Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài tập về điện trở của dây dẫn - Thầy Tùng

docx 2 trang thaodu 7300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài tập về điện trở của dây dẫn - Thầy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_vat_ly_lop_9_bai_tap_ve_dien_tro_cua_day_dan_thay_tun.docx

Nội dung text: Ôn tập Vật lý Lớp 9 - Bài tập về điện trở của dây dẫn - Thầy Tùng

  1. ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 THẦY TÙNG: 0987524767 BÀI TẬP VỀ ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN Bài 1 : Một cuộn dây dẫn có chiều dài 150 m . Khi đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu cuộn dây này thì thì cường độ dòng điện là 0,8 A . a, Tính điện trở của cuộn dây . b, Tính điện trở trên mỗi mét chiều dài của cuộn dây nó trên . Bài 2 : Hai đoạn dây dẫn làm cùng chất , cùng tiết diện và có chiều dài là l 1 và l2 . Lần lượt đặt vào hai đầu mỗi đoạn dây cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện qua chúng tương ứng là I1 và I2 . Biết I1 = 0,25I2 . Hãy so sánh các chiều dài l1 và l2 . Bài 3 : Hai dây dẫn cùng chất , cùng tiết diện , dây thứ nhất dài 25 m có điện trở R 1 và dây thứ hai dài 100 m có điện trở R2 . R a, Tính tỷ số 2 R1 b, Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn thứ nhất hiệu điện thế U 1 , vào hai đầu dây dẫn thứ hai hiệu điện thế U2 thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn tương ứng là I 1 và I2 . Biết U1 = I1 2,5U2 . Hãy tìm tỷ số I2 Bài 4 : Cho hai dây dẫn bằng nhôm , có cùng tiết diện . Dây thứ nhất dài 42 m có điện trở R1 , dây dẫn thứ hai có chiều dài l2 và điện trở R2 . Mắc nối tiếp hai cuộn dây với nhau và đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U thì hiệu điện thế U2 ở hai đầu đoạn dây thứ hai gấp 5 lần hiệu điện thế U1 giữa hai đầu đoạn dây thứ nhất . Tính chiều dai của đoạn dây thứ hai . 2 Bài 5 : Đặt vào hai đầu đoạn dây làm bằng hợp kim có chiều dài l , tiết diện S1 = 0,2mm một hiệu điện thế 32 V thì dòng điện qua dây là I 1 = 1,6 A . Nếu cũng đặt một hiệu điện thế như vậy vào hai đầu một đoạn dây thứ hai cũng làm bằng hợp kim như trên , cùng chiều dài l nhưng có tiết diện S2 thì dòng điện qua dây thứ hai I2 = 3,04 A . Tính S2 . Bài 6 : Điện trở suất của constantan là 0,5.10 6 .m a, Con số 0,5.10 6 .m cho biết điều gì ? b, Tính điện trở cuẩ dây dẫn constantan dài l = 20 m và có tiết diện đều S = 0,4 mm2 . Bài 7 : Đặt vào hai đầu cuộn dây dẫn một hiệu điện thế U = 17 V thì cường độ dòng điện qua dây là I = 5 A . Biết cuọn dây đồng dài 300 m và có tiết diện 1,5 mm2 . Hỏi cuộn dây dẫn là bằng chất gì ? Bài 8 : Một đoạn dây đồng dài 140 m có tiết diện tròn , đường kính 1,2 mm . Tính điện trở của dây biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 – 8 .m và lấy 3,14 . Bài 9 : Một cuộn dây bằng đồng dài 148 m và tiết diện S = 1,2 mm2 . a, Tính điện trở của cuộn dây b, Cắt cuộn dây trên ra làm hai đoạn , đoạn thứ nhất dài gấp hai lần đoạn thứ hai , sau đó mắc lần lượt chúng vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 2,8 V . Tính dòng điện qua mỗi cuộn dây . ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 THẦY TÙNG: 0987524767
  2. ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 THẦY TÙNG: 0987524767 Bài 10 : Hai bóng đèn có điện trở lần lượt là R 1 = 8 và R2 = 12 mắc song song vào hiệu điện thế 8,232V như hình vẽ . Dây nối từ hai đèn đến hiệu điện thế này là dây đồng có chiều dài tổng cộng là 54 m và tiết diện 0,85 mm2 . a, Tính điện trở của mạch . b, Tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn . Bài 11 : Một biến trở có điện trở lớn nhất là R b = 75  làm bằng dây dẫn hợp kim Nikênin có tiết diện 1,6 mm2 . a, Tính chiều dài của dây dẫn ding làm biến trở này . b, Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R 1 = 20  và dòng điện qua đèn khi đó là 0,75 A . Mắc bóng đèn nối tiếp với biến trở nói trên vào hiệu điện thế 30 V . Hỏi phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Bài 12 : Cho mạch điện như hình vẽ , trên bóng đèn có ghi 12V – 0,6A . Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi 18 V A B a, Biết đèn sáng bình thường . Tính điện trở của biến trở khi đó . Rx Đ b, Dịch chuyển con chạy của biến trở sao cho điện trở của biến trở tăng 2 lần so với giá trị ban đầu . Hỏi khi đó cường độ dòng điện qua biến trở là bao nhiêu ? Cường độ sáng của bóng đèn như thế nào ? Bài 13 : Hai dây dẫn bằng Nikênin và Constantan có chiều dài và tiết diện bằng nhau mắc nối tiếp và mắc vào mạch có hiệu điện thế 24 V thì dòng điện chạy qua mạch là 1,5 A . a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch . b, Tính độ lớn điện trở của mỗi dây . c, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dây . Bài 14 : Trên một biến trở co chạy có ghi 25 - 1A . a, Con số 25 - 1A cho biết điều gì ? Hiệu diện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là bao nhiêu ? b, Biến trở được làm bằng dây dẫn hợp kim nicrôm có chiều dài 24 m . Tính tiết diện của dây dẫn dùng để làm biến trở đó . Bài 15 : Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 50  . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrôm có tiết diện 0,11 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5 cm . a, Tính số vòng dây của biến trở này . b, Biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây này có thể chịu được là 1,8 A . Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để bién trở không bị hỏng . ÔN TẬP VẬT LÝ LỚP 9 THẦY TÙNG: 0987524767