Trắc nghiệm Sinh học 12 - Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Có đáp án và lời giải)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 12 - Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- trac_nghiem_sinh_hoc_12_chuong_1_bang_chung_va_co_che_tien_h.docx
Nội dung text: Trắc nghiệm Sinh học 12 - Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa (Có đáp án và lời giải)
- CHƯƠNG 1: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA 1. Bằng chứng tiến hóa trực tiếp Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch. Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. - Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa. + Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật. + Căn cứ vào phương pháp đo độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch từ đó suy ra tuổi của lớp đất đá chứa chúng. - Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dữ liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất. STUDY TIP Bằng phương pháp địa tầng học (xem xét sự bồi tụ của trầm tích ) ta có thể xác định được một cách tương đối tuổi của các lớp đất đá giúp xác định tuổi của hóa thạch trong đó. 2. Bằng chứng tiến hóa gián tiếp Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hoá từ một tổ tiên chung. LƯU Ý Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc. Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh Cơ quan tương đồng: Hình 1.43. Cơ quan tương đồng - Là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau. - Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li. Cơ quan thoái hoá: Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng. Cơ quan tuơng tự: - Là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có
- kiểu hình thái tương tự. - Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy. 3. Bằng chứng tế bào học - Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. - Tế bào không chỉ là đơn vị cấu tạo của cơ thể mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát sinh và phát triển cá thể và chủng loại. - Các hình thức sinh sản và lớn lên của cơ thể đa bào đều liên quan với sự phân bào - hình thức sinh sản của tế bào: + Vi khuẩn con được sinh ra từ vi khuẩn mẹ thông qua trực phân. + Các cơ thế đa bào được hình thành qua sinh sản vô tính có liên quan mật thiết với quá trình nguyên phân từ bào tử hay tế bào sinh dưỡng ban đầu. + Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ thể mới được phát triển từ hợp tử thông qua quá trình nguyên phân. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái qua thụ tinh. 4. Bằng chứng sinh học phân tử - Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các địa phân tử: ADN, ARN và protein. - Tất cả các loại có vật chất di truyền là ADN trừ một số loại virut có vật chất di truyền là ARN ADN có vai trò là vật chất mang thông tin di huyền. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền. Hình 1.46. So sánh thành phần các axit amin trong chuỗi polipeptit - Tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng chung 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. - Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất. - Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tưcmg đồng giữa các phân tử (ADN, prôtêin) của chúng càng cao và ngược lại. STUDY TIP ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Chính các yếu tố này tạo nên tính đặc trưng cho phân tử ADN của mỗi loài. Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành phần số lượng và đặc biệt trật tự sắp xếp của các nucleotit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài. II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
- Học thuyết tiến hóa hiện đại 1. Nguồn nguyên liệu tiến hóa Biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa gồm biến dị tổ hợp và đột biến (đột biến gen và đột biến NST). Quá trình giao phối ngẫu nhiên: Phát tán các biến dị trong quần thể và làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. Tuy nhiên, giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì nó không làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Quá trình tác động của chọn lọc tự nhiên: Tác động trực tiếp lên kiểu hình, sàng lọc các kiểu hình có lợi phù hợp với môi trường, biến thiên kiểu gen của quần thể từ đó làm thay đổi vốn gen của quần thể. Quần thể - đơn vị tiến hóa cơ sở có các đặc điểm: Theo Timôphêep Rixôpxki, đơn vị tiến hóa cơ sở phải thỏa mãn 3 điều kiện: - Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian. - Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ. - Tồn tại thực trong tự nhiên. LƯU Ý Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở, vì: - Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên. - Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất. - Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ. 2. Các nhân tố tiến hóa a. Đột biến Vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa + Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa. Quá trình phát sinh đột biến đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. Tần số đột biến với từng gen thường rất thấp và đột biến có tính thuận nghịch nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với các quần thể lớn. + Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể. Đột biến là nguồn nguyên liệu của tiến hóa Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn. Ban đầu alen lặn thường tồn tại ở thể dị hợp nên không biểu hiện ở kiểu hình. Qua quá trình giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện. Giá trị thích nghi của thể đột biến phụ thuộc môi trường sống và tổ hợp đột biến. Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi khi môi trường sống thay đổi + Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời. Trong môi trường quen thuộc, thể đột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi so với dạng gốc. Nhưng đặt vào điều kiện mới, nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn. + Ví dụ: Ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm trong môi trường bình thường, nhưng lại sinh trưởng nhanh trong môi trường có DDT. Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp đột biến + Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi. + Ví dụ: Sâu bọ có màu sắc sặc sỡ là các thể đột biến thường nổi bật trên nền lá xanh so với sâu màu xanh. Chúng thường có mùi hôi, nọc độc gây nguy hiểm cho chim ăn sâu. Nhờ có màu sắc sặc sỡ nên chúng kịp báo hiệu cho các loài chim tránh tấn công chúng. Như vậy màu sắc sặc sỡ trở thành đặc điểm thích nghi theo hướng "báo hiệu". Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì: Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa, nhưng trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu, vì so với đột biến NST thì: + Đột biến gen phổ biến hơn. Tuy tần số đột biến của từng gen là thấp, nhưng tần số đột biến chung của tất cả các gen trong mỗi quần thể là khá lớn, do ở mỗi loài có hàng vạn gen khác nhau. + Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
- LƯU Ý Các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng một vài đột biến lớn mà bằng sự tích lũy nhiều đột biến nhỏ. b. Di - nhập gen Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là di - nhập gen hay dòng gen. Vai trò của di - nhập gen đối với tiến hóa + Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể. Các cá thể nhập cư mang đến những alen mới hoàn toàn mà trước đó quần thể không có làm phong phú vốn gen của quần thể nhận. + Đây cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng không theo một chiều hướng xác định. Di - nhập gen có thể chỉ làm tăng hay giảm tần số alen vốn có sẵn trong quần thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc vào quần thể. Di nhập gen cũng có thể biểu hiện dưới hình thức đơn giản như truyền hạt phấn nhờ sâu bọ hoặc gió giữa các quần thể thực vật. STUDY TIP Di - nhập gen còn được gọi là dòng gen nhằm chỉ sự trao đổi gen giữa các quần thể. c. Các yếu tô ngẫu nhiên Kích thước quần thể giảm mạnh thì tần số alen thay đổi nhanh chóng: Kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể là rất ít thì các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen một cách nhanh chóng. Một alen nào đó dù có lợi có thể nhanh chóng bị loại bỏ khỏi quần thể, ngược lại, gen có hại lại có thể trở nên phổ biến trong quần thể. d. Giao phối không ngẫu nhiên - Vai trò của giao phối không ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa: Giao phối không ngẫu nhiên (tự phối, tự thụ phấn, giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn) không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể theo hướng làm tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp. Do vậy, giao phối không ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Tuy nhiên giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa. Quá trình giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp là biến dị tổ hợp cho tiến hóa. Ngẫu phối còn làm trung hòa tính có hại của đột biến và góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. Tuy vậy, ngẫu phối không phải là nhân tố của quá trình tiến hóa, vì ngẫu phối tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể, trong đó tần số alen và tần số kiêu gen của quần thể đều không thay đổi. - Quần thể ngẫu phối giúp cung cấp biến dị di truyền + Mỗi quần thể có số gen rất lớn, nên tần số đột biến chung của tất cả các gen trong mỗi quần thể là khá lớn. + Ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, hình thành nên vô số biến dị tổ hợp. LƯU Ý Hai quá trình đột biến và ngẫu phối đã tạo cho quần thể trở thành một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú. Sự tiến hóa không chỉ sử dụng các đột biến mới xuất hiện mà còn huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhung tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp. e. Chọn lọc tự nhiên Tác động của CLTN theo quan niệm hiện đại + Tác động chủ yếu của CLTN là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong môi gen biến đổi theo hướng xác định và các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi. + Chọn lọc tự nhiên không những là nhân tố quy định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc: ổn định, vận động và phân hóa. Các alen trội bị tác động của chọn lọc nhanh hơn các alen lặn Ở các sinh vật lưỡng bội, các alen trội chịu tác động chọn lọc nhanh hơn nhiều so với các alen lặn vì alen trội ở thể đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện thành kiểu hình, trong khi đó alen lặn ở trạng thái dị hợp không biểu hiện kiểu hình. Do chọn lọc tác động vào kiểu gen hay alen thông qua tác động vào kiểu hình nên toàn bộ các alen trội có hại đều bị đào thải.
- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hóa + Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này khẳng định vai trò của thường biến trong quá trình tiến hóa. + Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp gen đảm bảo sự thích nghi với môi trường, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Chọn lọc tự nhiên làm cho tần số của các alen biến đổi theo hướng xác định. Dưới tác động cùa chọn lọc tự nhiên, tần số của các alen có lợi được tăng lên trong quần thể. Ví dụ: Nếu những cá thể mang kiểu hình của alen A tỏ ra thích nghi hơn những cá thể mang kiểu hình của alen a thì dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên tần số của alen A ngày càng tăng, trái lại tần số của alen a ngày càng giảm. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến, chẳng hạn để giảm tần số ban đầu của một alen đi một nua dưới tác động của chọn lọc tự nhiên chỉ cần số ít thế hệ. III. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT 1. Vai trò của các nhân tố hình thành các đặc điểm thích nghi Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gen) trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. Quá trình đột biến tạo ra alen mới, tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc. Quá trình giao phối phát tán đột biến có lợi, tạo các tổ hợp gen thích nghi. Quá trình chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình, loại bỏ các kiểu hình bất lợi và củng cố các kiểu hình có lợi từ đó làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi. 2. Cơ chế di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi a. Cơ chế chung hình thành các đặc điểm thích nghi của loài theo thuyết tiến hóa hiện đại Trong quần thể ban đầu: Xuất hiện các đột biến nên tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp trong quần thể làm xuất hiện nhiều loại kiểu hình (có những kiểu hình chiếm ưu thế, và những kiểu hình kém ưu thế hơn) làm phân hóa kiểu hình. => Chọn lọc tự nhiên tác động củng cố và giữ lại các kiểu hình ưu thế và loại thải các kiểu hình kém ưu thế. STUDY TIP Quá trình giao phối ngẫu nhiên làm gia tăng tỉ lệ các cá thể có kiểu hình ưu thế trong quần thể —» xuất hiện kiếu hình thích nghi. b. Giải thích cơ chế hóa đen của bướm bạch dương Quần thể ban đầu xuất hiện các đột biến bướm trắng và bướm đen - Khi môi trường chưa ô nhiễm: Thân cây bạch dương màu trắng, bướm trắng đầu trên thân cây bạch dương từ đó không bị chim sâu phát hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì dễ bị phát hiện —» Số lượng bướm đen trong quần thể giảm, bướm hắng chiếm ưu thế. - Khi môi trường bị ô nhiễm: Thân cây bạch dương bị khói bụi bám nên hóa đen, bướm trắng đầu trên thân câu bạch dương —> dễ bị chim sâu phát hiện, bướm đen đậu trên thân cây thì khó bị phát hiện —> Số lượng bướm trắng trong quần thể giảm, bướm đen chiếm ưu thế. c. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối - Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm thích nghi hơn. Ví dụ: Cá đã thích nghi trong môi trường nước nếu đưa ra khỏi nước thì chết. - Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động. Vì vậy trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước. Ví dụ: Cây hạt kín hoàn thiện hơn cây hạt trần, cá xương hoàn thiện hơn cá sụn IV. LOÀI VÀ CƠ CHẾ CÁCH LI 1. Loài sinh học và tiêu chuẩn phân biệt loài Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu
- phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác. Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các dạng cách li: - Cách li địa lí (cách li không gian) + Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển + Khoảng cách địa lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. + Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể. + Phân hóa vốn gen của quần thể. - Cách li sinh sản Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ. Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Cách li trước hợp tử bao gồm: cách li nơi ớ, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học. Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. - Cách li trước hợp tử Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử. ▪ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh): do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau. ▪ Cách li tập tính: do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau. ▪ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái): do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau. ▪ Cách li cơ học: do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. - Cách li sau hợp tử Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lượng, hình thái, cấu trúc. + Thụ tinh được nhưng hợp từ không phát triển. + Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ. 2. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới a. Sự phân li các nhóm phân loại Sinh giới tiến hóa theo hai hướng: - Tiến hóa đồng quy tính trạng. - Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng. Tiến hóa đồng quy tính trạng Tiến hóa phân li tính trạng - Chọn lọc tự nhiên tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự1. Một số loài thuộc những nhóm phân loại tích lũy biến dị có lợi theo những hướng thích khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưng có nghi nhất và sự đào thải những dạng trung gian những nét đại cương trong hình dạng cơ thể kém thích nghi, con cháu xuất phát từ 1 gốc chung hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan, ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng gọi đó là sự đồng quy tính trạng. khác xa nhau. Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần 2.xa Do cùng sống trong điều kiện giống nhau người ta xếp các loài con cháu của cùng 1 tổ tiên nên đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, vào các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, cùng tích lũy những đột biến tương tự như ngành. nhau. - Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ sinh Ví dụ: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có 1 khác nhau nhưng cùng sống trong nước nên nguồn gốc chung. hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau. b. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới - Ngày càng đa dạng, phong phú: Chọn lọc tự nhiên đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng.
- - Tổ chức ngày càng cao: Chọn lọc tự nhiên chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao. - Thích nghi ngày càng hoàn thiện: dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện. Chú ý: Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duv trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao. STUDY TIP Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp độ không giống nhau.
- CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I Câu 1. Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ? A. Ngà voi và sừng tê giác. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Cánh dơi và tay người. D. Vòi voi và vòi bạch tuột. Câu 2. Nguyên nhân hình thành nên các cơ quan tương tự là gì? A. Do hình thành từ một quần thể gốc, nên vẫn thực hiện chung chức năng tới thời điểm hiện tại. B. Do đặc trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau, nên chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, tích lũy đột biến khác nhau. C. Các loài khác nhau nhưng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự nhau. D. Do hình thành từ một quần thể gốc, nhưng đặt trong những môi trường khác nhau nên các cơ quan phân hóa và thực hiện chức năng khác nhau. Câu 3. Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? 1. Cánh chim và tay người. 2. Cánh dơi và cánh bướm. 3. Tay người và chi trước của chó. 4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn. 5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 4. Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh? a) Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. b) Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau. c) Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống. d)Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động. e) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. f) Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 5. Có bao nhiêu bằng chứng nào sau đây thuộc loại cơ quan được miêu tả trong hình? 1. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. 2. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. 3. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy. 4. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. 5. Cánh dơi và cánh chim đều có chức năng giống nhau là giúp sinh vật thích nghi với đời sống bay lượn. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 6. Trên chuyến hành trình của mình, Đacquyn đã nghiên cứu hòn đảo Galapagôt và ông đã ghi nhận được nhưng thông số sau: - Có 105 loài chim trong đó có 82 loài là dạng đặc hữu. - Trong 48 loài thân mềm thì có 41 loài đặc hữu. -Ở đây không có một loài lưỡng cư nào. - Tổng cộng có 700 loài thực vật, 250 là loài đặc hữu. Có bao nhiêu nhận xét đúng về Galapagôt? 1. Là đảo lục địa.
- 2. Thành phần loài đa dạng hơn nhiều so với đất liền. 3. Nhiều loài đặc hữu hơn trong đất liền. 4. Chỉ những loài có khả năng di cư hay phát tán mạnh thì mới có khả năng xuất hiện trên đảo. 5. Ít những loài động vật có kích thước lớn. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 7. Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thành phần loài trên 2 loại đảo trên? A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương. B. Đảo đại dương thường hình thành những loài đặc hữu. C. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục địa gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự như ở lục địa Châu Âu. Câu 8. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì thời gian giống nhau trong quá trình phát triển phôi thai càng dài. B. Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì càng có những đặc điểm giống nhau trong cấu trúc gen, ADN, protein và ngược lại. C. Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó. D. Những tài liệu về bằng chứng địa lý sinh học đã chứng minh mỗi loài sinh vật được phát sinh tại một thời điểm xác định trong lịch sử, tại một vùng nhất định. Câu 9. Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về: A. Cơ quan tương tự.B. Cơ quan thoái hóa.C. Cơ quan tương đồngD. Cơ quan cùng nguồn. Câu 10. Cho các phát biểu sau: 1. Tất cả các cơ thể từ động vật đến thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. 2. Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, thể hiện bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới. 3. Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng phôi sinh học so sánh. 4. Nguyên nhân mà thú có túi còn tồn tại đến thời điểm này hoàn toàn là do điều kiện tự nhiên trong khu vực phù hợp với hoạt động sinh lý của chúng. 5. Đảo đại dương chỉ có những loài đặc hữu. 6. Đảo đại dương chỉ có những loài di cư từ nơi khác đến. 7. Đảo lục địa có thành phần loài đa dạng hơn đảo đại dương và có một số loài giống với vùng lục địa lân cận. Phát biểu nào đúng? A. (1), (2), (5).B. (2), (3), (7).C. (1), (2), (4).D. (1), (6), (7). Câu 11. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau? 1. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. 2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau. 3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X 4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin. 5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh. 6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 12. Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu hóa thạch là: A. Hóa thạch.B. Phôi sinh học.C. Tế bào học.D. Phân tử. Câu 13. Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa? A. Răng khôn ở người. B. Manh tràng của thú ăn thịt. C. Túi bụng của Kangguru.
- D. Chi sau của thú biển. Câu 14. Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới? 1. Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự các axit amin. 2. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền. 3. Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X. 4. Trong quá trình phát triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài. 5. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 15. Nội dung của thuyết tế bào học là: A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. C. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào. D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng? 1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai. 2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài vế cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit. 3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi beta - Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc gọi là bằng chứng tế bào học. 4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên xa gọi là bằng chứng phôi sinh học so sánh. 5. Đa số các loài sinh vật có mã di truyền và hành phần protein giống nhau, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc loại bằng chứng sinh học phân tử. A. (1), (2), (3), (4).B. (1), (2), (4), (5).C. (2), (4), (5).D. (1), (4), (5). Câu 17. Phát biểu nào dười đây là không đúng? A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một vài cơ quan nào đó mất đi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vài dấu tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa. B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ C. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. D. Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hoàn toàn trái ngược nhau và không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa 2 cơ quan này. Câu 18. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau? 1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào. 2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau. 3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X 4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin. 5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh. 6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 19. Cho các hiện tượng sau: 1.Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn). 2. Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền. 3. Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác. 4. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiều chi tiết. 5. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. 6. Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với những điều kiện khác nhau. 7. Đà điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay. 8. Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương là thú có túi mới phát triển đa dạng nhất. 9.Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang nhưng ở người chúng lại phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản.
- 10. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau. 11. Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân. 12. Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau không nhiều. Có các nhận định sau về các hiện tượng trên đây: a) Có 3 hiện tượng thuộc bô môn khoa học là địa lí sinh học. b) Có 5 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học giải phẫu học so sánh. c) Có 3 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là sinh học phân tử. d) Có 1 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là phôi sinh học so sánh. Số nhận định đúng là: A. 0B. 2C. 4D. 1 Câu 20. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng: A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học. B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học. C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung. D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. Câu 21. Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác vì: A. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều truyền cho đời con thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật. B. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều được di truyền cho đời sau nhờ quá trình nguyên phân. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng này ra khỏi cơ thể. C. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều do gen quy định. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thế tác động dựa trên kiểu hình có lợi có hại của sinh vật. D. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều di truyền cho đời con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật. Câu 22. Ở cây ngô đôi khi xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, điều này chứng minh được điều gì? A. Chứng minh được đột biến xảy ra thường xuyên trong mọi cơ thể sinh vật. B. Chứng minh được hoa ngô trước khi là loài đơn tính thì đã từng là loài hoa lưỡng tính. C. Chứng minh được ngô là loài dễ xảy ra đột biến. D. Chứng minh hướng tiến hóa quay về tổ tiên xưa hơn là hoàn thiện để phù hợp với ngoại cảnh. Câu 23. Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng vượn người nào sau đây gần gũi với loài người nhất? A. Vượn.B. Đười ươi.C. Gôrila.D. Tinh tinh. Câu 24. Thuyết thực bào nội cộng sinh được phát biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ. Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa. Nhận xét đúng về giả thuyết trên? A. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. B. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng. C. Đây là bằng chứng sinh học tế bào, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. D. Đây là bằng chúng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng. Câu 25. Cơ quan tương tự được hình thành do: A. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên. B. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau. C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống khác nhau. D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau. Câu 26. Có bao nhiêu ví dụ về hướng tiến hóa hội tụ? (a) Gai xương rồng và gai hoa hồng. (b) Cánh dơi và cánh bướm. (c) Chân của người và chi trước của ếch. (d) Tuyến nước bọt ở người và tuyên nọc độc ở bò cạp. (e) Màng bơi của chân ếch và màng bơi ở chân vịt. (f) Cánh chuồn chuồn và cánh chim yến.
- (g) Chi trước của chó sói và chi trước của voi. (h) Chi trước của chuột chũi và tay người. (i) Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng. (j) Gai thanh long và gai xương rồng. A. 4B. 5C. 6D. 7 Câu 27. Nói về bằng chứng phôi sinh học so sánh, phát biếu nào sau đây là đúng? A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau trong giai đoạn sau của quá trình phát triển phôi. Câu 28. Đâu không phải là bằng chứng sinh học phân tử? A. Protein của loài đều cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của các loài sinh vật đều đuợc cấu tạo từ 4 nucleotit. C. Mã di truyền của đa số các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Cơ thể sống đều đuợc cấu tạo từ tế bào. Câu 29. Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau, bắt đầu từ một nguồn gốc chung gọi là cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hóa phản ánh tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ). C. Nhưng loài có họ hàng càng gần nhau thù trình tự axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu huớng khác xa nhau. D. Tất cả các vi khuẩn, động vật, thực vật đều đuợc cấu tạo từ tế bào. Câu 30. Cho các dữ kiện sau: 1. Ruột thừa ở nguời là vết tích ruột tịt của động vật ăn cỏ. 2. Phôi người giai đoạn 18-20 ngày còn dấu vết khe mang ở cổ. 3. 5-6 đốt cùng của người là vết tích đuôi của động vật. 4. Các phản ứng trao đổi chất ở nguời và động vật có xương, xảy ra các giai đoạn tương tự nhau. 5. Nguời cổ đại Nêanđectan có cấu tạo cơ thể giống cả vượn người ngày nay và loài người ở những điểm nhất định. 6. Phôi người đuợc hai tháng, vẫn còn đuôi khá dài. 7. Có những trường hợp ở nguời xuất hiện lớp lông bao phủ toàn thân hoặc có vài đôi vú. 8. Người và động vật có xương, đều có cấu tạo đối xứng hai bên, cột sống là trục chính, cơ quan dinh dưỡng nằm ở phía phần bụng, cơ quan thần kinh ở lưng. 9. Tay nguời có vuốt hoặc có người mọc đuôi dài 20- 25cm. 10. Một số kháng nguyên, kháng thể ở người và động vật giống nhau. Gọi a là số các dữ kiện là bằng chứng giải phẫu học so sánh; b là số dữ kiện là bằng chúng về cơ quan thoái hóa. Mối quan hệ giữa a và b là: A. a + b = 9.B. a-b = 1.C. a + 2 = 2b.D. 2a - 3b = 1 Câu 31. Các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn đuợc di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải, giải thích nào sau đây đúng? A. Cơ quan này thường không gây hại cho cơ thể sinh vật, thời gian tiến hóa chưa đủ dài để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ các gen quy định cơ quan thoái hóa. B. Cơ quan thoái hóa không có chức năng gì nên tồn tại trong quần thể sẽ không ảnh hưởng đến sự tiến hóa của quần thể. C. Nếu loại bỏ cơ quan thoái hóa sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác trong cơ thể. D. Cơ quan thoái hóa là cơ quan khác nguồn gốc tạo ra sự đa dạng di truyền nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (1) Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
- (2) Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền (3) Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt. (4) Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa (5) Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có nhiều gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội Số phát biểu sai: A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 33. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên? (1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ. (2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội. (3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật. (4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. (5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa. A. 4B. 2C. 1D. 3 Câu 34. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá? (1) Hiện tượng di nhập gen có thể bổ sung nguồn nguyên liệu cho quần thể trong quá trình tiến hóa. (2) Tất cả các thường biến đều không phải là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. (3) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa. (4) Tất cả các đột biến và biến dị tổ hợp đều nguyên liệu của quá trình tiến hóa. (5) Suy cho cùng, nếu không có đột biến thì không thể có nguyên liệu cung cấp cho tiến hóa. (6) Biến dị thứ cấp là nguồn nguyên liệu chủ yếu hơn so với biến dị sơ cấp. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 35. Theo Đacquyn nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: A. Đột biến gen.B. Đột biến cấu trúc NST. C. Đột biến số lượng NST.D. Biến dị cá thể. Câu 36. Một số nhận xét về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo như sau: 1. Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. 2. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới. 3. Chọn lọc tự nhiên xuất hiện từ khi sự sống được hình thành. 4. Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện. 5. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật. 6. Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người. 7. Con đường phân ly tính trạng trong chọn lọc tự nhiên, kèm theo đó là các cơ chế cách ly dẫn đến hình thành loài mới. 8. Kết quả của 2 quá trình đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét sai? A. 3B. 6C. 4D. 5 Câu 37. Cho những quan niệm học thuyết Đacquyn: 1. Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật. 2. Biến dị xác định là biến dị cá thể. 3. Biến dị xác định là mọi cá thể trong cùng một loài đều có những biến đổi giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh. 4. Biến dị xác định ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa. 5. Biến dị đồng loạt di truyền được. 6. Biến dị cá thể di truyền được. 7. Biến dị không xác định là nguyên liệu chủ yếu cho qua trình chọn giống và tiến hóa. 8. Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa. Có bao nhiêu quan niệm đúng? A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 38. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?
- A. Theo Đacquyn, biến dị là những sai khác của một sinh vật so với đồng loại. B. Theo Đacquyn, những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất. C. Đacquyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị. D. Theo Đacquyn, toàn bộ sinh giới hiện nay đều có chung một nguồn gốc. Câu 39. Hạn chế lớn nhất của học thuyết Đacquyn là: A. Chưa xác định được mọi loài trên trái đất đều có chung nguồn gốc. B. Không đề cập đến tác động của ngoại cảnh trong suốt quá trình sinh trưởng của loài. C. Chưa thể hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. D. Chưa khắc sâu vào đấu tranh sinh tồn. Câu 40. Chọn lọc tự nhiên đứng trên quan điểm của Đacquyn về bản chất là: A. Sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. C. Sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các có thể trong quần thể. D. Sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 41. Khái niệm của chọn lọc tự nhiên: A. Là quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy những biến dị có lợi cho cơ thể sinh vật. B. Là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Là quá trình hình thành nên các đặc điểm thích nghi của sinh vật và hình thành loài mới. D. Là một quá trình có thể tác động lên mọi sinh vật. Câu 42. Đâu là đặc điểm giống nhau của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo: A. Phương thức chọn lọc.B. Đối tượng của quá trình chọn lọc. C. Động lực của quá trình chọn lọc.D. Kết quả của quá trình chọn lọc. Câu 43. Nguyên nhân của quá trình tiến hóa theo Đacquyn là: A. Môi trường thay đổi một cách từ từ, chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng với sự biến đổi đó, tự vươn lên để hoàn thiện. B. Tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua tính biến dị và di truyền của sinh vật. C. Tích lũy biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại cho cơ thể sinh vật. D. Di truyền tất cả các tập tính phát sinh trong đời sống cá thể cho thế hệ con. Câu 44. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên? (1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. (3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa. (4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến. (5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. A. (1), (3).B. (2), (4).C. (1), (5).D. (2),(3). Câu 45. Cho hình ảnh sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng về hình ảnh trên: 1. Đây là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể của những loài khác nhau. 2. Đây là những cơ quan có cùng nguồn gốc phát triển của phôi. 3. Đây là những cơ quan thể hiện hướng tiến hóa phân li. 4. Đây là những cơ quan tương tự do thực hiện những chức năng khác nhau. 5. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan cũng thuộc vào nhóm những cơ quan tương tự, như các cơ quan trên hình. 6. Nguyên nhân chủ yếu về việc hình thành nhóm cơ quan trên là do thích nghi với môi trường sống. 7. Chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, làm phân hóa vốn gen ban đầu và hình thành những đặc điểm khác nhau của mỗi loài, dù những cơ quan trên bắt đầu từ cùng một nguồn gốc. A. 3B. 4C. 5D. 6
- Câu 46. Cho các nhận xét sau: (1) Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh học phân tử. (2) Cơ quan tương tự phản ứng hướng tiến hóa phân li. (3) Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. (4) Lớp lông mao bao bọc cơ thể người là cơ quan thoái hóa. (5) Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu nhiều hơn đảo lục địa. (6) Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như ở phần lục địa gần đó. (7) Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của cá thể trong quần thể. (8) Đối với Đacquyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên các cá thể riêng lẻ. Các nhận xét đúng: A. (1), (3), (5), (7).B. (1), (4), (5), (6).C. (1), (4), (5), (7).D. (1), (3), (5), (6). Câu 47. Có bao nhiêu nhận xét sai trong các nhận xét sau? 1. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương tự. 2. Những bằng chứng tiến hóa đóng vai trò chứng minh nguồn gốc của sinh giới. 3. Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng trực tiếp chứng minh nguồn gốc của sinh giới. 4. Có 2 quá trình chọn lọc: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 5. Động lực của cả 2 quá trình chọn lọc là như nhau. 6. Cả 2 quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều diễn ra theo con đường phân ly tính trạng. 7. Học thuyết Đacquyn đề cao đấu tranh sinh tồn, theo ông những biến dị đồng loạt (biến dị xác định) ít có ý nghĩa trong tiến hóa. 8. Biến dị không xác định theo quan niệm của Đacquyn tương tự như đột biến trong quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại. A. 2B. 4C. 3D. 1 Câu 48. Hình ảnh bên diễn tả loại cơ quan thuộc bằng chứng giải phẫu so sánh: Cho các cặp cơ quan sau: 1. Cánh chuồn chuồn và cánh dơi; 2. Tua cuốn của đậu và gai xương rồng; 3. Chân dế dũi và chân chuột chũi; 4. Gai hoa hồng và gai cây hoàng liên; 5. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật; 6. Mang cá và mang tôm. Trong số các cặp cơ quan trên, số lượng cặp cơ quan thuộc loại cơ quan được miêu tả trong hình là: A. 2B. 4C. 3D. 5 Câu 49. Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại? A. Sự ra đời của học thuyết tế bào. B. Sự ra đời của ngành di truyền học. C. Sự ra đời của sinh học phân tử. D. Sự ra đời của địa lý sinh học. Câu 50. Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm : A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ. B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính. C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái. D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn. Câu 51. Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành: A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn. D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ. Câu 52. Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ ? A. Diễn ra trong một thời gian dài. B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
- C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 53. Có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 2. Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. 3. Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau. 4. Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. 5. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài. 6. Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn. 7. Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ. 8. Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp. A. 5B. 3C. 4D. 6 Câu 54. Những so sánh nào là sai giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn? 1. Tiến hóa nhỏ có quy mô hẹp hơn tiến hóa lớn. 2. Tiến hóa lớn là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp còn tiến hóa nhỏ thì không. 3. Tiến hóa lớn dễ nghiên cứu bằng thực nghiệm hơn tiến hóa nhỏ. 4. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian ngắn hơn tiến hóa lớn. 5. Tiến hóa nhỏ diễn ra hước, tiến hóa lớn diễn ra sau. 6. Tiến hóa lớn hoàn toàn tách biệt với tiến hóa nhỏ. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 55. Đu đủ là cây đơn tính. Tuy nhiên người ta quan sát được trên hoa đu đủ đực vẫn còn di tích nhụy. Có bao nhiêu kết luận trong số các kết luận sau là đúng về hiện tượng này? 1. Đây là cơ quan thể hiện tiến hóa phân ly. 2. Chứng tỏ thực vật này vốn có nguồn gốc đơn tính, về sau mới phân hóa thành lưỡng tính. 3. Do thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ gen quy định tính trạng nhụy. 4. Cơ quan nhụy không còn giữ chức năng thụ phấn nhưng vẫn còn di tích là do chọn lọc tự nhiên giữ lại. A. 4B. 3C. 2D. 1 Câu 56. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và vượn người như sau: Loài sinh vật Trình tự các nucleotit Người XAG-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Gôtila XTG-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT Đười ươi TGT-TGT-TGG-GTX-TGT-GAT Tinh tinh XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG Có thể rút ra kết luận gì về trình tự mức độ gần gũi trong mối quan hệ giữa người với các loài vượn người? A. Người tinh tinh đười ươi gôrila. B. Người đười ươi tinh tinh gôrila. C. Người gôrila tinh tinh đười ươi. D. Người tinh tinh gôrila đười ươi. Câu 57. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. (2) Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định. (3) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng. (5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. (7) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. (1), (4), (5).B. (3), (6), (7).C. (4), (6).D. (2), (5), (7). Câu 58. Đơn vị tiến hóa cơ sở là gì? A. Loài.B. Gen.C. Cá thể.D. Quần thể. Câu 59. Trong các loài sau đây, đâu là loài gốc hình thành nên 3 loài còn lại? A. Su hào.B. Súp lơ.C. Cải bruxen.D. Mù tạc hoang dại.
- Câu 60. Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình hình thành quần thể mới nhờ nhân tố tiến hóa. Hãy cho biết quần thể được khôi phục có bao nhiêu đặc điểm đúng trong số các đặc điểm sau đây? 1. Gồm các cá thể cùng loài với quần thể ban đầu. 2. Có tần số kiểu gen, tần số alen giống với quần thể ban đầu. 3. Có độ đa dạng di truyền thấp hơn quần thể ban đầu. 4. Có nhiều cá thể thích nghi hơn so với quần thể ban đầu. A. 3B. 1C. 2D. 4 Câu 61. Có bao nhiêu phát biểu đúng với đặc điểm của đột biến: 1. Đột biến làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể. 2. Đột biến là một nhân tố tiến hóa định hướng. 3. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp. 4. Đột biến làm giảm tính đa dạng do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến. 5. Đa số đột biến là trung tính. 6. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen. 7. Phần lớn alen đột biến là alen trội. A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 62. Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng: 1. Chọn lọc tự nhiên. 2. Đột biến. 3. Di - nhập gen. 4. Ngẫu phối. 5. Giao phối ngẫu nhiên. 6. Các yếu tố ngẫu nhiên. A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 63. Ở một quần thể, xét 1 gen nằm trên NST thường có 2 alen A và a, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi sự biến đổi cấu trúc di truyền qua 5 thế hệ: Thế hệ Tỉ lệ kiểu gen F1 0.36AA 0.48Aa 0.16aa F2 0.40AA 0.40Aa 0.20aa F3 0.45AA 0.30Aa 0.25aa F4 0.48AA 0.24Aa 0.28aa F5 0.5AA 0.20Aa 0.30aa Quần thể trên chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào: A. Di - nhập gen.B. Đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên.D. Giao phối ngẫu nhiên Câu 64. Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên: (1) Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể. (3) Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa. (4) Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến. (5) Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguốn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. A. (1), (3).B. (2), (4).C. (1), (5).D. (2), (3). Câu 65. Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:
- A. Là quá trình hình thành loài mới. B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài. C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể. Câu 66. Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò của quá trình cách ly? A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li. B. Góp phân thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc. C. Làm tăng tần số alen từ đó hình thành nên loài mới. D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ. Câu 67. Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên: A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa. B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa. C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa. D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa. Câu 68. Giả sử tần số tương đối của các alen ở trong một quần thể là 0.5A: 0.5a, đột ngột biến thành 0.7A: 0.3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên? A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới. B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể. C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen a thành A. D. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối. Câu 69. Cho các nhận xét sau: 1. Làm đa dạng vốn gen của quần thể. 2. Làm nghèo vốn gen của quần thể. 3. Là một nhân tố tiến hóa định hướng. 4. Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. 5. Trong mọi tính huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể. 6. Làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Có bao nhiêu nhận xét đúng với đặc điểm của nhân tố tiến hóa di - nhập gen? A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 70. Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới? A. Cách li địa lý.B. Di - nhập gen. C. Các biến dị di truyền trong quần thể.D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 71. Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về: A. Biến động di truyền.B. Di - nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên.D. Thoái hóa giống. Câu 72. Cho các thông tin sau: (1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit. (2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn. (3)Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện thành kiểu hình. (4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng. Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực: A. (2) và (4).B. (3) và (4).C. (2) và (3).D. (1) và (4). Câu 73. Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật: A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên và các yêu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen. Câu 74. Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên? 1. Làm đa dạng vốn gen quần thể .
- 2. Là nhân tố tiến hóa định hướng. 3. Làm tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp. 4. Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 75. Cho các nhận xét sau: 1. Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 2. Di - nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể. 3. Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. 4. Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng. 5. Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng. 6. Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể. 7. Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 76. Cho những nhận xét sau: 1. Đột biến gen và di - nhập gen đều tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể. 2. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể 3. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen đều làm nghèo vốn gen quần thể. 4. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. 5. Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng. 6. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. 7. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột. 8. Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất. Có bao nhiêu nhận xét sai? A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 77. Cho các nhân tố tiến hóa: 1. Đột biến. 2. Di - nhập gen. 3. Giao phối không ngẫu nhiên. Cho các đặc điểm sau: a) Thay đổi tần số alen của quần thể. b) Làm nghèo vốn gen của quần thể. c) Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. d) Là nhân tố tiến hóa có hướng. e) Không làm thay đổi thành phấn kiểu gen của quần thể. f) Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất. Đâu là đáp án nối chính xác giữa nhân tố tiến hóa và đặc điểm của nhân tố đó? A. 1. (a), (c), (f); 2. (a), (b); 3. (b). B. 1. (a), (d), (f); 2. (a), (b); 3. (e). C. 1. (a), (b), (c); 2. (a), ánh sáng); 3. (b). D. 1. (a), (c), (f); 2. (b), (f); 3. (d). Câu 78. So với đột biến NST thì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa vì: A. Alen đột biến có lợi có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ. B. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không đổi qua các thế hệ. C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật. D. Đa số đột biến gen là có hại, nên chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại những đột biến có lợi. Câu 79. Đâu là nhận xét đúng? A. Quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, vì vai trò chính của nó là tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
- B. Ngẫu phối không phải là một nhân tố tiến hóa và không có vai trò trong tiến hóa. C. Di - nhập gen chỉ làm đa dạng vốn gen của quần thể. D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố quy định chiều hướng của sự tiến hóa, làm tăng đồng hợp và giảm dị hợp. Câu 80. Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? 1. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp. 2. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác. 3. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong các tổ hợp gen khác. 4. Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại. 5. Đột biến trong quần thể là phổ biến, đặc biệt là đột biến gen. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 81. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể: 1. Chọn lọc tự nhiên. 2. Đột biến. 3. Di - nhập gen. 4. Giao phối ngẫu nhiên. 5. Phiêu bạt di truyền. 6. Giao phối không ngẫu nhiên. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 82. Nhận xét nào sai? A. Nhân tố tiến hóa vừa có khả năng làm đa dạng, vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể. B. Mọi nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể. C. Quá trình giao phối bằng gió cũng có khả năng tạo ra hiện tượng di - nhập gen. D. Đột biến làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể chậm nhất. Câu 83. Nhân tố nào ít làm ảnh hưởng nhất đối với cân bằng Hardi - Vanbec? A. Phiêu bạt gen.B. Di - nhập gen. C. Giao phối không tự do.D. Đột biến. Câu 84. Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự nào? A. Phát sinh đột biến Sự phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản. B. Phát sinh đột biến Cách li sinh sản giữa các quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc Phát tán đột biến qua giao phối Chọn lọc các đột biến có lợi. C. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Cách li sinh sản Phát tán đột biến giao phối. D. Phát tán đột biến Chọn lọc các đột biến có lợi Sự phát sinh đột biến Cách li sinh sản. Câu 85. Nhận xét nào đúng? A. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở từng cá thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức loài. B. Tiến hóa nhỏ chỉ xảy ra ở mức phân tử, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ loài. C. Tiến hóa nhỏ xảy ra ở mức quần thể, còn tiến hóa lớn xảy ra ở mức độ trên loài. D. Tiến hỏa nhỏ xảy ra ở các đơn vị phân loại trên loài, còn tiến hóa lớn lại xảy ra ở mức độ cá thể. Câu 86. Nhân tố tiến hóa làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là: A. Đột biến.B. Di - nhập gen. C. Biến động di truyền.D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 87. Nhân tố cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa: A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình đột biến và cơ chế cách li. C. Quá trình đột biến và biến động di truyền. D. Quá trình đột biến và quá trình giao phối. Câu 88. Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về đột biến? 1. Đột biến là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 2. Áp lực của đột biến là không đáng kể đối với quẩn thể có kích thước lớn. 3. Tân số đột biến từ 104 đến 106.
- 4. Phần lớn đột biến là có hại cho cơ thể sinh vật. 5. Tuy tần số đột biến rất nhỏ, nhưng đột biến trong quần thể rất phổ biến. 6. Giá trị của đột biến phụ thuộc vào môi trường. A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 89. Trong tiến hóa, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì: A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên làm tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên làm tăng tính đa dạng của loài. Câu 90. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về vai trò của chọn lọc tự nhiên là không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội nhanh chóng làm biến đổi tần số tương đối của các alen. B. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiên các alen mới và làm thay đổi tần số tương đối của các alen. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và tác động gián tiếp làm thay đổi thành phần kiểu gen. D. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể. Câu 91. Theo quan niệm hiện đại, loài hươu cao cổ dài, chân cao là vì: A. Đây là biến dị do giao phối không ngẫu nhiên tạo ra và tích lũy. B. Đây là biến dị di truyền xuất hiện ngẫu nhiên được chọn lọc tự nhiên củng cố. C. Qua nhiều thế hệ vươn cổ, kiễng chân để ăn lá trên cao. D. Đây là biến dị do chọn lọc tự nhiên tạo ra và tích lũy. Câu 92. Tính đa hình về di truyền của quần thể được tăng lên nhờ các nhân tố: 1 - Đột biến. 2 - Giao phối ngẫu nhiên. 3 - Chọn lọc tự nhiên. 4 - Nhập gen. 5 - Các yếu tố ngẫu nhiên. A. 1,2,3.B. 1,2,4.C. 2,3,4,5.D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 93. Áp lực của chọn lọc tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào: A. Điều kiện môi trường sống. B. Thành phần kiểu gen của quần thể. C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Kích thước của quần thể. Câu 94. Cho thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể, dù alen đó có lợi. (2) Làm thay đổi tần số alen theo những hướng không xác định. (3) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (4) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách nhanh chóng. (5) Không làm thay đổi tần số tương đối của alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (6) Làm thay đổi tần số tương đối của alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. (7) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. Các thông tin về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. (1), (4), (5).B. (3), (6), (7).C. (4), (6).D. (2), (5), (7). Câu 95. Phát biểu nào sau đây mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa nhỏ? A. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang đặc điểm có lợi. B. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể giao phối. D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng tiến hóa. Câu 96. Cho các phát biểu sau: 1.Áp lực của quá trình đột biến thể hiện ở tốc độ biến đổi tần số các alen bị đột biến. 2.Quần thể càng nhỏ càng dễ chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. 3.Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định. 4.Tiến hóa có thể xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. 5.Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- 6.Mọi loại biến dị đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. 7.Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú là do chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật. 8.Đột biến gen hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật, xuất hiện vô hướng và có tần số thấp, luôn di truyền được cho thế hệ sau. Số phát biểu không đúng: A. 2B. 4C. 5D. 7 Câu 97. Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. Các yếu tố ngẫu nhiên.B. Đột biến. C. Di - nhập gen.D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 98. Giả sử tần số tương đối các alen của một gen ở một quần thể là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8 A và 0,2A. Quần thể có thể đã chịu tác động của các nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên tác động khiến quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. B. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng alen A thành a. C. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới. D. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể. Câu 99. Có những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sâu đây là hợp lí? A. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại. B. Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di - nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. C. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi cho quần thể. Câu 100. Khi nói về các nhân tố tiến hóa phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định và có ảnh hưởng lớn đến những quần thể có kích thước nhỏ. C. Cứ khoảng 1 triệu giao tử sẽ có một giao tử mang alen bị đột biến. Với tốc độ như vậy đột biến gen không làm thay đổi tần số alen của quần thể. D. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể do đó có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Câu 101. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Đacuyn ở những điểm nào sau đây? 1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng lẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ vốn gen, trong đó các gen tương tác thống nhất. 2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà tác động đối với cả quần thể, trong đó các cá thể quan hệ ràng buộc với nhau. 3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiêu theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. A. 2,3,4.B. 2,3.C. 1, 2, 3, 4.D. 1, 2, 4. Câu 102. Phát biểu nào sau đây không đúng về chọn lọc tự nhiên? A. Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. B. Mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
- D. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động tới từng cá thể riêng lẽ mà còn đối với cả quần thể. Câu 103. Chọn lọc tự nhiên không có vai trò nào sau đây trong quá trình hình thành quần thể thích nghi? A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi. B. Làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể. C. Sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. D. Tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi. Câu 104. Cho các phát biểu sau: 1. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vì vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa. 2. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp cho quá trình tiến hóa đều là đột biến. 3. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật. 4. Giao phối ngẫu nhiên là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì nó làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 5. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến. 6.Ở vi khuẩn đột biến gen lặn có hại khi mới phát sinh sẽ nhanh chóng bị đào thải khỏi quần thể giống như đào thải alen trội có hại. 7. Quần thể có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể ít bị biến đổi vì tác động của các yếu tố ngẫu nhiên lên quần thể bị hạn chế. 8. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nhiều cá thể mang kiểu hình thích nghi với môi trường. Số phát biểu đúng: A. 2B. 3C. 4D. 6 Câu 105. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là: 36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì: A. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. B. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. C. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi. D. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. Câu 106. Cho các phát biểu sau: 1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền. 2. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là kiểu chọn lọc ổn định. 3. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền. 4. Di nhập gen ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt. 5. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa. 6. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có ít gen hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội. 7. Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. 8. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, nhưng chủ yếu chọn lọc ở mức độ cá thể và quần thể. Số phát biểu sai: A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 107. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả:
- Thành phần KG F1 F2 F3 F4 F5 AA 0,64 0,64 0,20 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,40 0,48 0,48 aa 0,04 0,04 0,40 0,36 0,36 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là: A. Các yếu tố ngẫu nhiên.B. Giao phối không ngẫu nhiên C. Đột biến.D. Chọn lọc tự nhiên Câu 108. Cho các phát biểu sau: 1. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. 2.Điều kiện địa lý là nhân tố ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 3. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới. 4. Giao phối là nhân tố làm cho đột biến được phát tán 5. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên là nhân tố cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. 6. Tất cả các biến dị di truyền đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. 7. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. 8. Theo quan niệm hiện đại, các yếu tố ngẫu nhiên tác động vào quần thể làm nghèo vốn gen và giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Số các phát biểu đúng là: A. 2B. 3C. 4D. 7 Câu 109. Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhân tố chọn lọc định hướng là kết quả của: A. Chọn lọc vận động.B. Chọn lọc gián đoạn C. Chọn lọc ổn định.D. Sự biến đổi ngẫu nhiên. Câu 110. Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên C. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. D. Đột biến và di - nhập gen. Câu 111. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? (1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa. (2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên. (3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi. (4) Chúng đều làm giảm sự đa dạng di truyền. (5) Chúng đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định. (6) Chúng đều làm thay đổi tần số alen một cách rất chậm chạp. Câu trả lời đúng là : A. (1), (2), (5).B. (1), (4).C. (2), (3), (6).D. (3), (4), (5). Câu 112. Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên ? A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi. B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tân số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. C. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. D. Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể. Câu 113. Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật? A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật. B. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen của quần thể. D. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
- Câu 114. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P : 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1. F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1. F2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. F3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1. F4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ? A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. D. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. Câu 115. Một quần thể chứa nhiều biến dị di truyền, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên thì các sự kiện sau đây sẽ lần lượt xảy ra: 1. Phân hóa khả năng sinh sản. 2. Áp lực chọn lọc mới. 3. Thay đổi tần số alen trong quần thể. 4. Sự thay đổi môi trường sống A. 4, 2, 1, 3.B. 4, 2, 3, 1.C. 4, 1, 2, 3.D. 2, 4, 1, 3. Câu 116. Tại sao các quần thể phải có kích thước rất lớn thì tần số alen của quần thể mới ít bị biến đổi? A. Khi quần thể có kích thước lớn thì tần số đột biến gen là không đáng kế. B. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động di nhập gen bị hạn chế. C. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động các yếu tố ngẫu nhiên bị hạn chế. D. Khi quần thể có kích thước lớn thì tác động của CLTN bị hạn chế. Câu 117. Cho các phát biểu sau: 1. Theo quan niệm hiện đại, quần thể là đơn vị tồn tại, sinh sản của loài trong tự nhiên, cấu trúc di truyền ổn định, cách ly tương đối với các quần thể khác trong loài, có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa. 2. Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, trong đó đột biến nhiễm sắc thể là nguyên liệu chủ yếu. 3. Chọn lọc ổn định diễn ra khi khi điều kiện sống không thay đổi qua nhiều thế hệ. 4. Một alen lặn có thể biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sau 1 thế hệ bởi tác động của chọn lọc tự nhiên. 5. Chọn lọc vận động diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất. 6. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của alen mà làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 7. Phân ly độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên nguồn biến dị lớn cho quá trình tiến hóa. Số phát biểu đúng: A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 118. Vai trò quan trọng nhất của giao phối với chọn lọc tự nhiên là: A. Trung hòa tính có hại của đột biến. B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. D. Phát tán đột biến trong quần thể. Câu 119. Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể? A. Gen đột biến nằm trên NST thường. B. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn không tương đồng. C. Gen đột biến nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng. D. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn tương đồng. Câu 120. Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.
- B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng tự phối. C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản bằng ngẫu phối. D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính. Câu 121. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông đen hòa mình với môi trường, từ gen A bị đột biến thành gen lặn a quy định màu lông trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể? A. Gen A nằm trên NST thường. B. Gen A nằm trong ti thể. C. Gen A nằm trên NST giới tính X đoạn không tương đồng. D. Gen A nằm trên NST giới tính Y đoạn không tương đồng. Câu 122. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì: A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt. B. Vi khuẩn dễ có kích thước nhỏ và sinh sản nhanh. C. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh. D. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực. Câu 123. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể sau 5 thế hệ liên tiếp thư được kết quả: Thế hệ AA Aa aa F1 0,64 0,32 0,04 F2 0,64 0,32 0,04 F3 0,24 0,52 0,24 F4 0,16 0,48 0,36 F5 0,09 0,42 0,49 Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. C. Đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 124. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả: Thế hệ Kiêu gen A A Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,49 0,42 0,09 F2 0,49 0,42 0,09 F3 0,22 0,36 0,42 F4 0,24 0,32 0,44 F5 0,26 0,28 0,46 Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 125. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất chọn lọc tự nhiên là: A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy biến dị có lợi cho sinh vật. B. Phân hóa khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất. C. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. D. Phân hóa khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 126. Cho các phát biểu sau: 1. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi. 2. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lý được chọn lọc tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng.
- 3. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn. 4. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể. 5. Đặc điểm chung của đột biến và chọn lọc tự nhiên là có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. 6. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong. 7. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi. Số phát biểu sai: A. 2B. 3C. 4D. 5 Câu 127. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen di hợp Aa sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể ? A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần. B. Liên tục giảm dần qua các thế hệ. C. Liên tục tăng dần qua các thế hệ. D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần. Câu 128. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ tiếp theo được mô tả bằng sơ đồ nào sau đây? A. 0 ,64AA+ 0,32Aa + 0,04aa -> 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa. B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa -> 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa. C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa -> 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa. D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa -> 0,49AA + 0,36Aa + 0,09aa -> 0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa. Câu 129. Nghiên cứu về tính trạng màu sắc thân của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng. Biết 2 quần thể trên ở 2 vùng xa nhau nhưng có điều kiện môi trường giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1 có 45 cơ thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cơ thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào thông tin ở trên nhiều khả năng nhất xảy ra các quần thể này là do: A. Biến động di truyền.B. Dòng gen.C. Chọn lọc vận động.D. Chọn lọc phân hóa. Câu 130. Trong quần thể cá hồi, những con cá đực có kích thước lớn, hung dữ thường được ưu tiên tiếp cận con cá cái và thụ tinh. Tuy nhiên, những con cá đực trưởng thành có kích thước nhỏ thường ẩn náu giữa các tảng đá dưới sông đợi dịp gần gũi cá cái và thụ tinh. Những con có kích thước trung gian đều không cạnh tranh được với hai dạng quá to và quá nhỏ trong việc thụ tinh. Ví dụ trên minh họa cho hình thức chọn lọc: A. Ổn định.B. Vận động.C. Định hướng.D. Phân hóa. Câu 131. Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn nhiều so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu: A. Chọn lọc ổn định. B. Chọn lọc vận động. C. Chọn lọc loại bỏ đồng hợp tử ra khỏi quần thể. D. Chọn lọc phân hóa. Câu 132. Ý có nội dung không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi là: A. Môi trường tạo ra các kiểu hình thích nghi và qua quá trình chọn lọc tự nhiên các kiểu hình này sẽ ngày càng phổ biến. B. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi. C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng quy định kiểu hình thích nghi. D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy đột biến của loài cũng như áp lực chọn lọc tự nhiên.
- Câu 133. Hai loài động vật A, B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau 1 thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài mới thích nghi hơn với môi trường trong khi quần thể loài B có nguy cơ bị tiêu diệt. Điều nào sau đây giải thích không hợp lý? A. Quần thể loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy đột biến nhanh hơn loài B. B. Loài A có tốc độ sinh sản chậm và chu kì sống dài hơn. C. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn. D. Quần thể loài A có khả năng thích nghi cao hơn. Câu 134. Theo quan niệm hiện đại, những yếu tố vừa tham gia hình thành quần thể thích nghi, vừa tham gia hình thành loài mới: A. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li. C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, cơ chế cách li sinh sản. D. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách li. Câu 135. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì càng nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì: A. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc. B. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó. C. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc. D. Khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc. Câu 136. Giải thích nào dưới đây không đúng về sự hóa đen của loài bướm Biston betularia tại các vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX? A. Trong môi trường có bụi than, màu đen trở thành có lợi, nên bướm màu đen được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Số cá thể màu đen được sống sót, con cháu ngày một đông và thay dần dạng trắng. B. Trong môi trường không có bụi than,màu đen là màu có hại bị đào thải. C. Bụi than của các nhà máy phủ kín lên cơ thể bướm, là nguyên nhân tạo sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp. D. Dạng đen xuất hiện do đột biến gen trội đa hiệu,vừa chi phối màu đen ở thân và cánh bướm vừa làm tăng sức sống của bướm. Câu 137. Cho các phát biểu sau: 1. Quần thể không có vốn gen đa hình khi hoàn cảnh sống thay đổi sinh vật sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt. 2. Áp lực chọn lọc càng lớn thì quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi diễn ra càng chậm. 3. Mỗi đặc điếm thích nghi chỉ hợp lý tương đối. 4. Vi khuẩn có khả năng kháng thuốc nhanh vì gen được biểu hiện ra ngay kiểu hình và sinh sản nhanh. 5. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể. 6. Chọn lọc tự nhiên tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. 7. Trong môi trường không có thuốc trừ sâu DDT thì dạng ruồi đột biến có kháng DDT sinh trưởng nhanh hơn dạng ruồi bình thường. Số phát biểu đúng: A. 3B. 4C. 5D. 7 Câu 138. Sự hình thành màu đen đặc trưng phát hiện ở loài bướm (Biston betularia) tại các vùng công nghiệp nước Anh vào cuối thế kỉ XIX là bằng chứng độc đáo về: A. Mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường. B. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Sự phát sinh đột biến trong quá trình sinh sản. D. Tầm quan trọng của quá trình giao phối. Câu 139. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở sâu bọ, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần đầu xử lí, tỉ lệ sống sót của các dòng rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tùy dòng). Kết quả thí nghiệm chứng tỏ khả năng chống DDT: A. Chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT. B. Liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. C. Là sự biến đổi đồng loạt đế thích ứng trực tiếp với môi trường chứa DDT.
- D. Không liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể. Câu 140. Quần thể vi khuẩn truyền gen kháng thuốc kháng sinh bằng các con đường: A. Từ mẹ sang con. B. Biến nạp. C. Truyền dọc và truyền ngang. D. Tải nạp, biến nạp. Câu 141. Thuyết tiến hóa tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác? A. Khả năng chống DDT liên quan đến những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên. B. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a,b,c,d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu aabbccdd. C. Khi ngừng xử lí DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng và phát triển mạnh vì đã qua chọn lọc. D. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT Câu 142. Ô nhiễm không khí từ cuộc cách mạng công nghiệp đã làm đen vỏ cây bạch dương ở Anh. Sự thay đổi này của môi trường sẽ gây ảnh hưởng thế nào đối với các loài bướm đậu trên cây bạch dương? A. Thay đổi tần số alen. B. Tăng số lượng cá thể bướm có màu đen. C. Phân hóa khả năng sống sót. D. Tất cả các điều kiện trên. Câu 143. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này hình thành được là vì: A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. B. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. D. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Câu 144. Các loài sâu bọ ăn lá thường có màu xanh lục, hòa lẫn với màu lá. Nhờ màu sắc ngụy trang này mà sâu khó bị chim phát hiện: A. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên. B. Quan niệm di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên. C. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã củng cố quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi đã xuất hiện đồng loạt dưới tác động của ngoại cảnh. D. Quan niệm của di truyền học hiện đại về hiện tượng này đã bác bỏ quan niệm của Đacuyn giải thích màu sắc ngụy trang của sâu là quá trình chọn lọc những biến dị có lợi xuất hiện đồng loạt dưới tác động của ngoại cảnh. Câu 145. Nguyên nhân của hiện tượng đa hình cân bằng là do: A. Trong quần thể giao phối có sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo chiều hướng khác nhau trên cùng một quần thể. C. Biến dị tổ hợp và đột biến luôn luôn xuất hiện trong quần thể dù hoàn cảnh sống không thay đổi. D. Các kiểu hình đều ở trạng thái cân bằng ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để thay thế hoàn toàn dạng khác. Câu 146. Hiện tượng "quen thuốc" của vi khuẩn gây bệnh đối với các loại kháng sinh xảy ra do: A. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến mới giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. B. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh sau khi sử dụng kháng sinh một thời gian. C. Liên quan tới việc phát sinh những đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc phát sinh khi sử dụng kháng sinh với liều lượng lớn hơn so với quy định. D. Liên quan tới việc củng cố những đột biến hoặc tổ hợp đột biến giúp chúng có khả năng kháng thuốc đã phát sinh từ trước khi sử dụng kháng sinh.
- Câu 147. Một quần thể sau ăn lá ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,5AA: 0,3 Aa: 0,2aa. Do bị xử lý bằng thuốc trừ sâu, cấu trúc di truyền của quần thể sau là: 0,3AA: 0,2Aa: 0,5aa. Kết luận chính xác nhất là: A. Đột biến đã làm cho tần số alen thay đổi rất chậm chạp, có thể coi như không đáng kể. B. Giao phối không ngẫu nhiên làm tần số alen không thay đổi nhưng làm tăng tần số kiểu gen lặn và giảm tần số kiểu gen trội. C. Chọn lọc tự nhiên làm tần số alen thay đổi theo hướng tăng tần số alen lặn và giảm tần số alen trội. D. Yếu tố môi trường (thuốc trừ sâu) làm tần số alen thay đổi theo hướng tăng tần số alen lặn và giảm tần số alen trội. Câu 148. Trong tiến hóa nhỏ, sinh vật xuất hiện sau thường mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sinh vật xuất hiện trước vì: A. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các gen quy định kiểu hình không phù hợp và giữ lại các gen quy định những tính trạng thích nghi. B. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. C. Chọn lọc tự nhiên đã chọn được những kiểu gen thích nghi hơn, giữ lại cho sinh sản từ đó làm cho các cá thể thích nghi xuất hiện nhiều về sau. D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải hết các dạng trung gian giữ lại các dạng thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi. Câu 149. Điều nào sau đây không đúng với sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi? A. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điếm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và được thay thế bởi đặc điểm thích nghi khác. B. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện. C. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. D. Trong lịch sử những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước đó. Câu 150. Phát biểu nào dưới đây về tiến hóa là đúng? A. Áp lực chọn lọc tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất chi phối nhịp độ tiến hóa. B. Mỗi nhóm sinh vật, qua những thời gian địa chất khác nhau luôn luôn có những nhịp điệu tiến hóa giống nhau. C. Trong lịch sử, các nhóm sinh vật khác nhau tiến hóa với nhịp độ tương ứng với mức độ biến động của điều kiện khí hậu, địa chất. D. Nhịp điệu tiến hóa chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là áp lực của quá trình đột biến. Câu 151. Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền là trường hợp trong quần thể tồn tại song song một số loại: A. Kiểu gen ở trạng thái cân bằng ổn định. B. Alen ở trạng thái cân bằng ổn định.’ C. Kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định. D. Đặc điểm thích nghi ở trạng thái cân bằng ổn định. Câu 152. Nói về hiện tượng đa hình cân bằng di truyền câu không đúng là: A. Quần thể đa hình cân bằng di truyền sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi đều cao. B. Trong sự đa hình cân bằng không có sự thay thế hoàn toàn alen này bằng alen khác mà là sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hay một nhóm gen. C. Trong quần thể song song tồn tại nhiều kiểu gen, nhiều kiểu hình khác nhau ở trạng thái ổn định, không một dạng nào ưu thế trội hơn hẳn để thay thế dạng hoàn toàn các dạng khác. D. Chọn lọc tự nhiên không phát huy tác dụng ở quần thể đa hình cân bằng di truyền Câu 153. Vi khuẩn gây bệnh có tốc độ kháng thuốc kháng sinh nhanh là do: Hệ gen đơn bội nên các gen đột biến lặn cũng được biểu hiện và chịu sự tác động của chọn lọc. Trong các quần thể vi khuẩn đã có sẵn gen kháng thuốc. Vi khuẩn dễ phát sinh đột biến và có tốc độ sinh sản rất nhanh nên các alen kháng thuốc được nhân lên nhanh chóng. Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, quần thể vi khuẩn sẽ phát sinh các alen đột biến có khả năng kháng
- thuốc. Trong điều kiện sống kí sinh, các chủng vi khuẩn đột biến có tốc độ sinh sản nhanh hơn bình thường. A. 1, 3, 4.B. 2, 3, 5.C. 2, 4, 5.D. 1, 2, 3. Câu 154. Cho biết khả năng kháng DDT được quy định bởi 4 alen lặn a,b,c,d tác động theo kiểu cộng gộp. Trong môi trường bình thường, các dạng kháng DDT có sức sống kém hơn các dạng bình thường. Cho 3 quần thể: quần thể 1 chỉ toàn các cá thể có kiểu gen AABBCCDD, quần thể 2 chỉ toàn cá thể có kiểu gen aabbccdd, quần thể 3 bao gồm các cá thể mang các kiểu gen khác nhau. Nếu người ta phun DDT trong thời gian dài, sau đó ngừng phun thì quần thể nào sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau khi ngừng phun DDT? A. Quần thể 1.B. Quần thể 1 và 2.C. Quần thể 3.D. Quần thế 1 và 3. Câu 155. Cho các phát biểu sau: 1. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền. 2. Loài thân thuộc là những loài có quan hệ xa về nguồn gốc. 3. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì việc sử dụng tiêu chuẩn sinh lí- sinh hóa là chính xác nhất và khách quan nhất. 4. Đối với trường hợp các loài thân thuộc có đặc điểm hình thái rất giống nhau (loài đồng hình) để phân biệt hai loài này sử dụng tiêu chuẩn cách li sinh sản là chính xác nhất. 5. Tiêu chuẩn cách li sinh sản có thể ứng dụng đối với các loài sinh sản vô tính. 6. Cách li sinh sản về bản chất là cách li di truyền. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cách sắp xếp các gen trên đó. Do sự sai khác về bộ NST mà lai khác loài thường không có kết quả. 7. Quần thể là đơn vị tổ chức cơ sở của loài. Các quần thể hay nhóm quần thể có thể phân bố liên tục hay gián đoạn tạo thành các nòi. Số phát biểu không đúng: A. 2B. 3C. 5D. 6 Câu 156. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc: A. Tiêu chuẩn hóa sinh.B. Tiêu chuẩn hình thái. C. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản.D. Tiêu chuẩn sinh lí. Câu 157. Tại vùng thượng lưu sông Amour có nòi chim sẻ ngô châu Âu và nòi chim sẻ ngô Trung Quốc song song tồn tại nhưng không có dạng lai. Đây là giai đoạn chuyển từ dạng nào sang loài mới? A. Nòi địa lí.B. Nòi sinh thái.C. Nòi sinh học.D. Quần thể. Câu 158. Câu nói nào sau đây chính xác nhất? A. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi mới tất yếu dẫn đến quá trình hình thành loài mới. B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới. C. Đặc điểm mới thích nghi là kết quả của các đột biến vô hướng đã qua chọn lọc. D. Quá trình hình thành đặc điểm mới là cơ sở dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 159. Cho các phát biểu sau: 1. Loài là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp và hệ thống di truyền kín. 2. Hai nòi địa lí khác nhau thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau. 3. Nòi sinh học là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. 4. Các cá thể thuộc những nòi khác nhau trong một loài vẫn có thể giao phối với nhau. 5. Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách nhanh chóng qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. 6. Cách ly địa lí luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới. 7. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. 8. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị di truyền theo nhiều hướng khác nhau dần dần hình thành nòi địa lý, tạo ra loài mới. Số câu phát biểu đúng: A. 2B. 3C. 5D. 6 Câu 160. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái. B. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài. C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản. D. Mỗi loài có thể có nhiều nòi sinh thái khác nhau.