Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương

docx 52 trang thaodu 5210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_l.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt kiểu bài biểu cảm - Phan Thị Lệ Phương

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM Tác giả: Phan Thị Lệ Phương Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS Tống Văn Trân Nam Định, ngày 13 .tháng 5 năm 2018 MỤC LỤC 1
  2. Thông tin chung về sáng kiến Trang 2 Phần I: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trang 3 Mô tả giải pháp kỹ thuật Trang 6 I. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến I.1.Thực trạng giáo dục THCS trước khi áp dụng sáng kiến I.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến Trang 7 1. Thuận lợi Phần II: 2. Khó khăn II. Giải pháp thực hiện Trang 9 1. Giải pháp 2. Quá trình và thời gian áp dụng 3. Cách thức thực hiện 3.1. Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm 3.2. Với các tiết học thực hành làm văn biểu cảm Trang 33 Phần III: Hiệu quả do sáng kiến đem lại Phần IV: Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Trang 51 2
  3. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục con người. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Học kì I năm học 2017 – 2018 (tháng 9/2017 – tháng 12/2017). 4. Tác giả: Họ và tên: Phan Thị Lệ Phương Năm sinh: 1985 Nơi thường trú: TP. Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Tống Văn Trân Điện thoại: 01234833450 Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Tống Văn Trân Địa chỉ: 36/77 Lê Hồng Sơn. Điện thoại: 03503 846029. 3
  4. BÁO CÁO SÁNG KIẾN PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Theo tinh thần của Nghị quyết số 29/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì một trong những mục tiêu rất quan trọng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đại hướng đến là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nói cách khác giáo dục sẽ thay đổi tư duy, bồi dưỡng tình cảm, qua đó định hình nhân cách và góp phần thay đổi xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh. Với đặc thù bộ môn “Văn học là nhân học” mà có lẽ môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học có đầy đủ ưu thế để giúp “con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn học bồi dưỡng tâm hồn, làm phong phú trí tưởng tượng và giúp con người luôn đa dạng, tinh tế hơn trong những cảm xúc, cảm giác. Rất nhiều những tình cảm đẹp đẽ sẽ được văn học bồi đắp, và vì thế mà nhờ học Ngữ văn, con người biết sống yêu thương hơn, trung thực hơn, luôn nuôi dưỡng ước mơ được đem những điều tốt đẹp nhất của bản thân mình cống hiến cho cuộc đời chung. Bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục THCS hiện hành là sự tích hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn vẫn được coi là khô khan, khó tiếp nhận, học sinh ngại học nhất nhưng lại là phân môn đánh giá được đầy đủ nhất các năng lực chuyên biệt của học sinh như năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt, 4
  5. năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề Vì vậy, đây cũng chính là phân môn đòi hỏi người giáo viên phải dành nhiều tâm sức để có những giải pháp tích cực nhằm tạo hứng thú học tập, niềm say mê bộ môn cho học sinh. Từ đó mới có thể giúp các em chủ động, tích cực tích lũy kiến thức phần văn học và tiếng Việt để say sưa nhiệt huyết trong những bài làm văn của mình; không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ môn học mà thông qua đó còn khám phá, phát huy những mới mẻ, sáng tạo của cá nhân mình, hoàn thiện nhân cách, đáp ứng những nhu cầu của thời đại. Với học sinh lớp 7, lứa tuổi đang có sự thay đổi và phát triển về tâm sinh lý, với khả năng nhận thức bắt đầu có sự sâu sắc hơn, tinh tế hơn thì việc bồi dưỡng kĩ năng Tập làm văn, đặc biệt là kĩ năng làm văn biểu cảm sẽ giúp cho các em được bồi dưỡng toàn diện không chỉ về kiến thức mà còn cả tâm hồn, lối sống tạo tiền đề cho những bước phát triển cao hơn. Có thể khẳng định chắc chắn rằng văn bản biểu cảm là những văn bản có tác động trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất đến suy nghĩ, tình cảm của học sinh. Viết văn, làm thơ chính là những cách giúp các em lưu giữ, bày tỏ những tình cảm trào dâng ở trong lòng trước những vẻ đẹp của cuộc sống. Qua các bài làm văn biểu cảm, rất nhiều những xúc cảm đẹp đẽ bên trong người học sẽ được đánh thức, nâng niu, các em sẽ tìm được những giá trị sống đích thực, biết yêu thương bản thân, yêu gia đình, quê hương, đất nước và tự tin hơn trong vai trò người chủ của đất nước tương lai. Có vai trò quan trọng là thế, nhưng kiểu văn bản biểu cảm cũng là kiểu làm văn khó truyền tải nhất. Giáo viên sẽ rất khó đưa ra những định hướng được gọi là chuẩn xác nhất cho người học bởi có lẽ thế giới tình cảm, cảm xúc vốn tinh tế, vi diệu mà lại trừu tượng, mơ hồ. Việc gọi ra được các xúc cảm vốn đã khó, nay lại chỉ cho học sinh phải xúc cảm gì, xúc cảm như thế nào, và diễn đạt xúc cảm đó trên trang giấy lại càng khó khăn hơn nhiều. Trong khi đó, thực tế là học sinh trong một số năm gần đây (có thể do ảnh hưởng của những tác động tiêu cực của đời sống hiện đại ???) đang có những biểu hiện của lối sống thực dụng, ích kỉ, nhiều khi trở thành vô cảm, cằn cỗi tâm hồn. Một số em sống khép kín, ngại thể hiện, ngại chia sẻ vì thế mà rất nhiều năng lực, phẩm chất của các 5
  6. em bị hạn chế. Vì thế từ ý thức trách nhiệm của nghề nghiệp, từ tình yêu và niềm tin với thế hệ học trò, mong muốn các em luôn được bồi dưỡng để trở thành những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giúp học sinh lớp 7 làm tốt kiểu văn bản biểu cảm. Những giải pháp này đã được tôi áp dụng trong năm học 2017-2018, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực cho cả người dạy và người học. Chia sẻ trong báo cáo sáng kiến này, tôi rất hy vọng chúng có thể có ích với bạn bè đồng nghiệp. Bản thân tôi rất cũng rất mong muốn được nhận nhiều đóng góp ý kiến, để tiếp tục bổ sung hoàn thiện giải pháp trong quá trình giảng dạy của mình. 6
  7. PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN I.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Dạy Tập làm văn là dạy về phương pháp làm văn tức là trước khi giúp học sinh tự tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu, người dạy cần phải trang bị cho họ những tri thức đặc trưng nhất về kiểu văn bản, cách làm bài, và cần thiết phải đưa ra được các cách lập ý phù hợp với kiểu văn bản, từ đó giúp học sinh tự tạo lập văn bản theo yêu cầu của đề. Nhưng thực trạng chung của hầu hết giáo viên chúng ta khi giảng dạy Tập làm văn là ít chú trọng cái gốc kiến thức căn bản này, thường chủ yếu rèn kĩ năng cho học sinh sau khi các con đã tạo lập xong văn bản, hoặc cá biệt lại có quan điểm áp đặt tư duy, cảm xúc cho học sinh theo các bài làm mẫu của giáo viên nên học sinh nhiều khi chỉ nhìn thấy cái cụ thể mà không có tầm khái quát, không có khả năng chủ động, linh hoạt trong kiểu văn bản cần tạo lập. Dạy văn biểu cảm không đơn giản chỉ là dạy học sinh một kiểu làm văn mà hơn thế nữa còn là dạy học sinh biết cách bộc lộ và chia sẻ tình cảm, cảm xúc của mình với thế giới xung quanh bằng lời văn. Học sinh có được sống thực trong những cảm xúc, cảm giác của mình thì tình cảm, cảm xúc mới từ lời văn truyền đến và lay động trái tim người đọc. Bởi vậy ngoài những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, người giáo viên phải hướng dẫn được cho học sinh cách để biết tự đánh thức những suy tưởng, tình cảm trong con người mình. Muốn thế, trong quá trình dạy văn biểu cảm, không chỉ cần tích hợp với những văn bản văn học mà học sinh đã học, mà còn phải tích hợp, liên hệ với thực tế đời sống của học sinh. Thế nhưng thực trạng là một số giáo viên thường chỉ dạy được cái “ý” mà không chú trọng đến cái “tình” của văn biểu cảm, họ cho rằng chỉ cần truyền tải được những nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa là đã có thể giúp học sinh tạo lập được văn bản biểu cảm. Chính vì không coi trọng việc bồi dưỡng cảm xúc cho học sinh nên bài làm của các em thường chỉ dập khuôn, 7
  8. máy móc, rất khô khan, gượng gạo. Học sinh làm bài như là để trả bài cho thầy cô, chứ không hề có hứng thú, say mê sáng tạo. Thậm chí, một số học sinh còn không thể phân biệt văn biểu cảm với văn miêu tả, văn tự sự; viết văn biểu cảm mà chỉ lan man kể lể sự việc hoặc ôm đồm tả cả những chi tiết vụn vặt, không cần thiết khiến bài văn trở nên vụng về, lủng củng, không thể đạt được mục đích biểu cảm. Niềm yêu thích với bộ môn Văn, vì thế mà cũng bị giảm sút rất nhiều. Viết văn biểu cảm cũng giống như công việc của các nhà thơ mà bí quyết chỉ đơn giản là “Hãy gõ vào tim anh / Thiên tài là ở đó.” Vậy làm thế nào để hình thành được cảm xúc cho học sinh? Có thể nói cảm xúc chỉ hình thành qua những trải nghiệm đích thực. Biểu cảm về một loài cây, các em phải trông thấy, gắn bó, biết được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài cây. Biểu cảm về vùng đất nơi em sinh ra và lớn lên, các em phải thâm nhập vào đời sống, thấy được những nét đẹp riêng về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người thì mới có thể yêu mến, tự hào về quê hương của mình. Thế nhưng, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục hiện hành hầu như rất hạn chế, nếu không muốn nói là không có hoạt động. Ngay kể cả ở gia đình, học sinh thành phố hiện nay cũng ít có cơ hội được trải nghiệm thực tế, giao hòa với tự nhiên nên cảm xúc rất nghèo nàn khiến các em không có khă năng hành văn. I.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1. Thuận lợi - Về phía nhà trường và tổ chuyên môn luôn có sự động viên, tạo điều kiện để các giáo viên có sự tìm tòi, áp dụng những giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tổ khoa học xã hội trường Tống Văn Trân gồm nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, có sự trao đổi, giúp đỡ thường xuyên qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm. Nhờ vậy mỗi người giáo viên trong tổ đều có cơ hội học hỏi, bồi dưỡng. 8
  9. - Được trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn 7 từ năm đầu ra trường đến nay đã 12 năm nên bản thân cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. Đặc biệt với phần làm văn biểu cảm, đây cũng là nội dung mà tôi khá say mê, chịu khó sưu tầm tư liệu để giúp học sinh tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn. - Sự hợp tác cùng với niềm hứng thú, say mê của các em học sinh lớp tôi giảng dạy cũng là một trong những nguồn động viên, khích lệ để tôi tích cực đưa những giải pháp mới vào trong từng hoạt động học tập của học sinh. 2. Khó khăn - Theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giảng dạy với bộ môn Ngữ văn trong chương trình THCS chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi lớp học. Hoạt động trải nghiệm để bổ sung cho học sinh những kiến thức thực tế hiện rất hạn chế nếu không muốn nói hầu như không có. - Thiết kế nội dung bài học trong sách giáo khoa hiện nay chủ yếu theo từng bài/tiết nhằm “truyền tải” hết những gì được viết, chủ yếu tiếp nhận kiến thức, ít thực hành, vận dụng cũng là những khó khăn không nhỏ cho giáo viên khi dạy kiểu làm văn vốn gắn rất chặt chẽ đời sống tâm lí của con người như văn bản biểu cảm. - Vốn sống của đa số học sinh hiện nay lại vô cùng ít ỏi, rất nhiều tri thức đời sống rất đơn giản, học sinh cũng không nắm bắt được như đặc điểm về loài cây, tập tính của một số động vật nuôi trong nhà, Một thực tế đáng buồn là, học sinh thành phố hiện nay không cả biết cây lúa hình dáng thế nào, sinh trưởng phát triển ra sao; không phân biệt được con trâu – con bò , Sự hạn chế về vốn sống này đồng thời cũng hạn chế về mặt cảm xúc của người học, rất khó khăn cho người giáo viên khi dạy kiểu bài làm văn biểu cảm. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Giải pháp. Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung, phần làm văn biểu cảm nói riêng, với lòng say mê, nghiên cứu, tích 9
  10. cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tôi xin đề xuất các giải pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt kiểu bài làm văn biểu cảm như sau: Thứ nhất, để tạo nền tảng kiến thức căn bản giúp học sinh làm tốt kiểu bài làm văn biểu cảm, người giáo viên Ngữ văn cần cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ và có hệ thống những tri thức cần thiết nhất của kiểu văn bản biểu cảm, thông qua các bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm, luyện nói văn biểu cảm, luyện tập làm văn biểu cảm. Thông qua các bài học cụ thể này học sinh sẽ từng bước nắm được những đặc điểm nổi bật nhất của kiểu văn bản biểu cảm, nhận diện, phân biệt được kiểu văn bản biểu cảm với hai kiểu văn bản đã học ở lớp 6 là kiểu văn bản tự sự và miêu tả, biết cách lập ý và bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo hai cách trực tiếp và gián tiếp, từ đó thực hành tạo lập văn bản biểu cảm theo đề bài cụ thể và ở mức nâng cao hơn có thể sáng tác văn bản theo cảm xúc hứng thú của bản thân. Đặc biệt, giáo viên không nên bỏ qua mà cần coi trọng các tiết thực hành luyện nói: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người; luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Bởi đây chính là cách giúp học sinh đưa văn vào đời, để nhận thấy tính ứng dụng, thực hành rất cao của kiểu văn bản này, thêm hứng thú với bộ môn. Qua các tiết thực hành luyện nói, giáo viên tiếp tục củng cố những tri thức lý thuyết đã học. Mặt khác rèn luyện, nâng cao khả năng thuyết trình, tác phong bình tĩnh, chủ động giải quyết tình huống cho học sinh, Bên cạnh việc truyền tải những tri thức phương pháp căn bản của kiểu bài làm văn biểu cảm theo khung kế hoạch dạy học chương trình Ngữ văn 7 kì I, người giáo viên cần coi trọng việc tích hợp kiến thức tập làm văn với phân môn văn học, đặc biệt là phần văn bản biểu cảm trong sách giáo khoa. Đây sẽ là những bài mẫu, những minh chứng cụ thể sinh động cho từng đơn vị kiến thức mà học sinh đã được tích lũy trong các tiết học tập làm văn. Chương trình Ngữ văn 7 kì I có rất nhiều văn bản biểu cảm mà giáo viên có thể tích hợp như: các văn bản ca dao, văn bản thơ trung đại, hiện đại Việt Nam, thơ trung đại Trung Quốc, đặc biệt là phần văn xuôi biểu cảm. 10
  11. Giáo viên cần phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để cho việc học tập kiểu làm văn biểu cảm với học sinh trở nên không trở nên nặng nề, khô khan. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các bài làm văn; chủ động hình thành các nhóm học theo sở thích, giao đề tài biểu cảm theo nhóm để các thành viên có cơ hội hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Động viên học sinh tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế cùng lớp hoặc cùng gia đình, mỗi lần trải nghiệm cần định hướng học sinh thu nhận tri thức, tích lũy vốn sống, tiếp thêm cảm xúc để làm văn biểu cảm. Phát huy vai trò của tủ sách lớp học, học sinh chia sẻ hoặc giáo viên giới thiệu những cuốn sách hay, tạo cơ hội cho học sinh đến gần hơn với các tác phẩm văn học có giá trị, không chỉ bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ mà đặc biệt bồi dưỡng tâm hồn, khơi dậy tình cảm, say mê cho các em. Tổ chức, thu hút học sinh tham gia vào các cuộc thi nói trước lớp hoặc thi sáng tác văn, thơ theo kiểu bài biểu cảm để phát huy năng khiếu, phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh. 2. Quá trình và thời gian thực hiện. Trong các năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7, bản thân tôi luôn trăn trở với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Những giải pháp được báo cáo trong sáng kiến này đã được tôi tích lũy qua mỗi năm công tác nhưng được áp dụng một cách chủ động và tích cực nhất trong học kì I của năm 2017-2018 với 31 em học sinh của lớp 7A, với thời lượng 15 tiết học (6 tiết lý thuyết và 9 tiết thực hành luyện nói, luyện viết văn biểu cảm). 3. Cách thức thực hiện. 3.1. Với các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảm Số tiết theo khung kế hoạch dạy học: 6 tiết, gồm: + Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. + Đặc điểm văn bản biểu cảm 11
  12. + Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm + Cách lập ý của bài văn biểu cảm + Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. + Cách làm bài biểu cảm về một tác phẩm văn học Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được những kiến thức căn bản, đặc trưng nhất của kiểu văn bản biểu cảm như mục đích và phương thức biểu đạt chính; đặc điểm của tình cảm, cảm xúc trong văn bản biểu cảm; các cách bộc lộ tình cảm cảm xúc (biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp); bố cục và các cách lập ý của bài văn biểu cảm. Từ những tri thức này giúp học sinh không chỉ nhận diện được sự khác biệt của văn biểu cảm với văn miêu tả, văn tự sự; cảm nhận, phân tích cái hay, cái đẹp của một văn bản biểu cảm mà còn có được những kĩ năng thiết yếu để tạo lập kiểu văn bản này. Với thời lượng 6 tiết học, theo mục tiêu cần đạt và đặc thù của từng bài học, tôi xin trình bày cụ thể về tiến trình và cách thức tổ chức một số hoạt động theo từng chủ đề: a. Chủ đề 1: Tri thức chung về văn biểu cảm, gồm: “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” và “Đặc điểm văn bản biểu cảm”. Về tiến trình tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức Trong bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”, ở nội dung thứ nhất tìm hiểu về nhu cầu biểu cảm của con người, học sinh cần hiểu được văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người qua việc tìm hiểu các ví dụ là các văn bản ca dao đã được học. Giáo viên nên tích hợp chặt chẽ với phân môn văn học, cụ thể là phần văn bản ca dao ở một số tiết học trước đó, để giúp học sinh nhận thấy ngay từ thời xa xưa, con người đã tìm đến văn học, trước hết để thực hiện nhu cầu biểu cảm vốn rất phong phú, mãnh liệt của mình. Giáo viên cũng cần liên hệ với thực tế đời sống cảm xúc của chính học sinh với bao vui, buồn, mừng, giận, lo lắng, phiền muộn, xem các em đã bao giờ tìm đến với văn chương như một phương tiện để giãi bày, chia sẻ những tình cảm đó chưa? Nếu học sinh chưa từng có trải nghiệm này, nên khơi dậy cho các em những hứng thú để đến với kiểu văn bản biểu cảm và tìm hiểu những đặc điểm của nó. 12
  13. Khi học sinh đã thấy được sự cần thiết và quan trọng của văn biểu cảm, giáo viên tiếp tục hướng dẫn cho học sinh hiểu thế nào là một văn bản biểu cảm. Ở nội dung này, bằng phương pháp thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống, giáo viên tổ chức cho học sinh trong lớp phân tích hai ví dụ trong sách giáo khoa. Với cùng câu hỏi: tình cảm, cảm xúc được bộc lộ là tình cảm, cảm xúc gì? Cách người viết bộc lộ tình cảm, cảm xúc ấy? Sau đó, với kĩ thuật khăn phủ bàn, học sinh rút ra được những điểm chung của cả hai đoạn văn cũng là đặc điểm riêng của kiểu văn bản biểu cảm. Đó là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Và muốn tìm được sự đồng điệu nơi người đọc, người nghe, tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Hơn nữa tình cảm đó phải chân thật, xuất phát từ trái tim với những trải nghiệm có thực của người viết. Như trong ví dụ: tình cảm nhớ thương người bạn thân xa cách được bắt đầu từ những ngày còn ngồi chung bàn; thêm bền chặt gắn bó trong những lần dạo hồ Tây, chơi Thủ Lệ, thăm quan ao Vua, càng thiết tha cảm động khi mình ốm dài, bạn chép bài cho mình. Hay tình yêu quê hương, đất nước của tác giả Nguyên Ngọc trong “Đường chúng ta đi” cũng tự nhiên lan tỏa nhờ những xúc cảm chân thực của người viết với tiếng hát dân ca – tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu. Cũng từ hai ví dụ này, giáo viên cần nhấn mạnh: để viết văn biểu cảm hay, điều quan trọng trước hết là người viết phải có cảm xúc. Và vì thế, điều đầu tiên khi làm bài biểu cảm là người viết phải tìm được cảm xúc, biết nuôi dưỡng và phát triển cảm xúc ấy trong suốt quá trình hành văn. Tiếp đó, ở bài “Đặc điểm của văn biểu cảm”, học sinh được tìm hiểu và phân tích hai ví dụ: văn bản “Tấm gương” của Băng Sơn và một trích đoạn trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng để củng cố sâu sắc hơn về các đặc điểm của văn bản biểu cảm. Đặc biệt ở bài học này, học sinh sẽ nhận diện được bố cục của một bài văn biểu cảm gồm mấy phần, cùng thể hiện tình cảm, cảm xúc, nhưng cách biểu cảm trực tiếp có gì khác với biểu cảm gián tiếp. 13
  14. Giáo viên cần gợi mở để học sinh tự phát hiện: biểu cảm trực tiếp là phương thức trữ tình bộc lộ những cảm xúc, ý nghĩ thầm kín bằng những từ ngữ gọi ra tình cảm ấy (thường qua các động từ chỉ trạng thái, thán từ, câu cảm thán); còn biểu cảm gián tiếp là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc thông qua một phong cảnh, một câu chuyện hay một suy nghĩ nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra. Trong biểu cảm gián tiếp, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (hình ảnh tấm gương trong ví dụ) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng. Hoặc cũng có thể biểu cảm gián tiếp qua hai phương thức tự sự, miêu tả (văn bản“Hoa học trò” trong phần luyện tập). Tuy nhiên cần lưu ý học sinh rằng trong văn biểu cảm, người ta không miêu tả một đồ vật, một cảnh vật hoặc con người đạt tới mức cụ thể, hoàn chỉnh, cũng không kể tỉ mỉ, chi tiết diễn biến của cả một câu chuyện. Người ta chỉ chọn những chi tiết, những thuộc tính, sự việc nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng mà thôi. Về tiến trình tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung: Với phương pháp luyện tập, giải quyết tình huống bằng các hình thức vấn đáp, học theo góc, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng tri thức để giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa. Việc trả lời các yêu cầu trong từng bài tập không chỉ giúp học sinh sáng rõ hơn về những vấn đề lý thuyết đã học mà quan trọng hơn phải hướng học sinh đế việc học hỏi, tích lũy kĩ năng tạo lập ý, diễn đạt, hành văn. Giáo viên cũng cần sưu tầm, bổ sung một số bài tập rèn kĩ năng bộc lộ cảm xúc theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp Bài tập 1: Chỉ ra tình cảm, cảm xúc và cách biểu cảm trong mỗi đoạn văn sau: a, Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi bị trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. 14
  15. ( Duy Khán) b, Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy! Nếu làm được gì cho bố lúc này để được bố vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không! (Bài làm của học sinh) Học sinh nhận diện đoạn a/ biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả còn đoạn b biểu cảm trực tiếp. Bài tập 2: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong cách biểu cảm ở hai đoạn văn sau: a, Tháng tư của miền Bắc ngày xưa, tháng tư yêu dấu, có nóng, có oi, có dế kêu, có muỗi đốt nhưng tất cả những cái đó có thấm vào đâu với những buổi bình minh nạm vàng, mở mắt ra nhìn lên cao thì thấy mây bay thong thả như trời khảm bằng xà cừ, gió hây hây mát, mở cửa đi ra đường thì cảm thấy cả trời đất trong như là pha lê mà cái thân mình nhẹ tênh tênh như là có cánh (Vũ Bằng - “Thương nhớ mười hai”) b, Các bạn yêu mùa thu, mùa xuân, mùa hè với nhiều lý do khác nhau. Riêng tôi, tôi lại yêu mùa đông. Vì sao thế nhỉ? Tôi yêu mùa đông trước hết vì nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, bừng tỉnh giấc, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị đầy đủ và tất cả cho tôi. Nhớ nhất lúc mẹ khoác và cài khuy áo rét cho tôi. Mẹ thường âu yếm ôm đôi vai tôi và nói “Con trai của mẹ đã lớn, cái áo này ngắn rồi”. Ôi, mùa đông, mùa của tình mẹ! (st: bài làm của học sinh) Cả hai đoạn văn đều có sự kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp nhưng biểu cảm gián tiếp ở từng đoạn lại có sự khác biệt. Đoạn a/ biểu cảm gián tiếp qua miêu tả còn đoạn b/ biểu cảm gián tiếp qua tự sự. 15
  16. Bên cạnh các bài tập rèn kĩ năng hành văn, giáo viên cũng cần khuyến khích học sinh tìm đọc các văn bản biểu cảm chép lại những đoạn văn mà mình cảm thấy tâm đắc và có thể đưa ra để giới thiệu trong tổ, nhóm của mình, cùng thảo luận về các đặc điểm của văn bản biểu cảm được thể hiện trong những đoạn văn ấy. Hoạt động này không chỉ củng cố cho học sinh những tri thức lý thuyết đã học mà còn khơi gợi được sự hứng thú, say mê của các em với kiểu bài biểu cảm. Qua những trang viết đầy cảm xúc của tác giả, khả năng cảm nhận thế giới xung quanh của các em sẽ ngày càng tinh nhạy hơn, vốn từ ngày thêm phong phú và đặc biệt các em sẽ dần học được cách nói lên suy nghĩ của mình một cách cảm xúc nhất. b. Chủ đề 2: Biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, gồm: “Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm”, “Cách lập ý của văn biểu cảm”, “Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm”. Về tiến trình tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức Biểu cảm về đối tượng trong cuộc sống nghĩa là bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của con người viết về một con người, một đồ vật, loài vật, một loài cây, một phong cảnh. Cuộc sống phong phú, đa dạng và ẩn chứa trong đó biết bao điều kì diệu, kiểu bài này sẽ giúp đánh thức những tình cảm phong phú và vô cùng đa dạng nhưng đôi khi còn ẩn sâu, khuất lấp trong tâm hồn mỗi người. Giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy thiết thực của kiểu bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống trước khi tổ chức cho học sinh đi tìm hiểu từng đơn vị kiến thức cụ thể. Đồng thời cần nhấn mạnh để làm tốt kiểu bài này thì điều đầu tiên là các em cần trau dồi cảm xúc. Mà cảm xúc chỉ có thể có được nhờ những trải nghiệm đích thực (mắt thấy, tai nghe, gắn bó với sự vật, con người) cần biểu cảm.Vậy nên, để học tốt kiểu bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, học sinh trước hết cần đươc giao nhiệm vụ quan sát, suy ngẫm để tạo cảm xúc, khích lệ nhu cầu biểu cảm của các em. Có cảm xúc thôi chưa đủ để viết một bài văn biểu cảm. Muốn tạo lập được một văn bản biểu cảm, học sinh cần nắm vững quy trình tạo lập gồm các bước: tìm hiểu đề và tìm ý; lập dàn ý; viết bài; đọc lại và sửa chữa. Những nội dung 16
  17. này sẽ được học sinh tiếp nhận một cách chủ động và tích cực qua việc thực hành tìm ý, xây dựng dàn ý, viết thành văn cho đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ” ở tiết học “Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm”. Cụ thể: + Tìm ý: Để tìm ý cho một bài văn biểu cảm, trước hết người viết phải điịnh hướng được tình cảm chủ đạo với đối tượng biểu cảm là tình cảm, cảm xúc gì. Xác định được tình cảm chủ đạo (hay mạch cảm xúc xuyên suốt toàn bài), người viết sẽ lựa chon được hướng lập ý phù hợp. Với đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, giáo viên có thể đặt câu hỏi để đánh thức, khơi gợi cảm xúc cho học sinh: Nghĩ về người mẹ yêu dấu của mình, nghĩ về nụ cười của mẹ, cảm xúc đầu tiên xuất hiện trong em là gì (vui sướng, hạnh phúc, hay nhứ thương, tiếc nuối, )?.Sau khi học sinh đã xác định được tình cảm chủ đạo cho bài viết, giáo viên tiếp tục gợi mở cho học sinh cách tìm ý bằng việc đặt ra và trả lời những câu hỏi: ? Tưởng tượng và miêu tả lại nụ cười của mẹ (khuôn mặt, miệng cười, hàm răng, ánh mắt, kèm theo cử chỉ, hành động). Hình ảnh mẹ khi đang cười gợi cho em những cảm xúc gì? ? Nhớ tới nụ cười của mẹ, em nhớ tới những kỉ niệm nào không thể quên với mẹ (khi em biết đi, biết nói, khi em lần đầu đi học, mỗi khi em được lên lớp, hay kỉ niệm nào khác) ? Có lúc nào em cảm thấy thiếu vắng nụ cười của mẹ không (khi mẹ vắng nhà hay khi em mắc lỗi)? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ, em cảm thấy thế nào? ?Em sẽ làm gì để giữ mãi nụ cười của mẹ ? Qua đây cần lưu ý học sinh tìm ý bằng việc đặt ra những câu hỏi để tập trung làm cụ thể hơn, rõ nét hơn tình cảm chủ đạo về đối tượng biểu cảm mà học sinh đã xác định được cho mình. Các câu hỏi tìm ý cần phát triển theo trình tự tái hiện, hồi tưởng đến phân tích, suy ngẫm, bộc lộ cảm xúc và phải linh hoạt, phù hợp trải nghiệm thực của chủ thể là người viết. + Lập dàn ý: 17
  18. Sau khi đã có ý rồi, người viết cần biết tổ chức sắp xếp các ý thành một hệ thống hoàn chỉnh, lôgic nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Một bài văn biểu cảm cũng có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể: -) Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm chủ đạo của em với đối tượng ấy. -) Thân bài: Các đặc điểm gợi cảm của đối tượng và ý nghĩa của đối tượng trong cuộc sống của mọi người nói chung, bản thân người viết nói riêng. Qua đó bộc lộ cụ thể suy nghĩ, cảm xúc của người viết về đối tượng. -) Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với đối tượng. Từ dàn bài chung của bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành lập dàn ý cho đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, có thể xây dựng bố cục như sau: - Mở bài: Giới thiệu về nụ cười của mẹ và cảm xúc của em với nụ cười ấy. - Thân bài: Bộc lộ cụ thể tình cảm của em với nụ cười của mẹ. Có thể là: + Yêu sao, hạnh phúc sao khi nhìn thấy nụ cười tươi tắn, rạn rỡ của mẹ. Miêu tả và cảm nhận về gương mặt của mẹ khi cười. + Xúc động khi nhớ tới nụ cười của mẹ là nhớ tới những kỉ niệm đầy ắp yêu thương mà mẹ dành cho mình. + Trống vắng, ân hận khi làm mẹ buồn, khi không nhìn thấy nụ cười của mẹ. + Suy ngẫm về những việc mình có thể làm để giữ mãi nụ cười của mẹ. - Kết bài: Khẳng định sự quan trọng của nụ cười của mẹ với cuộc sống của em Giáo viên lưu ý học sinh: Tùy vào đối tượng biểu cảm và mạch cảm xúc, người viết có thể sắp xếp những dàn ý khác nhau. Việc sắp xếp các ý cần tuân thủ những quy tắc nhất định như: 1. Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ đối tượng. 2. Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và phải làm sáng tỏ ý lớn, cần trình bày theo thứ tự, tránh trùng lặp. 3. Cần xác định mức độ các ý cho hợp lý. Trong bài văn sẽ có những ý cần nêu kĩ, là trọng tâm; có ý chỉ cần nói qua, nói vừa đủ. Tùy thuộc vào mạch cảm 18
  19. xúc để phát triển ý nhưng người viết cũng cần tỉnh táo để cảm xúc linh hoạt tránh lung tung “đầu Ngô mình Sở”. + Viết câu, dựng đoạn trong bài văn biểu cảm về đối tượng trong cuộc sống. Viết câu Văn biểu cảm hay là phải khêu gợi được sự đồng cảm với người đọc. Muốn khêu gợi được sự đồng cảm đó, bài viết phải có càm xúc chân thành, trong sáng. Nhưng cảm xúc đẹp, trong sáng cần phải được thể hiện qua câu chữ. Câu văn lủng cũng, từ ngữ khô khan thì dù tình cảm có chân thực đến mấy, bài văn cũng khó có thể tạo được sự đồng điệu nơi người đọc. Do đó, một yêu cầu quan trọng đối với học sinh giỏi văn là viết câu văn, đoạn văn hay. Câu văn biểu cảm hay trước hết phải giàu cảm xúc. Ở những tiết học trước, học sinh đã biết để bộc lộ tình cảm, cảm xúc có hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. Qua các ví dụ, học sinh cũng phần nào hiểu biểu cảm trực tiếp phải được thể hiện bằng các từ ngữ nói thẳng tình cảm cảm xúc của con người như các động từ chỉ trạng thái, các thán từ như yêu, thương nhớ, đau đớn, xót xa, ôi, hỡi, chao ôi Khi bắt đầu viết văn biểu cảm, rất nhiều học sinh còn nhầm lẫn với văn miêu tả và văn biểu cảm mà các em mới học. Do đó, ngay từ bài học đầu tiên về các bước làm văn biểu cảm này, giáo viên cần định hướng và rèn kĩ năng viết câu văn có sử dụng cách biểu cảm trực tiếp là kiểu câu đặc trưng của văn bản biểu cảm. Nhưng nếu một bài viết mà sử dụng quá nhiều cách biểu cảm trực tiếp dẫn đến nhàm chán, giả tạo. Vì vậy khi học sinh đã biết biểu cảm trực tiếp bằng các câu cảm thán, câu có sử dụng từ ngữ nói thẳng tình cảm, cảm xúc; giáo viên cần tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng viết câu biểu cảm có sử dụng cách biểu cảm gián tiếp để cảm xúc của người viết được thể hiện một cách tự nhiên, rõ nét. Đó là các kiểu câu đặc biệt, câu rút gọn, câu mở rộng thành phần, câu hỏi tu từ , câu có sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, cần sử dụng nhiều các lớp từ tượng thanh, tượng hình, từ láy Chẳng hạn với đề văn “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, với ý: “Yêu sao nụ cười tươi tắn, rạng rỡ của mẹ. Miêu tả và cảm nhận về gương mặt của mẹ khi cười”, 19
  20. học sinh có thể sử dụng các kiểu câu, theo hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. - Biểu cảm trực tiếp: “Ôi! Yêu sao đôi mắt mẹ khi cười!” hoặc: “Hạnh phúc biết bao khi được nhìn thấy nụ cười của mẹ!” - Biểu cảm gián tiếp: . Dùng câu hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có biết nụ cười của mẹ có ý nghĩa với con biết nhường nào không?” . Câu có sử dụng biện pháp tu từ: “Nụ cười của mẹ đẹp tựa đóa hoa đang hé nở rực rỡ giữa khu vườn đầy nắng mai”. . Câu mở rộng giàu nhịp điệu: “Mỗi khi em buồn hay vui, nụ cười hiền hòa ấy luôn bên em. Một nụ cười nhẹ nhàng như làn gió thu thơm mát; đôi lúc lại sôi nổi như những đám mây xanh dạo chơi giữa bầu trời mùa hạ; và có khi lại rất thân thiện như bầy chim sơn ca chào đón nắng xuân.” . Câu sử dụng nhiều từ tượng hình, từ láy: “Nụ cười của mẹ ấm áp như những tia nắng mùa xuân, hiền hòa như một ánh trăng ngần, đẹp như bình minh rực rỡ”. Dựng đoạn Mặc dù đến lớp 8 học sinh mới học về các kiểu đoạn văn nhưng ngay từ những lớp dưới, giáo viên cũng cần giới thiệu cho học sinh một số cách trình bày đoạn văn thường gặp để các em có ý thức viết đoạn văn hay, như đoạn văn diễn dịch (câu chủ đề đứng đầu đoạn, những câu còn lại làm rõ ý cho câu chủ đề), đoạn văn quy nạp (câu chủ đề đứng cuối đoạn, tổng hợp lại ý đã nêu ở trước câu trước đó), đoạn văn tổng – phân – hợp (câu nêu ý tổng quát đứng đầu đoạn, các câu tiếp theo triển khai ý, câu kết đoạn khái quát, nâng cao ý cả đoạn). Khi viết bài văn biểu cảm, học sinh cần sử dụng kết hợp các kiểu văn với nhau cho bài viết phong phú, linh hoạt. Với đề bài: “Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”, học sinh đã sử dụng mô hình tổng – phân – hợp để dựng đoạn văn: “Tôi yêu mẹ, yêu cả ánh mắt, nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ ấm áp như những tia nắng mùa xuân, hiền hòa như một ánh trăng ngần, đẹp như bình 20
  21. minh rực rỡ. Mẹ cười với tôi khi thấy tôi hạnh phúc, khi thấy tôi làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống, . Nụ cười ấy tự bao giờ đã ghi dấu chẳng thể phai nhòa trong tâm trí tôi. Có phải ngoài đôi mắt của mẹ mà thượng đế đã ban tặng cho tôi, ngài còn ưu ái thêm cho cho tôi nụ cười của mẹ? Nụ cười ấy là nguồn động viên giúp tôi vượt lên những khó khăn, là cái nôi cho tâm hồn tôi dịu lại. Con người cười khi có niềm vui riêng , còn mẹ, mẹ cười khi thấy tôi hạnh phúc, trưởng thành. Ôi! Bao nhiêu lời lẽ đẹp nhất cũng không thể nói hết về nụ cười thiên sứ của mẹ.” Với bài “Cách lập ý của bài văn biểu cảm”, để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, nhất thiết người viết phải nắm được các cách lập ý: liên hệ hiện tại với tương lai; hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại; tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước; quan sát, suy ngẫm. Ở tiết học này, để minh họa cho bốn cách lập ý, sách giáo khoa đã dẫn năm ví dụ, hầu hết đều là các đoạn văn học sinh chưa được tiếp cận. Vì vậy việc đọc – hiểu ví dụ, khái quát tri thức quả là rất khó khăn, nặng nề đối với một tiết học. Để đảm bảo thời lượng tiết học, đồng thời vẫn giúp học sinh hiểu sâu sắc và có tầm khái quát, giáo viên có thể chia lớp thành bốn nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một cách lập ý sau đó cùng trao đổi, thống nhất lớp về đặc điểm, cách thức, cách vận dụng từng cách lập ý trong bài văn biểu cảm. . Liên hệ hiện tại với tương lai: là cách lập ý mà người viết dùng trí tưởng tượng để liên tưởng tới tương lai, mượn hình ảnh của tương lai để khơi gợi cảm xúc về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này nên sử dụng để khẳng định ý nghĩa, vai trò của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống mọi người. . Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: là hình thức liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ, làm hiện lên những kỉ niệm về đối tượng để từ đó suy nghĩ về hiện tại. Cách lập ý này nên sử dụng để tái hiện những kỉ niệm sâu sắc của người viết với đối tượng biểu cảm, qua đó mà bộc lộ cảm xúc. . Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: là hình thức liên tưởng phong phú, từ những hình ảnh của đối tượng trong thực tại để đặt ra các tình huống giả định và gửi gắm vào đó những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng biểu cảm. 21
  22. Nên sử dụng cách lập ý này để biểu cảm về sự quan trọng, cần thiết của đối tượng biểu cảm trong cuộc sống bản thân. . Quan sát, suy ngẫm: là cách lập ý dựa trên sự quan sát những hình ảnh đang hiện hữu trước mất, để có những suy ngẫm về đối tượng biểu cảm. Cách lập ý này nên sử dụng để tái hiện các đặc điểm gợi cảm của đối tượng biểu cảm, qua đó bộc lộ cảm xúc. Việc vận dụng bốn cách lập ý cũng cần linh hoạt và dù chọn cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm. Với bài: “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”. Trong bài văn biểu cảm, yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò quan trọng, hỗ trợ rất lớn cho việc biểu cảm. Các yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất mạnh, nhất là khi biểu cảm về các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Còn các yếu tố miêu tả có tác dụng khêu gợi sức cảm thụ và tưởng tượng của người nghe, người đọc. Tuy nhiên, tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. Để học sinh nhận thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, tự sự cũng như có kĩ năng sử dụng hợp lí các yếu tố này trong bài làm văn biểu cảm, giáo viên cần tích hợp chặt chẽ với văn bản “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã được học trong phần văn bản cũng như hướng dẫn học sinh khai thác ví dụ là đoạn văn bản của nhà văn Duy Khán trong “Tuổi thơ im lặng” được trích ở sách giáo khoa. Bằng hệ thống câu hỏi theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, cụ thể là: ? Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nào?(câu hỏi nhận biết)? Vì sao?(câu hỏi thông hiểu) ? Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả và tự sự trong đoạn văn?(câu hỏi nhận biết) ? Yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn có gì khác với yếu tố tự sự, miêu tả trong các văn bản tự sự, miêu tả mà em đã học? (câu hỏi thông hiểu) 22
  23. ?Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của người viết?(câu hỏi thông hiểu). ?Nếu được viết bài văn biểu cảm về người bố thân yêu của em, em sẽ lựa chọn những chi tiết miêu tả, tự sự nào? Vì sao?(câu hỏi vận dụng) Từ các phương án trả lời của học sinh, giáo viên sẽ đưa ra định hướng về vai trò cũng như việc vận dụng các yếu tố miêu tả, tự sự trong khi làm bài văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống. Về tiến trình tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung - Hoạt động thực hành Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung cho học sinh một số bài tập rèn cách lập ý hoặc đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong đoạn văn biểu cảm. Bài tập 1: Các đoạn văn biểu cảm sau được lập ý theo cách nào? a, “Cứ từ mười hai tháng Tám là ngày bày cỗ, tôi sướng như điên, có đêm thao thức đến một hai giờ không ngủ được. Đi hết hàng Thiếc xem những cái tàu bay tàu thủy, lại rẽ ra hàng Mã xem con giống, quay xuống hàng Gai xem đèn và sư tử, rồi lại quành ra hàng Trống để đứng ngắm nghía xem nên về nhà xin tiền để mua cái trống nào, tôi oán ức bố mẹ bắt phải lên giường đi ngủ. Nằm nhìn lên những đám mây bay quanh ông trăng sáng in rõ hình dáng thằng Cuội, cây đa tôi thao thức vẩn vơ và nhiều khi mở mắt rõ ràng, tôi tưởng như là thấy có những cô tiên bé nhỏ bằng ngón tay út bay là là từ mặt trăng xuống đất dắt nhau đi “dung giăng dung dẻ” và hát những câu hát dân gian mà tôi thích thú vô cùng vì lẽ gì chính tôi cũng biết những câu hát ấy Nhớ ơi là nhớ cái Tết trung thu ở Bắc! Vui mà vui thế là cùng! Về sau này lớn lên, nghĩ đến giờ phút đó, tôi không là làm sao lại có những người thấy Tết Trung thu về lại muốn phát điên lên, bày các trò chơi lạ để hưởng thụ cuộc đời cho đã.” (Vũ Bằng – “Thương nhớ mười hai”) Đoạn văn bộc lộ nỗi nhớ da diết cái Tết Trung thu Hà Nội qua việc hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ. b, “ Thân gầy guộc, lá mong manh 23
  24. Mà sao nên lũy nên thành tre ơi Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường ” (Nguyễn Duy – “Tre Việt Nam”) Đoạn thơ bộ lộ cảm xúc trân trọng, tự hào yêu mến với những phẩm chất tốt đẹp của cây tre mà cũng là của chính con người Việt Nam qua cách lập ý quan sát, suy ngẫm. c, “ Ước được nhà rộng muôn ngàn gian, Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan, Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn! Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! (Đỗ Phủ - “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”) Đoạn thơ bộc lộ tình cảm yêu thương cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ qua cách lập ý tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước. Bài tập 2: Cho câu chủ đề sau: “Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa tôi yêu nhất”. Hãy viết đoạn văn biểu cảm có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc tự sự, với câu chủ để đứng ở đầu hoặc cuối đoạn. Đoạn văn tham khảo: “Trong bốn mùa, mùa xuân là mùa tôi yêu nhất. Mùa xuân đến, đem hơi thở nồng nàn, rạo rực, vuốt ve lên mọi vật. Mưa giăng đầy trời. Chỉ còn chờ có vậy, những nhành đào, nhành mai bững nở muôn sắc màu. Đó là màu vàng tinh khiết của hoa mai, sắc hồng tinh khôi của hoa đào, màu trắng trang nhã, thanh tao của hoa mận, hoa quất. Thật đẹp biết bao! Mùa xuân là mùa của sự hồi sinh. Đó là sự xôn xao mầm non bật nhú. Bạn đã từng thốt lên kinh ngạc khi bắt gặp sự non xanh của chiếc lá bàng mới nhú chưa? Bạn đã từng ngỡ ngàng khi lắng nghe trong gió lời cảm ơn của mầm non tới mùa xuân chưa? Bạn có cảm thấy sắc xuân bao trùm lên cảnh vật chưa? Nếu là người yêu mùa 24
  25. xuân, bạn sẽ thấy xuân là một cô bé đáng yêu, xinh đẹp. Xuân về mang niềm vui phơi phới. Những làn gió xuân nhẹ đủ ru tim ta, ru hồn ta vào cõi mộng. Nắng tơ lấp lánh. Đám mây trắng tinh thơm nức hương hoa. Đẹp quá! Mùa xuân ơi! Chưa kịp hết vương lòng với sắc xuân rộn rã, bỗng nhận ra mùa ôn thi đã đến.” Hoạt động ứng dụng, bổ sung Giáo viên giao việc theo nhóm cho học sinh thực hành cách lập ý quan sát, suy ngẫm cho đề bài : “Loài cây em yêu” để quan sát, ghi lại những đặc đỉểm nổi bật của loài cây gợi lên cho em nhiều cảm xúc. Cụ thể: - Nhóm 1: Biểu cảm về cây bàng. - Nhóm 2: Biểu cảm về cây phượng. - Nhóm 3: Biểu cảm về cây hoa hồng. Sau khi quan sát, các nhóm sẽ tiến hành trao đổi trong nhóm, chọn ra một số đặc điểm gợi cảm của loài cây, viết những câu văn bộc lộ cảm xúc về các đặc điểm đó. Để trau dồi cách lập ý và khả năng diễn đạt cho học sinh ở bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, giáo viên khuyến khích học sinh tìm đọc và ghi chép lại một số đoạn văn biểu cảm hay để làm tư liệu tham khảo; sáng tác một bài thơ hoặc tập viết một bài văn biểu cảm theo chủ đề tự chọn. c. Chủ đề 3: Biểu cảm về một tác phẩm văn học, được học qua tiết: “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học” Kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học (hay phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học) là một trong những kiểu bài quan trọng đánh giá năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hành văn của người học văn. Vì thế đây cũng là kiểu bài được sử dụng thường xuyên nhất trong các kì kiểm tra chất lượng, thi chuyển cấp và thi học sinh giỏi văn. Do vây, tuy theo kế hoạch dạy học Ngữ văn lớp 7, kiểu bài này chỉ được học một tiết lý thuyết, một tiết thực hành luyện nói, nhưng giáo viên vẫn cần hướng dẫn học sinh nắm được những tri thức cơ bản nhất về đặc điểm cũng như cách làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học, tạo tiền đề để học sinh tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về kiểu bài này ở các lớp học trên. 25
  26. Tiến trình tổ chức các hoạt động hình thành kiến thức Bài học trong sách giáo khoa đưa ra ngữ liệu là bài văn: “Cảm nghĩ về một bài ca dao của Nguyên Hồng trong Một tuổi thơ văn”. Bài văn thể hiện khá sâu sắc những cảm nhận tinh tế của Nguyên Hồng về ý nghĩa, nội dung của bài ca dao “Vì nhớ mà buồn”. Các cách lập ý cũng được sử dụng rất đa dạng, khéo léo nên đã góp phần thể hiện được sự gắn bó, tình cảm yêu mến, trân trọng của người viết với bài ca dao. Tuy nhiên do cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài ca dao “Vì nhớ mà buồn” có phần xa cách với học sinh lớp 7 nên để học sinh cùng đồng điệu với những cảm xúc của Nguyên Hồng là không phải dễ dàng. Do vậy, giáo viên có thể tự chọn một ngữ liệu phù hợp (bài biểu cảm về một tác phẩm văn học mà học sinh đã học ở lớp 7), cho học sinh thời gian tìm hiểu ngữ liệu ở nhà trên cơ sở định hướng trước một số câu hỏi cho học sinh trong phiếu học tập: ? Bài văn viết về tác phẩm văn học nào? Tình cả mà tác giả muốn chia sẻ khi viết về tác phẩm ấy là gì? ? Những cách lập ý nào đã được tác giả sử dụng để bộc lô cảm xúc, suy nghĩ của mình về tác phẩm văn học? ? Chỉ ra và nhận xét về bố cục của bài văn? Từ sự chuẩn bị của học sinh, trên lớp giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Qua đó chuẩn xác kiến thức về bản chất, mục đích của kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học cũng như các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: - Cảm nghĩ về tác phẩm văn học là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, đánh giá của mình về tác phẩm văn học (một bài thơ, một câu chuyện). Những cảm nghĩ ấy có thể là: Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm; cảm xúc về tâm hồn, số phận nhân vật trong tác phẩm văn học; cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm văn học; cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là học sinh phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh, tình huống để từ 26
  27. ấn tượng ấy nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình. Mọi cảm xúc, suy nghĩ của người viết phải bám sát vào ngôn từ nghệ thuật của văn bản thì mới sâu sắc, có giá trị. - Các bước làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học: Bước 1: Tìm hiểu thật kĩ về tác phẩm văn học. Các em cần nhớ nội dung, bố cục, nhân vật, sự kiện (đối với tác phẩm tự sự); thuộc thơ, thuộc được một số đoạn văn hay (đối với tác phẩm trữ tình). Nói cách khác là phải “thuộc thơ nhớ truyện”. Sau khi nhớ được tác phẩm, các em cần nắm chắc những nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm để có được ấn tượng tổng thể về tác phẩm, tạo tiền đề hình thành cảm xúc cho bài biểu cảm. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý + Tìm ý: Để tìm ý cho bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nên đặt ra và trả lời các câu hỏi: ? Tác phẩm có nội dung gì? Nội dung ấy có gì hấp dẫn hoặc để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc? ? Tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật gì? Thể loại, ngôn ngữ, bố cục tác phẩm có gì đặc biệt? Những chi tiết nghệ thuật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc? ? Những chi tiết, hình ảnh nào để lại cho em những rung cảm sâu sắc nhất? Những chi tiết, hình ảnh ấy khiến em liên tưởng đến một chi tiết, hình ảnh trong một tác phẩm nào khác em đã đọc hoặc học hay không? ? Tác phẩm giúp người đọc hiểu thêm điều gì về tác giả (tâm hồn, tư tưởng, nhân cách )? ? Tác phẩm giúp em có suy nghĩ, cảm xúc gì và rút ra được bài học nào cho chính mình trong cuộc sống? Tuy nhiên việc tìm ý cần căn cứ vào từng tác phẩm cụ thể. Có những tác phẩm ta không thể đặt ra và trả lời tất cả các câu hỏi trên mà phải đi theo bố cục hoặc tập trung vào một điều nào đó trong tác phẩm mà các em thực sự tâm đắc. + Lập dàn ý: 27
  28. Trên cơ sở ngữ liệu đã phân tích, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bố cục chung của một bài biểu cảm về tác phẩm văn học. Cụ thể là: . Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung của mình về tác phẩm. . Thân bài: Lần lượt nêu cảm nghĩ của mình về từng khía cạnh của tác phẩm, trọng tâm là cảm nghĩ về những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm, ý nghĩa của tác phẩm bằng các cách lập ý phù hợp (hồi tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm, liên tưởng). . Kết bài: Khẳng định lại giá trị, sức sống của tác phẩm và cảm xúc của em về tác phẩm. Cần nhấn mạnh với học sinh là các ý trong dàn bài của bài biểu cảm về tác phẩm văn học không chỉ nêu lên nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm mà quan trọng là phải nêu được những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước những nội dung hay nghệ thuật đó, thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Bước 3: Viết thành văn Ngoài kĩ năng viết câu, dựng đoạn đã học ở cách làm bài biểu cảm về một đối tượng trong cuộc sống, thì khi viết bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học, giáo viên cần lưu ý học sinh không nên sử dụng kiểu câu khẳng định hay phủ định tuyệt đối. Cảm nhận của người viết về tác phẩm văn học thường chỉ là những cảm nhận của cá nhân, mang tính chủ quan, do vậy không nên áp đặt cách cảm nhận đó cho người đọc khác. Học sinh nên được rèn luyện kĩ năng viết kiểu câu hỏi dưới dạng phỏng đoán, giả định để khéo léo bộc lộ những cảm nhận chủ quan đó của mình. Để dựng đoạn văn biểu cảm, trình bày những cảm xúc, suy ngẫm, đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, học sinh cần có kĩ năng phân tích dẫn chứng. Bởi không thể làm cho người đọc thấy được sự yêu thích của mình đối với một chi tiết, từ ngữ, hình ảnh, trong tác phẩm nếu người viết không phân tích được cái đặc sắc, độc đáo của chi tiết, từ ngữ, hình ảnh đó. Các thao tác phân tích dẫn chứng, bao gồm: 28
  29. . Giảng giải: là cắt nghĩa, lí giải cái hay, cái đặc sắc của một từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm văn học. Chúng ta thường sử dụng thao tác này để giúp người đọc hiểu được về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. . Liên tưởng, so sánh: là từ một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong một tác phẩm này, ta liên tưởng đến một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong một tác phẩm khác để so sánh làm rõ chỗ giống nhau và khác nhau, mặt kế thừa và mặt đổi mới của tác giả này đối với tác giả khác, qua đó khẳng định những đóng góp về nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm. . Hình dung, tưởng tượng: là nhập vào thế giới nhân vật, hình ảnh của tác phẩm để hình dung về tư thế, hình ảnh, tâm trạng của nhân vật, không gian – thời gian của tác phẩm. Người viết thường sử dụng phương thức miêu tả hay tự sự để tái hiện lại cảnh hay người trong tác phẩm, qua đó bộc lộ cảm xúc, sự đồng cảm của mình với cảnh hoặc người trong tác phẩm. Bước 4: Đọc lại và sửa bài Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo lập văn bản, rất quan trọng nhưng nhiều khi vì vội vàng, chủ quan mà học sinh thường hay bỏ qua. Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc lại bài để sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ và diễn đạt trong quá trình hành văn, giúp bài văn hoàn chỉnh, thể hiện rõ ý đồ và cảm xúc của người viết. Tiến trình tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung + Hoạt động thực hành: Giáo viên đưa ra một số bài tập rèn kĩ năng lập ý, kĩ năng hành văn cho học sinh. Bài tập 1: Sử dụng thao tác giảng giải, hãy viết đoạn văn biểu cảm với câu chủ đề sau đây: Hai câu cuối bài thơ “Qua đèo Ngang” đã khắc họa rõ nét tâm trạng cô đơn thầm lặng của bà huyện Thanh Quan khi bước chân tới đỉnh đèo. Bài tập 2: Sử dụng thao tác hình dung, tưởng tượng, hãy viết tiếp các ý sau để tạo thành đoạn văn biểu cảm hay: 29
  30. a, Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Bài ca dao mở ra trước mắt ta một khung cảnh tuyệt đẹp b, Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều. Trong ánh chiều chạng vạng, nơi ngõ sau khuất nẻo, có một người con gái lặng nhìn về phía xa xa với bao xúc cảm đang trào dâng trong lòng Bài tập 3: Cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”: “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc, Vì xóm làng thân thuộc, Bà ơi, cũng vì bà, Vì tiếng gà cục tác, Ổ trứng hồng tuổi thơ.” (Xuân Quỳnh – “Tiếng gà trưa”) + Hoạt động ứng dụng, bổ sung: Để bồi dưỡng kĩ năng viết bài biểu cảm về tác phẩm văn học, giáo viên sưu tầm, giới thiệu với học sinh một số bài viết của các tác giả nổi tiếng, các bài viết được đăng trên báo Văn học và tuổi trẻ hoặc có thể là một số bài viết hay của các học sinh các năm trước, để các em có thêm tài liệu tham khảo. Khuyến khích các em tự tra cứu, tìm hiểu thêm thông tin về cuộc đời, phong cách sáng tác của một số tác giả có tác phẩm văn học được học trong chương trình Ngữ văn 7 kì I như Hồ Chí Minh, Xuân Quỳnh, Vũ Bằng, Thạch Lam để có thêm tri thức khi làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học của họ. Lập sổ tay văn học ghi chép lại những câu văn, câu thơ mà em yêu thích hoặc những đoạn cảm nhận của các tác giả mà em thấy đồng điệu và cần học hỏi. 30
  31. Tổ chức tiết sinh hoạt ngoại khóa bồi đắp tình yêu với các tác phẩm văn học với các hình thức: thi thuộc nhiều thơ, bình thơ, sáng tác thơ theo chủ đề cho trước trong một khoảng thời gian nhất định. 3.2. Với các tiết học thực hành làm văn biểu cảm Số tiết theo khung kế hoạch dạy học: 9 tiết, gồm: + 1 tiết luyện tập cách làm văn bản biểu cảm. + 2 tiết luyện nói (văn biểu cảm về sự vật, con người và văn biểu cảm về tác phẩm văn học). + 4 tiết viết bài Tập làm văn số 2 và số 3. + 2 tiết trả bài viết tập làm văn số 2 và số 3. Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh thực hành kĩ năng làm văn biểu cảm, đưa những tri thức lý thuyết đã học về kiểu bài biểu cảm vào trong lời nói và bài viết, để thấy rõ hơn tính thiết thực của kiểu văn bản này. Hơn thế nữa, qua việc hoàn thành các bài nói, bài viết thuộc kiểu văn biểu cảm, khả năng diễn đạt, năng lực giao tiếp của các em sẽ càng thêm khéo léo, hoàn thiện; rất nhiều những cảm xúc sẽ được trau dồi, bồi dưỡng; các em biết sống phong phú hơn, sâu sắc hơn, biết trân trọng, yêu thương cuộc sống này. Do đặc thù đây là nhóm bài thực hành kĩ năng tập làm văn ở cả hai dạng nói và viết, nên người giáo viên khi tổ chức các hoạt động học tập cần coi trọng việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em học sinh. Muốn vậy, giáo viên luôn có ý thức tạo ra các tình huống có vấn đề, khơi dậy hứng thú, tâm huyết của học sinh. Việc dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm phải được kết hợp linh hoạt để vừa huy động tối đa sự cố gắng của mỗi em đồng thời tạo cơ hội cho các em được hợp tác, học hỏi, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Sau đây, tôi xin trình bày một số giải pháp trong việc tổ chức các hoạt động thực hành, ứng dụng, bổ sung theo từng chủ đề: a. Chủ đề 1: Luyện nói văn biểu cảm, gồm “Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người” và “Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”. Đây là những tiết học không chỉ thực hành kĩ năng làm văn biểu cảm mà còn thực hành kĩ năng trình bày một nội dung, vấn đề nào đó trước tập thể. Vì 31
  32. vậy, các tiết học này thực sự sẽ rất hiệu quả để bồi dưỡng năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực giải quyết tình huống cho học sinh, giúp các em luôn bình tĩnh, chủ động khi bước vào cuộc sống sau này. Để tiết học trên lớp đạt được kết quả như mong muốn, giáo viên cần chú trọng việc chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, đó là giao đề bài luyện nói cho học sinh chuẩn bị trước khi bắt đầu tiết học. Để vừa không mang tính áp đặt vừa có thể tập trung đưa ra được những định hướng, rút kinh nghiệm cụ thể, theo tôi, mỗi tiết luyện nói giáo viên chỉ nên giao cho học sinh hai đề bài và cho phép học sinh được chọn một trong hai đề bài tùy theo cảm xúc của cá nhân. Theo đề bài mà học sinh đã chọn, giáo viên sẽ chia lớp thành hai nhóm, dành thời gian cho các em được trao đổi với nhau phần chuẩn bị của mình, có thể sử dụng các kĩ thuật dạy theo góc hoặc kĩ thuật phòng tranh để học sinh được chủ động trình bày ý tưởng của cá nhân hoặc của nhóm. Sau đó phần lớn thời gian tiết học, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh điều hành buổi luyện nói: chọn hai đại diện, của hai hai nhóm trình bày, các thành viên còn lại đóng góp ý kiến, nhận xét, ưu, nhược điểm. Cuối cùng, giáo viên rút kinh nghiệm, đưa ra những tư vấn cụ thể về tác phong, ngữ điệu, giọng nói cũng như nội dung của bài nói. b. Chủ đề 2: Thực hành viết bài tập làm văn biểu cảm, gồm: Luyện tập cách làm văn biểu cảm, Viết và trả bài tập làm văn số 2 +3. Có thể nói, ở các tiết học này, thông qua các bài làm của học sinh, giáo viên sẽ đánh giá được một cách khá chính xác những kiến thức và kĩ năng làm văn biểu cảm của các em. Và phần nào đó, có thể hiểu được những tình cảm, cảm xúc, tâm hồn, phẩm chất của học sinh để tiếp tục có sự tác động, điều chỉnh trong quá trình giảng dạy bộ môn. Vì thế, để việc kiểm tra đánh giá này thực sự có hiệu quả, giáo viên cần trao đổi, thống nhất trong nhóm chuyên môn về đổi mới trong cách ra đề, lựa chọn những đề văn biểu cảm vừa gần gũi vừa thiết thực với học sinh, vừa phát huy tối đa năng lực học văn của các em. Việc chấm và trả bài của giáo viên cũng cần cẩn thận, tỉ mỉ. Trên cơ sở bài chấm, giáo viên cần phân loại học sinh theo các nhóm: nhóm còn yếu về kĩ 32
  33. năng hay nhóm yếu về cảm xúc. Từ việc sửa lỗi, cần hướng học sinh đến phương pháp tránh lỗi và khắc phục lỗi. Đồng thời đưa ra những lời khuyên để học sinh tiếp tục bồi dưỡng, hoàn thiện. Việc học hỏi những bài viết khá của các bạn trong lớp ở từng đề văn cũng cần được khuyến khích, bằng cách động viên học sinh chép lại những đoạn viết hay, lưu lại trong sổ tay văn học của mình. Từ việc nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, cũng như bài viết của bạn, các em sẽ có thêm những kinh nghiệm, kĩ năng thực tế bổ ích cho quá trình tạo lập và sáng tạo một văn bản biểu cảm ở các lớp học cao hơn. PHẦN III: HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau khi tích cực áp dụng các giải pháp giúp học sinh làm tốt kiểu bài biểu cảm tại lớp 7A trường THCS Tống Văn Trân trong học kì I năm học 2017 – 2018, tôi nhận thấy các giải pháp này đã thực sự đem lại những chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và quan trọng nhất là đã tạo được hứng thú say mê học tập Ngữ văn cho các em học sinh, giúp các em có thêm cơ hội bồi dưỡng, phát triển hơn về năng lực, phẩm chất. Về chất lượng giảng dạy, xin được minh chứng cụ thể bằng bảng thống kê kết quả của hai bài viết tập làm văn số 2 và số 3 về văn biểu cảm của lớp 7A: §iÓm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài viết số 2 0 0 0 0 0 3 7 16 5 0 Bài viết số 3 0 0 0 0 0 1 3 12 8 0 Như vậy, với sĩ số 31 em, ở cả 2 bài viết, kết quả đạt được đều có hơn 90% bài có điểm khá giỏi, không có em học sinh nào không biết tạo lập văn bản biểu 33
  34. cảm. Điều đáng khích lệ là khi chấm những bài viết của các em, tôi nhận thấy hầu hết các em không chỉ nắm chắc kiến thức, có kỹ năng làm bài biểu cảm, khả năng diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc mà hơn hết các em tỏ ra rất sâu sắc trong những suy nghĩ, có sự phát triển thực sự về tâm hồn. Rất nhiều bài viết làm tôi thực sự ngỡ ngàng trước những cảm xúc “già dặn” của các em. Những gắn bó, yêu thương, trăn trở, trước những sự vật, con người của thế giới xung quanh đều được các em gọi ra một cách vô cùng rõ nét, chân thực, cảm động. Đó là tình yêu thiết tha, trân trọng mà các em muốn gửi đến người thân kính mến của mình. Đó còn là những mến thương, quyến luyến với góc phố, hàng cây và biết bao cảnh vật của cuộc sống này. Tôi vui mừng vì qua những bài học văn của mình, các em đã “lớn” thêm lên, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà cuộc sống đã ban tặng cho các em. Và tôi tin, với những cảm xúc đó, các em sẽ là những học trò ngoan, những đứa con hiếu thảo; các em sẽ biết nuôi dưỡng ước mơ để trở thành con người có ích cho xã hội! Một niềm động viên nữa cho tôi khi áp dụng những giải pháp này là em Trần Ngọc Minh – học sinh lớp 7A đã đạt giải Nhì trong kì thi Olympic Ngữ văn lớp 7 do Sở giáo dục và đào tạo Nam Định tổ chức năm 2017 – 2018. Ở cả 2 vòng thi, phần tự luận đề bài đều kiểm tra năng lực viết văn biểu cảm của học sinh. Em Trần Ngọc Minh đã thực sự thuyết phục được giám khảo nhờ cách hành văn trong sáng, đầy cảm xúc và kĩ năng biểu cảm tinh tế. Ở phần còn lại trong báo cáo sáng kiến của mình, tôi xin được giới thiệu với các bạn đồng nghiệp một số bài làm văn biểu cảm của các em học sinh mà tôi thấy rất trân trọng. Đây là những phát hiện mới mẻ của các em về chính khả năng của mình, hy vọng có thể minh họa một cách khách quan hơn cả về hiệu quả mà sáng kiến đã đem lại. 1. Đề bài: Loài cây em yêu Bài làm số 1 Mỗi khi nhắc đến tuổi học trò, chắc hẳn trong lòng ai cũng bồi hồi cảm xúc. Và tôi cũng vậy. Tuổi học trò với tôi là những kỉ niệm vui buồn với thầy 34
  35. cô, bạn bè dưới mái trường thân yêu và thấp thoáng là hình bóng của loài cây mà tôi yêu quý nhất – cây phượng – loài cây đã gắn bó với tôi suốt một thời đi học, loài cây được bao nhiêu nhà thơ gọi bằng cái tên thân thương là cây “hoa học trò”! Phượng đẹp nhất có lẽ là vào những buổi chiều hè! Khi ấy, tôi có thể ngồi ngắm phượng một cách chăm chú nhất, ngắm thật lâu, thật lâu mà cũng không thấy chán. Mỗi một loài cây đều có một đặc điểm nổi bật nhất, đẹp nhất và đặc trưng nhất của mình. Với tôi, vẻ đẹp của phượng mà tôi thích thú nhất có lẽ là những lúc phượng ra hoa. Phượng không có những bông hoa đỏ thắm, kiêu sa như những loài cây khác mà phượng mang một màu hoa đỏ rực rỡ, đốt cháy nhiệt huyết sôi động của tuổi học trò chúng tôi. Hoa phượng không phải một đóa, không phải một cành, mà là cả một vùng trời đỏ rực. Nhìn gần một chút, ngắm thật kĩ từng vị trí, tôi mới thấy phía dưới những tán hoa phượng đẹp đẽ là một thân cây xù xì, mốc mếch với những chiếc rễ trồi ra như những con rắn khổng lồ. Có lẽ cây phượng đã phải cần mẫn, chăm chỉ hút chất dinh dưỡng để nuôi cây nở ra những chùm hoa phượng đẹp đẽ như vậy ? Mùa cây ra hoa chính là mùa thi cử. Những bạn học sinh chăm chỉ ngồi dưới gốc cây phượng ôn bài. 35
  36. Cây phượng như dang rộng cánh tay chắc nịch, cố gắng xòe tán ra thật rộng để che nắng cho chúng tôi. Những mái đầu lấm tấm những cánh hoa nhỏ li ti – một hình ảnh đẹp đến khó quên! Nhớ đến những lúc cùng các bạn vui đùa, chạy nhảy hay ôn bài dưới gốc cây phượng, lòng tôi lại bồi hồi, nao nức. Có những hôm bị điểm kém hay cãi lộn với bạn, tôi luôn tìm đến cây phượng để chia sẻ. Có lẽ, từ lâu, tôi đã coi phượng như một người bạn tri kỉ, gắn bó với tôi đến suốt cuộc đời học trò thương mến. Loài phượng không giống như loài cây hoa hồng, hương thơm nhẹ nhàng, quyến rũ; cũng không giống như các loài cây hoa sữa, nồng nàn, ngát hương khiến cho lòng người ngây ngất. Phượng chỉ có chút hương thơm nhè nhẹ tưởng chừng như có như không, nhưng lại mang nặng những tâm tình của phượng gửi vào trong gió để gió mang đi xa. Khi phượng đẹp nhất, cũng là lúc phượng buồn, phượng nghĩ đến lúc phải chia tay các bạn học sinh. Khi tiếng ve đầu tiên của mùa hè xuất hiện trên khắp các con đường đến tận các ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có tiếng nói chuyện nô nức của các bạn học sinh háo hức cho những dự định của mùa nghỉ hè sắp tới, hay những tiếng than thở, buồn phiền của các bạn học sinh khi phải xa các bạn, xa thầy cô và xa mái trường thân yêu. Trên con đường đi học về, tôi luôn thấy những hàng hoa phượng nở đỏ rực. Những du khách nước ngoài khi đi qua thấy những hàng cây phượng luôn trầm trồ khen ngợi. Cũng đúng thôi, cây phượng luôn mang một vẻ đẹp rực rỡ đến chói lòa, lấn át tất cả các vẻ đẹp khác. Vẻ đẹp của phượng là khi phượng dịu dàng trong những buổi chiều hè nắng tắt, phượng xinh xắn, dễ thương trong những buổi sáng đẹp trời. Và tôi yêu vẻ đẹp đó! Đối với cuộc sống của mọi người phượng là vậy, còn đối với học sinh phượng lại mang tâm trạng khác. Phượng buồn vì sẽ phải xa các bạn học sinh, phượng nhớ đến những lúc được vui chơi cùng với các bạn, giúp ích cho các bạn bằng những lần che nắng. Mỗi lần các bạn ngồi ôn bài, phượng lại bùi ngùi cảm xúc! Ngày chia tay, chắc chắn trong lòng các bạn học sinh sẽ là những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, vui vì những dự định của kì nghỉ hè sắp tới, buồn vì phải xa thầy cô, xa các bạn và mái trường. Nhiều suy nghĩ quá khiến cho họ quên 36
  37. mất phượng rồi sao? Phượng vẫn đứng đấy, trông theo bóng dáng các bạn học sinh, vừa buồn, vừa nhớ. Phượng vẫn đứng đấy, vẫn đợi đến khi các bạn học sinh quay lại, sẽ cười và vui chơi với phượng. Chỉ mong thời gian sẽ trôi qua thật nhanh, thật nhanh Trong tôi, có lẽ, tôi cũng chỉ mong thời gian sẽ trôi đi thật nhanh, để tôi lại được gặp phượng lần nữa. Lấy một chùm phượng ém vào trang vở, tôi muốn khắc ghi hình ảnh của phượng mãi trong tâm trí, không bao giờ quên! Loài cây phượng là vậy đấy, là loài cây “hoa học trò” mà tôi yêu quý nhất, là loài cây mà tôi sẽ luôn coi như một người bạn thân thiết nhất trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường. Hình ảnh rực rỡ mà chói lòa, dịu dàng mà đằm thắm của hoa phượng sẽ mãi khắc sâu trong tâm trí tôi, không bao giờ tôi quên. (Bài làm của Phùng Khánh Linh – học sinh lớp 7A) Bài làm số 2 “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu ” Mỗi lần nghe những giai điệu du dương, quen thuộc ấy, tôi lại nhớ đến cây phượng bởi phượng chính là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời học trò tươi đẹp của tôi. Mùa xuân qua đi, mùa hè đã đến từ lúc nào. Mùa hè đến một cách nhanh chóng và thầm lặng, làm người ta không hề hay biết. Nhưng tôi đã cảm nhận được sự trẻ trung, tươi mới của mùa hè qua cây phượng đang lung linh dưới ánh nắng rực rỡ. Nhìn cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, như một nàng tiên xinh đẹp hứng từng giọt nắng vàng ươm như giọt mật tiếp thêm sức sống mãnh liệt tạo sự râm mát, dễ chịu cho con người. Thân cây xù xì in bao dấu tích của thời học trò trẻ trung, vui tươi, sống động, hồn nhiên và trong sáng. Rễ cây ngoằn ngoèo, có cái trồi lên mặt đất như những con rắn hổ mang bò trên mặt đất tìm kiếm sự sống của mùa hè. Lá phượng nhỏ như lá me non, mượt mà như đuôi chim phượng, mang một màu xanh lục trông thật đẹp mắt. Tôi thích nhất 37
  38. là được ngắm nhìn màu đỏ của hoa phượng. Đã vào hè, đây là thời điểm hoa phượng nở rộ nhất, để lại trong lòng người bao cảm giác kì lạ, bâng khuâng, xao xuyến. Hoa phượng đẹp, mềm mịn, đỏ rực như những đốm lửa đang cháy cho sự kiêu hãnh của mùa hè. Phượng nở không những là dấu ấn của mùa thi mà còn gợi cảm xúc cho những hàng lưu bút, nhật kí – là món quà lưu niệm nho nhỏ của những cô cậu học trò đang tuổi đến trường. Phượng là nhân chứng cho thời thanh xuân tươi đẹp nhất, là nhân chứng của tình bạn đẹp đẽ thời học trò áo trắng. Không những thế, phượng còn tô điểm cho đường phố thêm rạng ngời, muôn sắc; tạo bầu không khí trong lành, mát rượi mà bất cứ ai đi qua cũng không khỏi đắm say. Phượng gắn bó thân thiết với tôi trong suốt quãng thời gian cắp sách đến trường. Phượng báo tin hè về. Phượng gọi dậy trong tôi bao hoài niệm. Nhớ những ngày hè cùng bố mẹ đi du lịch, những ngày về quê đi thăm ông bà, bát ngát sông rộng, trời cao. Chao ôi là thích thú! Nhưng rồi mỗi khi đi qua đâu đó, thấy sắc hoa thắm đỏ, lòng tôi lại bồi hồi nhớ bạn, nhớ thấy cô, nhớ phượng. Lại muốn được đến trường, cùng đứa bạn thân nhặt từng cánh hoa đỏ chói, ép vào trang vở. Những lời hát ngô nghê, trong trẻo giữa giờ. Trò đùa quỷ quái của lũ bạn thân. Tất cả tuổi thơ của tôi đều được ghi dấu bởi sắc màu của hoa phượng! Hè về là phượng nở, là cả một khoảng trời tuổi thơ đỏ thắm rạo rực, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho những năm tháng học trò đầy cảm xúc. Phượng để lại vấn vương, nỗi xao xuyến cho tôi về cuộc đời học hò mà có lẽ không bao giờ quên! (Bài làm của Trần Minh Thảo Nhi – Học sinh lớp 7A) 2. Đề bài: Cảm nghĩ về người thân ( Ông, Bà, bố, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô) Bài làm số 1 “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào ”. Mỗi lần nghe câu hát ấy vang lên, tôi lại nghĩ đến người mẹ yêu dấu của tôi. Mẹ là người có công 38
  39. lao sinh thành, nuôi nấng, chở che tôi; mẹ là niềm vui, niềm hạnh phúc, là lẽ sống của đời tôi. Mẹ tôi đã gần 40 tuổi. Mẹ có dáng người cao gầy và mảnh dẻ. Làn da mẹ nâu rám nắng do những lần làm việc vất vả ngoài trời. Vì mẹ luôn lo lắng, suy nghĩ để chăm sóc cho các thành viên trong gia đình nên tóc mẹ đã lấm tấm vài sợi bạc. Tôi thương mẹ lắm! Ở mẹ, tôi yêu nhất là đôi mắt. Đôi mắt mẹ sâu, lắng đọng biết bao tình cảm yêu thương. Khi nhìn vào đôi mắt ấy, tôi luôn biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Lúc tôi buồn, đôi mắt mẹ lại ánh lên những tia sáng hy vọng. Cũng có khi tôi mắc lỗi, đôi mắt mẹ, tôi chẳng dám nhìn vào nhưng cũng hiểu nó u sầu và thất vọng ra sao. Đôi mắt là cánh cửa tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi bước vào. Tôi yêu mẹ, yêu cả ánh mắt, nụ cười của mẹ. Nụ cười của mẹ ấm áp như những tia nắng mùa xuân, hiền hòa như một ánh trăng ngần, đẹp như bình minh rực rỡ. Mẹ cười với tôi khi thấy tôi hạnh phúc, khi thấy tôi làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống, . Nụ cười ấy tự bao giờ đã ghi dấu chẳng thể phai nhòa trong tâm trí tôi. Có phải ngoài đôi mắt của mẹ mà thượng đế đã ban tặng cho tôi, ngài còn ưu ái thêm cho cho tôi nụ cười của mẹ? Nụ cười ấy là nguồn động viên giúp tôi vượt lên những khó khăn, là cái nôi cho tâm hồn tôi 39
  40. dịu lại. Con người cười khi có niềm vui riêng, còn mẹ, mẹ cười khi thấy tôi hạnh phúc, trưởng thành. Ôi! Bao nhiêu lời lẽ đẹp nhất cũng không thể nói hết về nụ cười thiên sứ của mẹ. Nhưng tôi yêu mẹ không chỉ vì ánh mắt, nụ cười của Người mà còn bởi những điều tốt đẹp nhất mà mẹ đã mang đến cho gia đình. Tôi yêu thương và kính trọng mẹ vì mẹ là người phụ nữ nhân hậu, đảm đang. Mẹ tôi mang trong mình phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam truyền thống đảm đang, nhân hậu, thật thà. Hiếm khi mẹ tôi to tiếng với ai trong nhà. Nếu không may mắc lỗi, mẹ nhẹ nhàng khuyên nhủ. Mẹ thủ thỉ tâm tình với tôi chỉ ra điều hay, lẽ phải. Nhờ vậy, tôi dễ tiếp thu khuyết điểm để từ đó mà khắc phục. Với bà con hàng xóm, mẹ chưa bao giờ nặng lời với ai. Mẹ là trung tâm đoàn kết của cả nhà. Thỉnh thoảng, mẹ bị ốm nhưng mẹ chẳng bao giờ nghỉ ngơi. Gần như mọi việc trong nhà đều đặt lên đôi vai bé nhỏ của mẹ. Tôi thương mẹ nhiều lắm, mẹ phải vất vả làm việc để nuôi tôi khôn lớn, chăm sóc cho cả gia đình. Tôi càng yêu thương và kính trọng mẹ vì mẹ là người giàu tình thương. Mẹ yêu thương tất cả thành viên trong gia đình. Mẹ chăm sóc ông bà từng li từng tí. Mẹ dậy sớm, pha trà cho ông, lấy cái kính, tờ báo đặt sẵn trên bàn cạnh cái ấm trà. Mẹ cùng bà đi chợ, nói chuyện vui vẻ. Mẹ luôn quan tâm hết mực đến tôi. Mẹ chăm lo cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ. Tôi còn nhớ mấy năm trước, tôi bị sốt cao, mẹ thức trắng đêm lo cho tôi từ viên thuốc đến thìa cháo. Lúc ấy, tôi thương mẹ lắm, tôi tự trách mình đã không bảo vệ sức khỏe cho tốt để mẹ mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ đến như vậy. Mẹ là tấm gương sáng để tôi học tập và noi theo. Với tôi, mẹ là người mẹ, người phụ nữ tốt nhất thế gian. Tôi luôn yêu thương, kính trọng mẹ. Tôi biết ơn mẹ nhiều lắm. Và như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”! (Bài làm của em Bùi Vân Anh – học sinh lớp 7A) 40
  41. Bài làm số 2 “ Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi ” Tuổi thơ ai chưa từng nghe câu này ? Tuổi thơ ai mà chưa từng xúc động ? Có lẽ, ai cũng từng nghe, đây là lời ru rất quen thuộc khi ai còn bé mà mẹ ru ngủ. Tôi gắn bó cùng lời ru ấy và phải chăng lời ru đó làm tôi thấu hiểu hơn về tình yêu cao cả của mẹ ? Tôi yêu mẹ rất nhiều! Thời gian cứ vùn vụt trôi qua, đếm trên đầu ngón tay, tôi ngẩn ngơ về tuổi tác của mẹ. Mẹ tôi năm nay đã gần 50 tuổi. Nhưng cho dù tuổi mẹ đã đến “già”, cho dù mẹ thay đổi thì mẹ lúc nào cũng “trung thành” với bộ áo màu xanh công nhân mỗi tối về lại dính đầy bụi bặm, đó có phải mẹ quá vất vả không ? Tuy vất vả, đôi mắt đã quầng sâu bởi lam lũ, mệt mỏi nhưng đôi mắt ấy vẫn nhìn tôi, nhìn mọi người âu yếm. Đôi mắt luôn luôn ẩn chứa cả biển trời yêu thương với anh em tôi. Đôi mắt biết cười, biết sáng lên, biết hạnh phúc mỗi khi tôi được điểm tốt. Đôi khi, tôi làm mẹ buồn, đôi mắt như cũng buồn theo, đỏ hoe như sắp khóc, làm tôi thêm ân hận. Ôi, đôi mắt ấy làm tôi bừng tỉnh, làm tôi thêm hiểu hơn về cuộc đời này! 41
  42. Tôi yêu đôi mắt đen đầy tình thương của mẹ. Tôi cũng yêu mái tóc của mẹ. Mái tóc đó màu đen óng ả ngày nào đã biến đi đâu mất, giờ để lại mái tóc lấm tấm những sợi bạc. Có lẽ, những sợi tóc bạc trắng như chứng kiến cả cuộc đời vất vả, vật lộn của mẹ để chăm lo gia đình mà làm mẹ mất đi cả tuổi thanh xuân? Mẹ khổ, mẹ vất vả, mẹ tần tảo đến vậy sao? Tôi thực không biết. Tôi thực không biết mái tóc mẹ đã dần bạc trắng, tôi tưởng khi tôi lớn lên, mẹ sẽ được tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc, an nhàn bên gia đình, nhưng không, tôi đã lầm. Tôi cũng rất yêu bàn tay của mẹ. Bàn tay chai sạn, ai cũng từng nói thế, vì mẹ làm việc rất mệt nhọc. Nhưng, mỗi khi mẹ dành thời gian bên tôi, khoảnh khắc ấy thật đẹp. Đầu tôi rối bù, mái tóc đen bết lại, lúc ấy khi mẹ chải, tóc đã mềm mượt. Thử tưởng tượng lúc ấy, bàn tay nẹ mềm mại, nhẹ nhàng gỡ tóc rối, chải đầu từ tốn. Rồi mẹ hỏi tôi, nói chuyện với tôi bằng giọng nói trong trẻo như tiếng hót của chú chim, ấm áp như nắng mùa thu. Khi mẹ chải xong, tôi soi gương rồi cười. Mái tóc đen trở nên mượt mà, tôi nghĩ rằng, mẹ là cô tiên, làm phép với cái đầu rối của tôi. “Mẹ à! Đôi khi con có lỗi với mẹ.” - những trăn trở, suy nghĩ của tôi chợt hiện lên. Có ngày, tôi đã vi phạm lỗi lầm khiến mẹ buồn, mẹ đau đớn. Đêm 42
  43. đêm, chưa ngủ, tôi bỗng thấy cái bóng gầy gò, xiêu vẹo chợt hiện lên. Rón rén sang phòng bên cạnh, mẹ khóc nức nở, mẹ ngồi xuống nền đất lạnh. Tôi hối hận nhìn mẹ, lòng như bị thắt lại, tôi vội vã đến bên mẹ, đỡ mẹ dậy. Mẹ nhìn tôi, mẹ cười. Tiếng cười của mẹ át cả tiếng mưa, tiếng cười làm tôi như được tha thứ. Mệt quá, tôi gục bên mẹ. Mẹ hôn nhẹ vào trán tôi rồi đặt tôi vào giường. Mẹ hát ru tôi: “Bước chân bé nhỏ Bước đi theo cha Dấu chân lần đầu tiên trên đường đời .” Khi tôi còn bé, mẹ tôi dạy tôi cách bò, cách ngồi, cách đi. Mẹ luôn cổ vũ tôi không ngừng. Mẹ đỡ tôi, mẹ dắt tôi tập đi. Rồi từ từ buông tay mẹ, tôi chập chững vài bước. Nhìn theo chân bước tôi đi, mẹ hạnh phúc. Có lẽ bước chân ấy là bước chân đầu tiên tôi bước trên đường đời. Có lẽ bước chân là nơi in dấu bao kỉ niệm về tuổi thơ. Có lẽ dõi theo bước chân ấy còn có mẹ. Mẹ đã chắp cánh cho tôi bay thật cao, thật xa để tôi có thể chạm tới ước mơ, khát vọng “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” Vâng, lòng mẹ mênh mông như biển rộng. Từng ngày, từng ngày, biển cứ mãi dài, dài đến vô tận. Cho dù, con có biết ơn, có làm mẹ vui để bồi đắp cho tình cảm vô bờ bến của mẹ thì không đủ lấp đầy biển. Nhưng, có một ngày, con không lấp đầy biển thì mẹ đã đi xa.Trong giấc mơ đó, con khóc, con níu kéo, con cố giữ tay mẹ rồi mẹ chỉ nở nụ cười buồn, giọt nước mắt chợt rơi. Mẹ từ từ biến mất làm con gào thét cũng không thấy mẹ trở về. Con thẫn thờ, con gục đầu chỉ muốn thoát khỏi giấc mơ khủng khiếp về mẹ. Rồi khi con tỉnh giấc, con tìm thấy bóng mẹ thì mẹ đã tạm biệt con rồi. Giá như con có phép lạ, con sẽ làm mẹ trở về thì hay biết mấy. Nhưng không, con khóc lóc thì chẳng có ích gì! Dù xa mẹ, con chỉ là đứa bé tội nghiệp mà thôi! (Bài làm của Trần Ngọc Minh – học sinh lớp 7A) 43
  44. 3. Đề bài: Quê hương trong trái tim tôi. Bài làm “Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều” Những câu thơ cứ vang lên, cứ vang lên để lại trong tôi cảm xúc khó phai về miền quê của tôi. Hai tiếng ấy “Quê hương” cứ in đậm trong lòng tôi, giúp tôi như thêm yêu quý, như thêm trân trọng, như thêm kính trọng “mảnh đất quê hương năm tấn: Thái Bình”- quê nội của tôi. Từ những ngày ở trên thành phố, tôi luôn trông ngóng về quê. Quê tôi cũng gần lắm, chỉ cần bắc qua cầu Tân Đệ là tới, nhưng lúc nào tôi cũng có cảm giác xa quê vời vợi mà nhớ da diết. Những lúc nghỉ hè được bố mẹ cho về quê, tôi chỉ muốn được kéo dài để tôi có thể nhớ hình bóng quê hương nhiều hơn. Quê tôi đẹp lắm! Mảnh đất Thái Bình yêu dấu! Đẹp từ những cánh đồng trù phú, đẹp từ con sông hiền hòa, đẹp từ nụ cười, tính tình người dân nơi đây. Tôi khá tự hào mà nói, quê tôi thật ấn tượng từ cánh đồng lúa đang vụ mùa thu hoạch. Nhìn từ xa, cánh đồng chẳng khác gì tấm lụa vàng óng ánh dát vàng dát bạc cứ trải dài cứ như vô tận. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông Ồ, lớn quá, rộng quá! Ngó bên nào tôi cũng thấy ánh vàng của lúa. Lúa vàng tươi, trĩu nặng những hạt thóc đang háo hức chờ đợi các bác nông dân thu hoạch. Tôi đang say mê ngắm vẻ đẹp của cánh đồng trù phú, mênh mông, bát ngát của nó làm tôi nhớ tới công sức của các bác nông dân. Từng tấc đất màu mỡ, từng bông lúa cứ dần dần mọc lên là bấy nhiêu giọt mồ hôi được đổ xuống đồng. Các bác nông dân làm việc vất vả quá! Nhưng bao sự nhọc nhằn, bao công lao của mọi người được trả, cánh đồng như thầm cảm ơn mọi nỗ lực để bông lúa được lên cao, lên cao Các bác rất vui vẻ! Tuy cái trán ướt đẫm mồ 44
  45. hôi do cái nắng gay gắt của trưa hè, nhưng ai ai cũng hạnh phúc vì một vụ mùa tốt. Tôi cảm ơn các bác vì tấm lòng lao động của mình. Dòng sông nhẹ nhàng vắt qua cánh đồng, ru bóng mây trời. Dòng sông quê tôi lúc nào cũng khoác trên mình chiếc áo xanh thẳm, đẹp như một cô thiếu nữ. Thỉnh thoảng, dòng sông cứ ngân lên khe khẽ. Có lẽ, sông đang hát chăng? Đó có phải là tiếng hát của quê hương, câu hò trên đê, ngọt ngào như lời ru của mẹ, đôi lúc đau khổ khi ai rời xa quê hương, mà xa mãi mãi, không bao giờ trở lại không? Sông ơi, sông có chăng đang cũng đứng đợi người thương của mình, ngày nào cũng vậy có đúng không? Tiếng khóc đau khổ của sông cứ theo tiếng gió, ai nghe mà xào xạc, cũng đồng cảm với sông. Rồi lũy tre xanh cũng đang rì rào thương cảm cho sông. Rồi những chú cá cũng ngừng bơi lội để nghe sông hát. Buồn thay cho ai đứng đợi người thương mà không bao giờ trở về. Sông đã thay lời nói của ai để nói ra bao nhiêu cảm xúc của họ khi đã xa quê hương. Rồi từ phía xa xa, những cô câu học trò đang tung tăng bước trên đường trở về nhà. Cô cậu tươi cười, hạnh phúc khi được mặc cái bộ áo trắng cùng chiếc quần của nhà trường, tung tăng cầm chiếc cầm chiếc cặp sách. Có phải ai cũng khát khao, cũng ước ao có được đồ vật đó không? Một món quà giản dị đã đủ để tôi hiểu hơn về tấm lòng hiếu học của họ. Ánh nắng chiều dần dần tắt hẳn, mặt trời dần dần khuất sau lũy tre, đã đến lúc của bữa cơm chiều. Khói cơm chiều nghi ngút, mời gọi tôi về nhà thưởng thức món ăn giản dị mà đầm ấm của miền quê. Bữa cơm đạm bạc chỉ có món rau, món thịt mà tôi ăn cứ thấy ngon hơn hàng ngày. Cái buổi chiều xế tà tĩnh lặng chỉ có tiếng loa phường thông báo, cùng với không khí ấm áp của bữa cơm gia đình làm tôi yêu hơn cái miền quê lúc nào không biết. Quê hương mỗi người chỉ một Như chỉ là một mẹ mà thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Đúng vậy, ai là người không nhớ quê hương? Ai mà không nhớ cái buổi trưa hè nắng gắt, tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt đung đưa, lời mẹ ru ngọt ngào, cùng 45
  46. chiếc quạt nan phe phẩy đã đưa ta đến giấc ngủ ngon lành. Rồi những lúc thả diều cùng với bạn bè, cái tuổi thơ ấy còn in đậm mãi. Cảm ơn quê hương rất nhiều. Tôi rất yêu quê hương. Tôi sẽ cố gắng học giỏi để xây dựng quê hương một ngày giàu đẹp. Cảm ơn bao kỷ niệm của tuổi thơ bên quê hương, hình ảnh miền quê sẽ in đậm trong tâm trí, trong trái tim tôi. (Bài làm của Trần Ngọc Minh – học sinh lớp 7A) 4. Một số sáng tác thơ của học sinh lớp 7A TẾT VỀ Tết về rồi thích quá ta! Chú chim non mãi hát ca trên cành Đào khoe sắc giữa trời xanh Cánh hoa – thiếu nữ mỏng manh sắc hồng. Hoa mai vàng, đẹp từng bông Tươi vui cầu chúc thành công tới người. Bánh chưng xanh tặng bao người Ai thử một miếng, mỉm cười khen ngay Tết này Tết thật là hay! Cầu cho năm mới, lộc “bay” vào nhà ! (Trần Ngọc Minh) XUÂN Xuân về xanh biếc chồi cười Hoa đào đỏ thắm, mai tươi nắng vàng Nhà em đẹp đẽ khang trang Bánh chưng thơm phức, em mang biếu bà. (Vũ Thu Hương) XUÂN VỀ Mùa xuân đến thật nhẹ nhàng 46
  47. Vui chung cùng với bản làng quê hương Hoa đào nở rộ sắc hương Khiến ai cũng phải vấn vương trong lòng Màu đào lẫn với màu mai Bao nhiêu đứa trẻ gái trai nô đùa Cầm tay bố mẹ đi chùa Ấm no, hạnh phúc, vui đùa sớm mai. Xuân này gắn với thứ gì? Thanh bao đỏ thắm lì xì trên tay. (Nguyễn Thành Tân) HOA HỌC TRÒ Hè về phượng nở đầy sân Mấy cô thiếu nữ tần ngần đứng trông Rực trời một sắc màu hồng Mai sau khôn lớn nhớ công cô thầy. (Trần Minh Thảo Nhi) HOA PHƯỢNG Rực trời đỏ lửa trước sân Chẳng kiêu sa cũng bội phần đẹp tươi Chỉ ăn sương, hứng gió trời Cho ta sống lại một thời ấu thơ Phượng ơi, phượng vẫn cứ chờ Qua năm qua tháng, phượng chờ ai đây? (Trần Minh Phương) QUÊ TÔI Thái Bình quê lúa của tôi 47
  48. Có dòng sông chảy, nước trôi hiền hòa. Ven sông mùa cải nở hoa Gần xa khách đến xem hoa nói cười. (Nguyễn Xuân Hoàng) THU MANG NIỀM VUI Thu sang cho lá rơi vàng Cho hoa sữa nở trắng hàng cây xanh Cho mặt nước thêm long lanh Con cá khuấy động lanh chanh đớp mồi Trăng rằm đã sáng lên rồi Trẻ con tụ tập cùng ngồi hát ca Nào chè, nào bưởi, nào na Cùng nhau phá cỗ, hò la khắp nhà. (Trần Minh Giang) 48
  49. MINH HỌA HÌNH ẢNH CÁC EM HỌC SINH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG TRONG CÁC TIẾT HỌC TẬP LÀM VĂN Hình ảnh học sinh tích cực, hào hứng trong các giờ học Tập làm văn. Hình ảnh học sinh tích cực thảo luận nhóm trong giờ học làm văn biểu cảm 49
  50. Hình ảnh học sinh tự tin trình bày bài nói trong giờ Tập làm văn. 50
  51. PHẦN IV: CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 ở trường THCS Tống Văn Trân, xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và xin được tiếp thu mọi ý kiến đóng góp từ bất cứ ai quan tâm đến sáng kiến này. Sáng kiến là trải nghiệm và cũng là tâm huyết của tôi! Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày 13 tháng 5 năm 2018 CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KIẾN (xác nhận) Phan Thị Lệ Phương 51
  52. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP NAM ĐỊNH (xác nhận, đánh giá, xếp loại) 52