Nội dung ôn tập cả năm môn Vật lý Lớp 9

pdf 6 trang thaodu 5940
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập cả năm môn Vật lý Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnoi_dung_on_tap_ca_nam_mon_vat_ly_lop_9.pdf

Nội dung text: Nội dung ôn tập cả năm môn Vật lý Lớp 9

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ Câu 1. Một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính không đổi. Khi tăng chiều dài dây thêm 3 lần thì điện trở của dây A. tăng 3 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 6 lần. D. giảm 6 lần. Câu 2. Một dây dẫn có chiều dài ` và điện trở R. Cắt dây thành hai phần bằng nhau. Sau đó mắc song song hai phần nói trên. Điện trở của mạch điện sau đó là R R A. . B. R. C. . D. 2R. 4 2 1 Câu 3. Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện qua dây là 0,6A. Nếu cắt bớt chiều dài dây sau 4 đó nối kín mạch thì cường độ dòng điện qua dây lúc này là A. 0,8A. B. 0,4A. C. 0,3A. D. 0,9A. Câu 4. Một loại dây dẫn có điện trở 40Ω với mỗi mét chiều dài dây.Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn cùng loại nói trên thì cường độ dòng điện qua dây là 0,1A. Tính chiều dài được đặt hiệu điện thế là A. 3m. B. 12m. C. 4m. D. 6m. Câu 5. Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu. Lần lượt đặt hiệu điện thế U vào hai đầu của `1 các đoạn dây thì cường độ dòng điện thu được tương ứng là I1 = 1A và I2 = 2A. Tỉ số bằng `2 1 1 √ A. . B. 2. C. . D. 2. 2 4 Câu 6. Khi đặt hiệu điện thế 220V vào hai đầu một dây dẫn dài 1000m thì cường độ dòng điện trong dây là 0,05A. Mỗi mét dây dẫn trên có điện trở bằng A. 4, 4Ω. B. 2, 2Ω. C. 8, 8Ω. D. 1, 1Ω. Câu 7. Hai dây đồng tiết diện bằng nhau, chiều dài dây thứ nhất là 2m, dây thứ hai là 8m. Biết dây thứ nhất có điện trở là 15Ω. Điện trở dây thứ hai là A. 30Ω. B. 45Ω. C. 60Ω. D. 7,5Ω. Câu 8. Có một loại dây dẫn được làm bằng vật liệu xác định và đường kính dây không đổi. Công thức nào sau đây xác định một liên hệ giữa điện trở và chiều dài dây dẫn đó? A. R1.`2 = R2`1. B. R1.`1 = R2`2. C. R1.R2 = `2`2. D. R2 − R1 = `2 − `1. Câu 9. Hai đoạn dây dẫn bằng vàng có cùng chiều dài. Đoạn dây thứ nhất có diện tích tiết diện S 1, đoạn dây thứ hai có diện tích tiết diện S 2. R1 R2 A. R1S 1 = R2S 2. B. = . C. R1R2 = S 1S 2. D. R1 − R2 = S 1 − S 2. S 1 S 2 Câu 10. Hai dây dẫn bằng bạc có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5mm2 và điện trở 10Ω. Dây thứ hai có điện trở 50Ω có diện tích tiết diện bằng A. 0,1 mm2. B. 0,2 mm2. C. 1 mm2. D. 2,5 mm2. Câu 11. Điện trở của dây dẫn bằng vàng A. tỉ lệ nghịch với diện tích tiết diện dây. B. tỉ lệ thuận với diện tích tiết diện dây. C. tăng khi diện tích tiết diện dây tăng. D. giảm khi diện tích tiết diện dây tăng. Câu 12. Một đoạn dây bằng đồng gồm 20 lõi, có điện trở 100Ω. Mỗi lõi của sợi dây đồng này có điện trở A. 1000Ω. B. 2000Ω. C. 50Ω. D. 5Ω. Câu 13. Với các đoạn dây dẫn bằng đồng cùng chiều dài, khi đường kính dây tăng 2 lần, điện trở của dây A. giảm 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. tăng 2 lần. Câu 14. Có hai dây dẫn bằng đồng có cùng điện trở. Dây thứ nhất có chiều dài lớn gấp 2 lần chiều dài dây thứ hai. Như vậy, dây thứ nhất có diện tích tiết diện A. gấp 2 lần diện tích tiết diện dây thứ hai. B. bằng nửa diện tích tiết diện dây thứ hai. 1 C. gấp 4 lần diện tích tiết diện dây thứ hai. D. bằng diện tích tiết diện dây thứ hai. 4 Câu 15. Hai đoạn dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Đoạn dây thứ nhất có đường kính tiết diện d1 = 2mm, điện trở R1 = 120Ω. Đoạn dây thứ hai có điện trở R2 = 60Ω. Đường kính đoạn dây thứ hai gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,83 mm. B. 2,93 mm. C. 2,13 mm. D. 1,42 mm. Câu 16. Nếu đường kính tiết diện dây giảm 3 lần thì điện trở của dây dẫn đó A. tăng 9 lần. B. giảm 9 lần. C. tăng 3 lần. D. giảm 3 lần. Câu 17. Một dây dẫn đồng chất dài 24m, đường kính tiết diện 3mm, điện trở 12Ω. Dây dẫn cùng chất liệu dây trên, có chiều dài 12m đường kính tiết diện 1,5mm có điện trở bằng bao nhiêu? A. 48Ω. B. 12Ω. C. 24Ω. D. 36Ω. 1
  2. Câu 18. Để tính toán điện trở suất của một vật hình trụ có điện trở R1, chiều dài `1 và diện tích tiết diện S 1 người ta có thể so sánh nó với dây dẫn có dạng hình trụ thứ hai. Dây thứ hai có điện trở R2, chiều dài `2 và diện tích tiết diện S 2, điện trở suất ρ2. Biểu thức so sánh nào sau đây đúng? ρ R S ` ρ R S ` ρ R S ` ρ R S ` A. 1 = 1 1 2 . B. 1 = 2 2 1 . C. 1 = 2 1 1 . D. 1 = 1 2 1 . ρ2 R2S 2`1 ρ2 R1S 1`2 ρ2 R1S 2`2 ρ2 R2S 1`2 Câu 19. Dùng một dây dẫn có điện trở suất ρ = 6, 28.10−7Ωm, đường kính 0,5mm để cuốn một biến trở có điện trở lớn nhất 10Ω. Chiều dài của dây dẫn là A. 3,125 m. B. 6,25 m. C. 3,25 m. D. 6,5 m. Câu 20. Công thức nào sau đây dùng để xác định điện trở của một đoạn dây dẫn có chiều dài `, đường kính tiết diện d và điện trở suất ρ 4` ` ` ` A. R = ρ . B. R = ρ . C. R = ρ . D. R = ρ . πd2 πd2 d 2d Câu 21. Một dây dẫn bằng đồng (điện trở suất ρ = 1, 57.10−7Ωm) có chiều dài 100m, đường kính tiết diện 0,2mm. Điện trở của dây đồng trên là: A. 50Ω. B. 12,5Ω. C. 500Ω. D. 125Ω. Câu 22. Một dây dẫn hợp kim có chiều dài 100m, diện tích tiết diện 1,2mm2 có điện trở 42Ω. Điện trở suất của vật liệu làm dây là A. 5, 04.10−7Ωm. B. 5, 04.10−8Ωm. C. 4, 05.10−7Ωm. D. 4, 05.10−8Ωm. Câu 23. Một dây dẫn bằng bạc (điện trở suất ρ = 1, 6.10−8Ωm) dài 10cm, điện trở 2Ω. Diện tích tiết diện của dây là A. 8.10−4 mm2. B. 8.10−6 mm2. C. 8.10−7 mm2. D. 8.10−10 mm2. Câu 24. Đại lượng nào đặt trưng cho sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn? A. Điện trở suất. B. Điện trở. C. Chiều dài. D. Tiết diện. Câu 25. Một dây nikêlin tiết diện đều có điện trở 100Ω dài 6m. Tính tiết diện của dây nikêlin. Biết điện trở suất của nikêlin là 4.10−7Ωm A. 0, 024mm2. B. 0, 015mm2. C. 0, 048mm2. D. 0, 030mm2. Câu 26. Khi đo một đoạn dây dẫn, người ta thu được điện trở R, chiều dài ` và diện tích tiết diện S . Điện trở suất của đoạn dây này có thể tính bởi RS R` S ` A. ρ = . B. ρ = . C. ρ = . D. ρ = . ` S R` RS Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nam châm là những vật có đặc tính hút sắt (hay bị sắt hút). B. Nam châm nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm. C. Khi bẻ gãy một nam châm, ta có thể tách rời hai cực của nó ra. D. Với nam châm thẳng, khi bẻ chính giữa của nam châm đó ta thu được hai cực riêng rẽ. Câu 28. Phát biểu nào sai khi nói về các đặc điểm của nam châm? A. Mỗi nam châm đề có cực từ Bắc và cực từ Nam. B. Thông thường, cực từ Bắc được sơn màu đỏ. C. Cực từ nam của nam châm được kí hiệu bởi chữ S. D. Kim nam châm luôn định hướng theo phương Tây - Đông . Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về định hướng của kim nam châm? A. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Đông địa lý. B. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Tây địa lý. C. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Nam địa lý. D. Cực Bắc của kim nam châm chỉ về hướng Bắc địa lý. Câu 30. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên thì hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau. B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau. C. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên đẩy nhau. D. Khi đặt các nam châm gần nhau, các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau. Câu 31. Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào có thể phát hiện được một thanh kim loại là nam châm? A. Đưa thanh kim loại đó lại gần một đinh sắt thì đinh sắt đó bị hút. B. Nung thanh kim loại đó để thấy sự thay đổi nhiệt độ của nó. C. Đo khối lượng riêng của thanh kim loại đó. D. Đưa thanh nam châm đó lại gần một miếng nhôm thì miếng nhôm bị hút. Câu 32. Bộ phận chính của một la bàn là A. một thanh nam châm thẳng. B. một kim nam châm. C. một nam châm tròn. D. một nam châm chữ U. 2
  3. Câu 33. Hai thanh kim loại thẳng hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Cả hai thanh kim loại đều là nam châm. B. Cả hai thanh kim loại đều không phải là nam châm. C. Một trong hai thanh kim loại là nam châm. D. Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại bằng nhôm. Câu 34. Trên thanh nam châm thẳng, vị trí hút sắt tốt nhất ở A. cực từ Bắc của nam châm. B. cực từ Nam của nam châm. C. hai cực từ của nam châm. D. phần giữa thanh nam châm. Câu 35. Phát biểu nào sau đây bf không đúng? A. Một kim nam châm tự do có định hướng theo phương Nam - Bắc. B. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện không đổi, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. C. Khi đưa kim nam châm lại gần một dòng điện xoay chiều, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. D. Khi đưa kim nam châm lại gần một thanh sắt, kim nam châm có thể bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các dòng điện gây ra từ trường. B. Các hạt mang điện tạo ra từ trường. C. Các vật nhiễm điện tạo ra từ trường. D. Các dây dẫn tạo ra từ trường. Câu 37. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về từ trường của dòng điện? A. Xung quanh bất kì dòng điện nào cũng có từ trường. B. Chỉ trường hợp dòng điện không đổi mới tạo ra từ trường. C. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ lớn. D. Từ trường chỉ xuất hiện quanh dòng điện có cường độ nhỏ. Câu 38. Phát biểu nào sau đây sai? Từ trường xuất hiện quanh A. nam châm vĩnh cửu. B. dòng điện xoay chiều. C. dòng điện một chiều. D. dây dẫn điện. Câu 39. Cho hai mệnh đều sau: (I): Xung quanh dây dẫn mang dòng điện có từ trường. (II): vì dòng điện chạy trong dây dẫn bằng kim loại. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) sai. B. (I) sai; (II đúng). C. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. D. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. Câu 40. Cho hai mệnh đều sau: (I): Khi đưa kim nam châm lại gần một dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi phương Nam - Bắc. (II): vì trong dây dẫn đó có dòng điện. Nội dung nào sau đây đúng? A. (I) đúng; (II) sai. B. (I) sai; (II đúng). C. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề không liên hệ với nhau. D. (I) đúng; (II) đúng. Hai mệnh đề có liên hệ với nhau. Câu 41. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tại một điểm trên đường sức từ, phương của kim nam châm thử vuông góc với đường sức tại đó. B. Các đường sức từ của một nam châm giao nhau tại các cực của nam châm đó. C. Trên một đường sức từ, chiều đường sức từ là từ cực Nam đến cực Bắc kim nam châm thử đặt tại đó. D. Bên ngoài nam châm thẳng, đường sức từ đi ra từ cực Nam. Câu 42. Đặt một số kim nam châm tự do trên một đường sức từ (đường cong) của một thanh nam châm thẳng. Trục của các kim nam châm thử A. song song nhau. B. vuông góc nhau. C. luôn nằm trên một đường thẳng. D. tiếp tuyến với đường sức tại đó. Câu 43. Đường sức từ là những đường cong A. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc. B. mà độ dày thưa được vẽ một cách tùy ý. C. mà không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm. D. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam. Câu 44. Qua hình ảnh đường sức từ của nam châm, ta có thể kết luận độ mạnh hay yếu của từ trường dựa trên A. Đường sức từ cong nhiều hay cong ít. B. Đường sức từ sắp xếp dày hay thưa. C. Đường sức từ to hay nhỏ. D. Số đường sức từ nhiều hay ít. Câu 45. Khi quan sát từ phổ ta có thể xác định được A. vị trí của các cực trên nam châm. B. tên của các cực trên nam châm. C. vật liệu để chế tạo ra nam châm. D. hướng của các đường sức từ của nam châm. Câu 46. Trong khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U, từ phổ có hình ảnh là A. đoạn thẳng nối giữa hai cực từ. B. đường cong nối giữa hai cực từ. C. đường cong bao quanh hai cực từ. D. những đoạn song song. 3
  4. Câu 47. Đường sức từ của nam châm thẳng là A. các đường cong kín giữa hai đầu của các cực từ. B. các đường thẳng nối giữa hai cực từ. C. các đường tròn bao quanh các cực từ. D. các đường cong nối hai cực từ. Câu 48. Khi đặt hai cực từ cùng tên của hai nam châm gần nhau thì các đường sức từ A. không thay đổi so với trường hợp có một nam châm. B. các đường sức từ đổi theo hướng ngược lại. C. các đường sức từ bị thay đổi hình dạng. D. các đường sức từ thay đổi hình dạng hay không tùy thuộc theo cực của nam châm. Câu 49. Quy tắc nắm tay phải dùng để A. xác định chiều của lực từ trong ống dây có dòng điện. B. xác định chiều của lực điện từ. C. xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. D. xác định chiều của dòng điện. Câu 50. Đường sức từ của ống dây có dòng điện có hình dạng là A. những đường cong kín. B. những đường cong hở. C. những đường tròn. D. những đường thẳng song song. Câu 51. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải, ta phải đặt bàn tay sao cho chiều của dòng điện trong các vòng dây theo chiều A. từ cổ đến ngón tay. B. của 4 ngón tay. C. xuyên vào lòng bàn tay. D. của ngón tay cái. Câu 52. Khi sử dụng qui tắc nắm tay phải để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây, thì chiều của đường sức từ là chiều A. từ cổ đến ngón tay. B. của 4 ngón tay. C. xuyên vào lòng bàn tay. D. của ngón tay cái. Câu 53. Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc A. Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc . B. các cực của ống dây. C. các cực của nam châm thử. D. chiều của dòng trong cácvòng dây. Câu 54. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Ống dây có dòng điện là một nam châm vĩnh cửu. B. Ống dây có dòng điện cũng có các từ cực giống như một nam châm thẳng. C. Đầu có các đường sức từ đi vào là từ cực bắc (N) của ống dây. D. Đầu có các đường sức từ đi ra là từ cực nam (S) của ống dây. Câu 55. Nhận định nào sau đây là đúng khi so sánh từ trường của nam châm thẳng và từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua? A. Từ trường bên trong của ống dây và từ trường của nam châm thẳng hoàn toàn giống nhau. B. Từ trường bên trong của ống dây và từ trường của nam châm thẳng hoàn toàn giống nhau. C. Phần từ phổ bên ngoài của ống dây và bên ngoài của nam châm thẳng giống nhau. D. Đường sức từ của ống dây là các đường cong kín, còn của nam châm là các đuờng thẳng. Câu 56. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về ống dây có dòng điện chạy qua? A. Ống dây có dòng điện bị nhiễm từ và hút được các vật bằng sắt, thép. B. Ống dây có dòng điện bị nhiễm từ và cũng có các từ cực giống như một nam châm. C. Khi đổi chiều dòng điện thì đường sức từ của ống dây cũng đổi chiều. D. Từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu. Câu 57. Từ trường trong ống dây có dòng điện mạnh nhất ở các vị trí nào? A. Ở hai đầu ống dây. B. Ở đầu ống dây là cực bắc. C. Ở đầu ống dây là cực nam. D. Ở trong lòng ống dây. Câu 58. Khi đưa một đầu của thanh nam châm thẳng lại gần một đầu của ống dây có dòng điện, có thể xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Chúng chỉ hút nhau. B. Chúng chỉ đẩy nhau. C. Chúng hút hoặc đẩy nhau. D. Chúng không tương tác. Câu 59. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Ống dây có dòng điện có từ trường tương tự như một nam châm thẳng. B. Qui tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều của dòng điện trong ống dây. C. Qui tắc nắm tay phải có thể xác định được chiều đường sức từ của nam châm thẳng. D. Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện. Câu 60. Vật liệu giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là A. sắt. B. thép. C. sắt non. D. nhôm. 4
  5. Câu 61. Vật liệu dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu là A. chì. B. thép. C. sắt non. D. nhôm. Câu 62. Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là A. chì. B. thép. C. sắt non. D. sắt. Câu 63. Muốn nam châm điện mất hết từ tính cần A. ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm. B. đổi chiều dòng điện trong dây dẫn. C. lấy lõi sắt non ra khỏi lòng ống dây. D. tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây. Câu 64. Cấu tạo của một nam châm điện đơn giản gồm: A. Một sợi dây dẫn điện quấn thành nhiều vòng ở giữa có lõi đồng. B. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi nam châm. C. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi sắt non. D. Một cuộn dây có dòng điện chạy qua, trong đó có một lõi thép. Câu 65. Những vật liệu có thể bị nhiễm từ khi đặt trong từ trường là A. sắt, đồng, thép, niken. B. thép, coban, nhôm, sắt. C. thép, coban, nhôm, sắt. D. đồng, nhôm, sắt, thép. Câu 66. Muốn cho một đinh thép trở thành một nam châm ta A. hơ đinh trên lửa. B. dùng len cọ xát vào đinh. C. lấy búa đập mạnh vào đinh. D. cho đinh chạm vào nam châm. Câu 67. Trong nam châm điện A. nam châm nào có dòng điện chạy qua càng nhỏ thì nam châm đó càng mạnh. B. nam châm nào có số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh. C. nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng ít thì nam châm đó càng mạnh. D. nam châm nào có dòng điện chạy qua càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh. Câu 68. Nhận định nào là không đúng? A. Không những sắt, thép, niken, côban mà tất cả các vật liệu kim loại đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ. B. Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài. C. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng số vòng dây của ống dây. D. Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện bằng cách tăng cường độ dòng diện chạy qua ống dây. Câu 69. Khi tăng số vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện A. tăng. B. giảm. C. tăng rồi giảm. D. giảm rồi tăng. Câu 70. Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây của nam châm điện thì lực từ của nam châm điện A. tăng. B. giảm. C. tăng rồi giảm. D. giảm rồi tăng. Câu 71. Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì A. sắt non không bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện. B. sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây. C. sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban. D. sắt non giữ được từ tính khi ngắt dòng điện qua ống dây. Câu 72. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu? A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa. B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa. C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa. D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ dòng điện lớn trong thời gian dài, rồi đưa ra xa. Câu 73. Với một dòng điện có cường độ nhất định, ta có thể tạo được một nam châm điện có lực từ mạnh hơn bằng cách A. tăng chiều dài lõi của ống dây. B. giảm chiều dài lõi của ống dây. C. tăng số vòng dây. D. giảm số vòng dây. Câu 74. Vật nào sau đây hoạt động dựa trên tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua? A. Mỏ hàn điện. B. Loa điện. C. Bóng đèn sợi đốt. D. Bếp điện. Câu 75. Trong loa điện, khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây thay đổi, ống dây sẽ A. quay theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm. B. dao động dọc theo khe hở giữa hai từ cực của nam châm. C. chuyển động thẳng đều giữa hai từ cực của nam châm. D. đứng yên trong khe hở giữa hai từ cực của nam châm. Câu 76. Bộ phận chính của loa điện là A. nam châm vĩnh cửu và ống dây gắn với màng loa. B. nam châm điện và ống dây gắn với màng loa. C. nam châm vĩnh cửu và khung dây. D. khung dây và ống dây gắn với màng loa. Câu 77. Bộ phận chủ yếu của rơle điện từ là A. một nam châm vĩnh cửu và một thanh sắt non. B. một nam châm vĩnh cửu và một thanh thép. C. một nam châm điện và một thanh sắt non. D. một nam châm điện và một thanh thép. 5
  6. Câu 78. Rơle điện từ được ứng dụng để làm A. mỏ hàn điện. B. loa điện. C. quạt điện. D. chuông báo động. Câu 79. Để một thiết bị có nam châm vĩnh cửu hoạt động được tốt, nên thực hiện quy tắc nào? A. Thường xuyên chùi rửa thiết bị. B. Không nên để thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao. C. Không nên để thiết bị gần các vật dễ bị nhiễm từ. D. Không nên để thiết bị gần các nguồn sáng mạnh. Câu 80. Nam châm vĩnh cửu được sử dụng trong thiết bị nào dưới đây? A. Rơ le điện từ. B. Chuông điện. C. Cần cẩu để bốc dỡ hàng. D. Loa điện. Câu 81. Trong loa điện, ống dây dao động sẽ kéo theo sự dao động của màng loa và phát ra âm thanh là do cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi A. làm tác dụng nhiệt lên ống dây cũng thay đổi. B. làm tác dụng từ lên ống dây cũng thay đổi. C. làm tác dụng nhiệt lên ống dây không thay đổi. D. làm tác dụng từ lên ống dây không thay đổi. Câu 82. R R Cho mạch điện như hình bên. Các điện trở R1 = 10Ω, R2 = R3 = 20Ω, R4 = 8Ω. Hiệu điện thế 1 D 2 UAB = 12V. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. R3 R4 A B Câu 83. Cho đoạn mạch AB như hình bên. Các điện trở R1 = 1Ω, R2 = 2Ω, R1 R2 R3 = 6Ω, R4 = 2Ω. Hiệu điện thế UAB = 6 V. Tính hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở của mạch R4 A B R3 Câu 84. R Cho mạch điện như hình bên. Biết rằng R1 = 20Ω, R2 = 30Ω, R3 = 12Ω. 1 Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là U = 6V. R 1. Tìm điện trở tương đương của mạch. 3 A B 2. Tìm công suất tỏa nhiệt của điện trở R1. R2 3. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R2 sau 4 phút. 6