đức. C. Pháp. D. Italia. Câu 41. Trong giai đoạn 1950 -1973, thời kỳ ‘phi thực dân hóa’ xảy ra ở thuộc địa của những nước nào ? A. Anh, Pháp, Hà Lan. B. Italia, Anh, Bồ Đào Nha. C. Tây Ban Nha, CHLB Đức, Mĩ. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 42. Sự trỗi dậy của Liên minh châu Âu (EU) tác động đến xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt: A. xu hướng thế giới đa cực. B. xu hướng thế giới đơn cực. C. xu hướng thế giới hai cực. D.xu hướng thế giới đa cực nhiều trung tâm. Câu 43. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về thình hình kinh tế - tài chính của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 1991. “ Từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu ( a) cường số 1 thế giới với lượng ( b ) và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là ( c ) lớn nhất thế giới ” ( Trích SGK Lịch Sử 12 ) A. a-tài chính, b-dự trữ vàng, c-chủ nợ. B. a-kinh tế, b-tiền, c-chủ nợ. C. a-tài chính, b-tiền, c-chủ nợ. D. a-kinh tế, b-dự trữ vàng, c-chủ nợ. Câu 44. Cho bảng dữ liệu: ( I ) Thời gian ( II ) Sự kiện
  8. 1) Từ năm 1952 đến a) Giai đoạn phát triển ‘thần kì ’của Nhật Bản năm 1960 2) Từ năm 1960 đến b) Kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh năm 1973 3) Từ đầu những năm c) Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - 70 trở đi tài chính lớn của thế giới Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giũa thời gian ở cột ( I ) với sự kiện ở cột ( II ). A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-b, 2-c, 3-a. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c. Câu 45. Cho bảng dữ liệu: ( I ) Thời gian ( II ) Sự kiện 1) 1968 a) Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 2) 1973 b) Nhật Bản phóng 49 vệ tinh khác nhau 3) 1992 c) Nhật Bản mua các bằng phát minh sáng chế Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giũa thời gian ở cột ( I ) với sự kiện ở cột ( II ). A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-b, 2-c, 3-a. C. 1-c, 2-b, 3-a. D. 1-c, 2- a, 3-b. Câu 46. Cho bảng dữ liệu: ( I ) Thời gian ( II ) Sự kiện 1) 1951 a) Nhật Bản trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc 2) 1952 b) Nhật kí Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixcô 3) 1956 c) Chế độ chiếm đóng của Đồng minh chấm dứt Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giũa thời gian ở cột ( I ) với sự kiện ở cột ( II ). A. 1-b, 2-c, 3-a. B. 1-a, 2-b, 3-c.C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c. Câu 47. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000.
  9. “ Khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở ( a ). Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng ( b) khác nhau và hợp tác có hiệu quả với ( c ) trong các chương trình vũ trụ quốc tế” ( Trích SGK Lịch sử 12 ) A. a-trình độ cao, b-49 vệ tinh, c-Mĩ, Liên Xô. B. a-trình độ cao, b-50 vệ tinh, c- Liên Xô, Trung Quốc. C. a-trình độ cao, b-51 vệ tinh, c-Mĩ, Anh. D. a-trình độ cao, b-52 vệ tinh, c-Mĩ, Trung Quốc. Câu 48. Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về giáo dục và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973. “ Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng ( a ). Tính đến năm ( b ) Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ( c ), đạt được nhiều thành tựu lớn” ( Trích SGK Lịch sử 12 ) A. a-phát minh sáng chế, b-1968, c-ứng dụng dân dụng. B. a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ti vi, tủ lạnh. C. a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ô tô, xe máy. D. a-phát minh sáng chế, b-1968, c-công nghệ cao. Câu 49. Cho bảng dữ liệu: ( I ) Thời gian ( II ) Sự kiện 1) 1960 a) Kinh tế Nhật bản xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn 2) 1968 b) Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật là 10,8% 3) 1973 c) Kinh tế Nhật bản vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản ( sau Mĩ ) Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giũa thời gian ở cột ( I ) với sự kiện ở cột ( II ). A. 1-b, 2-c, 3-a. B. 1-a, 2-b, 3-c.C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-a, 3-c. Câu 50. “ Ba kho báu thiêng liêng ” giúp cho các công ty Nhật Bản có sức mạnh và tính cạnh tranh cao là
  10. A. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo quy định và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. B. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. C. Chế độ lao động theo giờ, chế độ lương theo con số và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. D. Chế độ lao động theo năng suất, chế độ lương theo mức làm việc và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp. Câu 51: Mốc đánh dấu sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản là A. học thuyết Tan-na-ca ( 1973. B. học thuyết Kaiphu ( 1991 ). C. học thuyết Phucưđa ( 1977 ). D. học thuyết Ko-zu-mi ( 1998 ). Câu 52: Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, Nhật Bản đã lợi dụng chiến tranh của hai nước A. Hàn Quốc, Việt Nam. B. Triều Tiên, Việt Nam. C. Philippin, Việt Nam. D. Đài Loan, Việt Nam. Chủ nghĩa dân tộc B. Chủ nghĩa khủng bố C. Chiến tranh năng lượng D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Câu 53. Trật tự thế giới "hai cực" sụp đổ, những trật tự thế giới mới lại được hình thành như thế nào? A. Xu hướng "đơn cực" B. Xu hướng "đa cực" C. Xu hướng chia sẻ hợp tác D. Xu thế hòa bình hợp tác Câu 54. Trât tự thế giới "hai cực Ianta" sụp đổ vào năm nào? A. Năm 1975 B. Năm 1985 C. Năm 1989 D. Năm 1991 Câu 55. Sự kiện nào không nằm trong tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh? A. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành B. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực" C. Ở nhiều khu vực nội chiến, xung đột vẫn diễn ra thường xuyên D. Liên Xô và Mĩ thiết lập mỗi quan hệ ngoại giao về hợp tác kinh tế Câu 56. Chiến tranh lạnh bao chùm thế giới do? A. Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực" B. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava C. Nhật Bản, Tây Âu vươn lên cạnh tranh thách thức với Liên Xô và Mĩ
  11. D. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa Câu 57. Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mỗi quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô? A. Sự thỏa thuận đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta B. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử C. Sự ra đòi của chủ nghĩa "Truman" và "Chiến tranh lạnh" B. Sự ra đời của khối NATO và Hiệp ước Vacsava Câu 58: Hãy chỉ ra những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa A. sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; sự sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. B. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; sự sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn. C. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế; sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia; sự sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. D. sự sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn; sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. Câu 59: Đâu không phải là biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa? A.Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế B.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia C.Sự ra đời cảu các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế. D.Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia Câu 60: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX có đặc điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII A. đạt được những thành tựu rất cao. B. những phát minh sáng chế mới. C. đã kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và kĩ thuật. D. sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.
  12. Câu 61: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố A. Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; tài nguyên thiên nhiên được tái tạo. B. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới. C. Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới. D. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo; giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Câu 62 :Hậu quả nặng nề nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần hai mang lại cho thế giới là A. Tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Tai nạn lao động và giao thông. C. Các loại dịch bệnh mới. D. Việc chế tạo vũ khí hiện đại có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh. Câu 63: Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về đặc điểm của cách mạng khoa học - kĩ thuật: “Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh (1) đều bắt nguồn từ nghiên cứu (2). Khoa học gắn liền với kĩ thuật, (3) đi trước mở đường cho (4)”. A. Kĩ thuật - khoa học - khoa học - kĩ C. Kĩ thuật - khoa học - kĩ thuật - khoa thuật học B. Khoa học - kĩ thuật - khoa học - kĩ D. Khoa học - kĩ thuật - kĩ thuật - khoa thuật. học Câu 64: Ghép tên của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực cho phù hợp với từ viết tắt A B 1. IMF a. Tổ chức Thương mại thế giới 2. WB b. Quỹ tiền tệ quốc tế 3. WTO c. Liên minh Châu Âu 4. EU d. Diễn đàn hợp tác Á - Âu 5. ASEM e. Ngân hàng thế giới Câu 65: Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày A. 7/11/2006 tại Giơ- ne-vơ (Thụy sĩ). B. 11/11/2006 tại Hà Nội. C. 11/11/2006 tại Pari (Pháp). D. 7/11/2006 tại Niu-oóc (Mỹ).
  13. Câu 66: Việt Nam tham gia diễn đàn APEC năm A. 1989 C. 1998 B. 1995 D. 2006 Câu 67. Nhân tố hàng đầu chi phối nền các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX là A. Trật tự thế giới đa cực. B. Trật tự hai cực – hai phe. C. Trật tự thế giới đơn cực. D. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn. Câu 68. Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. thế giới đa cực. B. thế giới đơn cực. C. thế giới hai cực Ianta. D. thế giới đơn cực nhiều trung tâm. Câu 69. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống trên thế giới? A. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Phi. B. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu. D. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh. Câu 70. Hai cường quốc đã chi phối trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mỹ và Anh. B. Mỹ và Đức. C. Mỹ và Liên-xô. D. Mỹ và Trung Quốc. Câu 71. Một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các khu vực nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh B. Các nước Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh. C. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Bắc Mỹ. D. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Đông- Nam Âu. Câu 72. Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy thế giới từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970? A. Thứ tư thế giới. B. Thứ hai thế giới. C. Thứ ba thế giới D. Đứng đầu thế giới. Câu 73. Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)? A. Tổ chức Thương mại thế giới( WTO). B. Tổ chức Liên hợp quốc( UN).
  14. C. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới ( WAR). D. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) Câu 74. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú C. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá D. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến, hiện đại Câu 75. Chiến lược toàn cầu của Mỹ dựa trên sức mạnh vượt trội nào? A. Sức mạnh kinh tế. B. Sức mạnh khoa học- kỹ thuật. C. Sức mạnh văn hóa. D. Sức mạnh kinh tế, tài chính và quân sự. Câu 76. Ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mỹ, ASEAN, Nhật Bản. B. Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản. C. Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. D. Mỹ, Nhật Bản, khu vực Mỹ La-tinh. Câu 77. Xu thế chính trong quan hệ quốc tế sau “ chiến tranh lạnh” là A. Xu thế tiếp tục đối đầu, căng thẳng giữa hai cực, hai phe. B. Xu thế tăng cường chạy đua vũ trang giữa các cường quốc. C. Xu thế chạy đua về kinh tế, tài chính. D. Xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển. Câu 78. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào A. giữa những năm 40 của thế kỉ XX. B. những năm đầu thế kỉ XX. C. sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918 ). D. sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939-1945 ). Câu 79: Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là? A. Ken-nơ-đi B. Nich-xơn C. Bill Clintơn D. Ô-ba-ma. Câu 80: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại là A. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất giáp tiếp. B. Khoa học và kỹ thuật phát triển độc lâp. C. Khoa học đã trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. D. Mọi phát minh kỹ thuật không bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  15. Câu 81: Sau “ Chiến tranh lạnh”, hầu như tất cả các quốc gia đều lấy chiến lược phát triển nào làm trọng điểm A. Văn hóa. B. Chính trị. C. Quân sự. D. Kinh tế. Câu 82: Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng nào đã dẫn đến xu thế “toàn cầu hóa”? A. Cách mạng khoa học – công nghệ. B. Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII-XIX C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 83: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế “toàn cầu hóa”? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. C. Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực. D. Sự đối đầu, căng thẳng giữa các cường quốc quân sự. Câu 84. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào nhiệm kỳ nào? A. Nhiệm kỳ 2006-2007. B. Nhiệm kỳ 2008-2009. C. Nhiệm kỳ 2007-2008. D. Nhiệm kỳ 2009-2010. Câu 85. Chọn một câu trả lời đúng nhất, trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu sau: Trong hơn nửa thế kỷ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một (a), vừa (b), vừa (c) nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. A. a-Diễn đàn quốc tế, b-hợp tác, c-đấu tranh. B. a-Diễn đàn khu vực, b-hợp tác,c- đấu tranh. C. a-Diễn đàn quốc tế, b-không hợp tác, c-không đấu tranh. D. a-Diễn đàn quốc tế, b-hòa bình, c-hữu nghị. Câu 86. Phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia nào ở châu Phi đã Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến : A. Ai Cập. B. Tuynidi. C. Angôla. D. Angiêri.