Tài liệu ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 7 trang Hàn Vy 01/03/2023 5402
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_tap_cuoi_ki_1_lich_su_lop_10_nam_hoc_2022_2023_c.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TÀI LIỆU TẬP CUỐI KỲ I MÔN LỊCH SỬ 10 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tên ở đâu ? A. Anh.B. Pháp.C. Đức.D. Mĩ. Câu 2. Năm 1807, Rô-bớt Phơn-tơn đã chế tạo thành công A. đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên. B. tàu thủy chạy chở khách chạy bằng hơi nước. C. máy kéo sợi chạy bằng sức mước. D. máy bay chạy bằng động cơ xăng. Câu 3. Rôbốt đầu tiên được cấp quyền công dân như con người là A. Xô-phi-a.B. Robear.C. Paro.D. Asimo. Câu 4. Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự ph/triển của công nghệ trong thời đại 4.0 đó là A. Cloud.B. AI.C. In 3DD. Big Data. Câu 5. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì A. hình thành.B. khủng hoảng. C. phát triển rực rỡ.D. suy thoái. Câu 6. Tư tưởng chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.B. tín ngưỡng phồn thực. C. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất.D. Phật giáo, Nho giáo. Câu 7. Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến Đông Nam Á là A. Phật giáo.B. Hin-đu giáo.C. Nho giáo.D. Công giáo. Câu 8. Trước khi sáng tạo ra chữ viết riêng, một số cư dân Đông Nam Á đã sử dụng chữ viết nào sau? A. Chữ viết cổ của Ấn Độ.B. Chữ Chăm cổ. C. Chữ Khơ-me cổ.D. Chữ Nôm. Câu 9. Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ-trung đại có nguồn gốc từ A. Trung Quốc.B. phương Tây.C. Ấn Độ.D. Ả Rập. Câu 10. Đền Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc ở quốc gia nào sau đây? A. Cam-pu-chia.B. Mi-an-ma.C. Lào.D. Thái Lan. Câu 11. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh A. Sông Hồng.B. Phù Nam.C. Sa Huỳnh.D. Trống đồng. Câu 12. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. B. Khu vực Trung bộ ngày nay. C. Khu vực Nam bộ ngày nay. D. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Câu 13. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. săn bắn, hái lượm.B. nông nghiệp lúa nước. C. thương nghiệp.D. thủ công nghiệp. Câu 14. Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc A. Ấn Độ.B. Hy Lạp – Rô-ma.C. phương Tây.D. Nhật Bản. Câu 15. Nội dung nào sau phản ánh không đúng ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước ở Anh (1784)? A. Lao động bằng tay được thay thế dần bằng máy móc. B. Tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng vượt bậc. C. Tạo ra động lực mới, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa. D. Mở đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Anh. Câu 16. Truyện Kiều là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào? A. Chữ NômB. Chữ Hán.C. Chữ Quốc ngữ.D. Chữ Phạn.
  2. Câu 17. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều nhất? A. Thái Lan.B. Mi-an-ma.C. Việt Nam.D. Cam-pu-chia. Câu 18. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là: A. bộ máy Nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua. B. Nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc. C. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. D. Bộ máy Nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận. Câu 19. Nội dung nào sau không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? A. Đất đai phù sa, màu mỡ.B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa. C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.D. Khoáng sản phong phú. Câu 20. Địa hình Đông Nam Á bao gồm A. đồng bằng rộng lớn.B. các đảo và bán đảo. C. các đảo và quần đảo.D. cả lục địa và hải đảo Câu 21. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì? A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ. B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa. C. Hình thành ở lưu vực các con sông. D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn. Câu 22. Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cố nào? A. Văn Lang và Âu Lạc.B. Chăm-pa và Phù Nam. C. Văn Lang và Phù Nam.D. Văn Lang và Chăm-pa. Câu 23. Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới? A. Trống đồng Đông Sơn.B. Phật viện Đông Dương. C. Thánh địa Mỹ Sơn.D. Đồng tiền cổ Óc Eo. Câu 24. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ ở các nước nào? A. Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản.B. Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Đức, Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc.D. Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản. Câu 25. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) còn được gọi là A. CM chất xám.B. CM kĩ thuật số.C. CM kĩ thuật.D. CM khoa học. Câu 26. Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra A. con thoi bay.B. máy dệt.C. máy hơi nước.D. đầu máy xe lửa. Câu 27. Một trong những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) là A. máy hơi nước.B. đầu máy xe lửa. C. con thoi bay.D. máy vô tuyến điện. Câu 28. Một trong những thành tựu quan trọng đầu tiên của các mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) là A. rô bốt.B. vệ tinh.C. tàu chiến.D. máy tính. Câu 29. . Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ đầu thế kỷ XXI còn được gọi là A. Cách mạng kĩ thuật số.B. Cách mạng công nghiệp nhẹ. C. Cách mạng kĩ thuật.D. Cách mạng 4.0. Câu 30. Thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX) gắn liền với hai cường quốc Mỹ và A. Anh.B. Trung Quốc.C. Liên Xô.D. Ấn Độ. Câu 31. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX)? A. Điện toán đám mây.B. Mạng Internet không dây. C. Máy tính điện tử.D. Chinh phục vũ trụ.
  3. Câu 32. Công trình kiến trúc nào sau đây không thuộc Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua.B. Đấu trường Rô-ma. C. Đền Ăng-co-vát.D. Chùa Vàng. Câu 33. Thể loại văn học dân gian nổi bật ra đời ở Đông Nam Á thời cổ-trung đại là A. Truyện ngắn.B. Kí sự.C. Tản văn.D. Truyền thuyết. Câu 34. Đền Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc ở quốc gia nào sau đây? A. Cam-pu-chia.B. Mi-an-ma.C. Lào.D. Thái Lan Câu 35. Việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim (cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai) có tác dụng nào sau đây? A. Thúc đẩy việc ứng dụng điện vào cuộc sống. B. Dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới. C. Dẫn đến sự ra đời và phát triển của động cơ học. D. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Câu 36. Công nghệ tự động hóa và Rôbốt có điểm hạn chế nào sau đây? A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. B. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường. C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. Câu 37. Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là? A. Giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thuận tiện. B. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. Câu 38. Một trong những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là? A. Người lao động có trình độ chuyên môn cao. B. Con người giao tiếp rất tiện lợi, nhanh chóng. C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. D. Giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thuận tiện. Câu 39. Một trong những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là? A. Người lao động có trình độ chuyên môn cao. B. Con người giao tiếp rất tiện lợi, nhanh chóng. C. Giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thuận tiện. D. Ít quan tâm đến mối quan hệ gia đình, xã hội. Câu 40. Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba (nửa sau thế kỷ XX)? A. Điện toán đám mây.B. Mạng Internet không dây. C. Máy tính điện tử.D. Chinh phục vũ trụ. Câu 41. Thời cổ-trung đại, tôn giáo nào sau đây đã trở thành quốc giáo ở một số quốc gia Đông Nam Á trong một thời gian dài? A. Thiên Chúa giáo.B. Bà-la-môn giáo.C. Phật giáo.D. Hồi giáo. Câu 42. Thời cổ đại, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ viết của mình trên cơ sở tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ A. chữ La-tinh.B. chữ Phạn.C. chữ Hán.D. chữ A-rập. Câu 43. Thời cổ-trung đại, văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường A. giao thương buôn bán.B. truyền bá áp đặt. C. xâm lược, thống trị.D. giao lưu hữu nghị. Câu 44. Văn minh Trung Hoa ảnh hưởng sâu sắc đến ĐNÁ không xuất phát từ lí do nào sau? A. Vị trí địa lí liền kề với Đông Nam Á.
  4. B. Sự xâm lược, thống trị của Trung Quốc. C. Quá trình di dân của người Trung Quốc. D. Hoạt động truyền giáo của tu sĩ Công giáo. Câu 45. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa. C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội. D. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm. Câu 46. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Hoạt động kinh tế chính là thương nghiệp. B. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. D. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. Câu 47. Các loại chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ được sáng tạo trên cơ sở chữ viết nào sau? A. Chữ tượng hình của Ai Cập.B. Chữ Nôm của người Việt. C. Chữ Hán của Trung Quốc.D. Chữ Phạn của Ấn Độ. Câu 48. Những tác phẩm điêu khắc nào sau đây không mang tính chất tôn giáo? A. tượng thần.B. tượng Phật.C. phù điêu.D. bia Tiến sĩ. Câu 49. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng hệ quả tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại? A. Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất. B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới hình thành. C. Thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp. D. Giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã hội tư bản. Câu 50. Đặc trưng cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là A. sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. B. ứng dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. C. sử dụng năng lượng điện, sự ra đời dây chuyền sản xuất hàng loạt. D. phương thức sản xuất được tối ưu dựa trên nền tảng công nghệ số. Câu 51. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước tư bản thời cận đại? A. Hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản và vô sản. B. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và giao thông vận tải. C. Nâng cao năng suất lao động và làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản. D. Làm tiền đề về khoa học – kĩ thuật dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí. Câu 52. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại là quá trình A. đa dạng hóa, đa phương hóa các nước tư bản châu Âu. B. hình thành hai giai cấp cơ bản là nông dân và công nhân. C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công. D. hình thành nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa tư bản. Câu 53. Một trong những bài học quan trọng rút ra từ các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là A. coi trọng việc áp dụng khoa học – kĩ thuật. B. đẩy mạnh tham gia các liên minh khu vực. C. chú trọng mua bằng phát minh, sáng chế. D. khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên. Câu 54. So với kĩ thuật xây dựng truyền thống, quá trình xây dựng tòa nhà bằng công nghệ in 3D có ưu điểm nào sau đây?
  5. A. Sản phẩm đẹp và bền hơn.B. Thực hiện hoàn toàn tự động. C. Tiết kiệm nhân lực và chi phí.D. Chịu nhiệt độ cao hơn. Câu 55. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về sự phát triển của các tôn giáo ở Đông Nam Á? A. Cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. B. Cùng tồn tại nhưng không hòa hợp. C. Phát triển độc lập, luôn luôn có xung đột. D. Không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài. Câu 56. Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là A. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp. B. tiếp nhận yếu tố văn hóa tích cực của phương Tây. C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. D. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét. Câu 57. Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên được tổ chức nhằm A. tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á. B. thu hút thanh niên tìm hiểu, khám phá về kinh tế Đông Nam Á. C. giúp thanh niên các nước trải nghiệm chuyến hành trình trên biển. D. chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới. Câu 58. Ở Việt Nam, hình thức tín ngưỡng dân gian nào được duy trì và phổ biến đến ngày nay? A. Thiên Chúa giáo.B. Tôn giáo nguyên thủy. C. Thờ cúng tổ tiên.D. Nho giáo. Câu 59. Yếu tố khách quan nào thúc đẩy nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á? A. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thân, tâm linh của cư dân bản địa. B. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ, có hiệu quả từ bên ngoài vào khu vực. C. Đông Nam Á là trung tâm giao thương và giao lưu văn hóa thế giới. D. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Câu 60. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây? A. Phật giáo.B. Tín ngưỡng thờ thần. C. Tín ngưỡng thờ tổ tiên.D. Hin-đu giáo. Câu 61. Trong xu thế toàn cầu hóa, các nước Đông Nam Á đứng trước nguy cơ nào sau đây? A. Phát triển ngày càng đa dạng, phong phú hơn. B. Tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa mới tích cực. C. Đánh mất dần bản sắc văn hóa của các dân tộc. D. Học hỏi được những tiến bộ kĩ thuật bên ngoài. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B A D C D D A C A A A B A D A C B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 C A C A B C D D D C A B D A B A A C D A 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 C A A D B A D D D A D C A C A A A C C C C B. PHẦN TỰ LUẬN
  6. Câu 1. Qua việc học trên lớp và quan sát đời sống xung quanh, em hãy chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của một phát minh trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. Theo em, chúng ta có thể hạn chế/tránh được những mặt tiêu cực của các phát minh đó hay không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của em. Lời giải: * Thành tựu: Chúng ta có thể hạn chế được những mặt tiêu cực của các phát minh đó. Ví dụ mạng Internet * Tác động: - Tích cực: + Truy cập internet giúp cho việc tìm kiếm thông tin rất nhanh chóng, tiện lợi; + Con người có thể trao đổi, giao tiếp thông qua các ứng dụng trên Internet; + Quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực diễn ra dễ dàng và thuận tiện - Tiêu cực: Internet ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân;Các trang web đen tràn ngập; Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh có kết nối Internet, như: máy tính, điện thoại ; Tăng tình cảm ảo, xa rời tình cảm thật và giảm sự tương tác trực tiếp giữa mọi người; Lãng phí thời gian và xao nhãng học tập, làm việc; Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm; Giết chết sự sáng tạo; Không trung thực và bạo lực trên mạng; Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc + Câu 2. Nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Lời giải: - Tín ngưỡng, tôn giáo: + Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng, bao gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất. + Các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân. - Chữ viết và văn học: + Cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt, + Nền văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay, như Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan), - Kiến trúc và điêu khắc: + Tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. + Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là: quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-Co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam), * Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại: - Nhiều thành tựu của văn minh Đông Nam Á còn tồn tại và phát huy giá trị đến ngày nay. - Những thành tựu như: chữ viết, quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng- co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam); chính là minh chứng cho sức sống trường tồn với thời gian của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại cho đến ngày nay. Câu 3. Nêu một số thành tựu tiêu biểu về đời sống vất chất và tinh thần của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Hãy lấy ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc và cho biết ý nghĩa và giá trị của thành tựu đó. Lời giải: Một số thành tựu tiêu biểu về đời sống vất chất và tinh thần của văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Đời sống vật chất: + Bữa ăn hằng ngày của người Việt cổ là cơm, rau, cá, + Về trang phục: Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khô, ở trên, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó. Họ thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng), + Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).
  7. + Phương tiện đi lại: Chủ yếu là bằng thuyền hoặc bè - Đời sống tinh thần: + Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực. + Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao, * Ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc: - Thành tựu: Trống đồng. - Ý nghĩa: + Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các lễ tế (như: lễ cầu mưa, lễ đưa ma); trong hội hè, múa hát + Trống đồng là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh ; là vật tùy táng, chôn theo ngườichết + Trống đồng là sản phẩm kết tinh tinh thần lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt cổ. Câu 4. Có ý kiến cho rằng: những thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít tác động tiêu cực, thậm chí gây ra các thảm hoạ cho nhân loại. Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy lấy ví dụ để chứng minh cho quan điểm của mình. Lời giải: Em đồng ý với ý kiến trên vì: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại có nhiều tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội như góp phần giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng xuất lao động; hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị; thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp; Bên cạnh những tác động tích cực, thì các cuộc cách mạng công nghiệp cũng gây ra một số tác động tiêu cực như: + Ô nhiễm môi trường; + Tình trạng bóc lột lao động phụ nữ và trẻ em + Sự xâm chiếm và tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc thực dân. Câu 5. Bằng quan sát của bản thân, em hãy cho biết thường ngày em sử dụng những thiết bị nào có dùng đến nguồn điện? Hãy viết một đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về giả thuyết: Nếu như hiện nay, các nhà khoa học, kĩ thuật vẫn chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc Sống của chúng ta sẽ ra sao? Lời giải: - Những thiết bị sử dụng đến nguồn điện: ti vi; tủ lạnh; máy vi tính; máy giặt; nồi cơm điện; bếp điện từ; điện thoại, xe đạp điện - Điện năng là một nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sử dụng điện ngày nay là trở thành một nhu cầu hết sức bình thường và tự nhiên của mỗi người. Nếu như các nhà khoa học, kĩ thuật chưa phát minh ra điện và các thiết bị tiêu thụ điện năng thì cuộc sống chúng ta sẽ trở lại thời ng/ thủy. + Làm tất cả mọi thứ đều phải phụ thuộc vào tự nhiên, nhờ ánh sáng mặt trời, mặt trăng. + Cuộc sống sẽ khổ cực, kém phát triển. + Con người sẽ trở nên trì trệ, khép kín vì không thể giao lưu với những người khác hoặc việc liên lạc trở lên khó khăn hơn + Bên cạnh đó cũng làm cho kinh tế trở nên kém phát triển, thậm chí là thụt lùi + Hầu hết mọi hoạt động của con người đều phải tiến hành bằng sức lao động thủ công. Vậy qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của điện năng đến đời sống của chúng ta. Câu 6. Trong thời kì kỉ nguyên số em cần làm gì để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn? ( câu này các em tự soạn) Câu 7. Hãy kể và sưu tầm những nét đẹp tín ngưỡng dân gian ở địa phương em?(các em tự soạn)