Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)

docx 127 trang Thái Huy 02/07/2025 970
Bạn đang xem 25 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_18_de_thi_hsg_lich_su_lop_12_cap_truong_co_dap_an_c.docx

Nội dung text: Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết)

  1. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn Câu 27. - Đáp án A, B sai vì đây là ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. - Đáp án D sai vì Mĩ chưa thất bại trong việc biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. - Đáp án C đúng vì thế tiến công chiến lược quân ta có được từ sau phong trào Đồng Khởi (1960). Trong giai đoạn 1961-1965, ta đánh thắng Mĩ thì sẽ tiếp tục giữ vững thế tiến công để đánh bại các kế hoạch chiến tranh tiếp theo của kẻ thù. Câu 28: - Đáp án A, B,D là kháng chiến chống Mĩ. - Đáp án C chọn vì chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 có lối đánh du kích điển hình. Đến chiến dịch Biên giới có sự kết hợp giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Biên giới đưa cuộc kháng chiến từ hình thái du kích chuyển lên chiến tranh chính quy. Điện Biên Phủ là điển hình nhất cho chiến tranh chính quy. Câu 29. - Đáp án A sai ở mặt trận kinh tế. - Đáp án C sai vì đây không phải là điểm chung về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh mà là phương thức tác chiến. - Đáp án D chỉ đúng với kháng chiến chống Mỹ. Kháng chiến chống Pháp không có sự nổi dậy của nhân dân. - Đáp án B đúng vì trong từng cuộc kháng chiến, ta giành thắng lợi từng bước sau đó tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Câu 30. - Đáp án D sai vì Cách mạng tháng Tám không phải là cách mạng tư sản dân quyền, mà là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. - Đáp án C sai ở “giai đoạn tiếp”vì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không có giai đoạn. Kháng chiến chống Pháp là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. - Đáp án A sai ở “bước phát triển mới”. - Đáp án chọn là B vì ngay sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta đã xây dựng chế độ mới. Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, là một bước kế tục trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. II. PHẦN 2 (Trắc nghiệm nhiều lựa chọn đúng/sai. Mỗi câu 4 lệnh hỏi. Tổng 8 điểm) Chọn 1 phương án đúng: 0,16 điểm Chọn 2 phương án đúng: 0,4 điểm Chọn 3 phương án đúng: 0,8 điểm Chọn 4 phương án đúng: 1,6 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đ S S S S Đ S S Đ Đ S Đ Đ S S S S Đ S Đ Giải thích: Câu 1. a. Chọn đúng: Một trong những nguyên nhân khiến Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên vì Đà Nẵng chỉ cách kinh đô Huế 100 km về phía Nam. Pháp sẽ dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược. DeThi.edu.vn
  2. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn b. Chọn sai: Khi tấn công Sơn Trà- Đà nẵng, pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng do vấp phải tinh thần kháng cự của nhân dân ta, Pháp bị giam chân ở Đà Nẵng suốt 5 tháng nên không thể nhanh chóng tiến vào kinh đô Huế, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”bước đầu bị phá sản. c. Chọn sai: Vì khi Pháp đánh Đà Nẵng, quan quân nhà Nguyễn và nhân dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt, sau đó thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” d. Chọn sai: Vì sau khi bị giam chân ở Đà Nẵng, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”của Pháp bước đầu thất bại, Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định vẫn với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”. Sau khi bị sa lầy ở cả Đà Nẵng và Gia Định, Pháp mới chuyển sang đánh “chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 2. Chọn sai: Vì trật tự 2 cực Ianta đã bị xói mòn từ sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949. b. Chọn đúng: vì Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ bắt nguồn từ nhu cầu 2 nước Mĩ và Liên Xô muốn thoát khỏi thế đối đầu. c. Chọn sai: Vì Hiệp định Pari kí kết trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, trong xu thế hõa hoãn Đông-Tây. d. Chọn sai: Việc Liên Xô tan rã (1991), cực Liên Xô sụp đổ , đã chính thức chấm dứt cục diện hai cực, hai phe. Nhưng hình thái chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba Câu 3. a. Chọn đúng: Từ ngày 14/8/1945, một số cấp bộ Đảng và tổ chức Việt Minh căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”phát động nhân dân khởi nghĩa. Ngày 28/8/1945, hai tỉnh Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là những địa phương cuối cùng giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám cơ bản thắng lợi. b. Chọn đúng: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra qua 2 giai đoạn: Khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa. Khởi nghĩa từng phần từ khi Nhật đảo chính Pháp (3/1945), vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Đảng đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, giành chính quyền bộ phận. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh(8/1945), Đảng và Mặt trận Việt Minh đã phát động Tổng khởi nghĩa. c. Chọn sai vì Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập tự do, còn kháng chiến chống Mĩ mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. d. Chọn đúng vì trong Cách mạng tháng Tám lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi, đấu tranh trực tiếp bằng các hình thức từ thấp đến cao như mít tinh, bãi công, biểu tình, thị uy, biểu tình có vũ trang . để giành chính quyền. Câu 4. a. Chọn đúng: Nội dung ban đầu của kế hoạch Na Va chia làm 2 bước. Bước 1: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung Bộ và Nam Đông Dương, tập trung binh lực, xây dựng quân cơ động chiến lược mạnh ở Bắc Bộ. Bước 2: Chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh trong thế danh dự. Như vậy, điểm mấu chốt ban đầu của kế hoạch Na Va là tập trung quân ở Bắc Bộ, không có Điện Biên Phủ. Nhưng trong Đông Xuân 1953 -1954, quân ta đã làm phá sản bước đầu kế hoach NaVa nên Nava điều chỉnh kế hoạch bằng cách biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, xem đó là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “con nhím”giữa núi rừng Tây Bắc, thách thức chủ lực của ta. Điện Biên Phủ chính là niềm tự hào của cả Pháp và Mỹ. DeThi.edu.vn
  3. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn b. Chọn Sai. Điện Biên Phủ có nhiều điểm yếu như xa hậu phương của địch, nằm giữa núi rừng Tây Bắc nên rất dễ bị cô lập, chỉ có con đường liên lạc duy nhất với bên ngoài là đường hàng không. c. Chọn Sai. Vì Điện Biên Phủ(1954)buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, Điện Biên Phủ trên không”(1972) buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari nhưng chưa kết thúc chiến tranh. d. Chọn Sai. Vì làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế chiến tranh Đông Dương của Pháp, Mĩ là Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954). Câu 5. a. Chọn Sai. Vì đoạn tư liệu đang đề cập đến Hội nghị 15 của Đảng (1-1959) b. Chọn đúng. Vì sau Hiệp định Pari, do quân Ngụy chưa “nhào”nên Mỹ vẫn để lại ở nước ta 2 vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự và tiếp tục viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Như vậy, Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh trong bối cảnh mới. c. Chọn sai. Vì Nghị quyết 15 của Đảng chưa có đấu tranh trên mặt trận ngoại giao d. Chọn đúng: vì sau Hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, tiến lên làm cách mạng Xã hội chủ nghĩa, còn miền Nam thì tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Kết quả sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, đánh dấu sự thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. DeThi.edu.vn
  4. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI SỞ GD&ĐT THANH HÓA MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 CỤM TRƯỜNG THPT NC2&NC3 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 30. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Từ thành công của Liên Xô (1945-1973), đã để lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm gì trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? A. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. B. Mở cửa hội nhập, ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất C. Chỉ mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước xã hội chủ nghĩa. D. Tinh thần “tự lực tự cường”trong xây dựng đất nước. Câu 2: Tấn công vào các căn cứ thủy quân của quân Nguyên, giành thắng lợi áp đảo, là trong những nét độc đáo của quân đội nhà Trần trong trận: A. Bạch Đằng B. Tây Kết C. Chương Dương D. Bình Lệ Nguyên Câu 3: Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. Thực lực bên trong là chính, tranh thủ yếu tố thuận lợi bên ngoài. B. Xây dựng liên minh công nhân, nông dân và trí thức vững chắc C. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương D. Kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, ngoại giao Câu 4: Nhận xét nào sau đây là đúng về Đại hội đại hội đại biểu lần thứ hai II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) ? A. Phản ánh chỉ đạo, điều hành sáng tạo của Đảng trong việc quản lí xã hội B. Hoàn chỉnh đường lối của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân C. Là thắng lợi chính trị lớn nhất của nhân dân trong quá trình kháng chiến D. Đánh dấu bước tiến trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân Câu 5: Đâu không phải nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự trong trận Chương Dương- Thăng Long (1285)? A. Chủ động tạo và tận dụng thời cơ để điều, dụ địch. B. Tạo ra những trận đánh lớn xung quanh Thăng Long để quấy rối, gây hoang mang quân địch. C. Tạo lập thế trận có lợi tiêu diệt địch D. Chọn mục tiêu đánh khêu ngòi, điều, dụ địch Câu 6: Cuộc tấn công của quân giải phóng vào Plây cu trong chiến dịch Tây Nguyên (3/1975) được coi là: A. trận “quyết chiến chiến lược”của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước B. Trận “nghi binh”đối với quân Ngụy Sài Gòn C. Trận “phủ đầu”đối với quân Mỹ D. Trận “trinh sát chiến lược”đối với cả Mỹ và Ngụy Sài Gòn Câu 7: Những tác động từ cục diện hai cực, hai phe tới cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) được thể hiện qua nhiều phương diện, ngoại trừ việc DeThi.edu.vn
  5. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn A. Việt Nam được Liên Xô giúp đỡ, tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. Từ năm 1950, Mĩ can thiệp sâu và ngày càng có dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh. C. Nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc theo vĩ tuyến 17. Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của các nước Đông Nam Á? A. Việt Nam gia nhập ASE AN (1995) B. Cộng đồng ASEAN thành lập (2015) C. Hiệp ước Ba Li được ký kết (1976) D. Hiến chương ASEAN được thông qua (2007) Câu 9: Sau chiến tranh lạnh, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng không phải dựa trên yếu tố nào sau đây? A. Một lực lượng quốc phòng hùng mạnh. B. Một nền tài chính vững chắc. C. Một lực lượng lao động dồi dào. D. Một nền sản xuất phồn vinh. Câu 10: Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) và khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) là A. Kết hợp đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao. B. Thực hiện rút lui chiến lược và tổ chức phản công khi có thời cơ C. Dùng áp lực quân sự buộc quân thù phải ký hòa ước. D. Quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn tàn dư quân giặc, bảo vệ lãnh thổ. Câu 11: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, quân dân Việt Nam đã A. Giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ B. Bao vây, cô lập, chia cắt tuyến phòng thủ của địch C. Đánh vào một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương D. Chủ động bao vây, đẩy lùi, tiêu diệt quân Pháp Câu 12: Tính chất dân tộc dân chủ nhân dân của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam không thể hiện ở A. Nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng. B. Hình thức chính quyền thành lập sau cách mạng. C. Lực lượng tham gia cách mạng. D. Cách thức sử dụng bạo lực quần chúng cách mạng. Câu 13: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, để tập hợp lực lượng đặt cơ sở cho sự hình thành hạt nhân đầu tiên, Lê Lợi đã tổ chức A. Hội thề Lũng Nhai. B. Hội thề Đông Quan. C. Hội nghị Diên Hồng. D. Hội nghị Bình Than. Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn 1976-1999 so với giai đoạn (1967- 1976)? A. Triển khai và hiện thực hóa các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN B. Giup đỡ lẫn nhau đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa D. Phát triển mạnh về tổ chức, giải quyết nhiều vấn đề chính trị lớn Câu 15: Thắng lợi nào sau đây dẫn tới sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới? DeThi.edu.vn
  6. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn A. Thắng lợi của cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga B. Thắng lợi của cuộc cách mạng chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Liên Xô 1941- 1945 C. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga D. Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga Câu 16: Vì sao mọi quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải được sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực? A. Vì đây là 5 nước lớn, có vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít. B. Vì đây là 5 nước đại diện quyền lợi cho các châu lục. C. Vì các nước lớn cần phải kiềm chế lẫn nhau. D. Vì căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các châu lục. Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về bản chất chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Không ngừng đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động B. Theo đuổi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản. C. Đầu tư, hợp tác nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triến kinh tế toàn cầu. D. Luôn tìm cách xóa bỏ sự chênh lệch giàu nghèo và những bất công xã hội. Câu 18: Từ thực tiễn lịch sử Việt Nam (1945-1954) cho thấy đặc trưng quan trọng nhất của tư tưởng quân sự của Đảng ta về xây dựng căn cứ địa và hậu phương cách mạng là đường lối A. Xây dựng căn cứ địa ở địa bàn rừng núi hiểm trở, có thể phòng thủ B. Không ngừng phát triển lực lượng vũ trang chiến tranh du kích C. Kết hợp xây dựng căn cứ địa- hậu phương trong nước và quốc tế D. Vận động quần chúng và xây dựng mặt trận chính trị trong nhân dân Câu 19: Cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đều: A. Diễn ra trong thời gian dài B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa C. Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới D. Chống lại kẻ thù dân tộc Câu 20: Điểm khác biệt của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”(1969 – 1973) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961 – 1965) của Mĩ là gì? A. Đặt dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. B. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu. C. Có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ. D. Là hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. Câu 21: Chủ nghĩa tư bản Hiên đại có tiềm năng về: A. Khoa học-công nghệ B. Xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội C. Chạy đua vũ trang D. Hình thành các tổ chức độc quyền Câu 22: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nguyên nhân làm nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam trước năm 1945? A. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn. B. Triều đình phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc. C. Tính chất chính nghĩa của cuộc chiến mang tính quyết định. DeThi.edu.vn
  7. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn D. Vai trò lãnh đạo sáng suốt, mưu trí của các vị tướng tài. Câu 23: Ý nào dưới đây giải thích không đúng về lý do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX? A. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. B. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực nhiều trung tâm sau chiến tranh lạnh. C. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali. D. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN đã được cải thiện tích cực. Câu 24: Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) cho thấy trong việc xây dựng và củng cố hậu phương , yếu tố quan trọng là A. Chính trị B. Quân sự C. Chính trị D. Ngoại giao Câu 25: Một trong những chiến dịch nhằm giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân dân Việt Nam thời kỳ 1951- 1953 là: A. Chiến dịch Tây Nguyên B. Chiến dịch Hòa Bình C. Chiến dịch Biên giới D. chiến dịch Điện Biên Phủ Câu 26: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay? A. Trở thành một cường quốc đổi mới sáng tạo đứng đầu thế giới. B. Bình quân tăng trưởng vượt xa mức trung bình của thế giới. C. Có những trung tâm công nghệ cao, đặc khu kinh tế hàng đầu châu Á. D. Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ mới. Câu 27: Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mĩ? A. Ngăn đe thực tế B. Chính sách thực lực. C. Phản ứng linh hoạt D. Bên miệng hố chiến tranh Câu 28: Đâu không phải là thời cơ cho các nước đang phát triển trong xu thế đa cực? A. Tranh thủ được những chính sách tích cực của các nước lớn B. Trào lưu dân túy, xu hướng bảo hộ có nhiều chiều hướng gia tăng C. Tăng cường xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. D. Giảm sự phục tùng của các nước đối với các cường quốc lớn Câu 29: Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây? A. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự. B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam. C. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Câu 30: Cách mạng tháng Tám và phong trào Đồng Khởi ở Việt Nam đều A. Có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang B. Diễn ra khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi C. Có sự kết hợp của tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng D. Diễn ra khi lực lượng chính trị của quần chúng chưa trưởng thành. DeThi.edu.vn
  8. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn PHẦN II. (8.0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng, sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 5. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 10 - 1075 Lý Thường Kiệt thấy không thể ngồi yên để bị động chờ đợi quân Tống đến xâm lược, mà phải chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động ngay từ đầu và giành được những điều kiện có lợi nhất cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Ông nói “ngồi yên đời giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Quán triệt tư tưởng tiến công để tự vệ Lý Thường Kiệt chủ trương tổ chức một cuộc tập kích thẳng sang đất Tống nhằm tiêu diệt các căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng quay về bố trí phòng thủ đất nước. Mục tiêu của cuộc tiến công là các trại biên giới của quân Tống cửa biển Khâm Châu, Liêm châu và chủ yếu là thành Ung Châu.” (Lịch Sử Việt Nam, tập 1, trang 172. in tại nhà máy in tiến bộ, 175 Nguyễn Thái Học, Hà Nội, tháng 8- 1971.) a. Lý Thường Kiệt đề ra kế sách “Tiên phát chế nhân”, là kế sách sử dụng đòn tâm lí đánh vào ý chí quân địch. b. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt (1075) xuất phát từ nguyên nhân quyết định là thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân”. c. Sau thắng lợi ở châu Liêm, châu Khâm, châu Ung, Lý Thường Kiệt rút quân về nước, tích cực chuẩn bị phòng thủ chống quân Tống xâm lược làm nên chiến thắng Như Nguyệt (năm 1077) d. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, nhân dân Đại Việt đã dùng sức mạnh quân sự đè bẹp mọi ý đồ xâm lược của nhà Tống, để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau: “Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go, trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi”. (Văn kiện Đảng toàn tập (Tập 7)) a. Cách mạng tháng Tám thành công là do ta tận dụng được thời cơ và đẩy lùi nguy cơ đối với cách mạng b. Trong cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân Việt Nam giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. c. Sự thống nhất trong hành động và quyết tâm giành chính quyền của nhân dân Việt Nam là một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. d. Bạo lực vũ trang quyết định đến tính chất dân chủ, nhân văn của cách mạng tháng Tám. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Sự kiện tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XXI là cuộc tấn công khủng bố của tổ chức AI Queda vào nước Mỹ (11/9/2001), Các tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ G.Bu-sơ buộc thế giới phải chọn phe chống khủng bố và phe khủng bố. Hành động chiến tranh can thiệp vào Ap-ga-ni-xtan, Irắc (2001) đã phản ánh nỗ lực rõ ràng của Mĩ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Tuy nhiên nỗ lực này đối mặt với những trở ngại sau chiến tranh và khủng hoảng tài chính 2008-2009 làm suy yếu sức mạnh Mĩ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và các chiến lược đối ngoại của nước này nhằm tạo ra hệ thống kinh tế mới lấy Trung Quốc làm trung tâm; sự ổn định kinh tế - chính trị ở Nga và mong muốn khôi phục lại vị thế hàng đầu thế giới; các trung tâm Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản tham gia vào quá trình cạnh trạnh quyền lực. DeThi.edu.vn
  9. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn Do vậy Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giới đơn cực mà thay vào đó Mĩ và các trung tâm quyền lực vừa nêu trở thành các cực trong quan hệ quốc tế.Điều này dẫn đến trật tự thế giới mới dần hình thành theo hướng đa cực, trong đó xu thế chung trong quan hệ giữa các nước là đối thoại và hợp tác” (Nguyễn Tiến Nghĩa. Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Những quan niệm khác nhau. Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2006) a. Cuộc tấn công khủng bố của tổ chức AI Queda vào nước Mỹ (11/9/2001) đã tác động đến nỗ lực của Mĩ trong việc thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt. b. Sang đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của “hổ lớn Trung Quốc” với sự phát triển ngoạn mục về kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật c. Xu thế đối thoại và hợp tác sau chiến tranh lạnh là xu thế chủ đạo chủ yếu là do sự nổi lên của các trung tâm quyền lực mới như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ d. Sự thành, bại trong công cuộc đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa hiện nay quyết định đến sự hình thành xu thế phát triển của thế giới trong thế kỉ XXI. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau: “Ví dụ như Pháp là đế quốc đi xâm lược nên Pháp dùng mọi phương pháp tàn nhẫn, đánh nhanh, đánh lối trận địa và vận động chiến, có du kích nhưng ít. Ta là một nước nông nghiệp, ta tự vệ ta làm chiến tranh cách mạng, võ khí ta kém nên ta đánh lén và đánh du kích nhiều. Địch muốn củng cố đồng bằng nên lập chính quyền bù nhìn. Chính vì thế chúng phải đánh Việt Bắc, tìm quân chủ lực của ta mà đánh rồi sắp có thể quay xuống đánh đồng bằng. Không đánh dần từng bước đâu. Tình hình Hoa Nam phát triển gay go, nên phản động Pháp phải đánh ngay miền biên giới. Cố nhiên có nhiều nhân tố thúc đẩy chúng, phải đánh Việt Bắc và vùng biên giới”. (Văn kiện Đangt toàn tập - Tập 8) a. Pháp đã sử dụng chiến thuật “hai gọng kìm” từ Thất Khê lên Cao Bằng để tiêu diệt cơ quan đầu não của ta khi tấn công lên Việt Bắc năm 1947. b. Đánh Việt Bắc, Pháp gặp nhiều khó khăn đặc biệt là mâu thuẫn giữa cách đánh và khả năng thực hiện cách đánh c. Trong cuộc tấn công Việt Bắc 1947 để hạn chế tổn thất Pháp chủ trương đánh lâu dài với ta. d. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 Đại tướng Võ Nguyên Giap đã đưa ra luận điểm “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” để đánh địch. Câu 5: Đọc các đoạn tư liệu sau đây: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước mãi mãi ghi vào lịch sử cuả dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất,một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí truệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX , một sự kiện có tầm quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. (Đảng CSVN, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV) a. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã góp phần sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu mới, tạo điều kiện để nước ta hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ. b. “Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” vì Mĩ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang Việt Nam. DeThi.edu.vn
  10. Tổng hợp 18 đề thi HSG Lịch sử Lớp 12 cấp Trường (Có đáp án chi tiết) - DeThi.edu.vn c. “Sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” quyết định bởi sự giúp đỡ của các lực lượng hòa bình và dân chủ trên thế giới đến cách mạng. d. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt nam phản ánh Mĩ đang suy yếu nghiêm trọng về mọi mặt. -------------- HẾT --------------- ĐÁP ÁN PHẦN I. 1 D 6 B 11 D 16 C 21 A 26 A 2 D 7 D 12 B 17 B 22 C 27 C 3 A 8 A 13 A 18 D 23 B 28 B 4 D 9 C 14 D 19 C 24 C 29 C 5 B 10 A 15 C 20 C 25 B 30 A PHẦN II. 1 2 3 4 5 S S Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ S S S Đ S Đ S Đ S S DeThi.edu.vn