2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

docx 6 trang thaodu 3590
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docx2_de_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an.docx

Nội dung text: 2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 09 PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU "Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn." (Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh". Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? PHẦN II – LÀM VĂN Câu 1. (Nghị luận xã hội) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Câu 2. (Nghị luận văn học) Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: "Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình." Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ĐỀ SỐ 10 PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: (1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình (2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân,
  2. thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở. Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên (0,5 điểm) Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2) (0,75 điểm). Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm). Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích. (1,0 điểm) PHẦN II – LÀM VĂN Câu 1: (Nghị luận xã hội) Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình. Câu 2: (Nghị luận văn học) Qua bài thơ "Sóng", Xuân Quỳnh "đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay" (Hà Minh Đức) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận trên? Trước muôn trùng sóng bể Hướng về anh - một phương
  3. GỢI Ý LÀM BÀI PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? - Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh". - Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống? - Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng - Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm - Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực - Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. PHẦN II – LÀM VĂN Câu 1. (Nghị luận xã hội) * Giải thích: - Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. * Phân tích, chứng minh - Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh + Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. + Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay. + Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm. * Bình luận, mở rộng + Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai. * Bài học nhận thức và hành động - Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường. Câu 2. (Nghị luận văn học) * Vài nét về tác giả, tác phẩm - Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí
  4. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình * Giải thích ý kiến: - Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ (như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo ) - Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm. => Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường. * Phân tích vẻ đẹp sông Hương: - Vẻ đẹp nữ tính: + Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ. + Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng. => Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt - Rất mực đa tình: + Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời. Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu. + Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng. + Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó * Vài nét về nghệ thuật: - Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận. * Đánh giá: - Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng. - Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước. GỢI Ý LÀM BÀI PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU Câu 1. Chủ đề của hai đoạn văn Đoạn (1): Giải thích ý nghĩa khái niệm "văn hóa ứng xử" Đoạn (2): Các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung Câu 2. Thao tác lập luận chủ yếu Đoạn (1): Thao tác lập luận giải thích/lập luận giải thích/ thao tác giải thích/ giải thích/ Đoạn (2): Thao tác lập luận so sánh/ lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm).
  5. - Khi giao tiếp với người trên tuổi phải có lời thưa gửi - Khi đối thoại với một người nào đó phải chú ý nhường lượt lời cho họ. Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích? - Tuy mỗi nền văn hóa có những quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn có những giá trị chung mà chúng ta cần hiểu và tôn trọng PHẦN 2 – LÀM VĂN Câu 1. (Nghị luận xã hội) * Giải thích: + Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình. * Bình luận: - Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản thân mình? + Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình + Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ , đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác. Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế nào? - Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân - Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu - Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng không tự hạ thấp mình - Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn. Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân - Nâng cao giá trị bản thân - Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh Bài học nhận thức, hành động - Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh giá về chính mình Câu 2. (Nghị luận văn học) * Giới thiệu chung: - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. - Bài thơ "Sóng" được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), lúc đó XQ mới 25 tuổi trẻ trung, yêu đời. Đây là một bài thơ đặc sắc viết rất hay về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người. - Trích dẫn ý kiến. * Giải thích ý kiến: - Ý kiến thứ nhất: "bài thơ thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống" Tính chất truyền thống là quan niệm có từ xa xưa, được bảo tồn trong đời sống hiện đại. Trong tình yêu, nó được thể hiện ở những nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, thủy chung, - Ý kiến thứ hai: " Bài thơ thể hiện quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu". Tính hiện đại chỉ quan niệm mới mẻ, không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở sự chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu. => Khẳng định: hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau làm nên vẻ đẹp cảu bài thơ: bài thơ thể hiện quan niệm của Xuân Quỳnh về tình yêu rất mực mới mẻ, hiện đại lại mang vẻ đẹp truyền thống. * Cảm nhận về bài thơ: - Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính truyền thống:
  6. + Nỗi nhớ thương trong tình yêu được thể hiện qua hình tượng sóng và em "Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nỗi nhớ thường trực, da diết, mãnh liệt suốt đêm ngày. + Tình yêu gắn liền với sự chung thủy: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả "phương anh". Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. + Tình yêu gắn với khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, người phụ nữ trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ cập bến. - Bài thơ thể hiện một tình yêu mang tính chất hiện đại: + Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ + Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể". So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt. + Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời. * Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ, nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm rất phù hợp với việc gởi gắm tâm tư sâu kín và những trạng thái tình cảm phức tạp của tâm hồn. - Cấu trúc bài thơ được xác lập theo kiểu đan xen giữa hình tượng sóng-bờ, anh-em cũng góp phần làm nên nét đặc sắc cho bài thơ. * Đánh giá: - Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ "Sóng" nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả. - Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng" xứng đáng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ tình hiện đại Việt Nam nói chung.